SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ 4 - 5 tuổi ở trường mầm non Sông Âm năm học 2017 - 2018

SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ 4 - 5 tuổi ở trường mầm non Sông Âm năm học 2017 - 2018

 “Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai” có thể nói câu hát này cứ vang vọng mãi trong tâm hồn của tôi - một cô giáo mầm non. Nó luôn nhắc nhở cho tôi về lương tâm và trách nhiệm nghề nghiệp của mình chính là người góp một phần nhỏ bé của mình vào việc ươm những mầm xanh tương lai của đất nước, góp phần đào tạo một thế hệ là chủ nhân tương lai của đất nước phát triển toàn diện về mọi mặt.

Đúng vậy đối với trẻ mầm non, mà đặc biệt là lứa tuổi mẫu giáo được xem như: “Điểm khởi đầu” của quá trình hình thành nhân cách con người thì việc rèn kỹ năng sống cho trẻ là vô cùng quan trọng và rất cần thiết. Bởi trẻ đang chập chững bước những bước đầu tiên vào đời, đang từng bước: “Học cách làm người”. Nếu các kỹ năng sớm được hình thành thì trẻ sẽ có nhân cách phát triển toàn diện và bền vững. Rèn kỹ năng sống cho trẻ từ lúc đầu đời là chìa khóa thành công cho tương lai của mỗi đứa trẻ. N. Mandela - cố Tổng thống Nam Phi đã nói:“Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà người ta có thể sử dụng để thay đổi cả thế giới.¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬[1]

Chính vì vậy, việc rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ là điều rất cần thiết. Việc hình thành các kỹ năng cơ bản trong học tập và sinh hoạt là yếu tố quyết định đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách sau này của trẻ. Khi xảy ra vấn đề nào đó, nếu không được trang bị kỹ năng sống, trẻ sẽ không đủ kiến thức để xử lý các tình huống bất ngờ. Vì thế, rèn luyện kỹ năng sống sẽ giúp trẻ sớm có ý thức làm chủ bản thân, sống tích cực và hướng đến những điều lành mạnh cho chính mình cũng như xã hội.

Ở độ tuổi mầm non, trẻ xuất hiện tình trạng thụ động, không biết ứng phó trong những hoàn cảnh nguy cấp, không biết cách tự bảo vệ bản thân trước nguy hiểm, tìm kiếm sự giúp đỡ . Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng này, trong đó việc thiếu kỹ năng sống là nguyên nhân sâu xa nhất. Do đó, việc dạy kỹ năng sống cho trẻ là rất cần thiết.

 Xã hội ngày càng phát triển kéo theo đó là sự phát triển về kinh tế xã hội, nếu một đứa trẻ không có các kỹ năng cơ bản thì làm sao trưởng thành trong cuộc sống. Bên cạnh đó nếu trẻ có các kỹ năng sống tốt trẻ sẽ dễ dàng hòa nhập với cuộc sống hơn.

 

doc 19 trang thuychi01 48276
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ 4 - 5 tuổi ở trường mầm non Sông Âm năm học 2017 - 2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. MỞ ĐẦU
 	1. Lý do chọn đề tài
 “Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai” có thể nói câu hát này cứ vang vọng mãi trong tâm hồn của tôi - một cô giáo mầm non. Nó luôn nhắc nhở cho tôi về lương tâm và trách nhiệm nghề nghiệp của mình chính là người góp một phần nhỏ bé của mình vào việc ươm những mầm xanh tương lai của đất nước, góp phần đào tạo một thế hệ là chủ nhân tương lai của đất nước phát triển toàn diện về mọi mặt.
Đúng vậy đối với trẻ mầm non, mà đặc biệt là lứa tuổi mẫu giáo được xem như: “Điểm khởi đầu” của quá trình hình thành nhân cách con người thì việc rèn kỹ năng sống cho trẻ là vô cùng quan trọng và rất cần thiết. Bởi trẻ đang chập chững bước những bước đầu tiên vào đời, đang từng bước: “Học cách làm người”. Nếu các kỹ năng sớm được hình thành thì trẻ sẽ có nhân cách phát triển toàn diện và bền vững. Rèn kỹ năng sống cho trẻ từ lúc đầu đời là chìa khóa thành công cho tương lai của mỗi đứa trẻ. N. Mandela - cố Tổng thống Nam Phi đã nói:“Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà người ta có thể sử dụng để thay đổi cả thế giới.[1]
Chính vì vậy, việc rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ là điều rất cần thiết. Việc hình thành các kỹ năng cơ bản trong học tập và sinh hoạt là yếu tố quyết định đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách sau này của trẻ. Khi xảy ra vấn đề nào đó, nếu không được trang bị kỹ năng sống, trẻ sẽ không đủ kiến thức để xử lý các tình huống bất ngờ. Vì thế, rèn luyện kỹ năng sống sẽ giúp trẻ sớm có ý thức làm chủ bản thân, sống tích cực và hướng đến những điều lành mạnh cho chính mình cũng như xã hội.
Ở độ tuổi mầm non, trẻ xuất hiện tình trạng thụ động, không biết ứng phó trong những hoàn cảnh nguy cấp, không biết cách tự bảo vệ bản thân trước nguy hiểm, tìm kiếm sự giúp đỡ. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng này, trong đó việc thiếu kỹ năng sống là nguyên nhân sâu xa nhất. Do đó, việc dạy kỹ năng sống cho trẻ là rất cần thiết.
 	Xã hội ngày càng phát triển kéo theo đó là sự phát triển về kinh tế xã hội, nếu một đứa trẻ không có các kỹ năng cơ bản thì làm sao trưởng thành trong cuộc sống. Bên cạnh đó nếu trẻ có các kỹ năng sống tốt trẻ sẽ dễ dàng hòa nhập với cuộc sống hơn.
Tuy nhiên hiện nay vẫn còn nhiều giáo viên, phụ huynh chưa nhận thức rõ ràng về việc rèn kỹ năng sống cho trẻ. Trên thực tế có rất nhiều trẻ thiếu kỹ năng sống: trẻ sống thụ động, không biết ứng phó phù hợp trong những hoàn cảnh nguy cấp, không biết cách tự chăm sóc, tự bảo vệ bản thân trước nguy hiểm, luôn tìm kiếm sự giúp đỡ của người lớn khi gặp khó khăn....
Bên cạnh sự quan tâm quá mức của một số bậc cha mẹ ấy vẫn tồn tại những gia đình vì quá mải mê với công việc mà sao nhãng tới việc quan tâm chăm sóc con cái dẫn đến hậu quả trẻ thiếu tình thương và cách giáo dục đúng đắn dẫn đến tình trạng trẻ có lối sống không lành mạnh như trẻ chơi bời, bạo lực học đường, sống vô cảm không biết quan tâm tới người khác....
 Một vấn đề đáng quan tâm hiện nay nữa là tình trạng bắt cóc trẻ em, trẻ em bị xâm hại tình dục, các tai nạn thương tích ngày càng gia tăng tập trung ở lứa tuổi thiếu nhi đặc biệt là đối với lứa tuổi mầm non và tôi thiết nghĩ tỉ lệ trẻ bị bắt cóc, tai nạn thương tích ngày càng tăng một phần là do trẻ chưa có kỹ năng ứng phó với những hoàn cảnh nguy cấp, chưa biết cách tự bảo vệ bản thân trước những sự nguy hiểm có thể xảy ra.
 	Từ thực tế trên, tôi nghĩ rằng nếu chúng ta làm tốt việc rèn kỹ năng sống cho trẻ chính là đặt nền móng giúp trẻ trở thành con người mới, chủ động, sáng tạo. Giúp trẻ có được những kinh nghiệm trong cuộc sống, biết được những điều nên làm và không nên làm, giúp trẻ tự tin, chủ động và biết cách ứng xử phù hợp trong cuộc sống, khơi gợi khả năng tư duy sáng tạo của trẻ, tạo tiền đề cơ bản để trẻ trở thành người có trách nhiệm và có tự chủ trong cuộc sống của bản thân mình. Từ những lý do trên tôi nhận thấy việc rèn kỹ năng sống cho trẻ là rất quan trọng, cần thiết và thực sự có ý nghĩa với trẻ nên tôi đã trăn trở tìm ra những biện pháp để làm sao giúp trẻ có được những kỹ năng sống tốt nhât. Chính vì thế là một giáo viên chủ nhiệm lớp mẫu giáo 4-5 tuổi, tôi xin mạnh dạn trao đổi cùng các bạn đồng nghiệp một số kinh nghiệm mà tôi cho là tâm đắc nhất với đề tài: “Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ 4 - 5 tuổi ở trường mầm non Sông Âm năm học 2017 - 2018”.
2. Mục đích nghiên cứu
 	 Qua đề tài “Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ 4 - 5 tuổi ở trường mầm non Sông Âm năm học 2017 - 2018”. Tôi muốn rèn luyện cho trẻ những kỹ năng sống cơ bản và cần thiết với trẻ, giúp trẻ có được những kinh nghiệm sống để trẻ biết được mình nên và không nên làm gì, giúp trẻ tự tin, chủ động trong cuộc sống, tạo cho trẻ những nhân cách tốt cho sau này.
3. Đối tượng nghiên cứu
 Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi ở trường mầm non Sông Âm năm học 2017 - 2018.
 	4. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu, xây dựng cơ sở lý thuyết: thu thập, phân tích, tổng hợp các tài liệu sách, báo, tạp chí có liên quan đến đề tài. Từ đó đọc, phân tích tổng hợp lý thuyết để xác định cơ sở lý luận của đề tài cũng như nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, làm căn cứ đưa ra hệ thống các biện pháp tác động đến trẻ. 
	Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: khảo sát tình hình thực tế trên trẻ, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân. Trao đổi với bạn bè đồng nghiệp, với giáo viên các trường mầm non để tích lũy thêm kinh nghiệm từ đó lựa chọn các biện pháp hữu hiệu nhất phù hợp với đặc điểm của trẻ ở lớp để rèn kỹ năng sống cho trẻ.
	Phương pháp thống kê, thực nghiệm, xử lý số liệu: thống kê, thực nghiệm trên trẻ, đánh giá kết quả đạt được, so sánh kết quả trước và sau khi áp dụng biện pháp từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm.
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận.
Nhà tâm lý học - Nguyễn Thị Ánh Tuyết đã nhận định về đời sống xúc cảm và tình cảm của trẻ mẫu giáo nhỡ đó là: [2]
Các loại tình cảm bậc cao của trẻ phát triển ngày càng rõ nét hơn so với mẫu giáo bé. 
Tình cảm đạo đức ngày càng được phát triển do lĩnh hội được các chuẩn mực hành vi, quy tắc ứng xử. Trẻ bối rối, cảm thấy có lỗi khi hành vi phạm sai lầm. Trẻ biết đòi người lớn đánh giá đúng mức hành vi đúng, sai, tốt, xấu của mình về động cơ, hành vi.
Từ tuổi mẫu giáo nhỡ, những động cơ: “vì xã hội” bắt đầu chiếm vị trí ngày càng lớn trong số các động cơ đạo đức. Trong thời kỳ này, trẻ đã hiểu rằng những hành vi của chúng có thể mang lại lợi ích cho những người khác và chúng bắt đầu thực hiện những công việc vì người khác theo sáng kiến của riêng mình.
Ở trẻ mẫu giáo nhỡ trở đi, hành vi của chúng tương đối dễ xác định. Nếu động cơ vì xã hội chiếm ưu thế thì trẻ sẽ thực hiện những hành vi mang tính đạo đức tốt đẹp. Ngược lại nếu động cơ nhằm thỏa mãn quyền lợi riêng chiếm ưu thế thì trong nhiều trường hợp trẻ sẽ hành động nhằm tìm kiếm những quyền lợi cá nhân ích kỷ, dẫn đến những sai phạm nghiêm trọng về quy tắc đạo đức xã hội. Đối với những đứa trẻ này cần áp dụng những biện pháp giáo dục thích hợp, có hiệu quả nhằm thay đổi những cơ sở của nhân cách đã được hình thành một cách bất lợi này, trước hết phải cảm hoá trẻ bằng tình yêu thương, đồng thời lại đòi hỏi ở chúng sự yêu thương và quan tâm đến những người xung quanh, tạo ra những tình huống để gợi lên ở trẻ những hành vi đạo đức tốt đẹp.
Nhà giáo dục người Ý Maria Montessori đã nói:“Thời kỳ quan trọng nhất của cuộc đời không phải là ở tuổi học đại học, mà là thời kỳ đầu tiên, giai đoạn từ khi sinh ra cho tới khi sáu tuổi”.[3] 
 Đúng vậy, rèn kỹ năng sống đang là nhu cầu cấp thiết đối với thế hệ trẻ và đối với trẻ mầm non. Rèn luyện kỹ năng sống sẽ giúp trẻ nhanh chóng hòa nhập và khẳng định vị trí của mình trong tập thể, mà xa hơn là một cộng đồng, xã hội. Do đó, cho dù trẻ có tài giỏi, thông minh đến đâu nhưng thiếu kỹ năng sống, trẻ cũng không thể tiếp cận với môi trường xung quanh, hòa nhập cũng như khẳng định mình.
 	 Rèn kỹ năng sống nhằm tăng sức đề kháng, tăng năng lực cho trẻ hôm nay và vững bước trong tương lai. Ở mỗi lứa tuổi, mỗi thời kỳ, trẻ có những đặc điểm tăng trưởng và phát triển khác biệt mang tính chất phức tạp riêng của nó. 
 Qua việc rèn kỹ năng sống trẻ sẽ được lĩnh hội các kiến thức phù hợp với trẻ từ đó trẻ sẽ phát triển cân đối hài hòa cả về thể chất lẫn tâm hồn.
 Với từng giai đoạn phát triển của từng lứa tuổi thì việc rèn kỹ năng cũng đòi hỏi người giáo dục trẻ phải có kiến thức kỹ năng đúng đắn, đây cũng là cơ hội cho người giáo dục trẻ thêm cơ hội học hỏi và trau dồi kinh nghiệm của bản thân từ đó có thể rút kết ra những kinh nghiệm để có cách giáo dục trẻ tốt nhất.
Rèn kỹ năng sống cho trẻ em là giúp cho trẻ tự tin hơn vào bản thân, thể hiện những hiểu biết của mình trong cuộc sống. Tuy nhiên, có những trường hợp trẻ tự ti, rụt rè trước hiện thực dù có vốn kiến thức khá tốt để ứng dụng vào thực tế.
2. Thực trạng vấn đề rèn kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Năm học 2017 - 2018, tôi được phân công phụ trách lớp mẫu giáo 4 - 5 tuổi. Ngay từ đầu năm học tôi đã đặt ra nhiệm vụ và mục tiêu cho chính bản thân đó là phải làm sao để có thể mang lại cho các con một môi trường giáo dục tốt nhất, mong muốn giúp các con có những kỹ năng trong cuộc sống, biết được những điều nên làm và không nên làm, giúp các con luôn tự tin, chủ động và biết cách ứng xử phù hợp trong cuộc sống. 
Để thực hiện mục tiêu đó đầu năm tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng của lớp mình. Tôi nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn sau:
	2.1. Thuận lợi.
	Bản thân tôi luôn nhận được sự ủng hộ, quan tâm nhiệt tình của ban giám hiệu nhà trường, của các cấp lãnh đạo địa phương về việc tạo điều kiện cơ sở vật chất, chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, đồ chơi cho cô và trẻ.
	Môi trường cho trẻ hoạt động luôn sạch sẽ, ngăn nắp gọn gàng. Bản thân luôn là tấm gương sáng về mọi mặt cho trẻ noi theo. 
Ngoài ra tôi cũng là một giáo viên có kinh nghiệm trong giảng dạy cũng như có nhiều cố gắng trong quá trình tự học, tự rèn luyện. Biết ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy và luôn ý thức được tầm quan trọng của việc rèn kỹ năng sống cho trẻ. 
 	Mặt khác bản thân tôi luôn nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh. Đây cũng là yếu tố thuận lợi để tôi có thể áp dụng một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi. 
 	2.2. Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi trên khi đi vào thực tế quá trình rèn kỹ năng sống cho trẻ 4 - 5 tuổi cũng còn gặp rất nhiều khó khăn:
Giáo viên chỉ mới chú ý đến hoạt động chính nên việc lồng ghép dạy trẻ các kỹ năng sống vào các hoạt động hàng ngày còn mờ nhạt, chưa được chú trọng. Giáo viên cũng chưa thường xuyên đánh giá kỹ năng sống cho trẻ.
Trẻ tuy cùng độ tuổi nhưng nhận thức lại không đồng đều, có nhiều trẻ sinh cuối năm và có nhiều trẻ thể lực không tốt, đây cũng là một trong những nhân tố làm hạn chế kết quả của hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. 
Ở lớp còn có một số trẻ quá hiếu động, khả năng tập trung chú ý chưa cao hay quậy phá. Một số trẻ lại khá nhút nhát vì trẻ mới từ trường khác chuyển đến.
Trẻ ở lớp phần lớn được sinh ra trong những gia đình nông dân, kinh tế khó khăn nên bố mẹ phải đi làm ăn xa phải để con ở nhà cho ông bà dẫn đến chuyện phối kết hợp giữa gia đình và cô giáo gặp nhiều hạn chế, một số trẻ lại là con đầu lòng nên được ông bà bố mẹ nâng niu, chiều chuộng, không cho trẻ làm bất cứ việc gì dẫn đến tình trạng trẻ không biết cách tự phục vụ bản thân mình như trẻ đã 4 - 5 tuổi mà vẫn chưa biết tự xúc cơm ăn, chưa biết cách mặc áo quần....
 2.3. Kết quả thực trạng.
 Để nắm bắt được thực trạng các kỹ năng sống của trẻ tôi bắt đầu khảo sát chất lượng trên trẻ ngay từ đầu năm học. Với tổng số trẻ ở lớp là 30 trẻ. 
 Kết quả khảo sát cụ thể như sau:
TT
Nội dung 
Tổng số trẻ
Đạt
 Chưa đạt
Số trẻ
Tỉ lệ %
Số trẻ
Tỉ lệ %
1
 Kỹ năng giao tiếp lịch sự lễ phép.
30
 19
63
11
37
2
 Kỹ năng phục vụ chăm sóc bản thân.
30
19
63
11
37
3
 Kỹ năng tuân thủ quy tắc xã hội.
30
18
60
12
40
4
 Kỹ năng hợp tác.
30
21
70
9
30
5
 Kỹ năng ứng xử phù hợp với người xung quanh.
30
20
67
10
33
6
Kỹ năng tự bảo vệ trước những tình huống nguy hiểm.
30
18
60
12
40
Từ thực trạng trên tôi đã đi sâu tìm hiểu nguyên nhân, tìm hiểu kỹ về đặc điểm tâm sinh lý của trẻ ở lớp, bàn bạc thỏa thuận với giáo viên cùng phụ trách lớp với mình, lựa chọn các biện pháp để rèn kỹ năng sống cho trẻ với những biện pháp cụ thể như sau:
3. Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi ở trường mầm non Sông Âm năm học 2017 - 2018.
3.1. Tăng cường tham khảo sách báo, tài liệu để nâng cao trình độ chuyên môn và nắm vững đặc điểm tâm sinh lý của từng trẻ trong lớp.
Để có thể thực hiện tốt các mục tiêu giáo dục đã đề ra thì trước tiên mỗi giáo viên phải trang bị cho mình hệ thống kiến thức phong phú chính xác và trải nghiệm các kỹ năng giáo dục thực tế. Chính vì vậy mà tôi đã dành thời gian để đi sâu vào nghiên cứu, tìm tòi, tham khảo những tài liệu có nội dung về đề tài để có nhận thức đúng đắn nhất về vấn đề từ đó tìm ra biện pháp thực hiện hữu hiệu nhất. 
Ví dụ: Tôi tham khảo các tài liệu sách báo để tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý của trẻ như sách: “Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm” của nhà xuất bản Đại học sư phạm, “Giáo trình tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non” nhà xuất 
bản Hà Nội....
Qua nghiên cứu tôi đã nắm vững hơn được đặc điểm tâm sinh lý của từng trẻ, sự thay đổi về tâm lý của trẻ trong giai đoạn hiện nay. Tôi thấy rằng, đối với trẻ 4 - 5 tuổi có đặc thù tâm lý tính cách riêng. Mỗi trẻ có một đặc điểm riêng biệt không trẻ nào giống trẻ nào. 
Mặt khác tôi nhận thấy muốn giáo dục trẻ có hiệu quả thì trước tiên cô giáo phải hiểu trẻ. Đúng như nhà giáo dục K.D.Usinxki đã nói:“Muốn giáo dục con người thì phải hiểu con người về mọi mặt”[4], nắm vững đặc điểm của từng trẻ là một trong những nội dung quan trọng trong công tác chủ nhiệm lớp ở trường mầm non. Giáo viên cần phải hiểu hoàn cảnh sống của trẻ. Nắm được những đặc điểm cơ bản về thể chất, tâm lý cũng như thói quen hành vi đạo đức mà trẻ đã cótừ đó lựa chọn những biện pháp tác động sư phạm phù hợp nhằm giúp trẻ phát triển tốt về thể chất, tình cảm. Vì vậy, qua quan sát các hoạt động hằng ngày, qua trò chuyện với trẻ, tôi nắm bắt được đặc điểm riêng của từng trẻ
 để có biện pháp tác động phù hợp.
Ví dụ: Cháu A Trà, cháu Anh Thương hay có tâm lý nhút nhát và sợ hãi khi đứng trước đám đông. Có thể do nơi ở của các cháu là các thôn bản không gần trung tâm nên các cháu không hay được tiếp xúc, giao lưu với nhiều người. Chính vì vậy mà tôi phải rất nhẹ nhàng, thường xuyên trò chuyện với các cháu và luôn tạo cảm giác thân thiện với các cháu để các cháu thấy không còn sợ hãi nữa và gần gũi với cô hơn. Hay như ở lớp cũng có cháu Gia Bảo, cháu Phúc Duy có thể trạng yếu hơn các bạn nên khi hoạt động các cháu thường tránh né không muốn tham gia, với những cháu này tôi luôn có những biện pháp động viên khuyến khích và cổ vũ các cháu để các cháu tham gia hoạt động cùng các bạn. Ở lớp còn có một số bé quá hiếu động như bé: Ngọc Dũng,Văn Đạt, Thu Trang, Chí Tài khả năng tập trung chú ý chưa cao hay quậy phá. Cháu Bảo hay tranh dành đồ chơi của bạn...
	Ngoài ra qua tìm hiểu tâm sinh lý của trẻ tôi thấy trẻ ở giai đoạn này rất nhanh bắt chước, trẻ rất nhanh nhớ nhưng cũng rất nhanh quên nên việc rèn kỹ năng sống cho trẻ phải thường xuyên và liên tục. Cô cần tạo cho trẻ được hoạt động dưới nhiều hình thức khác nhau, thông qua các hoạt động hằng ngày ở mọi lúc, mọi nơi. Có như vậy thì kỹ năng sống của trẻ mới thành kỹ năng và nó hình thành một thói quen của trẻ.
	Ngoài tìm hiểu kỹ về tâm sinh lý trẻ tôi còn tham khảo những tài liệu hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non lứa tuổi 4 - 5 tuổi của nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam để từ đó biết cách lồng ghép việc rèn kỹ năng sống cho trẻ một cách linh hoạt, phù hợp với khả năng của trẻ.
	Ví dụ: Khi rèn trẻ một số kỹ năng tự phục vụ trong ăn uống thì lúc đầu cô nên cho trẻ thực hiện từ những việc đơn giản nhất và hình thành cho trẻ các thói quen như: ban đầu hướng dẫn trẻ cùng cô kê bàn ghế, giúp cô lấy khăn lau tay, lấy bát...sau đó trẻ nhẹ nhàng đi đến bàn ăn, ngồi vào bàn. Khi trẻ ăn cô hướng dẫn trẻ tự xúc cơm ăn, tự uống nước, ăn xong xếp bát, thìa vào chỗ quy định. Tập cho trẻ những thói quen tốt như ăn uống từ tốn, nhai kỹ. Khi muốn ho hoặc hắt hơi phải lấy tay che miệng, không lấy tay bốc thức ăn, không xúc thức ăn của bạn hoặc xúc thức ăn cho bạn.
	Có thể nói qua một thời gian tự học, tự nghiên cứu và tự bồi dưỡng tôi cảm thấy mình đã trang bị được những kiến thức cơ bản về rèn kỹ năng sống cho trẻ. Tôi đã thực sự “hiểu” trẻ hơn và có thể đưa ra những biện pháp phù hợp nhất để giúp trẻ có những kỹ năng cần thiết.	
 3.2. Tổ chức cho trẻ luyện tập thường xuyên để rèn các kỹ năng sống cho trẻ.
 Từ việc hiểu trẻ, nắm được đặc điểm tâm sinh lý riêng của từng trẻ, tiếp theo để rèn kỹ năng sống cho trẻ tôi thực hiện tổ chức cho trẻ được luyện tập thường xuyên. Bởi việc tổ chức các hoạt động cho trẻ luyện tập thường xuyên đóng vai trò chủ đạo trong việc rèn kỹ năng sống cho trẻ. Sở dĩ như vậy bởi trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi, khả năng tập trung chú ý và ghi nhớ có chủ định còn hạn chế. Trẻ nhanh nhớ nhưng cũng nhanh quên. Nếu các kỹ năng chúng ta dạy trẻ không được củng cố bằng cách luyện tập thường xuyên thì chúng sẽ dần mất đi. Ngược lại nếu ta có kế hoạch cho trẻ luyện tập thường xuyên thì các kỹ năng đó sẽ thành kỹ xảo, phát triển bền vững và không bị lãng quên. Việc tổ chức cho trẻ luyện tập phải có kế hoạch cụ thể, được tiến hành thường xuyên và không ngừng sáng tạo, có như vậy mới gây được hứng thú cho trẻ.
Chẳng hạn để hình thành thói quen tự phục vụ cho trẻ như dạy trẻ biết rửa mặt tôi đã tổ chức cho trẻ thực hiện như sau:
Ví dụ: Khi dạy trẻ rửa mặt thì trước tiên tôi nói cho trẻ biết ý nghĩa của việc giữ gìn mặt sạch sẽ, đó là khuôn mặt đáng yêu và tôi cho trẻ biết khi cần rửa mặt đó là lúc mặt bẩn, khi ngủ dậy, khi đi chơi về mặt bị bụi bẩn, trước và sau khi ăn. Phải sử dụng khăn sạch, khăn riêng để lau mặt tránh bị lây nhiễm các bệnh về mắt như đau mắt đỏ, mụn nhọtsau đó tôi hướng dẫn trẻ lau mặt trước tiên cần săn tay áo lên cho khỏi bị ướt sau đó rửa tay bằng xà phòng trước khi rửa mặt, tiếp theo là vò khăn sạch vắt ráo nước, trải khăn lên lòng bàn tay phải rồi lần lượt lau: lau hai mắt hai bên, dịch khăn lên lau trán, lau má, lau mũi, lau cằm, rồi lật gấp khăn lau cổ, gáy, vành tai từng bên. Lau xong giặt vò lại khăn, giũ hai ba lần nước sạch, vắt khô, phơi lên giá phơi khăn. Và để việc trẻ rửa mặt của trẻ trở thành thói quen, thì tôi luôn tổ chức cho trẻ thực hiện lập đi lập lại vào những lúc như: mặt bẩn, khi ngủ dậy, khi đi chơi về mặt bị bụi bẩn, trước và sau khi ăn. 
Hay để hình thành thói quen tự phục vụ như: trẻ biết cách đi tất khi trời lạnh, biết mặc quần áo đúng cách. Cô có thể đưa ra hình thức thi đua để tạo cho trẻ sự nhanh nhẹn, khéo léo trong các thao tác.
Việc xác định nội dung cho trẻ thực hành, tôi dựa trên nguyên tắc cho trẻ làm quen từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.
Ví dụ: Cũng là dạy trẻ cách mặc áo nhưng tuần đầu tôi dạy trẻ cách mặc áo có khuy bấm, tuần tiếp theo tôi dạy trẻ cách mặc áo có khuy cài và những tuần sau là áo có khóa kéo. Lúc đầu trẻ thực hiện rất vụng về lúng túng nhưng do luyện tập thường xuyên và có kế hoạch nên các thao tác của trẻ dần chính xác hơn. Trong quá trình cho trẻ thực hiện cách mặc áo, tôi thường chọn cách cho trẻ chơi trò chơi “Ai nhanh hơn, khéo hơn”, cách chơi như sau: Cho 2 trẻ lên thi mặc áo, đầu tiên tôi gợi mở, giới thiệu với trẻ các thao tác mặc áo sau đó tổ chức cho trẻ chơi. Cả lớp đếm ngược cùng cô từ 5 đến 1, khi nghe hết giờ phải dừng tay, cô và các bé kiểm tra kết quả và tặng quà. Với cách tổ chức có hệ thống và 
linh hoạt như vậy trẻ lớp tôi đã có kỹ năng chăm sóc bản thân tương đối tốt.
Hình ảnh: Trẻ tự tập cài khuy áo cho các bạn xem
 	Để việc tổ chức rèn kỹ năng sống 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_ren_ky_nang_song_cho_tre_4_5_tuoi_o_tr.doc