Báo cáo sáng kiến Một số biện pháp giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi lớp B4, trường mầm non Trần Nguyên Hãn

Báo cáo sáng kiến Một số biện pháp giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi lớp B4, trường mầm non Trần Nguyên Hãn

Xác định các khu vực hoạt động nhóm và tạo không gian phù hợp với

các hoạt động theo nhóm nhỏ.

* Xác định khu vực hoạt động:

- Trong lớp học: Hàng ngày, trẻ thường hoạt động tại các góc như: Góc đóng

vai, góc xây dựng, góc nghệ thuật Đặc biệt, các góc chơi là một phương tiện có

nhiều ưu thế để hình thành kĩ năng làm việc nhóm cho trẻ.

Tùy vào mục đích giáo dục, tôi chủ động, linh hoạt và sáng tạo mở ra các khu

vực chơi/học cho trẻ. Với mục đích phát triển kĩ năng hợp tác cho trẻ, tôi tận dụng,

khai thác tối đa các cơ hội vui chơi, học tập, sinh hoạt của trẻ khi trẻ hoạt động tại

các khu vực khác nhau trong lớp, vào các thời điểm trong ngày một cách tự nhiên,

phù hợp, tôn trọng chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ.

Hoạt động chơi: Tôi khai thác đa dạng các nhiệm vụ mỗi ngày cho trẻ chơi

nhóm tại các góc. Với khu vực “xây dựng”, tôi tổ chức nhóm trẻ thiết kế ngôi nhà,

công viên, trường mầm non ; góc đóng vai tổ chức cho trẻ chơi trò chơi siêu thị,

bác sĩ và bệnh nhân, tổ chức bữa tiệc

pdf 19 trang thanh tú 22 07/10/2022 297811
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo sáng kiến Một số biện pháp giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi lớp B4, trường mầm non Trần Nguyên Hãn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ BẮC GIANG 
TRƯỜNG MẦM NON TRẦN NGUYÊN HÃN 
BÁO CÁO BIỆN PHÁP 
THAM DỰ HỘI THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TỈNH 
CHU KỲ 2020 - 2024 
Tên biện pháp: Một số biện pháp giáo dục kĩ năng hợp tác 
cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi lớp B4, trường mầm non Trần Nguyên Hãn 
Họ và tên: Vi Thị Giang 
Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm 
Đối tượng giảng dạy: Mẫu giáo 4 - 5 tuổi 
Chức vụ: Giáo viên 
TP. Bắc Giang, ngày 22 tháng 04 năm 2022 
2 
A. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Kĩ năng hợp tác là một trong những kĩ năng xã hội quan trọng, giúp con người 
giải quyết một cách hiệu quả những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống. Ngày nay, 
con người cần đến sự linh hoạt, nhạy bén, khả năng thích ứng và năng lực ứng xử, 
giao tiếp, sự hợp tác với nhau để giải quyết các tình huống phức tạp. 
Kỹ năng hợp tác có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của con 
người nói chung và trẻ em nói riêng. Bởi, sự phát triển của mỗi cá nhân phụ thuộc 
rất nhiều vào khả năng hòa nhập cuộc sống, xã hội hóa của cá nhân đó. Đối với trẻ 
em, kỹ năng hợp tác là điều kiện quan trọng để hình thành và phát triển toàn diện 
nhân cách: Trí tuệ, tình cảm, ý chí, ngôn ngữ, chú ý Đặc biệt khi tham gia vào 
các hoạt động chung thì các hành vi xã hội của trẻ cũng được cải thiện và thử thách. 
Mục tiêu của giáo dục mầm non ngoài việc hướng đến giáo dục toàn diện các 
lĩnh vực, khơi dậy những chức năng tâm sinh lý mang tính nền tảng còn chú trọng 
đến những kĩ năng xã hội phù hợp với lứa tuổi. Giáo dục mầm non trong xã hội hiện 
đại quan tâm đứa trẻ trải nghiệm những gì, giải quyết vấn đề cuộc sống như thế 
nào? Muốn thế, ngoài những kiến thức được cung cấp mỗi ngày thì trẻ cần có sự 
chủ động, độc lập, đặc biệt là khả năng phối hợp, liên kết với người khác để tăng 
hiệu quả hoạt động. Hình thành và phát triển kĩ năng hợp tác sẽ giúp trẻ dần tự tin 
hơn, biết giao tiếp, phối hợp với mọi người tốt hơn. Vì thế, học/chơi theo nhóm 
luôn là hình thức quan trọng cần được tổ chức thường xuyên ở trường mầm non. 
Kĩ năng hợp tác là một chuỗi hoạt động tâm lý tương đối phức tạp nên nó cần 
một quá trình giáo dục, luyện tập thường xuyên. Mặc dù nhu cầu tương tác vốn 
xuất hiện sớm, nhưng đến 4 tuổi, ở trẻ mới có nhiều dấu hiện cơ bản, cần thiết để 
giáo dục kĩ năng hợp tác. Đó là: Sự trưởng thành nhanh chóng của não bộ, hệ thần 
kinh... Nhờ đó, trẻ có thể lập kế hoạch cho một chuỗi hành động; trẻ có ý thức, 
trách nhiệm hơn so với giai đoạn trước. Đặc biệt, nhu cầu chơi với nhóm bạn trở 
thành cấp thiết và thúc đẩy sự hình thành “Xã hội trẻ em”. 
Thực tiễn cho thấy, các trường mầm non đã quan tâm đến việc giáo dục kĩ 
năng xã hội nói chung, kĩ năng hợp tác nói riêng. Giáo viên đã tăng cường tổ chức 
các hoạt động dưới hình thức nhóm thay vì chỉ hoạt động chung cả lớp như trước 
đây và tìm kiếm các nhiệm vụ để giao cho trẻ thực hiện cùng nhau. Tuy nhiên, 
hiệu quả hoạt động nhóm còn thấp, nhất là trẻ 4 - 5 tuổi vì trẻ chưa nắm được cách 
phối hợp, hỗ trợ nhau để thực hiện nhiệm vụ chung, chưa biết tự giải quyết xung 
đột nảy sinh trong nhóm... 
3 
Để giải quyết những băn khoăn trên, tôi đã mạnh dạn đưa ra “Một số biện 
pháp giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi lớp B4, trường mầm non 
Trần Nguyên Hãn”. 
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 
1. Thực trạng giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi lớp B4 
trong trường mầm non Trần Nguyên Hãn. 
1.1. Ưu điểm: 
- Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, từ 
đó giúp tôi trang bị cho mình hệ thống kiến thức phong phú, chính xác và trải 
nghiệm các kỹ năng giáo dục thực tế. 
- Trường mầm non Trần Nguyên Hãn được công nhận là trường Chuẩn Quốc 
gia cấp độ 2, có môi trường giáo dục hiện đại, rộng rãi, đảm bảo an toàn. 
- Bản thân tôi là giáo viên có trên 10 năm kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn 
trên chuẩn, luôn nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, luôn lắng nghe những ý kiến của trẻ. 
1.2. Tồn tại hạn chế và nguyên nhân: 
1.2.1. Giáo viên: 
Còn lúng túng trong cách thức hướng dẫn, tổ chức giáo dục kĩ năng hợp tác, 
chưa tạo nhiều cơ hội cho trẻ trải nghiệm luyện tập kĩ năng hợp tác với các nhiệm 
vụ cụ thể, phù hợp với khả năng của trẻ Nguyên nhân do chưa chú trọng các 
biện pháp, hình thức tổ chức các hoạt động nhóm để giáo dục kĩ năng hợp tác cho 
trẻ, còn hạn chế trong vai trò là người khơi gợi, hỗ trợ những ý tưởng của trẻ. 
1.2.2. Trẻ em: 
Trẻ tuy cùng một độ tuổi nhưng khả năng tiếp nhận thông tin không đồng đều. 
Vốn kinh nghiệm sống của trẻ chưa phong phú. Trẻ chưa biết cách phối hợp, hỗ 
trợ nhau để thực hiện nhiệm vụ chung, chưa biết tự giải quyết xung đột nảy sinh 
trong nhóm... Nguyên nhân do tỉ lệ trẻ nam, nữ ở lớp chênh lệch khá lớn: 25 bạn 
nam/15 bạn nữ. Đồng thời, trẻ được cha mẹ quá bao bọc. Bên cạnh đó, do diễn 
biến của dịch Covid-19 nên nhiều trẻ thường xuyên nghỉ học sẽ gặp khó khăn 
trong việc hợp tác với các bạn. 
1.2.3. Phụ huynh: 
Nhiều phụ huynh chưa thực sự quan tâm và ít khi tương tác với cô giáo khi cô 
giáo trao đổi về tình hình, sự phát triển cũng như các hoạt động chăm sóc giáo dục 
trẻ. Nguyên nhân do đa số phụ huynh tuổi còn khá trẻ, công việc chủ yếu là công 
nhân và kinh doanh tự do nên không có kinh nghiệm cũng như thời gian để phối 
hợp giáo dục các con. 
4 
1.2.4. Nhóm/lớp: 
Trẻ ít có không gian hoạt động. Đồ dùng, đồ chơi và các nguyên vật liệu thiếu 
đa dạng, phong phú và cách bố trí, sắp xếp chưa tạo được tính mở, khơi gợi trẻ 
tham gia chơi cùng nhau. Do số lượng trẻ khá đông so với diện tích lớp nên nhiều 
khi gặp khó khăn trong việc bố trí, sắp xếp đồ dùng, đồ chơi. Đồng thời, hàng năm 
nhà trường đều bổ sung đồ dùng, tuy nhiên số lượng không đủ, chưa có sự phong 
phú, đa dạng về kích thước, chủng loại, màu sắc. 
2. Biện pháp: 
2.1. Biện pháp 1: Xây dựng môi trường giáo dục nhằm kích thích nhu 
cầu hoạt động cùng nhau của trẻ. 
2.1.1. Nội dung biện pháp 
Xây dựng môi trường giáo dục phù hợp, tạo ra các yếu tố làm phát sinh nhu 
cầu chơi cùng nhau, giúp trẻ thỏa mãn mong muốn được tham gia hoạt động nhóm 
và dần nhận ra sự cần thiết của việc chia sẻ, hỗ trợ lẫn nhau trong nhiều tình huống 
của cuộc sống. 
Lựa chọn, bổ sung, sắp xếp đồ dùng đồ chơi phù hợp với hoạt động. 
Xây dựng các quy định về hành vi hợp tác cho trẻ trong các khu vực hoạt động. 
2.1.2. Cách thức, quá trình áp dụng biện pháp: 
Bước 1: Xác định các khu vực hoạt động nhóm và tạo không gian phù hợp với 
các hoạt động theo nhóm nhỏ. 
* Xác định khu vực hoạt động: 
- Trong lớp học: Hàng ngày, trẻ thường hoạt động tại các góc như: Góc đóng 
vai, góc xây dựng, góc nghệ thuật Đặc biệt, các góc chơi là một phương tiện có 
nhiều ưu thế để hình thành kĩ năng làm việc nhóm cho trẻ. 
Tùy vào mục đích giáo dục, tôi chủ động, linh hoạt và sáng tạo mở ra các khu 
vực chơi/học cho trẻ. Với mục đích phát triển kĩ năng hợp tác cho trẻ, tôi tận dụng, 
khai thác tối đa các cơ hội vui chơi, học tập, sinh hoạt của trẻ khi trẻ hoạt động tại 
các khu vực khác nhau trong lớp, vào các thời điểm trong ngày một cách tự nhiên, 
phù hợp, tôn trọng chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ. 
Hoạt động chơi: Tôi khai thác đa dạng các nhiệm vụ mỗi ngày cho trẻ chơi 
nhóm tại các góc. Với khu vực “xây dựng”, tôi tổ chức nhóm trẻ thiết kế ngôi nhà, 
công viên, trường mầm non; góc đóng vai tổ chức cho trẻ chơi trò chơi siêu thị, 
bác sĩ và bệnh nhân, tổ chức bữa tiệc 
5 
Trẻ phối hợp cùng nhau xây dựng khuôn viên, vườn rau. 
- Hành lang, ban công: Đây là khu vực tôi thường tận dụng để tạo thành 
những góc chơi cho trẻ như góc thí nghiệm, góc sáng tạo, góc thiên nhiên, phát 
triển thể chất... Các góc này tôi đã khai thác các cơ hội hoạt động nhóm với các 
nhiệm vụ là chăm sóc cây, chơi các trò chơi thể chất, làm thí nghiệm Với việc 
rèn trẻ biết cách hợp tác thì tôi đã xây dựng những nhiệm vụ đòi hỏi nhiều sự phối 
hợp qua lại giữa các trẻ với nhau. 
Ví dụ, với góc thiên nhiên, ngoài nhiệm vụ chia 2 - 3 nhóm trẻ cùng thi đua 
nhau xem nhóm nào thực hiện nhanh hơn các công việc như chăm sóc cây thì tôi 
xây dựng nhiệm vụ cho các nhóm trẻ là quan sát góc thiên nhiên để đưa ra những 
phát hiện. Nếu trẻ lúng túng khi bàn bạc thì cô nên gợi ý cho các nhóm trao đổi về: 
tên gọi, đặc điểm các loài cây đó, đề xuất ý kiến trồng thêm những cây gì mà 
nhóm mình thích 
Góc thiên nhiên được bố trí ngay gầm cầu thang cạnh lớp học. 
6 
- Sân và vườn trường: Tôi đã sáng tạo những khu vực mới cho trẻ, có thể đặt 
ở sân trường như khu sáng tạo, sân khấu ngoài trời hoặc một khu chơi riêng với 
tên gọi phù hợp với chủ đề như: Vườn rau của Bé (chủ đề thực vật) 
Sáng tạo khu vực cho trẻ được trải nghiệm “Tết cổ truyền” 
Ví dụ: Với ý tưởng tạo ra khu vực “Tết cổ truyền”, tôi đưa ra yêu cầu mỗi 
nhóm trẻ thảo luận để đưa ra ý kiến. Sau khi tạo được khu vực mới, tôi sẽ tổ chức 
các hoạt động nhóm với những nhiệm vụ như: trang trí, làm bánh 
Ngoài ra, khu vực chơi với các thiết bị ngoài trời cũng là một hình thức lôi 
cuốn trẻ. Để rèn tính nhường nhịn, đoàn kết, chia sẻ lẫn nhau, tôi quan sát và kịp 
thời nhắc nhở những hành vi của trẻ, tăng cường những nhiệm vụ nhóm với việc 
sáng tạo các nhiệm vụ chơi tại khu vực này. 
Khu vực chơi với các thiết bị ngoài trời 
* Tạo không gian cho các khu vực hoạt động: 
Tùy thuộc vào diện tích, đặc điểm, vị trí mỗi khu vực hoạt động cũng như yêu 
cầu của từng nhiệm vụ mà trẻ thực hiện tôi có ý tưởng, cách thức tạo không gian 
cho những góc chơi thuận tiện cho các nhóm nhỏ như: 
7 
- Dùng các vách ngăn trong lớp: là các tủ, giá, kệ có thể di chuyển được hoặc 
là các chữ, kí hiệu, hình vẽ để khoanh vùng khu vực hoạt động. Với các nhiệm 
vụ cần sử dụng nguyên liệu chơi là những đồ dùng đã có sẵn ở các giá thì rất thuận 
lợi cho trẻ thao tác nhưng cần bố trí trang thiết bị, dụng cụ gọn gàng, ngăn nắp, 
hấp dẫn nhằm mục đích tạo được không gian rộng nhất để nhóm trẻ hoạt động. 
- Dùng các biểu tượng để định vị nơi hoạt động cho các nhóm trẻ và giúp trẻ 
nhận ra chủ đề, nội dung hoạt động. Có thể sử dụng các loại tranh ảnh, kí hiệu, 
tên để làm biểu tượng riêng cho từng nhóm. 
Trẻ dễ dàng nhận ra nội dung hoạt động qua các hình ảnh... 
Bước 2: Lựa chọn đồ dùng, đồ chơi và sắp xếp hợp lý, thuận tiện cho trẻ hoạt 
động theo nhóm nhỏ (3 - 5 trẻ) 
Đồ dùng, đồ chơi là những phương tiện hấp dẫn để kích thích trẻ tham gia các 
hoạt động. Với hình thức chơi theo nhóm, không chỉ luật chơi, nội dung chơi thúc 
đẩy sự tương tác giữa các thành viên mà yếu tố từ môi trường vật chất, cụ thể là 
các nguyên vật liệu, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi cũng ảnh hưởng đến sự phối 
hợp, hỗ trợ lẫn nhau trong nhóm. 
- Các khu vực hoạt động trong lớp (Góc đóng vai, góc nghệ thuật, góc thư 
viện...). Đây là các góc chơi dễ dàng thu hút trẻ vì các trò chơi đóng vai, trò chơi 
sáng tạo rất đa dạng như: bác sĩ - bệnh nhân, chăm sóc búp bê, cửa hàng tạp hóa, 
tổ chức sinh nhật, cắm hoa. Vì thế, cần hướng dẫn trẻ sắp xếp gọn gàng, phân 
loại nguyên liệu theo từng hộp, giá, rổ... 
- Khu vực hành lang, ban công: Tôi đã biến khu vực này thành những góc 
chơi sinh động bằng những trang trí tùy theo nội dung hoạt động của mỗi ngày, 
tuần hay chủ đề. Tôi cùng các nhóm trẻ tạo những đồ chơi mới để bổ sung, thay 
thế những cái cũ, không còn phù hợp 
8 
Khu vực ban công rộng, dễ dàng thay đổi nội dung hoạt động theo chủ đề 
Tận dụng tối đa các khu vực cầu thang cho trẻ hoạt động nhóm 
- Tại khu vực sân vườn: Tôi lôi kéo trẻ và phụ huynh trong việc cung cấp đa 
dạng các vật liệu để cho các khu vực được sinh động hơn. Nhóm trẻ có thể tham 
gia cùng nhau thực hiện những nhiệm vụ để bố trí, sắp xếp các đối tượng như: 
trang trí lối đi ra các khu vực chơi, gắn các bảng chỉ dẫn, kí hiệu, biểu tượng để trẻ 
cảm thấy như đang đi vào công viên 
Bước 3: Hướng dẫn trẻ xây dựng các quy định về hành vi hợp tác cho trẻ 
trong các khu vực hoạt động. 
- Mỗi khu vực hoạt động cần đưa ra bảng nội quy của khu vực đó và nhất 
định phải hướng đến sự tuân thủ những yêu cầu về hợp tác. Tùy vào đặc điểm, nội 
dung hoạt động tại các góc và khu vực chơi mà tôi đưa ra những gợi mở cho các 
nhóm trẻ xây dựng quy định. 
Tôi dành thời gian cho các nhóm trẻ chia sẻ ý kiến với nhau, trẻ được tự nói 
ra những yêu cầu về thái độ, ứng xử, hành vi. Sau khi lắng nghe các ý kiến của trẻ, 
tôi ghi chép lại, trao đổi với tất cả các nhóm, lấy biểu quyết ý kiến của trẻ. 
9 
Bảng nội quy được xây dựng và treo ở khu vực dễ quan sát 
Mỗi góc chơi có một quy định riêng 
- Tìm vị trí thích hợp để treo nội quy: Bảng nội quy phải được treo ở nơi mà 
trẻ dễ dàng nhìn thấy, để nó luôn gợi nhớ, nhắc nhở cả nhóm đặc biệt là giai đoạn 
đầu mới xây dựng các quy định. 
- Tập cho trẻ thói quen trước và sau khi hoạt động nhắc lại cùng nhau những 
quy định. Việc nhắc lại này có thể bằng lời nói hoặc biểu thị bởi các hành động cơ 
thể đơn giản mang tính tượng trưng Điều này sẽ tạo một không khí vui vẻ, thân 
thiện và phát huy sự sáng tạo ở trẻ. 
2.1.3. Kết quả áp dụng biện pháp: 
- Bổ sung thêm nhiều đồ dùng đồ chơi đa dạng, hấp dẫn trẻ. 
- Việc sắp xếp, lựa chọn các nguyên vật liệu, trang trí các mảng tường, góc 
chơi; bố trí các khu vực hoạt động ngoài trời... được thay đổi theo chủ đề và một 
số hoạt động đã tạo ra những sự mới mẻ, hấp dẫn cho trẻ, kích thích sự hợp tác và 
khơi gợi ý tưởng ở trẻ khi tham gia hoạt động cùng nhau. 
- Trẻ thoải mái, tự tin thể hiện nhu cầu, mong muốn của bản thân, đặc biệt là 
sự hứng thú với những hoạt động cùng nhau với bạn. Trẻ mạnh dạn đưa ra ý kiến, 
thực hiện những hành động để thể hiện chính mình. 
10 
- Trẻ biết tuân thủ theo những quy định đã đề ra ở các góc chơi. 
- Phụ huynh dành nhiều thời gian để trao đổi với cô giáo về tình hình của con 
khi ở lớp cũng như ở nhà, hỗ trợ nguyên vật liệu để làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ... 
Làm bổ sung thêm nhiều đồ dùng đồ chơi ở các góc 
2.2. Biện pháp 2: Rèn luyện kĩ năng hợp tác cho trẻ bằng nhiều hình thức 
khác nhau. 
2.2.1. Nội dung biện pháp: 
- Xác định các hình thức có ưu thế trong việc rèn luyện kĩ năng hợp tác cho 
trẻ 4 - 5 tuổi: phối hợp từng cá nhân trong nhóm; phối hợp luân phiên nối tiếp; 
phối hợp trực diện trong nhóm. 
- Tổ chức các hoạt động theo nhiều hình thức giúp trẻ lĩnh hội các cách hợp 
tác thông qua quá trình trải nghiệm thực tế. 
2.2.2. Cách thức, quá trình áp dụng biện pháp: 
Bước 1: Xác định các cách thức hợp tác của trẻ từ dễ đến khó. 
Tôi đã lựa chọn ra những hoạt động phù hợp, có ưu thế nhằm kích thích hứng 
thú, mong muốn chơi theo nhóm của trẻ: 
- Các hoạt động rèn luyện kĩ năng hợp tác cho trẻ theo cách phối hợp từng cá 
nhân trong nhóm: Đây là cách làm việc cùng nhau ở mức độ đơn giản nhất vì mỗi 
thành viên thực hiện một phần việc tương đối độc lập. Tất nhiên, kết quả chung 
của nhóm là tổng kết quả của các thành viên nên vẫn có sự ảnh hưởng nhất định 
nếu như thành viên nào đó không hoàn thành nhiệm vụ. 
- Hoạt động rèn luyện kĩ năng hợp tác cho trẻ theo cách phối hợp luân phiên 
nối tiếp: Cách thức cụ thể của hợp tác luân phiên nối tiếp là sau khi nhóm nhận 
được nhiệm vụ thì trẻ sẽ thực hiện công việc của cá nhân mình theo trình tự, như 
hình thức dây chuyền sản xuất. Với cách này, giúp trẻ thấy rõ hơn sự phụ thuộc 
11 
lẫn nhau của các thành viên, vì thế khi bắt đầu tiến hành cần có sự phân công, 
thống nhất nhiệm vụ trong nhóm một cách cụ thể, rõ ràng hơn so với cách phối 
hợp cá nhân trong nhóm. 
Có thể nói, kết quả đạt được khi sử dụng cách hợp tác phối hợp luân phiên - 
nối tiếp là kết quả của sự phối hợp cùng nhau lập kế hoạch, hỗ trợ nhau, liên kết 
hành động với nhau, điều đó chứng tỏ sự phối hợp tích cực của trẻ ở tất cả giai 
đoạn làm việc. 
- Hoạt động rèn luyện kĩ năng hợp tác cho trẻ theo cách phối hợp trực diện trong 
nhóm: Cách thức này thể hiện mức độ hợp tác ở cấp độ cao hơn phối hợp cá nhân và 
luân phiên. Trẻ phải có kinh nghiệm làm việc cùng nhau, có khả năng lập kế hoạch, 
tự điều khiển Trẻ tương tác một cách đồng thời nên mức độ gắn kết, phụ thuộc lẫn 
nhau của các thành viên chặt chẽ. Ở cách phối hợp trực diện thì các cá nhân vừa thực 
hiện phần việc của mình vừa phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau cùng bạn. 
Bước 2: Tổ chức các hoạt động rèn luyện kĩ năng hợp tác cho trẻ theo các 
hình thức đã xác định: 
Tôi đã dựa vào các cách hợp tác cơ bản của con người trong cuộc sống để vận 
dụng linh hoạt vào thực hiện các hoạt động nhằm rèn luyện kĩ năng hợp tác cho trẻ. 
Mỗi dạng hoạt động sẽ phù hợp với từng cách phối hợp để giải quyết nhiệm vụ. 
- Tổ chức hoạt động với cách phối hợp cá nhân trong nhóm: Một số hoạt động 
chơi, hoạt động lao động phù hợp với cách phối hợp cá nhân như: Thi ai đếm 
nhanh, bóc trứng cút, chăm sóc góc thiên nhiên, vệ sinh góc chơi 
Tổ chức trải nghiệm “Bóc trứng cút” theo cách phối hợp cá nhân trong nhóm 
Tôi tiến hành hướng dẫn trẻ cách phối hợp từng cá nhân trong nhóm như sau: 
+ Trước khi trẻ hoạt động: Tôi nêu tên hoạt động và luật chơi hoặc chủ 
đề/nhiệm vụ của hoạt động. Sau đó, tôi chia nhóm trẻ. Khi chia nhóm, cần quan tâm 
đến mức độ tương đối đồng đều giữa các nhóm, đó là sắp xếp trẻ mạnh dạn cùng 
12 
với những trẻ còn rụt rè, ít nói Dành thời gian cho trẻ về từng nhóm và lắng nghe 
yêu cầu nhiệm vụ từ phía giáo viên. Các nhóm trao đổi thảo luận. Đại diện mỗi 
nhóm trình bày kết quả sau khi thảo luận là đã phân công nhiệm vụ mỗi cá nhân 
như thế nào?... Cô giáo lắng nghe và kịp thời gợi ý, hướng dẫn trẻ, đặc biệt nếu trẻ 
có sự bất đồng ý kiến trong việc thỏa thuận, có thể hướng trẻ giải quyết theo cách 
thương lượng nhau: bạn nào sẽ có thế mạnh để làm tốt việc đó hơn 
+ Trong quá trình trẻ hoạt động: Tôi quan sát, ghi chép các biểu hiện, lời nói, 
hành vi của trẻ 
+ Kết thúc hoạt động: Tổ chức cho trẻ đánh giá, trình bày kết quả đạt được, từ 
đó tôi nhận xét về cách thực hiện của nhóm nào hiệu quả nhất trong nhiệm vụ cụ 
thể vừa thực hiện để trẻ hiểu về cách phối hợp từng cá nhân trong nhóm. 
- Hướng dẫn hoạt động với cách phối hợp luân phiên trong nhóm: 
Một số hoạt động có thể tổ chức để rèn luyện kĩ năng hợp tác theo cách phối 
hợp luân phiên - nối tiếp cho trẻ như: Ghép số theo thứ tự, thu hoạch nông sản 
Trẻ thảo luận, phân công nhiệm vụ theo hình thức luân phiên - nối tiếp 
Tôi tiến hành hướng dẫn trẻ cách phối hợp luân phiên - nối tiếp như sau: 
+ Trước khi trẻ hoạt động: Tôi giới thiệu về hoạt động mà các con sẽ thực 
hiện, nói rõ luật chơi hoặc nhiệm vụ của hoạt động. Phân chia nhóm hoặc cho trẻ 
tự chọn bạn chơi (theo ý kiến của trẻ). Dành thời gian cho trẻ kết nhóm, phân công 
nhau. Sau đó, cô tiến hành đàm thoại nhằm giúp trẻ hình dung rõ hơn cách thức 
hợp tác luân phiên nối tiếp, có thể đưa ra một số gợi ý khi trò chuyện với trẻ: Mục 
tiêu của nhiệm vụ mà nhóm được giao là gì? Trong hoạt động này, có những công 
việc cụ thể nào? Những công việc đó có làm đồng thời được không? Vậy nhóm 
con đã phân công như thế nào?... 
+ Quá trình trẻ hoạt động: Tôi quan sát các thao tác đã theo trình tự của nhiệm 
vụ hay chưa? Trẻ có thực hiện đúng phần việc như thương lượng không? Các biểu 
13 
hiện tương tác trong quá trình diễn ra hoạt động: cử chỉ, lời nói, biểu cảm khuôn 
mặt, hành vi 
+ Kết thúc hoạt động: Hướng dẫn trẻ đánh giá về kết quả của nhóm, mức độ 
hoàn thành của bản thân và cả nhóm? Gợi ý trẻ chia sẻ về những nguyên nhân làm 
cho nhóm hoàn thành được tốt hay chưa tốt? Đặc biệt là giúp trẻ hiểu rõ hơn về 
cách phối hợp luân phiên nối tiếp trong nhiệm vụ mà trẻ đã thực hiện. 
- Hướng dẫn hoạt động với cách phối hợp trực diện trong nhóm: 
Những hoạt động như gói quà sinh nhật, kéo co, những đầu bếp nhí, tưới 
vườn rau, tổ chức sinh nhật bạn phù hợp với cách phối hợp trực diện trong 
nhóm. Tôi tiến hành như sau: 
Trẻ phối hợp nhịp nhàng với nhau trong trò chơi “Kéo co” 
+ Trước khi trẻ thực hiện hoạt động: Tôi giao nhiệm vụ cho nhóm trẻ: Lựa 
chọn những hoạt động có sự hỗ trợ lẫn nhau ở mức thường xuyên mà nếu trẻ thực 
hiện độc lập sẽ 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbao_cao_sang_kien_mot_so_bien_phap_giao_duc_ki_nang_hop_tac.pdf