SKKN Một số biện pháp quản lý và chỉ đạo hoạt động giáo dục thể chất góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ mầm non huyện Triệu Sơn
Như chúng ta đã biết một trong những nhiệm vụ cơ bản của Giáo dục và Đào tạo hiện nay là hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ một cách toàn diện. Đào tạo nên các thế hệ con người có nhân cách tốt, năng động, sáng tạo trong mọi hoạt động để góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thời đại hiện nay.
Chương trình giáo dục trẻ mầm non đã xác định: " Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời"[1]. Hiện nay toàn bộ cả nước Việt Nam ta nói chung đang coi trọng thể dục thể thao trong các trường học nhằm phát triển hoàn thiện thể chất cho tầng lớp thanh thiếu niên nhi đồng. Thể dục thể chất là nội dung giáo dục bắt buộc đối với học sinh, sinh viên được thực hiện trong hệ thống giáo dục từ mầm non đến đại học.
Như vậy, giáo dục phát triển thể chất trong các trường học, trong đó có bậc học mầm non là một nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu. Đặc biệt với bậc học mầm non, từ Bộ đến Phòng Giáo dục đang triển khai và thực hiện chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non” giai đoạn 2013- 2016. Chuyên đề đã xác định rõ “Nâng cao chất lượng GDPTVĐ giúp cơ thể trẻ phát triển tố chất nhanh, bền, dẻo dai và khéo léo góp phần nâng cao tầm vóc và thể lực của trẻ em Việt Nam” [2]. Nhưng trên thực tế hiện nay, vấn đề phát triển thể lực cho học sinh nói chung, bậc học mầm non nói riêng còn tồn tại nhiều bất cập. Không ít địa phương, trường học, cán bộ quản lý, giáo viên còn xem nhẹ việc này. Do nguyên nhân chủ quan và khách quan, điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu thốn, nhiều trường trên địa bàn huyện chưa có phòng giáo dục phát triển thể chất để giáo viên tổ chức các họat động giáo dục thể chất, chưa đủ những đồ dùng đồ chơi, dụng cụ để trẻ tập luyện. Bên cạnh đó, phương pháp dạy, lồng ghép các hoạt động giáo dục thể chất của giáo viên còn cứng nhắc, nội dung chưa phong phú chưa gây hứng thú cho trẻ tham gia vào các hoạt động giáo dục thể chất. Vì vậy, lĩnh vực phát triển thể chất trong nhà trường thiếu tính hệ thống, trẻ chán nản, không ham học (có chăng thì chỉ ở phần trò chơi mà thôi), học theo hình thức đối phó, học cho qua, không đạt yêu cầu tiêu chuẩn rèn luyện thân thể của hoạt động giáo dục thể chất ở nhà trường do Bộ Giáo dục đề ra. Việc phát triển thể lực cho trẻ chưa được sự quan tâm đúng mức từ gia đình, nhà trường và xã hội. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển thể lực của trẻ, gây mất cân đối hài hòa giữa phát triển trí tuệ, thể chất và nhân cách của con người.
1 MỞ ĐẦU 1.1 Lí do chọn đề tài Như chúng ta đã biết một trong những nhiệm vụ cơ bản của Giáo dục và Đào tạo hiện nay là hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ một cách toàn diện. Đào tạo nên các thế hệ con người có nhân cách tốt, năng động, sáng tạo trong mọi hoạt động để góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thời đại hiện nay. Chương trình giáo dục trẻ mầm non đã xác định: " Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời"[1]. Hiện nay toàn bộ cả nước Việt Nam ta nói chung đang coi trọng thể dục thể thao trong các trường học nhằm phát triển hoàn thiện thể chất cho tầng lớp thanh thiếu niên nhi đồng. Thể dục thể chất là nội dung giáo dục bắt buộc đối với học sinh, sinh viên được thực hiện trong hệ thống giáo dục từ mầm non đến đại học. Như vậy, giáo dục phát triển thể chất trong các trường học, trong đó có bậc học mầm non là một nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu. Đặc biệt với bậc học mầm non, từ Bộ đến Phòng Giáo dục đang triển khai và thực hiện chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non” giai đoạn 2013- 2016. Chuyên đề đã xác định rõ “Nâng cao chất lượng GDPTVĐ giúp cơ thể trẻ phát triển tố chất nhanh, bền, dẻo dai và khéo léo góp phần nâng cao tầm vóc và thể lực của trẻ em Việt Nam” [2]. Nhưng trên thực tế hiện nay, vấn đề phát triển thể lực cho học sinh nói chung, bậc học mầm non nói riêng còn tồn tại nhiều bất cập. Không ít địa phương, trường học, cán bộ quản lý, giáo viên còn xem nhẹ việc này. Do nguyên nhân chủ quan và khách quan, điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu thốn, nhiều trường trên địa bàn huyện chưa có phòng giáo dục phát triển thể chất để giáo viên tổ chức các họat động giáo dục thể chất, chưa đủ những đồ dùng đồ chơi, dụng cụ để trẻ tập luyện. Bên cạnh đó, phương pháp dạy, lồng ghép các hoạt động giáo dục thể chất của giáo viên còn cứng nhắc, nội dung chưa phong phú chưa gây hứng thú cho trẻ tham gia vào các hoạt động giáo dục thể chất. Vì vậy, lĩnh vực phát triển thể chất trong nhà trường thiếu tính hệ thống, trẻ chán nản, không ham học (có chăng thì chỉ ở phần trò chơi mà thôi), học theo hình thức đối phó, học cho qua, không đạt yêu cầu tiêu chuẩn rèn luyện thân thể của hoạt động giáo dục thể chất ở nhà trường do Bộ Giáo dục đề ra. Việc phát triển thể lực cho trẻ chưa được sự quan tâm đúng mức từ gia đình, nhà trường và xã hội. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển thể lực của trẻ, gây mất cân đối hài hòa giữa phát triển trí tuệ, thể chất và nhân cách của con người. Là một chuyên viên làm công tác quản lý bậc học mầm non trên địa bàn toàn huyện, xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn trên tôi nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình là phải làm thế nào để thực hiện tốt công tác quản lý, chỉ đạo, phối kết hợp với các ban ngành, các tổ chức liên quan để tăng cường hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ, giúp các em phát triển toàn diện về mọi mặt. Với những lý do trên, tôi đã nghiên cứu, tìm tòi và áp dụng: “Một số biện pháp quản lý và chỉ đạo hoạt động giáo dục thể chất góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ mầm non huyện Triệu Sơn" 1.2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng hoạt động giáo dục thể chất của trẻ mầm non huyện Triệu Sơn để đề xuất các biện pháp quản lý chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục thể chất góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ nhằm giúp trẻ tích cực tự giác trong giờ học, khỏe mạnh, nhanh nhẹn, có thể lực và các kỹ năng kỹ xảo vận động tốt. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng hoạt động giáo dục thể chất của trẻ mầm non trên địa bàn huyện Triệu Sơn, 1.4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích, tổng hợp - Phương pháp khảo sát thực tiễn - Phương pháp thu thập thông tin - Phương pháp so sánh và phân tích đánh giá 2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm Nghị quyết Đại hội Đảng cộng sản lần thứ VII đề ra mục tiêu của giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, hình thành đội ngũ lao động có tri thức và tay nghề, có năng lực thực hành, tự chủ và năng động sáng tạo. Dựa vào Nghị quyết nói trên, các văn bản của Nhà nước đã xác định mục đích của GDTC Việt Nam là đảm bảo sự phát triển toàn diện, cân đối cho con người, chuẩn bị sẵn sàng về mặt thể lực cho họ để tham gia tích cực vào sự nghiệp lao động sáng tạo xây dựng đất nước và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN. Căn cứ vào mục tiêu của GDMN. Trong Luật Giáo dục 2005 (điều 22) mục tiêu GDMN được xác định là "giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp Một". Mục đích chung của chương trình giáo dục mầm non là giúp trẻ em khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, cơ thể phát triển hài hoà, cân đối [3]. Phát triển thể chất là một quá trình, thay đổi về hình thái và chức năng sinh học của cơ thể con người dưới ảnh hưởng của điều kiện sống và môi trường giáo dục. Tiền đề của sự phát triển thể chất con người là sức sống tự nhiên, tổ chức cơ thể con người do bẩm sinh tạo nên. Song xu hướng, tính chất, trình độ phát triển thể chất, khả năng do con người rèn luyện lại phụ thuộc nhiều vào điều kiện sống và giáo dục. Điều kiện sinh hoạt xã hội của con người có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển thể chất mà trong đó lao động và giáo dục nói chung, GDTC nói riêng có tác dụng hàng đầu. Phát triển thể chất được hiểu theo hai nghĩa. Theo nghĩa rộng: phát triển thể chất là chất lượng phát triển thể chất hay là các tố chất thể lực: phản xạ nhanh hay chậm của cơ thể, mức độ sinh hoạt, thích nghi với điều kiện sống mới, sự mềm dẻo và sức mạnh của toàn thân. Theo nghĩa hẹp: phát triển thể chất là mức độ phát triển cơ thể, được biểu hiện bằng các chỉ số sau: chiều cao, cân nặng, chu vi vòng ngực, vòng đầu, vòng tay,..[4]. Sự phát triển thể chất phụ thuộc vào bẩm sinh di truyền và những quy luật khách quan của tự nhiên: quy luật thống nhất giữa cơ thể và môi trường; quy luật tác động qua lại giữa sự thay đổi cấu trúc và chức năng của cơ thể; quy luật lượng đổi, chất đổi trong cơ thể, sự tác động qua lại giữa các quy luật tự nhiên đó phụ thuộc vào các điều kiện xã hội và hoạt động của con người như: điều kiện phân phối và sử dụng sản phẩm vật chất –quan hệ sản xuất, giáo dục, lao động, sinh hoạt,..Do đó, có thể nói sự phát triển thể chất của con người là do xã hội điều khiển. Vậy tại sao phải chuẩn bị thể chất cho trẻ mầm non? Và cần chuẩn bị những gì? Chuẩn bị thể chất cho trẻ mầm non là đảm bảo những yêu cầu về các chỉ số phát triển thể chất và các kĩ năng thực hiện bài tập thể chất phù hợp với từng lứa tuổi. Các chỉ số thực hiện bài tập thể chất trong chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ như khoảng cách, số lần, thời gian, độ xa,.. Chuẩn bị thể chất là mức độ phát triển kĩ năng, kĩ xảo vận động, tố chất thể lực phù hợp với yêu cầu và tiêu chuẩn tham gia vào hoạt động lao động và bảo vệ Tổ quốc. Mỗi một thời đại lịch sử đều có quan niệm riêng về sự phát triển thể chất. Sự hình thành và hoàn thiện thể chất trong các lứa tuổi và giới tính khác nhau của con người mang những đặc điểm riêng. Hoàn thiện thể chất thực chất là nói về sức khỏe con người. Ngày nay, một nhiệm vụ quan trọng đặt ra cho lí luận GDTC là nghiên cứu và đề ra những tiêu chuẩn sư phạm có căn cứ khoa học về sự hoàn thiện của con người theo mọi phương diện, trong đó có hoàn thiện thể chất. Các yêu cầu tiêu chuẩn đó phải phù hợp với các yêu cầu xã hội hiện nay cũng như trong tương lai. 2.2. Thực trạng tình hình giáo dục thể chất tại các trường Mầm non huyện Triệu Sơn 2.2.1 Thuận lợi + Về cơ sở vật chất: Hiện tại huyện Triệu Sơn có 17 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 nên cơ sở vật chất khá đầy đủ. Các trường có diện tích, khuôn viên rộng, phòng học rộng rãi, thoáng mát nên rất dễ thiết kế, xây dựng, tạo môi trường và các điều kiện thuận lợi để giáo viên tổ chức các hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ. + Về đội ngũ giáo viên: Hiện tại toàn huyện có đội ngũ giáo viên 621 cô đạt trình độ chuẩn, trong đó trên chuẩn là: 444 cô, chiếm 71,5%; nhân viên có 85 cô. Với đội ngũ giáo viên, nhân viên có sức khỏe tốt, yêu nghề mến trẻ. Đa số giáo viên đều tích cực tự học, tự bồi dưỡng, tham gia đầy đủ các chuyên đề, hội thảo. + Về trẻ: Đa số trẻ nhanh nhẹn khỏe mạnh, tích cực tham gia vào các hoạt động vận động do cô tổ chức. + Về phụ huynh: Đa số phụ huynh đã có điều kiện quan tâm, chăm lo đến việc học tập của con em mình. Hằng năm có nhiều gia đình đã ủng hộ nhiệt tình về kinh phí để xây dựng, mua sắm thêm đồ chơi phục vụ cho các hoạt động hàng ngày của trẻ. 2.2.2 Khó khăn: + Về cơ sở vật chất phục vụ cho chuyên đề giáo dục phát triển thể chất chưa có như: Nhà chơi tập phát triển thể chất, rổ ném bóng, thang leo, nhà bóng, đấm bốc,Tài liệu phục vụ cho chuyên đề chưa đầy đủ, đặc biệt là các tài liệu liên quan đến giáo dục thể chất. Đồ dùng vận động thô và vận động tinh ở các nhóm lớp chưa phong phú, đa dạng. + Môi trường phục vụ cho chuyên đề giáo dục phát triển thể chất trong và ngoài lớp chưa tạo sự hấp dẫn, sắp xếp chưa khoa học. + Một số giáo viên chưa biết lồng ghép tích hợp giáo dục phát triển thể chất để dạy trẻ vào các hoạt động trong ngày. + Một số phụ huynh chưa quan tâm đến công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ như: Ăn uống, khám sức khỏe định kỳ, luyện tập các thói quen tự phục vụ hàng ngày, (Xem phụ lục 1) Xuất phát từ thực tế trên cùng với nhận thức sâu sắc vai trò của giáo dục thể chất đối với sự phát triển toàn diện cho trẻ mầm non. Bản thân trong ba năm học qua 2013-2014; 2014-2015; 2015-2016 đã trực tiếp chỉ đạo các trường thực hiện chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non” áp dụng một số biện pháp cụ thể như sau: 2.3. Một số biện pháp quản lý và chỉ đạo các trường về hoạt động giáo dục thể chất góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ mầm non huyện Triệu Sơn. Biện pháp 1: Chỉ đạo các trường tham mưu xây dựng cơ sở vật chất, huy động tối đa mọi nguồn lực vào việc tu sửa, nâng cấp, bổ sung mua sắm trang thiết bị phục vụ cho hoạt động giáo dục thể chất. Cơ sở vật chất là yếu tố quan trọng tác động trực tiếp đến chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ nói chung, hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ nói riêng. Để đảm bảo đầy đủ các điều kiện nhằm tổ chức cho hoạt động giáo dục thể chất có hiệu quả. Ngay từ đầu năm học 2013-2104, tôi đã có kế hoạch rà soát, khảo sát lại cơ sở vật chất thiết yếu, trên địa bàn toàn huyện, cụ thể từng trường liệt kê cái gì đã có, cái gì chưa có; nhu cầu cần có, nhu cầu hiện có ( xem phụ lục 2) Sau khi khảo sát xong, tôi yêu cầu các trường báo cáo dự kiến nguồn để huy động: Giáo viên có thể tự làm được đồ chơi, thiết bị tập luyện gì? Phụ huynh có thể hỗ trợ làm được dụng cụ gì? Còn cái gì phải mua? Sẽ lấy ngân sách từ đâu? Và kết quả báo cáo của các trường cụ thể như sau: + Kinh phí xây nhà chơi tập phát triển thể chất, mua rổ ném bóng, xà đơn xà kép: Huy động từ nguồn xã hội hóa. + Thang leo, cột đấm bốc...Vận động những phụ huynh làm nghề mộc, nghề may giúp nhà trường. + Cử tạ, chân cà kheo: Giáo viên tự làm. + Còn lại những hạng mục khác có thể cân đối trích % từ nguồn học phí để lại. Sau khi có kết quả cụ thể từ cơ sở báo cáo lên, bản thân tôi tổ chức một buổi hội thảo về chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non” trên tinh thần những nội dung đã được tập huấn tiếp thu tại Sở và những thực trạng của huyện Kết quả: Cùng với sự quyết tâm nỗ lực của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, sự ủng hộ nhiệt tình của ban chấp hành hội cha mẹ học sinh. Đến thời điểm này thì cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động giáo dục thể chất cơ bản phong phú đa dạng nhằm phát triển thể lực cho trẻ. Nhà trường đã bổ sung thêm nhiều đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị hiện đại, khá hấp dẫn và cuốn hút trẻ tham gia tập luyện như: Nhà bóng, thang leo, xà đơn, xà kép, rổ ném bóng, Bên cạnh đó, để giáo viên có thêm nhiều tài liệu tham khảo, tìm kiếm những kinh nghiệm và kiến thức về công tác tạo môi trường, lồng ghép hoạt động giáo dục thể chất trong các tiết học và các hoạt động trong ngày. Tôi đã chỉ đạo các nhà trường mua bổ sung một số tài liệu để giáo viên tham khảo như: Tuyển chọn giáo án lĩnh vực phát triển thể chất cho trẻ mẫu giáo (Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam); Hướng dẫn tổ chức hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non (do Bộ GD&ĐT ban hành) Biện pháp 2: Chỉ đạo các trường phát động phong trào làm đồ dùng đồ chơi, trang trí, tạo môi trường phục vụ hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ. Tổ chức tập huấn tuyên truyền để cán bộ giáo viên nắm được vị trí quan trọng của môi trường giáo dục phát triển thể chất cho trẻ trong trường mầm non. Đây cũng là một nhiệm vụ quan trọng mà giáo viên cần phải biết, phải làm nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục thể chất cho trẻ. Ở độ tuổi mầm non trẻ rất hiếu động, thích khám phá, trải nghiệm qua môi trường do các cô giáo tạo nên. Bên cạnh đó, trẻ còn thích được thể hiện khả năng, năng khiếu vận động của mình qua những môi trường thân thiện mà giáo viên tự tạo như: Những sơ đồ bài tập trên hiên, trên sân trường; những đồ dùng đồ chơi, bài tập vận động hấp dẫn thông qua các hội thi do trường tổ chức. Chính vì thế tôi tập trung chỉ đạo cơ sở làm tốt những công việc sau: a. Tạo môi trường giáo dục thể chất trong và ngoài lớp học: * Môi trường trong lớp: Chỉ đạo các trường đặc biệt chú ý khi trang trí lớp học, chú trọng xây dựng các góc vận động ở các nhóm lớp bởi góc vận động là một phần quan trọng trong môi trường phát triển của trẻ nhằm giúp trẻ phát triển một cách toàn diện. Khi xây dựng các góc vận động, người giáo viên phải chú ý bố trí một khoảng không gian rộng rãi để xây dựng góc vận động. Đồ dùng đồ chơi phong phú, đa dạng và phù hợp với từng độ tuổi. Với độ tuổi nhà trẻ: Chỉ đạo các trường xây dựng nhiều góc nhỏ với không gian rộng rãi để sắp xếp các trang thiết bị, các đồ chơi đồ dùng khác nhau cho trẻ tự do sử dụng, để hỗ trợ, kích thích trẻ vận động. Lựa chọn các đồ dùng, đồ chơi với thao tác chơi đơn giản nhưng phải có hình dạng phong phú, kích thước lớn, màu sắc sặc sỡ, phát ra tiếng kêu và có thể di chuyển được như: Xe ôtô, ngựa gỗ, thú hơi, vòng, gậy thể dục...Để trẻ thực hiện các vận động thô như: Đi, bò, trườn, bật nhảy. Bên cạnh đó, các trường có thể chỉ đạo giáo viên bổ sung thêm 1 số đồ dùng ở góc thao tác vai như: Đất nặn, bút vẽ...Các đồ dùng đồ chơi để trẻ tháo lắp, lắp ghép nhằm phát triển các vận động tinh cho trẻ. Với độ tuổi mẫu giáo: Cũng giống như độ tuổi nhà trẻ, ở độ tuổi này cần lựa chọn các đồ dùng đồ chơi với những thao tác chơi phức tạp hơn, đòi hỏi trẻ phải có tư duy và kỹ năng hơn, độ khéo léo và kỹ thuật cao hơn. Ví dụ: Đồ chơi boing, cột ném bóng, dây thừng, cổng chui, bóng các loại...Để phát triển các vận động thô cho trẻ. Bên cạnh đó, giáo viên cần chú ý xây dựng các vận động tinh thông qua các đồ dùng đồ chơi ở các góc, đặt các đồ dùng đồ chơi ở các góc, đặc biệt là góc nghệ thuật như: Nguyên vật liệu đan tết, keo, kéo, giấy, bút sáp, bút màu, hột hạt, đất nặn, các loại nhạc cụ (phách, trống, đàn, mõ...), các loại rối tay... Để giảm bớt diện tích, đảm bảo an toàn cho trẻ trong quá trình đi lại khi hoạt động thì giáo viên cần phải chú ý đến cách sắp xếp, vị trí đặt các đồ dùng đồ chơi, chẳng hạn như: Những đồ chơi có diện tích lớn, có độ dài giáo viên cần đặc dọc theo bức tường, những đồ chơi có số lượng nhiều, với kích thước to nhỏ khác nhau (Bóng các loại) giáo viên cần bỏ vào rổ học liệu và sắp xếp gọn gàng. Để tránh sự nhàm chán, giáo viên có thể cất bớt những đồ chơi không cần thiết và đưa ra cho trẻ chơi dần. Đồng thời, sau một thời gian ngắn, hoặc theo chủ đề chủ điểm, giáo viên có thể thay thế, bổ sung các dụng cụ tập luyện mới tạo cảm giác mới mẻ, kích thích trẻ vận động. Sau mỗi chủ đề, chủ điểm, bản thân người cán bộ quản lý phụ trách công tác chuyên môn luôn có kế hoạch chỉ đạo tổ chuyên môn thường xuyên kiểm tra, đánh giá (có thể kiểm tra trực tiếp hoặc kiểm tra đột xuất) để đánh giá kết quả trang trí, tạo môi trường, kỹ năng sắp xếp đồ dùng đồ chơi của giáo viên nhằm giúp giáo viên phát huy những ưu điểm đồng thời sớm khắc phục những hạn chế, cải thiện tốt môi trường giáo dục thể chất cho trẻ. * Môi trường ngoài lớp: Là các đồ chơi ngoài trời, cây xanh, khu vực trải nghiệm các sơ đồ bài tập do cô thiết kế, các góc vận động tinh để cháu hoạt động tạo hình ... - Đồ chơi ngoài trời: Với điều kiện thực tế của các nhà trường đó là sân chơi rộng, có nhiều cây xanh, bóng mát, đồ chơi ngoài trời cũng tương đối nhiều do cơ sở giáo dục tự mua sắm hoặc cấp trên cấp. Chính vì thế khi sử dụng, thiết kế những đồ chơi ngoài trời tôi luôn chú ý chỉ đạo các trường chú ý đến vị trí đặt đồ chơi, cách sử dụng và bảo quản đồ chơi giúp trẻ chơi an toàn. Cụ thể: + Căn cứ vào diện tích của sân trường, căn cứ vào độ tuổi của trẻ để bố trí, sắp đặt đồ chơi cho phù hợp. Những bộ đồ chơi cao, kết cấu phức tạp hơn thì đặt trước hiên các khối lớp mẫu giáo, còn những đồ chơi bằng nhựa, thấp, kết cấu đơn giản thì đặt gần các khối lớp nhà trẻ để trẻ tiện hoạt động. Bên cạnh đó, các đồ chơi được sắp xếp gọn gàng, bố trí đặt ở những chỗ mát mẻ, có thể dưới gốc cây hoặc một khoảng trống nào đó mà ánh nắng không thể chiếu vào được. Khi đặt các đồ chơi không được đặt sát nhau, tránh lối đi lại, tránh đặt sát với các bậc tam cấp, bờ bao bồn hoa... + Giáo viên phải thường xuyên bao quát trẻ trong quá trình trẻ chơi nhằm giúp đỡ trẻ khi cần thiết và để tránh những trường hợp không may xảy ra đối với trẻ như: Trẻ có thể bị ngã, bị trượt chân hoặc xô đẩy nhau trong quá trình chơi. Giáo viên phải thường xuyên chú ý có nệm trải dưới những cầu trượt để khi trẻ chơi trượt xuống cầu trượt cơ thể không bị xây xước vì không tiếp xúc trực tiếp với mặt đất mà đã có tấm nệm trải mềm chống đỡ. + Đối với những đồ chơi có kết cấu phức tạp như bộ đồ chơi liên hoàn phải có chỉ dẫn hay ký hiệu để trẻ nhận biết được điểm xuất phát (bắt đầu) và điểm kết thúc. Biết chơi những thiết bị nào trước, thiết bị nào sau. Những chỉ dẫn đó có thể ký hiệu bằng mũi tên, đánh số thứ tự hay 1 ký hiệu nào đó mà trẻ dễ hiểu. + Mỗi một bộ đồ chơi, đều có sự phân công, chỉ đạo giáo viên thường xuyên lau chùi sạch sẽ. Chú ý phân chia đồ chơi theo từng khu vực lớp để giáo viên bảo quản. Sớm phát hiện những đồ chơi hư hỏng báo cáo kịp thời lên ban giám hiệu và có biện pháp khắc phục, tu sửa kịp thời. - Khu vực bé thực hành trải nghiệm: Khu vực trải nghiệm cũng là một trong những môi trường tốt giúp giáo viên giáo dục thể chất cho trẻ nói chung, rèn luyện các vận động tinh nói riêng thông qua các trò chơi như câu cá, xây nhà trên cát, cắp cua bỏ giỏ... chú trọng chỉ đạo trực tiếp hoặc dán tiếp thông qua tổ chuyên môn thường xuyên cho giáo viên lau chùi, thay nước ở bể chơi cát, nước. Bổ sung nhiều học liệu, dụng cụ cho trẻ chơi. - Sơ đồ các bài tập: Chỉ đạo giáo viên tận dụng các khoảng trống ở hiên lớp, sân trường, rồi vẽ sơn hoặc cắt dán những sơ đồ sân tập với đa dạng các hình mẫu, khuôn mẫu với các bài tập phong phú để gây sự chú ý của trẻ và kích thích trẻ vận động ở mọi lúc mọi nơi khi đến lớp, khi dạo chơi tham quan... Chỉ đạo cán bộ quản lý phụ trách công tác chuyên môn hướng dẫn giáo viên các khối lớp đa dạng trong việc vẽ các sơ đồ. Dựa vào nội dung của bài học để vẽ sơ đồ cho phù hợp. Ví dụ: Khối 5 tuổi với đề tài: Bật chụm tách chân qua 7 ô, chỉ đạo giáo viên vẽ sơ đồ bằng các chữ cái; Đi nối bàn chân tiến lùi bằng các dấu chân nối đuôi nhau. Khối 4, 3 tuổi cũng chỉ đạo giáo viên dự vào nội dung bài học, tìm nhữn
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_quan_ly_va_chi_dao_hoat_dong_giao_duc.doc