SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4 - 5 tuổi trường mầm non Hoằng Cát, huyện Hoằng Hóa

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4 - 5 tuổi trường mầm non Hoằng Cát, huyện Hoằng Hóa

Như chúng ta đã biết, trẻ em là niềm hạnh phúc và là sự tự hào lớn của mỗi gia đình, là chủ nhân tương lai của đất nước, là nền tảng vững chắc cho xã hội Việt Nam mà Việt Nam là một nước đang trên đà phát triển và hội nhập với các nước tiên tiến, phát triển toàn cầu. Đặc biệt là nền giáo dục, bởi: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Bác Hồ nói: “Không có giáo dục thì không nói gì đến kinh tế văn hóa”. Trẻ em là giai đoạn học, tiếp thu, lĩnh hội những giá trị cuộc sống để phát triển nhân cách, do đó cần giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.

Theo tổ chức Y tế Thế giới WHO định nghĩa kỹ năng sống là “khả năng thích nghi và hành vi tích cực cho phép cá nhân có khả năng đối phó hiệu quả với nhu cầu và thách thức của cuộc sống hằng ngày”

Nên việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ngay từ khi còn học mầm non là vô cùng cần thiết và quan trọng nhằm hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ sau này.

Hiện nay, trong trường mầm non tuy đã được tổ chức thực hiện nhưng vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho trẻ chưa được thực sự quan tâm, chưa thực sự đồng bộ, có không ít giáo viên chưa hiểu nhiều về nội dung phải dạy trẻ ở lứa tuổi mầm non những kỹ năng sống cơ bản nào, chưa biết vận dụng từ những kế hoạch, định hướng chung để rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ mầm non. Mặt khác, với yêu cầu ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới hình thức phương pháp dạy học, giáo viên thường lãng quên các trò chơi dân gian, các hoạt động mang tính tập thể lành mạnh, thậm chí không có thời gian cho trẻ vui chơi.

Chính vì vậy, là một giáo viên mầm non tôi thiết nghĩ, chúng ta cần thực hiện nghiêm túc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ngay từ tuổi mầm non. Bởi vì, ở lứa tuổi này trẻ đã hình thành những hành vi cá nhân, tính cách và nhân cách. Việc làm quen với các môn học về kỹ năng sống như: Giao tiếp, làm việc theo nhóm, giải quyết các vấn đề liên quan trong cuộc sống sẽ giúp trẻ tự tin, chủ động và biết xử lý mọi tình huống trong cuộc sống và điều quan trọng hơn là khơi gợi những khả năng tư duy sáng tạo biết phát huy thế mạnh của mình. Giáo dục trẻ tự tin khẳng định bản thân, rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm, rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe, kỹ năng phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác. Nếu chúng ta làm tốt việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ chính là giúp trẻ trở thành con người mới, năng động, sáng tạo trong thời kỳ xã hội chủ nghĩa.

Năm học 2016-2017 tôi được phân công dạy lớp mẫu giáo 4- 5 tuổi A và kết hợp với nhận thức của bản thân về tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ có ý nghĩa hết sức quan trọng như vậy nên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4- 5 tuổi trường mầm non Hoằng Cát, huyện Hoằng Hóa” làm sáng kiến kinh nghiệm.

 

doc 14 trang thuychi01 7673
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4 - 5 tuổi trường mầm non Hoằng Cát, huyện Hoằng Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết, trẻ em là niềm hạnh phúc và là sự tự hào lớn của mỗi gia đình, là chủ nhân tương lai của đất nước, là nền tảng vững chắc cho xã hội Việt Nam mà Việt Nam là một nước đang trên đà phát triển và hội nhập với các nước tiên tiến, phát triển toàn cầu. Đặc biệt là nền giáo dục, bởi: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Bác Hồ nói: “Không có giáo dục thì không nói gì đến kinh tế văn hóa”. Trẻ em là giai đoạn học, tiếp thu, lĩnh hội những giá trị cuộc sống để phát triển nhân cách, do đó cần giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
Theo tổ chức Y tế Thế giới WHO định nghĩa kỹ năng sống là “khả năng thích nghi và hành vi tích cực cho phép cá nhân có khả năng đối phó hiệu quả với nhu cầu và thách thức của cuộc sống hằng ngày”
Nên việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ngay từ khi còn học mầm non là vô cùng cần thiết và quan trọng nhằm hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ sau này. 
Hiện nay, trong trường mầm non tuy đã được tổ chức thực hiện nhưng vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho trẻ chưa được thực sự quan tâm, chưa thực sự đồng bộ, có không ít giáo viên chưa hiểu nhiều về nội dung phải dạy trẻ ở lứa tuổi mầm non những kỹ năng sống cơ bản nào, chưa biết vận dụng từ những kế hoạch, định hướng chung để rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ mầm non. Mặt khác, với yêu cầu ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới hình thức phương pháp dạy học, giáo viên thường lãng quên các trò chơi dân gian, các hoạt động mang tính tập thể lành mạnh, thậm chí không có thời gian cho trẻ vui chơi.
Chính vì vậy, là một giáo viên mầm non tôi thiết nghĩ, chúng ta cần thực hiện nghiêm túc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ngay từ tuổi mầm non. Bởi vì, ở lứa tuổi này trẻ đã hình thành những hành vi cá nhân, tính cách và nhân cách. Việc làm quen với các môn học về kỹ năng sống như: Giao tiếp, làm việc theo nhóm, giải quyết các vấn đề liên quan trong cuộc sống sẽ giúp trẻ tự tin, chủ động và biết xử lý mọi tình huống trong cuộc sống và điều quan trọng hơn là khơi gợi những khả năng tư duy sáng tạo biết phát huy thế mạnh của mình. Giáo dục trẻ tự tin khẳng định bản thân, rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm, rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe, kỹ năng phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác. Nếu chúng ta làm tốt việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ chính là giúp trẻ trở thành con người mới, năng động, sáng tạo trong thời kỳ xã hội chủ nghĩa. 
Năm học 2016-2017 tôi được phân công dạy lớp mẫu giáo 4- 5 tuổi A và kết hợp với nhận thức của bản thân về tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ có ý nghĩa hết sức quan trọng như vậy nên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4- 5 tuổi trường mầm non Hoằng Cát, huyện Hoằng Hóa” làm sáng kiến kinh nghiệm.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho trẻ để đề xuất áp dụng một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4- 5 tuổi ở trường Mầm non Hoằng cát, huyện Hoằng Hóa.
	1.3. Đối tượng nghiên cứu
 Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi.
	1.4. Phương pháp nghiên cứu
	- Phương pháp nghiên cứu lý luận.
	- Phương pháp điều tra thực trạng.
	- Phương pháp quan sát, thống kê.
	- Phương pháp dùng tình cảm, trò chuyện, đánh giá.
	- Phương pháp tuyên truyền với phụ huynh.
	- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
	1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
	 Đề xuất biện pháp cải tiến nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ gồm:
	- Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thông qua chế độ sinh hoạt hằng ngày.
	- Giáo dục kỹ năng sống thông qua việc phối kết hợp với cha mẹ học sinh, nhà trường.
2. NỘI DUNG
 2.1. Cơ sở lý luận 
 Giáo dục kỹ năng sống là một phần quan trọng trong chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non mà kỹ năng sống chính là phương tiện không thể thiếu để giúp trẻ tăng năng lực hội nhập, tích cực, chủ động, sáng tạo, mạnh dạn, tự tin, vững vàng trong mọi mọi hoạt động.
Đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ 4- 5 tuổi nói riêng “Kỹ năng sống” là “Điểm khởi đầu” của quá trình hình thành nhân cách con người thì việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là quan trọng và rất cần thiết. Bởi trẻ đang chập chững bước những bước đi đầu tiên vào đời, đang từng bước “Học làm người”. Nếu các kỹ năng sớm được hình thành thì trẻ sẽ có nhân cách phát triển toàn diện và bền vững. Có nhiều công trình khoa học đã chứng minh rằng: Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ từ lúc đầu đời là chìa khoá thành công cho tương lai của mỗi đứa trẻ.
	Tuy nhiên hiện nay vẫn còn nhiều giáo viên, phụ huynh chưa nhận thức rõ ràng về việc dạy kỹ năng sống cho trẻ. Trên thực tế có rất nhiều trẻ thiếu kỹ năng sống: Trẻ sống thụ động, không biết ứng phó trong những hoàn cảnh nguy cấp, không biết cách tự chăm sóc, tự bảo vệ bản thân trước nguy hiểm, luôn tìm kiếm sự giúp đỡ của người lớn.
	Trí nhớ của trẻ mầm non là trực quan hình tượng. Sở dĩ trẻ nhớ được là do trẻ đã được trải nghiệm, được nhìn thấy. Chính vì vậy, giáo viên nói riêng và người lớn nói chung luôn phải gương mẫu, dạy cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi nhằm hình thành cho trẻ những kỹ năng sống ban đầu, đó là: Trẻ biết cách chăm sóc bảo vệ bản thân; Tạo sự tự tin cho trẻ; Tạo cho trẻ môi trường giao tiếp; Luôn gây sự tò mò cho trẻ; Trẻ biết cách hợp tác trong mọi hoạt động. Từ những cơ sở lý luận trên, tôi đã đi sâu nghiên cứu đề tài: “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4- 5 tuổi trường mầm non xã Hoằng Cát, huyện Hoằng Hóa”.
 2. 2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Như chúng ta đã biết, giáo dục kỹ năng sống đang là nhu cầu cấp thiết đối với thế hệ trẻ và đối với trẻ mầm non. Giáo dục kỹ năng sống nhằm cung cấp vốn kiến thức thiết thực để giúp trẻ ứng phó với những tình huống và hành động cho trẻ hôm nay và vững bước trong tương lai. Ở mỗi lứa tuổi, mỗi thời kỳ, trẻ có những đặc điểm tăng trưởng và phát triển khác biệt mang tính chất phức tạp riêng của nó. Quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở lớp tôi gặp những thuận lợi và khó khăn sau:
2. 2. 1. Thuận lợi: 
- Trường mầm non Hoằng Cát- nơi tôi công tác đã được công nhận là trường đạt chuẩn quốc gia mức độ I.
- Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của phòng giáo dục huyện Hoằng Hóa, hàng năm tổ chức chuyên đề, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ và giáo viên.
- Ban giám hiệu nhà trường luôn chỉ đạo sát sao về công tác chuyên môn và bồi dưỡng chuyên môn cho tất cả giáo viên trong trường, quan tâm và đầu tư đầy đủ cơ sở vật chất để cho giáo viên hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.
- 70% trẻ trong lớp đều học qua lớp mẫu giáo 3 tuổi nên trẻ cũng có nề nếp. 
- Lớp học được bố trí 2 giáo viên đều có trình độ chuyên môn trên chuẩn.
- Các bậc phụ huynh luôn quan tâm đến con và thường xuyên trao đổi thông tin với cô giáo.
- Bản thân là một giáo viên luôn có lòng nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, tâm huyết với nghề, ham học hỏi bạn bè đồng nghiệp và nghiên cứu tài liệu... để nâng cao chuyên môn chăm sóc và giáo dục trẻ.
2. 2. 2. Khó khăn:
- Số trẻ trong lớp tương đối đông: 35 trẻ, trong đó có 17 trẻ nam và 18 trẻ nữ.
- Một số trẻ quá hiếu động, nghịch ngợm cho nên cũng gây ảnh hưởng tới các bạn khác trong lớp khi tham gia các hoạt động.
- 60% trẻ trong lớp còn nhút nhát chưa tự tin khi giao tiếp với cô và các bạn. Kỹ năng chia sẻ hợp tác còn hạn chế...
- 63% trẻ chưa biết cách tự chăm sóc bản thân mình cho tốt.
- Rất nhiều trẻ chưa biết cách phối hợp với các bạn chơi trong nhóm.
- Nhiều gia đình do chiều chuộng con dẫn đến trẻ ngại hoạt động mà luôn có tính ỷ lại và chờ đợi vào người khác giúp đỡ. 
2. 2. 3. Kết quả khảo sát trước khi thực hiện đề tài
Với thực trạng trên, qua việc khảo sát các kỹ năng sống đầu năm trên trẻ tại lớp mẫu giáo nhỡ 4 – 5 tuổi A cho kết quả như sau:
 (Thời điểm khảo sát tháng 9/ 2016)
STT
Lĩnh vực khảo sát
Tổng số trẻ trong lớp
Kết quả
Đạt
Chưa đạt
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
1
Kỹ năng tự phục vụ và chăm sóc bản thân.
35
13
37%
22
63%
2
Kỹ năng giao tiếp, chào hỏi.
35
14
40%
21
60%
3
Kỹ năng mạnh dạn tự tin.
35
15
43%
20
57%
4
Kỹ năng thích tò mò, ham học hỏi.
35
14
40%
21
60%
5
Kỹ năng hợp tác trong các hoạt động.
35
12
34%
23
66%
 Qua việc khảo sát thực tế về kỹ năng sống của trẻ như trên, bản thân tôi là một giáo viên trực tiếp chăm sóc và giáo dục nên tôi luôn đắn đo suy nghĩ làm thế nào để nâng cao kết quả giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, tạo cơ hội để trẻ vận dụng kiến thức kỹ năng vào thực tiễn cuộc sống, để những kỹ năng đó trở thành thuộc tính vững chắc trong nhân cách trẻ. Điều đó đã thôi thúc tôi tìm, đưa ra giải pháp và tổ chức thực hiện trực tiếp trên trẻ thông qua đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4- 5 tuổi trường mầm non xã Hoằng Cát, huyện Hoằng Hóa”.
2.3. Những biện pháp thực hiện.
2.3.1. Tạo môi trường giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. 
Để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ đạt hiệu quả tốt thì việc tạo cơ hội cho trẻ được cảm nhận tiếp xúc với môi trường xung quanh, các hiện tượng sự vật là rất cần thiết vì vậy xây dựng môi trường dạy kỹ năng sống cho trẻ là rất cần thiết, là điều tôi luôn chú trọng.
Ngay đầu năm học, tôi đã vận động phụ huynh học sinh và trẻ cùng tham gia làm đồ dùng, đồ chơi, trang trí lớp nhằm giúp trẻ lĩnh hội, khám phá, tìm tòi và phục vụ cho quá trình học tập của trẻ. Chẳng hạn tôi vận động phụ huynh cùng tìm kiếm, sưu tầm sách báo cũ, tranh ảnh các loại để xây dựng góc thư viện. Bên cạch đó, trong lớp tôi luôn tận dụng diện tích phòng học xây dựng góc thư viện, góc kể chuyện cùng bé yêu...chú ý bố trí, sắp xếp các học cụ đội hình để tạo môi trường học tập thoải mái và tạo cho trẻ có kỹ năng sống ngăn nắp gọn gàng.
Những hình ảnh tôi luôn trang trí ở những nơi thuận tiện cho phụ huynh dễ đọc như các bức tường, góc tuyên truyền với phụ huynh; bên ngoài nhóm lớp là các khẩu hiệu nhắc nhở giáo viên, người lớn phải gương mẫu như: “Yêu thương, tôn trọng trẻ, giữ lời hứa với trẻ”; “Mỗi cô giáo là tấm gương sáng để trẻ noi theo”. Bằng chính hình ảnh của cô và trẻ, đặc biệt chú ý đưa hình ảnh đẹp của các trẻ có những hành vi tốt, văn minh để từ đó giúp trẻ tự điều chỉnh hành vi, giúp trẻ thể hiện bản thân và luôn biết giữ gìn, học tập là điều kiện để khen ngợi sự cố gắng của trẻ.
Nhằm tạo môi trường giúp giáo viên và các bậc cha mẹ tăng cường đọc sách cho con trẻ nhà trường có trang bị đặt mua đóng các giá sách và đầu tư các loại sách thư viện - nhất là các loại truyện tranh - tại khu vực đón trả trẻ nơi dễ tập trung chú ý, trang trí đẹp với nhiều tên gọi khác nhau theo chủ đề : “Thư viện trừơng mầm non”; “ Tủ sách gia đình của bé”; “ Muốn cho bé khoẻ, bé ngoan” “Đọc sách cùng Bé” . Khuyến khích các bậc cha mẹ tăng cường đọc sách cho trẻ nghe. Đặc biệt khuyến khích trẻ xem tranh truyện có các hành vi đẹp để trẻ thảo luận về hành vi trong mỗi bức tranh, để duy trì, bổ sung nhu cầu đọc sách của trẻ, giáo viên các nhóm lớp cũng đã vận động phụ huynh thường xuyên tặng sách cho lớp để trang bị thêm góc thư viện.
Kết quả: Trang bị cho lớp một tủ sách và 14 cuốn tranh truyện, tài liệu và lô tô có nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
2.3.2. Giáo dục kỹ năng sống thông qua các môn học. 
Như chúng ta đã biết, ở trường mầm non không có giờ giáo dục kỹ năng sống riêng lẻ, mà thông qua sử dụng hình thức tích hợp, lồng ghép với nội dung thông qua các giờ hoạt động như: Văn học, KPKH, âm nhạc, tạo hìnhChính vì vậy, lồng ghép giáo dục kỹ năng sống vào các hoạt động có nhiều ưu thế nhằm hình thành kỹ năng sống tự tin, hợp tác, giao tiếp, phục vụ bản thân...
- Thông qua hoạt động thể chất: Tôi tổ chức cho trẻ các vận động như : Bò qua chướng ngại vật, đi trên ghế thể dục, chuyền bóng, bật qua vật cản, Nhảy từ độ cao 35cm, ném trúng đích thẳng đứng, bật liên tiếp qua 5 vòngqua đó rèn cho trẻ các kỹ năng nhanh nhẹn, mạnh dạn, tự tin, khéo léo khi tham gia vận động, biết bảo vệ sức khỏe. 
 (Trẻ thực hiện vận động: Bật liên tiếp qua 5 vòng)
- Thông qua hoạt động “ làm quen với toán” đề tài “ Sắp xếp theo quy tắc” tôi sử dụng trò chơi gắn các dụng cụ của nghề sắp xếp theo quy tắc, đội nào gắn nhanh đội đó sẽ chiến thắng. Như vậy buộc trẻ phải thảo luận với nhau, 
hợp tác mới hoàn thành bài tập.
- Thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học: Xuất phát từ đặc điểm tâm lý của trẻ mầm non là rất thích nghe kể chuyện. Nội dung các câu chuyện thường để lại cho trẻ ấn tượng khó phai mờ. Chính vì vậy tôi đã sáng tác một số câu chuyện lồng vào đó các tình huống để giáo dục trẻ.
 Có những tình huống bất trắc xảy ra không chỉ với trẻ mà đôi khi còn xảy ra với cả người lớn đó chính là nội dung câu chuyện: “Chiếc phích cắm điện”
Với câu chuyện này tôi giáo dục trẻ: Không tự ý cắm phích điện của ti vi, quạt điện... vào ổ cắm điện. Vì nếu cầm phích điện không đúng cách khi cắm vào ổ điện thì sẽ bị điện giật.
	Hay với câu chuyện: “ Gấu con bị đau răng” Thông qua câu chuyện nhằm giáo dục trẻ phải biết giữ gìn vệ sinh răng miệng không được cho tay bẩn dụi vào mũi, mắt, kẻo làm mắt đau. Đồng thời giáo dục trẻ biết đánh răng, rửa mặt, rửa tay chân khi đi vệ sinh và khi bẩn... Để giữ gìn sức khỏe tránh lây nhiễm các bệnh về đường hô hấp, đau mắt, tay chân miệng..
- Thông qua hoạt động tạo hình với đề tài “Vẽ quà tặng chú bộ đội”. Trong khi trẻ vẽ tôi luôn quan sát, khen ngợi, động viên trẻ đó cũng là động lực giúp trẻ mạnh dạn tự tin và hoàn thành tốt bức tranh.
- Trong hoạt động âm nhạc: Với bài hát “Trống cơm” Sau khi đã dạy cho cả lớp hát xong tôi tiến hành dạy hát theo hình thức tổ, nhóm, cá nhân. Ở hình thức này tôi mời một nhóm trẻ lên hát trong đó có một số trẻ hát to, rõ ràng, một số trẻ hát còn nhỏ, chưa thuộc lời cùng lên thể hiện bởi tôi làm như vậy là tôi đã giúp trẻ phát huy hơn nữa kỹ năng tự tin chia sẻ cùng bạn khi tổ chức cho trẻ hát như thế đã khích lệ động viên các trẻ hát yếu bắt chước các bạn hát to khi thấy các bạn hát to trẻ sẽ cố gắng để hát to giống như các bạn. Hoặc nếu trẻ chưa thực hiện được tôi tham gia cùng trẻ để trẻ thấy tự tin hơn và làm theo.
 (Trẻ hát theo nhóm rèn luyện kỹ năng tự tin) 
Hoạt động này luôn mang lại cho trẻ sự hào hứng thu hút trẻ tham gia sôi nổi chính vì thế mà các kỹ năng sống: Mạnh dạn tự tin, hợp tác, giao tiếp, chia sẻ luôn song hành và hoàn thiện hơn nữa của bản thân mỗi trẻ.
- Thông qua hoạt động khám phá xã hội: Qua bài tìm hiểu động vật sống trong gia đình: “ Lợn, mèo, trâu, gà...” Trẻ biết đặc điểm riêng của từng con vật từ những câu hỏi cô đưa ra như: Các con có biết con mèo có mấy chân? Con mèo là con vật được nuôi ở đâu? Con mèo giúp mọi người việc gì? Muốn cho mèo nhanh lớn, khỏe mạnh nhanh nhẹn thì con phải làm gì? Con có yêu quý mèo không? ... Trẻ trả lời “ Con thưa cô con rất yêu quý mèo ạ!” cứ như vậy trong một tiết học với hàng loạt câu hỏi cô đưa ra thì trẻ nào cũng được tham gia, với trẻ ít nói cô gọi nhiều, thường xuyên hơn và thông qua tiết học trẻ đã có kỹ năng mạnh dạn tự tin và kỹ năng mạnh dạn khi giao tiếp. 
Thông qua việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ qua các môn học trẻ cũng được học rất nhiều điều hay, tuy đây chỉ là những việc làm rất đơn giản nhưng nó cũng đã góp một phần nhỏ vào việc hình thành và phát triển nhân cách cũng như kỹ năng sống cho trẻ. 
 2.3.3. Giáo dục kỹ năng sống thông qua chế độ sinh hoạt trong ngày của trẻ.
 - Giáo dục kỹ năng sống thông qua giờ đón trẻ. 
Trong giờ đón trả trẻ: Tôi với giáo viên đứng cùng lớp trò chuyện và giáo dục trẻ kỹ năng tự phục vụ bản thân: Như tự cởi áo chống nắng, khẩu trang, mũ bỏ vào ba lô và cất ba lô đúng vào ô tủ của mình. ngoài ra tôi còn dạy trẻ biết chào hỏi, biết nói lời xin lỗi, biết nói cảm ơi, không nói leo khi người khác nói, không tự tiện lấy đồ và sử dụng đồ của người khác 
(Trẻ tự cất ba lô, tự đổi dép trước khi vào lớp)
- Giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động góc. 
Đối với trẻ lứa tuổi này trẻ học theo phương châm “Học mà chơi, chơi mà học”. Trong giờ vui chơi của hoạt động góc trẻ được thực hành, trải nghiệm nhiều vai chơi khác nhau trong cuộc sống của người lớn, tôi tiến hành lồng giáo dục kỹ năng sống vào hoạt động vui chơi, qua hoạt động này trẻ được giao tiếp, đối thoại những câu chào hỏi lễ phép, biết chia sẻ đồ chơi cùng bạn..... Đây là hoạt động mà trẻ được hoạt động tích cực và thể hiện rõ nhất tính cách của từng trẻ. Vì thế qua việc tham gia chơi ở các góc thì các kỹ năng sống được trẻ tiếp thu một cách dễ dàng nhất. Chính vì thế, tôi theo dõi quan sát lắng nghe để kịp thời uốn nắn trẻ khi có biểu hiện chưa chuẩn mực. 
Ví dụ: Qua góc chơi phân vai “Người đầu bếp tài ba”, trẻ học được các kỹ năng như: Kỹ năng giao tiếp (Giao tiếp giữa bếp trưởng và các thành viên khác: Biết phân chia người đi chợ, người chế biến món ăn); Kỹ năng chế biến các món ăn (Biết lựa chọn thực phẩm, cách chế biến món ăn cho phù hợp ); Kỹ năng hợp tác (Trẻ học được cách chơi trong nhóm như biết trò chuyện chia sẻ với bạn bên cạnh). 
Hay thông qua các góc chơi: “ Bác sỹ tý hon”, “ Bán hàng” “ Tạo hình”... tôi đều khéo léo việc lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho trẻ kỹ năng giao tiếp giữa người bán hàng và người mua hàng ( trò chơi bán hàng), kỹ năng ân cần, khám bệnh chỉ dẫn cho người bênh (Trò chơi Bác sỹ)... Sau khi chơi xong trẻ biết cất đồ chơi đúng nơi quy định.
(Trẻ tham gia hoạt động góc)
Kích thích sự tò mò ở trẻ cũng là một cách hay để giúp trẻ trở nên tự tin hơn. Bởi vì đó chính là lúc bé khám phá thế giới xung quanh và kiểm nghiệm xem mình có thể làm gì. Dĩ nhiên là những lúc trẻ tìm tòi, khám phá như vậy, giáo viên cần phải luôn theo sát để đảm bảo sự an toàn cho trẻ. Nhưng để có thể giúp trẻ học được một kĩ năng mới, tôi không trực tiếp tham gia vào hoạt động của trẻ mà tạo điều kiện để trẻ tự thử nghiệm, phạm lỗi và học hỏi. Để phát triển lòng tự tin của trẻ, tôi quan sát kỹ lưỡng những đặc tính nổi bật ở mỗi trẻ và khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động thích hợp với năng khiếu của bản thân. Rất nhiều trẻ thích khám phá thế giới xung quanh và tìm hiểu về sự vật hiện tượng đó như: Tại sao thìa inốc lại chìm trong nước, tại sao thìa nhựa lại nổi trên mặt nướccó những trẻ lớp tôi chỉ thích chơi trò lắp ghép và sau một thời gian trẻ đã biết lắp ghép ra các đồ dùng có ý nghĩa.
Ví dụ: Cho trẻ chơi ở góc khám phá khoa học "Quan sát vật chìm và nổi " 
(Trẻ làm thí nghiệm: Vật chìm, vật nổi)
Tôi chuẩn bị rất nhiều vật dụng khác nhau cho trẻ thí nghiệm để trẻ phát hiện ra đồ vật gì nổi trên mặt nước và đồ vật gì chìm dưới mặt nước. Trước khi thí nghiệm tôi cho trẻ quyền dự đoán các vật đó khi rơi dưới nước nó sẽ như thế nào. Đây là lúc trẻ thể hiện sự tự tin của chính mình và nó còn kích thích sự tò mò muốn biết sự việc đó diễn ra như thế nào, có đúng ý mình nghĩ không. Với sự cố gắng của trẻ lớp tôi thì lòng tự tin của trẻ ngày một lớn dần lên nhờ vào cảm giác được yêu thương, tôn trọng và sự chỉ bảo ân cần của mọi người xung quanh. Trẻ đã mạnh dạn trong mọi hoạt động và dám nói lên ý muốn của mình để người khác nghe, trẻ tự tin khi làm bất cứ việc gì cô giao cho dù việc đó trẻ phải thử mới biết mình làm được không nhưng trẻ vẫn nhận lời với cô.
Không chỉ ở góc phân vai, góc khám phá khoa học trẻ mới học được các kỹ năng sống mà ở tất cả các góc chơi khác thì các kỹ năng của trẻ đều có thể được cũng cố và phát huy.
Ví dụ: Ở góc xây dựng, trẻ có kỹ năng hợp tác, làm việc theo nhóm. Mặc dù ở mẫu giáo nhỡ nhưng trẻ ở lớp tôi đã biết tự phân vai chơi cho nhau và chơi rất đoàn kết, không tranh giành đồ chơi của nhau và đã biết cùng nhau tạo nên công trình đẹp. 
( Trẻ chơi trò chơi xây dựng nhằm phát triển kỹ năng hợp tác)
- Giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động ngoài trời
 Thông qua các buổi hoạt động ngoài trời tôi đã lồng ghép dạy trẻ nhiều kỹ năng khác nhau.
Ví dụ : Qua phần trò chơi vận động “Xách nước đi trên ghế thể dục và đổ nước vào bình”. Thông qua chơi đã hình thành cho trẻ những kỹ năng mạ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_giao_duc_ky_nang_s.doc