Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp sư phạm nhằm giúp trẻ 4-5 tuổi học tốt môn Hoạt động tạo hình

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp sư phạm nhằm giúp trẻ 4-5 tuổi học tốt môn Hoạt động tạo hình

Sử dụng các tiêu chí và chỉ số trong tài liệu hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục trong các cơ sở mầm non do tác giả Nguyễn Thị Hiếu biên soạn. Sử dụng tiêu chí 2, chỉ số 3: thể hiện các nội dung giáo dục theo chương trình Giáo dục mầm non. Chỉ số 4: Thể hiện các nội dung giáo dục gần gũi, phù hợp với trẻ, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương .

Theo chương trình giáo dục mầm non mới, mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một (Điều 22 Luật giáo dục, 2005). Kinh nghiệm sư phạm cho thấy, trong hoạt động tạo hình của trẻ mẫu giáo rất dễ xảy ra sự hình thành các hình ảnh sơ đồ rập khuôn, điều này thường hạn chế sức sáng tạo, cản trở sự hoàn thiện sản phẩm của các em, làm mất đi vẻ sinh động, nét hấp dẫn, độc đáo của sản phẩm. Nếu người lớn thường xuyên cung cấp các mẫu đồ hoạ có sẵn thì chẳng bao lâu các em sẽ trở nên lười quan sát, suy ngẫm, tưởng tượng, sẽ mất đi hứng thú, mất đi lòng tin vào bản thân trong công việc sáng tạo của mình. Như vậy, các sự vật thật với vẻ đa dạng, muôn màu, muôn vẻ của mình sẽ cung cấp cho trẻ nội dung sinh động của nó.

 Đề tài nghiên cứu đã được áp dụng tại lớp Chồi 3 vào năm học 2017-2018 với những giải pháp và biện pháp thiết thực đã thay đổi được một số kĩ năng ở trẻ trong hoạt động tạo hình. Khả năng chú ý, sáng tạo trong sản phẩm tạo hình đạt 29,4% tăng 19% so với đầu năm. Khả năng phối hợp màu đạt 35,3% tăng 22% so với kết quả bắt đầu khảo sát. Tuy nhiên kết quả này chưa cao, vẫn chưa thực sự hiệu quả với tình hình của lớp học, số trẻ đạt được yêu cầu chỉ chiếm khoảng 40% trên tổng số cả lớp. Chính vì vậy tôi đã tiếp tục thay đổi thêm những phương pháp mới áp dụng vào các hoạt động tại lớp chồi 3 năm học

2018- 2019.

 

doc 29 trang hoathepmc36 28/02/2022 9111
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp sư phạm nhằm giúp trẻ 4-5 tuổi học tốt môn Hoạt động tạo hình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU
Đặt vấn đề
Việc thực hiện tốt các hoạt động tạo hình trong trường mầm non sẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giáo dục nhằm phát triển toàn diện cho trẻ. Những sản phẩm trẻ tạo ra rất đơn giản, ngộ nghĩnh sinh động. Trẻ biết đánh giá khái quát cao, trẻ phản ánh ấn tượng của bản thân không phụ thuộc vào thực tế. 
- Lý do lý luận: Hoạt động tạo hình là một hình thức của phát triển thẩm mỹ, là yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển toàn diện của trẻ. Hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động hấp dẫn đối với trẻ mầm non nó giúp trẻ khám phá một cách sinh động những gì mà trẻ nhìn thấy trong thế giới xung quanh trẻ. Thế giới xung quanh trẻ tuy gần gũi nhưng chứa đựng bao điều mới lạ đối với trẻ, trẻ dễ bị lôi cuốn trước những vật có nhiều màu sắc, hay một bức tranh sống động. Chính vì vậy việc giáo dục thẩm mỹ cần được bồi dưỡng ngay từ lứa tuổi mầm non vì trong mỗi sản phẩm không chỉ thể hiện kiến thức tư duy của trẻ mà còn thể hiện sự ngộ nghĩnh đáng yêu, tình cảm, ước mơ của trẻ đặt vào mỗi sản phẩm đó. Ở trường mầm non, trẻ 4- 5 tuổi được tham gia vào rất nhiều các hoạt động phong phú nhằm phát triển toàn diện cho trẻ mầm non, trong đó hoạt động tạo hình là hoạt động vô cùng quan trọng không thể thiếu, tạo được sự hào hứng và thu hút trẻ rất cao. Thông qua hoạt động tạo hình giúp trẻ phát triển các chức năng tâm lý, và khả năng tri giác các sự vật hiện tượng xung quanh, từ đó phát triển tư duy và quá trình đó làm phát triển óc tưởng tượng và ham muốn tạo ra cái đẹp sẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường đối với từng lớp
- Lý do thực tiễn: Thực tế trên tại địa bàn, với đời sống kinh tế khó khăn, phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc đưa các cháu đến học ở lớp mầm non, đa số các cháu còn theo cha mẹ lên nương rẫy. Trong quá trình áp dụng các giải pháp, biện pháp của đề tài tại lớp chồi 3 năm học 2017-2018 ở trường mầm non Cư Pang về các kĩ năng trong hoạt động tạo hình của trẻ còn chưa cao. Những trẻ đã tham gia lớp nhà trẻ, lớp mầm thực hiện các loại hình hoạt động như: nặn, xé dán nhanh nhẹn hơn những trẻ chưa học. Trẻ còn chưa tự tin thể hiện những ý tưởng của mình. Đa số các cháu không biết cầm bút vẽ, di màu theo quán tính, việc trẻ tạo hình sáng tạo trên các vật liệu mở là hầu như không có. Vì vậy tôi gặp rất nhiều khó khăn trong khi tổ chức cho trẻ làm quen với hoạt động tạo hình nói riêng và các hoạt động học tập và vui chơi ở trên lớp nói chung.
	Nhận thấy những lí do bất cập trên với mục đích giúp trẻ học tốt môn hoạt động tạo hình, đem đến cho học sinh lớp mình những giờ hoạt động tạo hình thật hấp dẫn và thú vị. Năm học 2018-2019 tôi tiếp tục nghiên cứu thêm những giải pháp mới và tiếp tục áp dụng tại lớp chồi 3 trường mầm non Cư Pang. Trên cơ sở chỉ đạo, triển khai, hướng dẫn giáo viên chuẩn bị các tiết dạy theo phương pháp lấy trẻ làm trung tâm của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Krông Ana và sự giúp đỡ trực tiếp của chuyên môn nhà trường, việc học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp, tôi đã tích lũy được một số kinh nghiệm và tiếp tục nghiên cứu, áp dụng đề tài “Một số biện pháp sư phạm nhằm giúp trẻ 4-5 tuổi học tốt môn hoạt động tạo hình” tại lớp chồi 3 trường Mầm non Cư Pang.
II. Mục đích nghiên cứu
Giúp giáo viên có cơ sở để dạy tốt hơn hoạt động tạo hình cho trẻ và có những đúc kết cho bản thân khi tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ 4 – 5 tuổi.
Giúp trẻ biết sắp xếp bố cục bức tranh hợp lý, lựa chọn màu sắc phù hợp, biết sử dụng các nguyên vật liệu mở để tạo ra các sản phẩm đẹp, nâng cao khả năng thẩm mỹ, nhận thức, phát triển nhân cách trẻ, giúp trẻ hứng thú tham gia vào giờ học đạt kết quả cao.
	Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ	
Cơ sở lý luận của vấn đề
Sử dụng khái niệm phương pháp dạy học và phương pháp dạy học tích cực trong giáo dục mầm non tại modul 20. Phương pháp giáo dục dạy học được hiểu là cách thức, là con đường hoạt động chung giữa người dạy và người học trong những điều kiện dạy học xác định, nhằm đạt tới mục đích dạy học. Phương pháp dạy học tích cực trong giáo dục mầm non là việc sử dụng và phối hợp một cách khéo léo, hợp lí các phương pháp dạy học khác nhau nhằm phát huy tối đa hoạt động tích cực nhận thức và sự hợp tác của người học. Trong đó, người dạy là người tổ chức, định hướng, tạo điều kiện; người học là người thực hiện, “thi công”.
Sử dụng các nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận, phương pháp phân tích – tổng hợp tài liệu: Tham khảo các tài liệu môdul 5: Đặc điểm phát triển thẩm mỹ, những mục tiêu và kết quả mong đợi ở trẻ mầm non về thẩm mỹ. Module 18: Lập kế hoạch giáo dục trẻ 3-6 tuổi.
Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn, phương pháp quan sát hoạt động của trẻ: Phương pháp này giúp giáo viên nắm được những hoạt động của trẻ từ đó vạch ra kế hoạch cụ thể trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ.
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục: Có kế hoạch nghiên cứu kỹ các đề tài, phương pháp dạy trước đó, đúc kết kinh nghiệm cho bản thân trong chương trình giáo dục mầm non. Kế thừa và áp dụng những biện pháp phù hợp với trẻ tại lớp.
Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động: Những sản phẩm giáo viên muốn trẻ hoàn thành trong tiết dạy, cho trẻ quan sát hình tượng, sau đó trẻ tự suy nghĩ về chất liệu, hình dáng, màu sắc và thực hiện theo ý thích của mình. Dựa vào đó sẽ tìm hiểu mở rộng thêm nhiều chất liệu mở để trẻ có thể thoả sức sáng tạo.
Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm: Tổ chức các buổi tham quan theo chủ đề, cho trẻ quan sát những hoạt động của mọi thứ xung quanh kèm theo những câu hỏi mở giúp trẻ tri giác các sự vật, hiện tượng xung quanh từ đó phát triền trí tưởng tượng, sáng tạo của trẻ. Sau đó cho trẻ thực hành các hoạt động tạo hình.
 Phương pháp thống kê toán học: Thu thập và phân tích thống kê toán học. Từ đó giúp giáo viên nắm được số liệu cụ thể để dễ dàng trong việc theo dõi mức độ phát triển của trẻ.
Thực hiện công văn số 56/ KH- BGDĐT về việc triển khai chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2016- 2020 với mục tiêu: Xây dựng trường mầm non đảm bảo yêu cầu về môi trường giáo dục (GD), công tác quản lí, chỉ đạo, hoạt động chăm sóc, giáo dục (CSGD) theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
Thực hiện theo Quyết định số 2805/QĐ-BGDĐT ngày 15/8/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kế hoạch thực hiện Đề án “Tăng cường chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025”
Theo tác giả Nguyễn Quang Uẩn trong Tâm lí học đại cương: “Tưởng tượng là một quá trình tâm lý phản ánh những cái chưa từng có trong kinh nghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng những hình ảnh mới trên cơ sở những biểu tượng đã có” [9;tr.16]. Khái niệm tưởng tượng sáng tạo xuất phát từ khái niệm tưởng tượng. Các nhà Tâm lý học có quan điểm không giống nhau về tưởng tượng. 
Trong modul 5 nói về đặc điểm phát triển thẩm mĩ, những mục tiêu và kết quả mong đợi ở trẻ mầm non về thẩm mĩ đã nói lên tầm quan trọng của giáo dục thẩm mĩ trong sự phát triển nhân cách của trẻ. Modul 18 lập kế hoạch giáo dục 3 – 6 tuổi hướng tới việc giáo dục trẻ theo phương pháp lấy trẻ làm trung tâm, tôn trọng đời sống của trẻ và khuyến khích các hoạt động có tính chủ động của trẻ, giáo viên có nhiệm vụ hướng dẫn, giáo dục trẻ trong khuôn khổ những mục tiêu và kết quả của chương trình giáo dục mầm non. 
 Bộ trắc nghiệm “Tư duy sáng tạo - vẽ hình( TSD-Z )” của KlausUrban và Hans G.jellen do Nguyễn Huy Tú việt hóa năm 2000. Bộ trắc nghiệm này có 2 dạng ( form ) A và B, có thể đo khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân từ 4 tuổi trở lên.
	Sử dụng các tiêu chí và chỉ số trong tài liệu hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục trong các cơ sở mầm non do tác giả Nguyễn Thị Hiếu biên soạn. Sử dụng tiêu chí 2, chỉ số 3: thể hiện các nội dung giáo dục theo chương trình Giáo dục mầm non. Chỉ số 4: Thể hiện các nội dung giáo dục gần gũi, phù hợp với trẻ, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
Theo chương trình giáo dục mầm non mới, mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một (Điều 22 Luật giáo dục, 2005). Kinh nghiệm sư phạm cho thấy, trong hoạt động tạo hình của trẻ mẫu giáo rất dễ xảy ra sự hình thành các hình ảnh sơ đồ rập khuôn, điều này thường hạn chế sức sáng tạo, cản trở sự hoàn thiện sản phẩm của các em, làm mất đi vẻ sinh động, nét hấp dẫn, độc đáo của sản phẩm. Nếu người lớn thường xuyên cung cấp các mẫu đồ hoạ có sẵn thì chẳng bao lâu các em sẽ trở nên lười quan sát, suy ngẫm, tưởng tượng, sẽ mất đi hứng thú, mất đi lòng tin vào bản thân trong công việc sáng tạo của mình. Như vậy, các sự vật thật với vẻ đa dạng, muôn màu, muôn vẻ của mình sẽ cung cấp cho trẻ nội dung sinh động của nó. 
	Đề tài nghiên cứu đã được áp dụng tại lớp Chồi 3 vào năm học 2017-2018 với những giải pháp và biện pháp thiết thực đã thay đổi được một số kĩ năng ở trẻ trong hoạt động tạo hình. Khả năng chú ý, sáng tạo trong sản phẩm tạo hình đạt 29,4% tăng 19% so với đầu năm. Khả năng phối hợp màu đạt 35,3% tăng 22% so với kết quả bắt đầu khảo sát. Tuy nhiên kết quả này chưa cao, vẫn chưa thực sự hiệu quả với tình hình của lớp học, số trẻ đạt được yêu cầu chỉ chiếm khoảng 40% trên tổng số cả lớp. Chính vì vậy tôi đã tiếp tục thay đổi thêm những phương pháp mới áp dụng vào các hoạt động tại lớp chồi 3 năm học 
2018- 2019.
II. Thực trạng vấn đề:
Lớp chồi 3 do tôi chủ nhiệm nằm trên địa bàn buôn Hma thuộc xã EaBông, là xã nằm trong khu vực đặc biệt khó khăn của huyện Krông Ana. Tổng số học sinh là 34 cháu trong đó dân tộc thiểu số là 100%. Do nằm trong địa bàn khó khăn, điều kiện thiếu thốn nên sự quan tâm của phụ huynh đến trẻ chưa cao, đa số trẻ mới lần đầu đến trường, chưa học qua lớp 3 tuổi. Vì vậy khi giáo viên giao tiếp với trẻ đều rất khó khăn, trẻ còn nói chưa rõ tiếng phổ thông, rụt rè trước cô và các bạn.
Trẻ em trong giai đoạn từ 3 đến 5 tuổi là giai đoạn vàng để phát triển tư duy, nhận thức nhưng do thời gian bận rộn trên nương rẫy nên phụ huynh còn chưa thực sự chú trọng việc học của con em, chưa có kiến thức và kĩ năng để hướng dẫn trẻ phát huy khả năng sáng tạo của mình. 
Áp dụng những biện pháp đã nghiên cứu về các kĩ năng của trẻ trong các hoạt động tạo hình của lớp chồi 3 năm học 2017-2018 tổng số là 34 trẻ. Từ đó tôi nắm được những ưu điểm cũng như tồn tại khi tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ, kết quả như sau:
Nội dung
Đạt
Chưa đạt
Số lượng
Tỉ lệ 
Số lượng
Tỉ lệ 
- Khả năng chú ý, sáng tạo trong sản phẩm tạo hình
10/34
29,4%
24/34
70,6%
- Kĩ năng vẽ, nặn, xé, dán
12/34
35,3%
22/34
64,7%
- Khả năng phối hợp màu
14/34
41,2%
20/34
58,8%
- Biết sử dụng nguyên vật liệu từ thiên nhiên.(nguyên vật liệu mở)
5/34
14,7%
29/34
85,3%
- Nhận xét sản phẩm
8/34
23,5%
26/34
76,5%
 Qua những kết quả sau khi áp dụng những biện pháp đã nghiên cứu, các kĩ năng của trẻ hoạt động trong môn làm quen với môn tạo hình còn chưa cao, theo tôi có những nguyên nhân sau:
Trẻ lớp chồi 3 học sinh dân tộc thiểu số chiếm 100%, phần lớn các cháu chưa qua lớp mầm nên việc tiếp xúc với ngôn ngữ Tiếng Việt còn gặp nhiều khó khăn, đa số trẻ còn sử dụng ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ trong giao tiếp trong các hoạt động học tập và vui chơi ở trên lớp. Đời sống kinh tế của phụ huynh đặc biệt khó khăn đa số là làm nông trên 70% là hộ nghèo của xã nên chưa tạo điều kiện tốt nhất để các cháu tham gia học.
Đồ dùng đồ chơi tuy đã được đầu tư nhưng vẫn chưa đáp ứng cho một số hoạt động, đặc biệt là hoạt động tạo hình.
Trẻ dùng bút sáp, bút chì màu là chủ yếu. Trẻ không được làm quen với màu nước, bột màu, bút màu và các vật liệu mở. Điều này làm hạn chế khả năng thể hiện những ý tưởng mới lạ về màu sắc và chất lượng. Trẻ mầm non ở cùng độ tuổi có khả năng sáng tạo không đồng đều nhau giữa các cá nhân.
Một số phụ huynh vẫn chưa hiểu được tầm quan trọng của sự phát triển nhân cách, tư duy của trẻ qua hoạt động tạo hình để kết hợp cùng với giáo viên trong việc giáo dục và chăm sóc trẻ. 
Giáo viên còn chú tâm nhiều vào việc làm mẫu và kết quả sản phẩm của trẻ, chưa sử dụng các vật liệu mở. Do vậy điều quan trọng nhất là giáo viên phải tổ chức tốt giờ học vẽ để lôi cuốn, kích thích hứng thú sáng tạo của tất cả các trẻ.
Chính vì những khó khăn, hạn chế gặp phải như trên tôi đã xây dựng những giải pháp và biện pháp phù hợp với đặc điểm của trẻ cũng như phù hợp với tình hình địa phương nơi trẻ sinh sống, nhiệm vụ phải giải quyết trong quá trình lên kế hoạch: 
Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý và lập kế hoạch cho trẻ hoạt động. Để thực hiện giải pháp này cần tiến hành tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp với lứa tuổi của trẻ dựa theo những tiêu chí trong tài liệu hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục.
Tạo môi trường gây hứng thú cho trẻ tham gia hoạt động tạo hình và tích lũy kiến thức cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi, cần tiến hành xây dựng môi trường với tiêu chí “lấy trẻ làm trung tâm” phối hợp với xây dựng môi trường tăng cường tiếng Việt. Nhằm giúp trẻ thành thạo trong phát âm, giao tiếp với bạn, giáo viên dễ dàng, tiếp thu và truyền đạt đúng ý của mình nhằm đạt kết quả cao hơn trong quá trình học.
Xây dựng các hình thức tổ chức hoạt động tạo hình theo hướng tích hợp và ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Xây dựng kế hoạch tích hợp các môn học khác trong giờ hoạt động tạo hình.
Sưu tầm đồ dùng, nguyên vật liệu mở để gây hứng thú cho trẻ trong hoạt động tạo hình, giáo viên nên chủ động, hướng dẫn học sinh chuẩn bị nguyên vật liệu mở trước giờ học. Hợp tác, nhờ sự trợ giúp của phụ huynh góp những đồ dùng sẵn có tại gia đình.
Tổ chức nhận xét sản phẩm, dạy trẻ nhận xét tranh. Sử dụng sản phẩm của trẻ vào các hoạt động, phong trào ở lớp, ở trường. Cho trẻ quan sát và tự nhận xét về tranh của mình và bạn. Sử dụng sản phẩm của trẻ vào ngày hội, ngày lễ.
III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
* Giải pháp 1: Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý và lập kế hoạch cho trẻ hoạt động. Để thực hiện giải pháp này tôi có những biện pháp sau:
 + Trò chuyện, quan sát, tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lí của trẻ:
 Khi bắt tay vào nghiên cứu đề tài việc đầu tiên là phải hiểu được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, để biết trẻ cần gì và muốn gì. Khi đến lớp có những trẻ trầm cảm, không muốn giao tiếp cùng các bạn trong giờ chơi hay không chú ý trong giờ học cô nên tìm hiểu tại sao trẻ lại có những biểu hiện như vậy. Có thể trẻ đang mệt trong người hay gia đình có chuyện buồn, giáo viên cần trò chuyện, quan sát trẻ hoặc trao đổi với phụ huynh để tìm ra nguyên nhân. Giáo viên cần quan sát để hiểu được sở thích của trẻ, trẻ cần gì và muốn gì từ đó sẽ xây dựng biện pháp tới từng trẻ.
Ví dụ: Khi tham gia tiết tạo hình “trang trí dây hoa” cô chuẩn bị những đồ dùng bằng nhiều vật liệu như màu nước, màu sáp, hoa tươi, cô quan sát xem trẻ thích sử dụng những vật liệu gì. Sau đó tới hỏi trẻ tại sao con lại thích làm như thế này, để cho trẻ nói sở thích của trẻ, sau đó cô sẽ chỉnh sửa kế hoạch theo đặc điểm của trẻ. Có thể tổ chức hoạt động theo nhóm để trẻ hỗ trợ nhau cùng làm.
Tài liệu hướng dẫn thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong hợp tác với cha mẹ chăm sóc giáo dục trẻ dựa theo tiêu chí 3: Đa dạng các hình thức giao tiếp với cha mẹ trẻ, chỉ số 8: Có đa dạng các hình thức giao tiếp trực tiếp với phụ huynh. Tôi đã chọn lọc và áp dụng những biện pháp phù hợp. Cụ thể trong quá trình đi phổ cập, được trực tiếp trao đổi với phụ huynh, là cơ hội đầu tiên để tìm hiểu về môi trường sống, tính cách của trẻ. Trẻ có năng khiếu bẩm sinh, nhanh nhẹn hay còn chậm, không hứng thú với hoạt động tạo hình từ đó lập kế hoạch giáo dục phù hợp với trẻ. 
Ví dụ: Trước giờ dạy hoạt động tạo hình “trang trí rèm cửa”, Cô sẽ cho trẻ đi quan sát những chiếc rèm của các lớp, các phòng tại trường hoặc những tranh trang trí rèm cửa trên internet rồi hỏi sở thích của từng trẻ thích trang trí theo cách nào. màu gì, trang trí bằng vật liệu gì?....Sau đó cô sẽ phân nhóm để trẻ làm theo sở thích, những bạn nào cùng sở thích sẽ cùng một nhóm, hỗ trợ cho nhau.
	Dựa theo tiêu chí 4: Tổ chức cuộc họp với cha mẹ trẻ đạt hiệu quả, chỉ số 10 : Thay vì trước đây chỉ họp đầu và cuối học kì, tôi thường xuyên tổ chức họp phụ huynh vào cuối tháng, cho phụ huynh quan sát sản phẩm tạo hình của các cháu để cùng phụ huynh trao đổi về sự chuyển biến tâm lí của trẻ có tốt hay không. Trẻ thích điều gì, không thích điều gì cũng thể hiện phần lớn ở tác phẩm. Hoặc trao đổi hàng ngày qua điện thoại với phụ huynh. Đa số phụ huynh của lớp vẫn còn rất trẻ nên tôi đã lập một nhóm trên facebook và trao đổi trực tiếp trên nhóm đó. Phụ huynh rất hào hứng tham gia trao đổi.
Trực tiếp trao đổi với phụ huynh mọi lúc mọi nơi khi có cơ hội tiếp xúc với phụ huynh như vào các buổi sáng, chiều khi phụ huynh đưa đón trẻ. Tại các bảng tin của lớp sẽ để những thông tin của trẻ để phụ huynh dễ quan sát. Trong mỗi sổ bé ngoan đặc điểm riêng của từng trẻ như màu sắc, món thức ăn, bạn thích chơi... phát về nhà để phụ huynh hiểu thêm về con của mình.
Trong các buổi sinh hoạt đoàn kết thôn buôn, các buổi chuyên đề trường, cụm có sự góp mặt của phụ huynh. Bản thân giáo viên sẽ tuyên truyền động viên các bậc phụ huynh quan tâm đến việc học, việc phát triển về tâm sinh lí của trẻ nhiều hơn nữa.
+ Xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp với lứa tuổi của trẻ.
 Dựa vào tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, Tôi lên kế hoạch cụ thể cho năm, tháng, tuần, những công việc phải làm để hoàn thành mục tiêu đề ra. Trong kế hoạch giáo dục năm học tôi bám vào các tiêu chí như tiêu chí 1 với chỉ số 1: Mục tiêu phù hợp với sự phát triển của trẻ. Tiêu chí 3 chỉ số 5,6 về dự kiến chủ đề và các mốc thời gian thực hiện các chủ đề.
 Ví dụ: Theo tiêu chí 1, chỉ số 1: trong năm học áp dụng các biện pháp vào trẻ mục tiêu đề ra cuối năm: 100% trẻ hứng thú khi học môn tạo hình, 90% trẻ sử dụng thành thạo các đồ dùng như: Bút màu, màu nước, nguyên vật liệu mởtrong sản phẩm tạo hình của mình. 95% trẻ biết nhận xét sản phẩm của mình và của bạn và trẻ biết sáng tạo những sản phẩm độc đáo mới lạ. 
 Kế hoạch tháng tôi áp dụng các tiêu chí như tiêu chí 5, chỉ số 12: Kế hoạch thể hiện các hoạt động phù hợp với hiểu biết, nhu cầu, hứng thú của trẻ. Tiêu chí 6, chỉ số 14: Kế hoạch có nội dung phản ánh các nét văn hóa, truyền thống, tập quán, ngôn ngữ của gia đình và địa phương.
 Ví dụ: Kế hoạch tháng 8: Cô tìm hiểu, làm quen với trẻ giúp trẻ có cảm giác gũi hơn. Tạo những trò chơi liên kết trẻ với trẻ, trao đổi với phụ huynh về tính cách, cách sinh hoạt của trẻ để hiểu rõ hơn về tâm sinh lí. 
 Tháng 9, tháng 10: Cô tiến hành chọn những đề tài tạo hình kích phù hợp với tình hình lớp. Đưa ra những câu hỏi gợi mở để kích thích sự sáng tạo của trẻ. Sau đó cô quan sát cách tạo hình của từng trẻ, hướng trẻ tới những cái trẻ chưa làm được. Sau mỗi giờ tạo hình cô cho trẻ trưng bày và nhận xét các sản phẩm mà mình tạo ra. Hỏi trẻ về ý tưởng của mình trong mỗi sản phẩm đó. Trước mỗi tiết tạo hình cô cần trao đổi với phụ huynh về những gì mà trẻ sẽ được sắp tới, phối hợp với phụ huynh tìm những nguyên vật liệu mở giúp trẻ phát huy hết khả năng tưởng tượng sáng tạo của trẻ.
Tháng 11: Cô và trẻ cùng thực hiện các bài tập test sự sáng tạo qua bộ trắc nghiệm TSD – Z do Nguyễn Huy Tú việt hóa năm 2000. Bộ trắc nghiệm này có hai dạng (form) A và B, có thể đo khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân từ 04 tuổi trở lên. Mỗi bộ trắc nghiệm có 6 họa cho trước (nửa đường tròn, điểm, góc vuông lớn, đường cong uốn lượn, đường gạch, chữ U nhỏ nằm ngoài khung hình chữ nhật). Từ những họa tiết đó trẻ sẽ tưởng tượng và hoàn thành bài vẽ của mình. Dựa vào đó sẽ đánh giá được mức tư duy tưởng tượng của trẻ.
Cứ như vậy cô tùy theo tình hình trẻ để xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng tháng, đẩy dần sự phát triển của trẻ.
 Kế hoạch tuần xây dựng theo tiêu chí 9, chỉ số 24: Kế hoạch có dự kiến những vật liệu, đồ dùng, đồ chơi cần chuẩn bị để trẻ khám phá, thử nghiệm và sáng tạo ở các khu vực hoạt

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_su_pham_nham_giup_tre.doc