Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi nhận biết và phòng tránh nguy hiểm thường gặp hằng ngày ở trường mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi nhận biết và phòng tránh nguy hiểm thường gặp hằng ngày ở trường mầm non

Theo tiến sĩ Nguyễn Thu Cúc, chuyên gia tư vấn của ABS Training cho biết “Kỹ năng sống không phải là những gì quá cao siêu, phức tạp.Việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ bao gồm những nội dung hết sức đơn giản, gần gũi với trẻ em, là kiến thức để trẻ có khả năng tự lập được”.

Giáo dục kỹ năng nhận biết và phòng tránh nguy cơ không an toàn là giáo dục trẻ nhận thức những việc nên làm và không nên làm trước những nguy cơ có thể gây nguy hiểm, xây dựng những hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực giúp trẻ có được những nhận thức, kiến thức, hành vi, thái độ, kỹ năng thích hợp. Những gì mà trẻ lĩnh hội được trong những năm tháng đầu đời sẽ theo trẻ suốt cuộc đời, vì thế nên xây dựng thói quen tốt, kỹ năng cơ bản cho trẻ từ sớm.

Chính vì vậy Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát động rất nhiều phong trào, trong đó phải kể đến một phong trào tiêu biểu, đem lại hiệu quả thiết thực phù hợp với đặc thù của ngành. Đó là phong trào: “Xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ” đối với các bậc học từ mầm non đến phổ thông. Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động, với những kế hoạch nhằm phát triển toàn diện cho trẻ mầm non, Phòng Giáo dục - Đào tạo cũng đã có kế hoạch từng năm học với những biện pháp cụ thể để rèn kỹ năng sống cho trẻ mầm non một cách chung nhất cho các bậc học, đây chính là những định hướng giúp giáo viên thực hiện như: Rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm; rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe, kỹ năng phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác; rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hóa, chung sống hòa bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội.

 

doc 26 trang thanh tú 22 07/10/2022 11768
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi nhận biết và phòng tránh nguy hiểm thường gặp hằng ngày ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
PHẦN MỤC
NỘI DUNG
TRANG
I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1
II
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
3
1.
Nội dung lí luận
3
2.
Thực trạng vấn đề
3
3.
Biện pháp thực hiện
4
3.1
 Lựa chọn nội dung giáo dục phòng tránh nguy hiểm cho trẻ phù hợp với độ tuổi.
4
3.2
Sưu tầm trò chơi, bài thơ, câu chuyện, bài hát có nội dung giáo dục trẻ nhận biết và phòng tránh các nguy hiểm để đưa vào dạy trẻ.
6
3.3
Tạo tình huống cho trẻ trải nghiệm để đưa ra giải pháp khắc phục khi gặp nguy hiểm.
7
3.4
Phối kết hợp với đồng nghiệp và cha mẹ học sinh để giáo dục trẻ nhận biết và phòng tránh các nguy cơ không an toàn
11
III
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
12
1.
Kết luận
12
2.
Kiến nghị
14
Hình ảnh minh họa cho các biện pháp.
Phiếu điều tra chất lượng trước/sau khi thực hiện.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Giáo dục Mầm non là một khoa học và là một nghệ thuật. Khoa học này dạy trẻ không ngừng phát triển. Do vậy đòi hỏi làm công tác chăm sóc giáo dục trẻ phải có năng lực toàn diện, có những phẩm chất cần thiết mới hoàn thành được nhiệm vụ giao phó, nhiệm vụ đó là đào tạo cho thế hệ trẻ phát triển một cách toàn diện cả về thể chất và tinh thần.
Trong những năm gần đây, nền kinh tế - xã hội của đất nước ta có sự tiến bộ không ngừng làm cho ngành giáo dục nói chung và ngành học mầm non nói riêng rất được chú trọng. Xã hội phát triển mang đến cho con người cuộc sống nhiều tiện ích, sự thoải mái nhưng cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm, đặc biệt là đối với con trẻ. Phần lớn những tai nạn xảy ra cho trẻ nhỏ thường do sự bất cẩn của người lớn, đặc biệt đối với trẻ lứa tuổi mầm non – lứa tuổi hiếu động, nghịch ngơm, thích tìm tòi, khám phá nhưng còn rất non nớt, yếu đuối, chưa có kinh nghiệm sống. Trong nhiều năm gần đây, tình trạng trẻ bị thương tật, tử vong do các nguy cơ không an toàn đang gia tăng. Trẻ có thể gặp nguy hiểm ngay tại gia đình trẻ như bỏng, điện giật, trơn trượt, bắt cóc. Đặc biệt vấn nạn xâm hại tình dục trẻ em hiện nay đang ngày càng trở nên nhức nhối hơn bao giờ hết bởi rất nhiều vụ việc vừa được phanh phui. Những câu chuyện đau lòng chính là hồi chuông báo động cho những ai làm cha mẹ cần quan tâm nhiều hơn nữa đến con em mình. Những nguy cơ không an toàn cho trẻ không chỉ có thể xảy ra ở nhà mà còn xảy ra trong trường mầm non, điểm trông giữ trẻ. Những trường hợp không may như điện giật, ngã trong nhà vệ sinh, bị tủ đựng đồ đè hay mới nhất là tai nạn trẻ bị kẹp trên đồ chơi ngoài trời khiến các cháu tử vong. Cho thấy mức độ phức tạp và khó khăn trước thực tế đang xảy ra khiến giáo viên mầm non không thể lường trước được. 
Vì vậy giúp trẻ nhận biết các nguy cơ không an toàn và hướng dẫn trẻ cách phòng tránh là điều vô cùng cần thiết. Đòi hỏi mỗi trẻ đều phải có những kỹ năng để xử lý cũng như bảo vệ chính bản thân mình. Người lớn chúng ta sẽ trang bị cho trẻ những kiến thức, kỹ năng để trẻ luôn sẵn sàng ứng phó với những tình huống nguy hiểm. Giáo dục “kỹ năng cho trẻ nhận biết và phòng tránh nguy cơ không an toàn” ngay từ khi còn thơ bé, sẽ giúp trẻ tự biết chăm sóc và bảo vệ bản thân tránh khỏi những nguy hiểm. Trẻ có thể hòa nhập nhanh với cuộc sống xung quanh, biết cách phát triển các mối quan hệ với mọi người, với thiên nhiên. Giúp trẻ có cơ hội phát triển nhân cách đầy đủ và đúng hướng.
Nhưng trong thực tế hiện nay nhiều giáo viên chưa có kinh nghiệm về giảng dạy kỹ năng sống cho trẻ vì vậy kết quả của giáo dục kỹ năng sống, phẩm chất nhân cách, đạo đức cho trẻ em đạt hiệu quả chưa cao, sự phối hợp của gia đình, nhà trường và xã hội chưa chặt chẽ.
Là một người giáo viên mầm non, tôi nhận thấy việc trang bị cho trẻ những kiến thức cơ bản về cách nhận biết và phòng tránh một số nguy cơ không an toàn cho trẻ là một điều rất cần thiết. Vì vậy ngay từ đầu năm tôi đã xây dựng những tiêu chí để khảo sát đánh giá khả năng phòng tránh nguy hiểm của trẻ hằng ngày và đạt được kết quả như sau. 
Biểu 1: Kết quả khảo sát chất lượng trẻ (Tổng số 47 trẻ)
STT
Nội dung khảo sát
Kết quả
Đạt(%)
Chưa đạt
(%)
1
Nhận biết ra các địa điểm, đồ vật, con vật ngây nguy hiểm.
22 = 46%
25 = 54%
2
Biết tránh xa các mối nguy hiểm.
23 = 49%
24 = 51%
3
Có khả năng đưa ra cách giải quyết khi gặp nguy hiểm
22 = 46%
25 = 54% 
4
Bình tĩnh tìm kiếm sự giúp đỡ của người lớn.
26 = 55%
21 = 45%
Từ kết quả khảo sát và thực trạng của nhóm lớp mình, tôi thấy số lượng trẻ nhận biết và phòng tránh nguy hiểm còn thấp, đa số trẻ chưa biết về những nguy hiểm ở xung quanh trẻ. Vì vậy mà tôi mạnh dạn lựa chọn “Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi nhận biết và phòng tránh nguy hiểm thường gặp hằng ngày ở trường mầm non”. Để áp dụng và thực hiện trong năm học 2019 – 2020 Đề tài này được áp dụng cho lứa tuổi mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi, thực hiện từ tháng 9 năm 2019 đến tháng 2 năm 2020 với mục đích hình thành những kỹ năng nhận biết và phòng tránh nguy hiểm từ đó giúp trẻ hình thành ý thức, thái độ và kỹ năng sống bình tĩnh – tự tin – chủ động trong mọi tình huống.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. NỘI DUNG LÝ LUẬN:
Theo tiến sĩ Nguyễn Thu Cúc, chuyên gia tư vấn của ABS Training cho biết “Kỹ năng sống không phải là những gì quá cao siêu, phức tạp.Việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ bao gồm những nội dung hết sức đơn giản, gần gũi với trẻ em, là kiến thức để trẻ có khả năng tự lập được”.
Giáo dục kỹ năng nhận biết và phòng tránh nguy cơ không an toàn là giáo dục trẻ nhận thức những việc nên làm và không nên làm trước những nguy cơ có thể gây nguy hiểm, xây dựng những hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực giúp trẻ có được những nhận thức, kiến thức, hành vi, thái độ, kỹ năng thích hợp. Những gì mà trẻ lĩnh hội được trong những năm tháng đầu đời sẽ theo trẻ suốt cuộc đời, vì thế nên xây dựng thói quen tốt, kỹ năng cơ bản cho trẻ từ sớm.
Chính vì vậy Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát động rất nhiều phong trào, trong đó phải kể đến một phong trào tiêu biểu, đem lại hiệu quả thiết thực phù hợp với đặc thù của ngành. Đó là phong trào: “Xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ” đối với các bậc học từ mầm non đến phổ thông. Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động, với những kế hoạch nhằm phát triển toàn diện cho trẻ mầm non, Phòng Giáo dục - Đào tạo cũng đã có kế hoạch từng năm học với những biện pháp cụ thể để rèn kỹ năng sống cho trẻ mầm non một cách chung nhất cho các bậc học, đây chính là những định hướng giúp giáo viên thực hiện như: Rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm; rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe, kỹ năng phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác; rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hóa, chung sống hòa bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội.
2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ:
Mặc dù được bồi dưỡng về phương pháp dạy kĩ năng cho trẻ nhưng giáo viên còn chưa chú ý nhiều đến việc những kỹ năng cho trẻ và chưa thường xuyên trò chuyện với từng trẻ để phát triển các kỹ năng sống trong thực tế. Do chương trình dạy trẻ kỹ năng sống lồng ghép trong các hoạt động khác nên trẻ chưa có nhiều cơ hội để thực hành tình huống còn chưa có kỹ năng nhận biết và phòng tránh nguy cơ không an toàn. Khả năng phòng tránh những nguy hiểm với xung quanh còn hạn chế. Trẻ còn thiếu kỹ năng vẫn còn thụ động, không biết ứng phó trong những hoàn cảnh nguy cấp, không biết cách bảo vệ cũng như tìm kiếm sự giúp đỡ. Trong quá trình thực hiện đề tài tôi gặp một số thuận lợi và khó khăn sau:
Thuận lợi: 
- Được sự quan tâm của ban giám hiệu, luôn chỉ đạo sát sao với công tác chuyên môn, tạo điều kiện về cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học cho giáo viên và học sinh. 
- Khung cảnh nhà trường khang trang, mang tính sư phạm, môi trường cảnh quan sạch đẹp có nhiều thuận lợi để tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ.
- Bản thân tôi luôn có ý thức học tập, tham gia các buổi tập huấn cho giáo viên mầm non, yêu nghề mến trẻ, nhiệt tình trong công việc, chịu khó tìm tòi học hỏi qua đồng nghiệp và công nghệ thông tin để nâng cao kiến thức cũng như nghệ thuật lên lớp.
- Trẻ mạnh dạn, tự tin, ham học hỏi và thích khám phá, tìm hiểu thế giới xung quanh trẻ.
Khó khăn: 
- Trong những năm qua, đội ngũ giáo viên đã từng bước khẳng định về chuyên môn nghiệp vụ song việc rèn kỹ năng nhận biết và phòng tránh nguy hiểm cho trẻ còn nhiều lúng túng, chưa linh hoạt. Khả năng tuyên truyền của giáo viên chưa đồng đều, hình thức tổ chức của giáo viên chưa tạo cho trẻ cơ hội thực hành, trải nghiệm nhiều.
- Nhận thức của đông đảo phụ huynh về việc giáo dục kĩ năng nhận biết và phòng tránh nguy hiểm của trẻ còn nhiều hạn chế.
- Khả năng nhận biết và phát hiện về những nguy hiểm thường gặp hằng ngày của trẻ còn thấp.
- Để tháo gỡ những băn khoăn ấy và nhằm giúp cho bản thân có thêm tư liệu trong việc giáo dục trẻ, đồng thời giúp cha mẹ biết cách giáo dục trẻ một cách đúng phương pháp, theo khả năng của trẻ cũng như sự phát triển toàn diện cho trẻ sau này, tôi đã mạnh dạn áp dụng một số biện pháp sau:
3. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
3.1. Lựa chọn nội dung giáo dục phòng tránh nguy hiểm cho trẻ phù hợp với độ tuổi.
Việc lựa chọn nội dung dạy trẻ kỹ năng để nhận biết và phòng tránh nguy hiểm phù hợp với độ tuổi là một điều quan trọng trong quá trình thực hiện chương trình giáo dục trẻ. Bởi vì khi lựa chọn được nội dung phù hợp thì trẻ sẽ dễ tiếp thu kiến thức với nội dung làm trẻ hứng thú hơn trong hoạt động. Giáo viên thiết kế các hoạt động dễ dàng hơn. Bản thân tôi trong quá trình nghiên cứu chương trình giáo dục mầm non, đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi 4-5 tuổi và cùng đồng nghiệp xây dựng phiên chế thì tôi thấy việc đưa các nội dung giáo dục về an toàn cần phù hợp với độ tuổi. Thời gian tổ chức của nội dung phù hợp với độ tuổi không quá dài, không quá ngắn, nó đảm bảo các yêu cầu và mức độ nhận thức của trẻ. Qua đó, trẻ biết những nguy hiểm tới tính mạng và cách phòng tránh. Căn cứ vào đặc điểm lứa tuổi, phiên chế chương trình, tôi đã lựa chọn những nội dung giáo dục để xây dựng kế hoạch dạy theo các tháng như sau: 
Kế hoạch giáo dục
Nội dung giáo dục
Mục đích
Tháng 9
Không sử dụng các đồ dùng, vật dụng sắc nhọn.
Không leo trèo bàn, ghế, lan can.
- Trẻ nhận biết được những loại đồ dùng an toàn và những loại đồ dùng không an toàn với bản thân, không chèo lên bàn, ghế, lan can.
- Trẻ biết không được cười đùa nói chuyện trong khi ăn, uống, hoặc khi ăn các loại quả có hạt...
Tháng 10
 Không đến gần các đồ dùng có nguy cơ gây bỏng: phích nước, bếp đang đun
Chạm tay vào các ổ điện, nguồn điện.
- Trẻ nhận biết các vật gây bỏng như bếp đang đun, phích nước...
Tháng 11
Không tự ý lấy thuốc uống.
 - Trẻ biết không tự ý lấy thuốc uống. Trẻ biết hỏi ý kiến người lớn trong việc dùng thuốc.
Tháng 12
Bé biết tránh xa các con vật nguy hiểm như chó, mèo, một số con vật sống trong rừng khi tham quan vườn bách thú 
- Trẻ biết khi ra vườn chơi phải đi dép hoặc giày, không chạm vào các con côn trùng đậu trên hoa...
- Trẻ biết được sự nguy hiểm khi tiếp xúc với các con vật hung dữ trong công viên hay với chó, mèo. Không tiến lại gần, nếu con chó, mèo đó đang ăn, bị xích.
Tháng 1
- Nhận ra các kí hiệu thông thường như cấm sờ ổ điện, cấm lửa và các kí hiệu đèn khi tham gia giao thông.
- Trẻ biết được một số kí hiệu thông thường để không sờ vào những nơi có lửa như bếp ga đang đun hay sờ tay vào ổ điện. Trẻ đội mũ bảo hiểm không đùa nghịch khi tham gia giao thông, biết được ý nghĩa của tín hiệu đèn.
Tháng 2
- Khi ăn cơm, kẹo, các loại quả có hạt không cười, đùa.
 - Trẻ biết các vật gây hóc sặc và tránh xa các vật đó.
Tháng 3
- Trẻ biết gọi người giúp đỡ khi gặp khó khăn như bị ngã, bị chảy máu, bị lạc....
- Trẻ biết gọi người lớn khi trẻ cảm thấy không khỏe như ốm, sốt, đau, hay chảy máu. 
Tháng 4
- Không đi, chạy nhảy vào chỗ có nước trơn.
Biết tránh các nơi nguy hiểm (ao, hồ).
- Trẻ biết những chỗ chơn trượt, chánh những vũng nước dễ ngã.
Trẻ biết tránh các nơi nguy hiểm như ao hồ hố vôi...
Tháng 5
- Ôn lại các kĩ năng đã học.
- Giúp trẻ ôn lại các kĩ năng đã học để trẻ nhớ lâu hơn.
Sau khi lựa chọn các nội trong tháng tôi thiết kế các hoạt động để triển khai dạy trẻ, có những nội dung phù hợp với việc lồng ghép trong các hoạt động học, có nội dung được đưa vào hoạt động ngoài trời. Nhưng cũng có nội dung được tổ chức thành các hoạt động riêng biệt trong các buổi chiều.
Từ sự lựa chọn theo lịch trình trên sẽ giúp tôi dễ dàng hơn trong việc tuyên truyền tới phụ huynh về các cách phối hợp dạy trẻ kỹ năng sống cần thiết. Tạo được sự thống nhất giữa gia đình và nhà trường để hình thành thói quen và các phẩm chất nhân cách tốt ở trẻ.
Ví dụ: Trong tháng 10 tôi lựa chọn nội dung luyện tập cho trẻ như sau:
Tôi đưa ra những hình ảnh minh họa và hệ thống câu hỏi để hỏi trẻ: 
- Các con thấy bạn đang làm gì?
 - Việc bạn nhỏ làm có đúng không?
 - Hậu quả là gì ?
 - Nếu là con con sẽ làm gì?
 - Vì sao con làm như vậy?
(Hình ảnh 1: Bài tập nguy hiểm)
Qua việc lựa chọn nội dung giáo dục và các bài tập thực hành tôi thấy được hiệu quả rõ rệt. Trẻ lớp tôi rất thích được chơi qua các bài thực hành ở các giờ hoạt động chiều. Qua đó trẻ sẽ được giáo dục kỹ năng nhận biết và phòng tranh nguy cơ không an toàn một cách liền mạch, cụ thể từng nội dung giáo dục sẽ nâng cao mức độ lên dần nhưng vẫn phù hợp với trẻ một cách hợp lí nhất. 
3.2. Sưu tầm và áp dụng trò chơi, bài thơ, câu chuyện, bài hát có nội dung giáo dục trẻ nhận biết và phòng tránh các nguy hiểm.
Từ thực tiễn tôi nhận thấy nếu dạy trẻ nhận biết và phòng tránh về các nguy cơ không an toàn chỉ bằng “thực hành miệng” thì nhiều khi trẻ sẽ không hình dung ra được. Và tôi nhận thấy các trò chơi, câu chuyện đem lại hiệu quả rất tốt trong việc giáo dục trẻ, giúp trẻ nhận biết một cách dễ dàng nhất, dễ hiểu nhất, giáo viên sẽ cảm thấy nhẹ nhàng hơn khi truyền đạt kiến thức. Từ đó tôi đã sưu tầm các trò chơi, bài thơ, câu chuyện có nội dung giáo dục trẻ nhận biết và phòng tránh các nguy hiểm để tổ chức giáo dục kỹ năng cho trẻ.Tôi tổ chức các trò chơi, bài thơ, câu chuyện này trong phần trò chơi ôn luyện các giờ học khám phá, giờ hoạt động chiều để góp phần giáo dục trẻ một cách hiệu quả nhất.
Xuất phát từ đặc điểm tâm lý của trẻ mầm non là rất thích nghe kể chuyện. Nội dung các câu chuyện thường để lại ấn tượng cho trẻ khó phai mờ. Chính vì vậy tôi đã  sáng tác một số câu chuyện lồng vào đó các tình huống để giáo dục trẻ. Giúp trẻ tiếp nhận một cách hứng thú, tự nguyện.
Ví dụ:
Tháng 9: Qua bài thơ: “Bé ơi” của nhà thơ Phong Thu
Bé này, bé ơi! Đừng cho chân chạy
Đừng chơi đất cát Buổi sáng ngủ dậy
Hãy vào bóng mát Rửa mặt đánh răng
Khi trời nắng to Sắp đến bữa ăn
Sau lúc ăn no Rửa tay đã nhé
 Bé ơi, bé này
 Tôi sẽ giáo dục trẻ một số cách tự bảo vệ mình như rửa tay trước khi ăn, không chêu đùa trong và sau khi ăn, biết đi vào trong nhà khi trời mưa và tránh xa đất cát.
Tháng 10: Với đề tài gia đình: Qua trò chơi: “Tôi hỏi bạn trả lời” là trò chơi mà trẻ lớp tôi rất hứng thú.
Cách chơi: Cô sẽ đưa ra 1 số tình huống và hỏi trẻ ví dụ:
- Khi gặp ấm nước đang sôi con sẽ làm gì?
- Khi gắp bếp ga đang đun con sẽ làm gì?
- Khi gặp ổ điện trên sàn nhà con sẽ làm gì?
- Khi con vào nhà bạn chơi con thấy dao, kéo ở sàn nhà thì con sẽ làm gì? 
(Hình ảnh 2: Trẻ chơi trò chơi “ Tôi hỏi bạn trả lời”)
Khi đó trẻ sẽ lựa chọn quyền trả lời bằng cách lắc xắc xô và trả lời, sau mỗi câu trả lời đúng trẻ sẽ được 1 hình tô màu nhỏ.
Nếu như các con biết cách xử lý với những nguy hiểm trên thì trẻ sẽ có thêm được những kinh nghiệm, giảm được nhiều nguy cơ gây mất an toàn trong đời sống hằng ngày của trẻ.
Tháng 11: Với đề tài giao thông: Tôi đưa ra câu truyện “Qua đường”.Tôi đưa ra câu truyện và giáo dục trẻ không tham gia giao thông khi không có người lớn đi cùng. Đồng thời đưa ra hệ thống câu hỏi giúp trẻ nhận biết những nguy hiểm khi tham gia giao thông.
- Khi tham gia giao thông các con phải làm gì?
- Ngồi trên xe các con phải ngồi như thế nào?
- Khi các con đi bộ các con phải đi bên nào? 
- Đèn nào các con được đi còn đèn nào phải dừng lại?
Qua câu truyện trẻ thấy được những nguy hiểm xung quanh mình trẻ cần phải phòng tránh như không qua đường một mình, phải chú ý đèn giao thông...Trẻ rất hứng thú khi tham gia vào giờ học, trẻ sẽ có thêm kinh nghiệm khi tham gia giao thông an toàn.
Tháng 12: Với đề tài “Động vật sống khắp nơi”. Tôi giáo dục trẻ biết làm gì và không nên làm gì với con vật đó, đồng thời chỉ ra từng hành động cụ thể. Cần cảnh báo cho trẻ biết những hành động như: Giật đuôi, đánh mạnh, siết chặtSẽ khiến con vật bộc phát tính hung dữ và quay sang cắn người. Bên cạnh đó tôi cũng giáo dục trẻ như: Không được lại gần các con vật lúc đang ăn, ngủ hoặc đang gầm gừ, cắn nhau với con vật khác như vậy rất nguy hiểm. Để hiểu rõ hơn tôi kết hợp cho trẻ chơi trò chơi khoanh tròn những con vật hung dữ (hiền lành). Qua đó để trẻ biết và phòng tránh những nguy hiểm từ những con vật hung dữ đến những con côn trùng như con ong, con sâuđể trẻ không tiếp xúc với chúng.
(Hình ảnh 3: Bé khoanh những con vật hiền lành)
Trong giờ hoạt động âm nhạc tôi đưa một số bài hát có hiệu quả giáo dục cao, đó là những bài hát chứa đựng tình huống không an toàn để giáo dục kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ như bài hát “con mèo ra bờ sông” của nhạc sĩ Hoàng Hà.
Một con mèo ra bờ sông
Meo... Mèo này chớ xuống sông
Một con mèo ra bờ ao
Meo... Mèo này chớ xuống ao
Em cũng không chơi gần sông
Em cũng không chơi gần ao...kẻo ngã...nhào.
Tôi không chỉ dạy trẻ thuộc bài hát, giảng nội dung cho trẻ nghe mà tôi còn giúp trẻ hiểu được rằng không nên chơi ở gần bờ sông, bờ ao. Bởi vì đó là những nơi rất nguy hiểm mà khi trẻ ngã xuống có thể bị đuối nước nếu như không được cứu kịp thời.
Với những bài thơ, ca dao, tục ngữ, các trò chơi, câu chuyện, bài hát có nội dung giáo dục trẻ nhận biết và phòng tránh nguy hiểm thường gặp hằng ngày tôi sưu tầm, sáng tác đã giúp trẻ tích cực tham gia vào hoạt động, dễ nhớ, nhanh thuộc và khắc sâu được kiến thức về nhận biết và phòng tránh nguy hiểm. Trẻ biết được việc gì nên và việc gì trẻ không nên làm đồng thời nếu không may gặp nguy hiểm trẻ sẽ nhớ lại cách được sử lí trong những bài thơ, câu truyện, bài học trẻ đã học, đã chơi. .
3.3. Tạo tình huống cho trẻ trải nghiệm để đưa ra giải pháp khắc phục khi gặp nguy hiểm 
Việc tạo tình huống cho trẻ tham gia hoạt động trải nghiệm thực tế giúp trẻ dễ dàng hơn trong việc tiếp thu kiến thức. Thay vì “ Con không được làm thế này, thế kia” thì ta nên đưa ra các tình huống cụ thể thông qua thực tế giúp trẻ hiểu tại sao không được làm như thế, nếu xảy ra thì sẽ phải làm như thế nào? Từ những suy nghĩ tìm cách xử lý ở các tình huống cụ thể đó giúp trẻ dần có kỹ năng suy đoán, biết áp dụng những kiến thức kinh nghiệm mình đã có để tìm cách giải quyết. Từ đó trẻ có thể vận dụng với những tình huống khác trong thực tế hàng ngày mà trẻ gặp. Dần hình thành cho trẻ những kinh nghiệm, những kỹ năng biết bảo vệ mình trong cuộc sống. Việc xây dựng các tình huống cho trẻ trải nghiệm giúp giáo viên có cơ hội quan sát cách xử lý của trẻ và đánh giá mức độ nhận thức của trẻ đến đâu để có biện pháp tác động kịp thời. Mặt khác còn giúp cho giáo viên có thêm biện pháp mới trong việc giáo dục trẻ. Để thực hiện được biện pháp này tôi đã thực hiện theo các bước như sau:
- Bước 1: Đưa ra các nội dung giáo dục trẻ để lấy làm tiêu chí xây dựng các tình huống.
- Bước 2: Căn cứ vào các kĩ năng của trẻ tại lớp để xây dựng tình huống phù hợp với lứa tuổi mẫu giáo .
- Bước 3: Đưa ra các cách giải quyết để hỗ trợ giáo viên khi tổ chức và thực hiện cho trẻ trải nghiệm các tình huống. Tôi đã mạnh dạn nghiên cứu, xây dựng một số tình huống để đưa vào khảo sát trên trẻ
Ví dụ: Tình huống “khi trẻ bị lạc”: tôi kể câu chuyện: chuyện của bé Lan.
“Hôm nay Lan được mẹ cho đi chợ mua sắm để chuẩn bị đón tết, ở chợ có bao nhiêu là các gian hàng nào là bánh kẹo, quần áo, thực phẩm và đặc biệt là gian hàng đồ chơi nhiều màu sắc. Lan thích lắm, Lan ngắm hết đồ chơi này đến đồ chơi khác, nhấc lên, đặt xuống, chạy sa

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_4_5_tuoi_nha.doc