SKKN Một số biện pháp nâng cao tính chủ động, sáng tạo của giáo viên trong tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ ở trường mầm non Đông Cương

SKKN Một số biện pháp nâng cao tính chủ động, sáng tạo của giáo viên trong tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ ở trường mầm non Đông Cương

 Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh thì sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo là sự nghiệp chung của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội nhưng người trực tiếp và quyết định chính là đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục. Bác từng nói: “Một nhà giáo giỏi không đòi hỏi phải tinh thông tất cả mọi lĩnh vực, hiểu hết tri thức của nhân loại, nhưng do yêu cầu của nghề nghiệp nên nhà giáo phải không ngừng trau dồi kiến thức, đặc biệt phải thành thạo lĩnh vực chuyên môn của mình, đáp ứng ngày càng tốt hơn sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo; thường xuyên tích luỹ kiến thức, tự học, tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, phương pháp sư phạm để thực sự là tấm gương sáng cho học sinh noi theo”. Người nói: “Giáo viên cũng phải tiến bộ cho kịp thời đại thì mới làm được nhiệm vụ, chớ tự mãn cho mình giỏi rồi thì dừng lại mà dừng lại là lùi bước, là lạc hậu, tự đào thải mình trước” (Hồ Chí Minh, Toàn tập, t.9, tr.489).

Kế thừa và phát huy truyền thống “tôn sư trọng đạo” của dân tộc, thực hiện tư tưởng của Bác Hồ, Đảng và Nhà nước ta hết sức chăm lo phát triển sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo. Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo đã tiếp tục khẳng định quan điểm “Giáo dục và Đào tạo là Quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân” và đề ra 9 nhiệm vụ; trong đó có nhiệm vụ về “Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo” nhằm chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo, khuyến khích đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

 

doc 22 trang thuychi01 10432
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao tính chủ động, sáng tạo của giáo viên trong tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ ở trường mầm non Đông Cương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP. THANH HÓA
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO TÍNH CHỦ ĐỘNG, 
SÁNG TẠO CỦA GIÁO VIÊN TRONG TỔ CHỨC CÁC 
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CHO TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON ĐÔNG CƯƠNG
Người thực hiện: Lê Thị Dương
Chức vụ: Hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường MN Đông Cương
SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý
THANH HOÁ NĂM 2018
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
 Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh thì sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo là sự nghiệp chung của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội nhưng người trực tiếp và quyết định chính là đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục. Bác từng nói: “Một nhà giáo giỏi không đòi hỏi phải tinh thông tất cả mọi lĩnh vực, hiểu hết tri thức của nhân loại, nhưng do yêu cầu của nghề nghiệp nên nhà giáo phải không ngừng trau dồi kiến thức, đặc biệt phải thành thạo lĩnh vực chuyên môn của mình, đáp ứng ngày càng tốt hơn sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo; thường xuyên tích luỹ kiến thức, tự học, tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, phương pháp sư phạm để thực sự là tấm gương sáng cho học sinh noi theo”. Người nói: “Giáo viên cũng phải tiến bộ cho kịp thời đại thì mới làm được nhiệm vụ, chớ tự mãn cho mình giỏi rồi thì dừng lại mà dừng lại là lùi bước, là lạc hậu, tự đào thải mình trước” (Hồ Chí Minh, Toàn tập, t.9, tr.489). 
Kế thừa và phát huy truyền thống “tôn sư trọng đạo” của dân tộc, thực hiện tư tưởng của Bác Hồ, Đảng và Nhà nước ta hết sức chăm lo phát triển sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo. Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo đã tiếp tục khẳng định quan điểm “Giáo dục và Đào tạo là Quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân” và đề ra 9 nhiệm vụ; trong đó có nhiệm vụ về “Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo” nhằm chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo, khuyến khích đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ... 
Mầm non là cấp học đầu tiên không chỉ hình thành nên nhân cách người học mà còn tạo nền tảng kiến thức và đặc biệt là cách tiếp cận với tri thức khoa học. Bởi vậy, nhiệm vụ của giáo viên Mầm non gắn với trách nhiệm nuôi dưỡng, tạo cho các em niềm say mê khám phá những tri thức khoa học đơn giản đầu tiên. Trong giáo dục thì việc người giáo viên có tính chủ động, có khả năng sáng tạo trong mọi hoạt động sẽ có những thế hệ học sinh phát triển tích cực, chủ động và sáng tạo. Đây là một trong những nhiệm vụ năm học 2017 – 2018 của bậc học Mầm non đã đề ra mục tiêu chú trọng tổ chức hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ theo quan điểm “Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”. Muốn đạt được điều đó thì bản thân mỗi nhà quản lý, mỗi giáo viên phải thực sự là người chủ động và sáng tạo trong mỗi hoạt động giáo dục của trẻ. 
	Trên thực tế hiện nay, việc chủ động và sáng tạo của một số giáo viên trong nhà trường chưa cao vì nhiều giáo viên còn dạy theo lối mòn kinh nghiệm nhiều năm công tác, không tự học hỏi, làm việc theo đúng quy chế chuyên môn nhưng chưa sáng tạo vì vậy hiệu quả trong việc thực hiện giáo dục chưa cao. Mặt khác giáo viên rất linh hoạt trong sử dụng điện thoại, Internet nhưng chưa vận dụng được các trang mạng xã hội, hay lấy những thông tin hữu ích để áp dụng vào quá trình dạy trẻ cho phù hợp. Việc tổ chức các hoạt động giáo dục thường đầy đủ, đúng phương pháp, rõ trọng tâm nhưng vẫn tổ chức theo một lối mòn. Bài soạn đầy đủ các phần, các bước nhưng trước giờ lên lớp giáo viên không xem qua nên thường hay lúng túng khi tổ chức. Đây chính là sự bị động (hay là thiếu tính chủ động) trong công việc. Bên cạnh đó, có khi một bài hát hay một câu đố, trò chơi có thể sử dụng nhiều lần trong việc ổn định tổ chức và dẫn dắt vào bài - Đây chính là một hạn chế không mang tính sáng tạo. 
Trong năm học này, nhà trường thực hiện Chương trình Giáo dục Mầm non theo Thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo về sửa đổi bổ sung một số nội dung của Chương trình giáo dục Mầm non, điều này khiến không ít giáo viên bỡ ngỡ khi tổ chức thực hiện, nếu giáo viên không tự học hỏi, không chủ động thì sẽ gặp khó khăn rất nhiều trong quá trình tổ chức. Tất cả những hạn chế, bất cập đó khiến tôi rất trăn trở, suy nghĩ và tìm hướng khắc phục để chỉ đạo cho giáo viên của mình hiểu vấn đề. Không có con đường nào khác là phải phát huy được tính chủ động và sáng tạo của giáo viên trong mọi hoạt động. Chính vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao tính chủ động, sáng tạo của giáo viên trong tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ ở trường Mầm non Đông Cương” làm đề tài nghiên cứu cho mình.
1.2. Mục đích nghiên cứu: 
Nhằm nghiên cứu thực trạng việc tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ ở nhà trường, để từ đó tìm ra những biện pháp hợp lý giúp giáo viên chủ động trong việc xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động giáo dục đạt kết quả tốt nhất.
1.3. Đối tượng nghiên cứu: 
Đội ngũ giáo viên trong tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ ở trường Mầm non Đông Cương thành phố Thanh Hoá.
	1.4. Phương pháp nghiên cứu: 
Trong quá trình nghiên cứu đề tài tôi sử dụng kết hợp một số phương pháp cụ thể sau: Phương pháp nghiên cứu lý luận; Phương pháp khảo sát; Phương pháp quan sát; Phương pháp tư duy; Phương pháp đàm thoại; Phương pháp dùng lời; Phương pháp so sánh, tổng hợp; Thống kê.
2. NỘI DUNG 
2.1. Cơ sở lí luận của việc chỉ đạo nâng cao tính chủ động, sáng tạo của giáo viên trong tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ:
Thực hiệm vụ GDMN năm học 2017 - 2018 của phòng GD&ĐT thành phố chỉ đạo các nhà trường tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị, các cuộc vận động và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” thành các hoạt động thường xuyên trong nhà trường. Tổ chức quán triệt đến toàn thể CBGV, NV nội dung sửa đổi, bổ sung của Chương trình GDMN ban hành kèm theo Thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT. Tiếp tục thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường Mầm non lấy trẻ làm trung tâm", tạo cơ hội cho trẻ được khám phá, trải nghiệm, chú trọng quan tâm đến năng lực cá nhân trẻ, rèn luyện tính tích cực, chủ động, tự lập, hình thành và phát triển kỹ năng sống phù hợp với yêu cầu của xã hội hiện đại và truyền thống văn hóa của dân tộc. Cùng với quan điểm phát triển năng lực cá nhân của trẻ bà Maria Montessori cho rằng “Chúng ta không thể biết hậu quả của việc cấm đoán tính tự phát của trẻ nhỏ khi nó chỉ mới bắt đầu chủ động. Chúng ta thậm chí có thể bóp nghẹt chính sự sống. Thứ nhân tính bộc lộ bên dưới tất cả những chói lọi huy hoàng của trí tuệ trong suốt tuổi thơ ấu ngọt ngào và dịu dàng nên được tôn trọng đến mức như sùng kính. Nó giống như mặt trời xuất hiện trong buổi bình minh hay đóa hoa mới bắt đầu bừng nở. Giáo dục không thể hữu ích trừ phi nó giúp trẻ nhỏ mở lòng đón nhận cuộc sống”. Với quan điểm “mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt” và “mỗi đứa trẻ đều có cơ hội được học bằng nhiều cách khác nhau”, vì vậy dạy cho trẻ Mầm non cần được tiếp cận với phương pháp giáo dục “lấy trẻ làm trung tâm”. Đó là phương pháp mà giáo viên (GV) cần chú ý đến hứng thú, nhu cầu, khả năng, thế mạnh của mỗi trẻ để hiểu, đánh giá đúng và tôn trọng. Cho nên, để phát huy tính tích cực, chủ động, tự lập và hình thành kỹ năng sống cho trẻ đòi hỏi người giáo viên cũng phải tích cực chủ động và sáng tạo trong mọi hoạt động.
Vậy chủ động và sáng tạo là gì? Nó có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi giáo viên Mầm non.
* Về chủ động:
- Thường khi làm việc gì, muốn thành công thì phải chủ động. Chủ động nghĩa là hành động theo những dự tính của mình định ra chứ không phải do người khác áp đặt.
- Tất cả mọi thứ trong cuộc sống muốn thành công đòi hỏi yếu tố bản thân người thực hiện phải chủ động. 
- Chủ động là một thói quen, được tôi luyện và rèn dũa bằng ý chí. Dù là việc nhỏ hay không phải của mình nếu chủ động có nhận thức thì sẽ làm tốt hơn. 
Quyết tâm, chủ động và bền bỉ là nền tảng của thành công.
Nhà khoa học Orlando Aloysius Battista cho rằng “Sự chủ động đối với thành công giống như que diêm đang cháy đối với ngọn nến”. 
Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về “Chủ động” và một cách hiểu đơn giản nhất thì chủ động là tự mình quyết định hành động, không bị chi phối bởi người khác hoặc hoàn cảnh bên ngoài.
* Về sáng tạo:
Trong từ điển tiếng Việt: Sáng tạo dưới phương diện là “Động từ” có nghĩa là tạo ra những giá trị mới về vật chất hoặc tinh thần sáng tạo nghệ thuật, có cách giải quyết mới, không bị gò bó, phụ thuộc vào cái đã có. 
Động từ: Tìm ra và thực hiện cái mới vận dụng vào thực tế sáng tạo, là say mê nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về vật chất, tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà không bị gò bó phụ thuộc vào những cái đã có.
Hay chỉ đơn giản là dám làm ra một cái gì đó mới mẻ, táo bạo, khác thường nhưng vẫn rất hữu dụng.
Sáng tạo là hoạt động tạo ra bất kỳ cái gì có tính mới và tính có ích.
Sáng tạo là khả năng nhìn ra những mối liên quan ở nơi tưởng chừng không có. (Thomas Disch) 
* Ý nghĩa của chủ động và sáng tạo:
- Tính chủ động giúp con người hành động nhiều hơn, phát triển tốt hơn cả 
thể chất, tinh thần và trí não. 
- Luôn luôn tiến về phía trước, gặp trở ngại khó khăn sẽ tìm cách vượt qua. Ngoài ra tính chủ động còn giúp suy nghĩ tốt hơn, sâu sắc hơn để hoàn thiện bản thân.
- Sáng tạo là giúp rèn luyện tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng phương pháp tiên tiến, hiện đại vào quá trình dạy học. 
- Giúp giáo viên Mầm non biết cách khơi gợi niềm say mê, tính tò mò của trẻ. 
- Giáo viên có khả năng tự thiết kế kế hoạch giảng dạy để dạy trẻ đạt kết quả tốt nhất. Căn cứ vào khả năng, nhu cầu học tập, kinh nghiệm sống của trẻ để xác định mục tiêu, nội dung cụ thể trong từng hoạt động và đảm bảo tốt mục tiêu giáo dục đề ra. 
- Giúp giáo viên đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ trong quá trình tham gia các hoạt động giáo dục tại trường. 
- Làm đồ dùng, đồ chơi phong phú, đa dạng mang tính giáo dục và thẩm mỹ cao. Tích cực, chủ động tham gia các hoạt động, làm việc theo nhóm để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn cùng đồng nghiệp và biết suy nghĩ và vận dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống, giải quyết các tình huống trên tiết học Từ đó, giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, tích cực, chủ động, tư duy, sáng tạo, thích thú tìm tòi, khám phá trong quá trình tham gia các hoạt động giáo dục ở trường, ở lớp. 
2.2. Thực trạng về tính chủ động, sáng tạo của giáo viên trong tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ ở trường Mầm non Đông Cương hiện nay.
* Tình hình chung:
Trường Mầm non Đông Cương nằm ở phía Bắc thành phố Thanh Hóa, thuộc địa bàn phường Đông Cương, toàn trường có 34 cán bộ, giáo viên và nhân viên trong đó số giáo viên trực tiếp đứng lớp là 24 cô với tổng số học sinh 479/12 nhóm,lớp.
Nhiều năm liền nhà trường được công nhận là “Tập thể Lao động xuất sắc”. Đặc biệt năm học 2016 - 2017 trường được tặng “Cờ thi đua xuất sắc” của Ủy ban nhân dân Tỉnh Thanh Hoá và là trường thứ 3 của bậc học Mầm non thành phố đạt trường chuẩn Quốc gia mức độ II năm 2014.
 * Thuận lợi: 
Trường Mầm non Đông Cương luôn được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của phòng Giáo dục & Đào tạo thành phố, của chính quyền địa phương và sự ủng hộ nhiệt tình của các bậc cha mẹ học sinh, trường đã được đầu tư đầy đủ cơ sở vật chất, các trang thiết bị hiện đại. Có đầy đủ các thiết bị, đồ dùng phục vụ cho việc chăm sóc giáo dục trẻ. 
Trường có đội ngũ CBGV-NV đạt trình độ chuẩn 100%, trong đó trên chuẩn đạt 76,5%, có năng lực chuyên môn tốt, có nhiều kinh nghiệm trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, có lối sống chân thật, tâm huyết với nghề, kiên định vững vàng trong tư tưởng, xác định rõ vị trí và nhiệm vụ của người giáo viên Mầm non.
* Khó khăn:
Kỹ năng tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên của bản thân còn mang tính tập trung, chưa chú ý vào khả năng nhận thức của từng cá nhân giáo viên.
Một số giáo viên trẻ mới vào trường kinh nghiệm và kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ còn hạn chế.
Một số giáo viên còn thụ động, chưa tự tin khi tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ. 
Đồ dùng tự tạo chưa phong phú, chưa phát huy khả năng sáng tạo cũng như cơ hội hoạt động tích cực ở trẻ. Môi trường lớp học vẫn tập trung vào các mảng tường, chưa chú ý đến giáo cụ, đồ dùng cho trẻ hoạt động.
* Kết quả khảo sát thực trạng:
Năm học
Nội dung
Số lượng giáo viên
Tỷ lệ
2017-2018
Tính chủ động
12/24
50%
Tính sáng tạo
8/24
33,4%
Kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục 
11/24
45,8%
Thiết kế môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
11/24
45,8%
Qua khảo sát thực tế, tôi nhận thấy số giáo viên có tính chủ động, sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ ở trường Mầm non, mới đạt tỷ lệ trung bình, còn nhiều giáo viên chưa sáng tạo trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục. Chính vì vậy, cần phải có kế hoạch bồi dưỡng giáo viên phù hợp để có các hình thức tổ chức cũng như phương pháp tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Phát huy tính chủ động và sáng tạo của giáo viên là một việc làm vô cùng cần thiết để đạt được cái đích cuối cùng trong tổ chức các hoạt động giáo dục. Muốn giáo viên chủ động và sáng tạo thì người quản lý cũng cần có những thay đổi trong tổ chức, điều hành, bồi dưỡng đội ngũ một cách chủ động và sáng tạo. Sự chủ động và sáng tạo của giáo viên sẽ tạo ra một thế hệ học sinh có khả năng chủ động trong mọi tình huống và sáng tạo trong mọi lĩnh vực. Vì vậy, cần nâng cao kỹ năng bồi dưỡng chuyên môn cho bản thân người quản lý; Bồi dưỡng kỹ năng cho giáo viên theo hướng chuyên sâu từng nội dung cụ thể; Tôn trọng tính chủ động, sáng tạo của giáo viên trong mọi hoạt động.
2.3.1. Nâng cao kỹ năng bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên.
Thực hiện theo CV số 675/CV-PGD&ĐT ngày 12 tháng 9 năm 2017 của 
phòng GD&ĐT thành phố về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2017 – 2018 bậc học Mầm non, trong đó nêu rõ các nội dung tiếp tục thực hiện công tác bồi dưỡng thường xuyên CBQL và GVMN; Tổ chức bồi dưỡng chuyên đề, nhất là nội dung sửa đổi, bổ sung của Chương trình GDMN ban hành kèm theo Thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT; Đổi mới công tác quản lý; Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về chăm sóc giáo dục trẻ cho cán bộ, giáo viên Để thực hiện một cách hiệu quả nhiệm vụ chuyên môn của cấp học, bản thân người quản lý cần phải nâng cao kỹ năng quản lý cũng như kỹ năng bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên của mình nhằm đáp ứng được yêu cầu của “Đổi mới căn bản”. Muốn làm được điều đó thì bản thân người quản lý và giáo viên cần:
* Tham gia bồi dưỡng đầy đủ: 
Tham gia bồi dưỡng với mục đích để người quản lý và giáo viên biết được những nội dung thay đổi, nội dung mới theo hướng dẫn và cách vận dụng hay áp dụng vào thực tế trong quá trình dạy trẻ như thế nào. Bồi dưỡng chuyên môn là hình thức để nâng cao nhận thức và kỹ năng tay nghề của giáo viên và cán bộ quản lý. Nếu không tham gia bồi dưỡng thì người quản lý mãi tụt hậu, không tiếp cận được cái mới, cái hiện đại. Như vậy, không có khả năng để chỉ đạo thực hiện tốt các hoạt động giáo dục của trường mình. 
Đối với giáo viên khi được tham gia bồi dưỡng chuyên đề hè hàng năm:
Thứ nhất, mỗi giáo viên trước hết phải nhận thức được vị trí,vai trò, trách nhiệm về tự học, tự bồi dưỡng. Chỉ khi nhận thức đúng thì bản thân mỗi giáo viên mới chuyển hóa được nhu cầu, đòi hỏi của xã hội thành động cơ mục đích của cá nhân, từ đó mới chủ động, tích cực, tự giác phấn đấu tự học, tự bồi dưỡng.
Thứ hai, bản thân mỗi giáo viên cần xây dựng cho mình kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng khoa học.Trong kế hoạch này cần xác định rõ mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp, thời gian tự học, tự bồi dưỡng. Khi xây dựng kế hoạch giáo viên phải thể hiện rõ những nét phẩm chất, nhân cách, đạo đức nghề nghiệp cần hoàn thiện. Những kiến thức, kĩ năng sư phạm, phương pháp dạy học, cần bổ sung. Để xây dựng một kế hoạch khoa học, giáo viên cần dựa trên kế hoạch của trường. Chỉ đạo xây dựng kế hoạch mở lớp chuyên đề tại trường cho 100% giáo viên được tham gia học tập; Xây dựng các tiết thực hành. Vì thế, sau buổi tập huấn tôi đã trao đổi lại cùng với hai phó hiệu trưởng và ba tổ trưởng chuyên môn để cùng nhau thảo luận và hiểu sâu vấn đề, để từ đó giúp tôi có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc chỉ đạo và bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, giúp giáo viên nắm bắt kịp thời, tiếp thu sâu kiến thức về nội dung chương trình GDMN sau sửa đổi, bổ sung theo TT28/2016/TT-BGDĐT. Ngoài ra bản thân tôi luôn tự học hỏi trong việc tìm hiểu thông tin qua Email; qua các trang Web; qua các trang mạng xã hội. Trong những năm gần đây, việc ứng dụng công nghệ thong tin (CNTT) trong quản lý, điều hành và dạy học đã được nhà trường chú trọng. Các máy tính đều được kết nối mạng Internet, đây là điều kiện thuận lợi giúp cho bản thân tôi cũng như giáo viên luôn tự học hỏi, trau rồi kỹ năng nghiệp vụ cho bản thân. Email giúp tôi cập nhật thông tin của cấp trên và trao đổi các nội dung bồi dưỡng với đồng nghiệp một cách nhanh chóng và hiệu quả. Các trang Web giúp tôi tìm kiếm các tài liệu liên quan đến giáo dục Mầm non của Việt Nam và các nước. Các trang mạng xã hội giúp tôi chia sẻ, trao đổi thông tin liên quan đến việc tổ chức các hoạt động cho trẻ Mầm non, cách thiết kế môi trường giáo dục, làm đồ chơi sáng tạo.
* Nghiêm túc trong phê duyệt và đánh giá nhận xét soạn bài hàng tháng.
Mục đích của việc phê duyệt kế hoạch nhằm định hướng cho giáo viên biết kế hoạch đó có phù hợp hay không. Nếu người quản lý chỉ qua loa trong việc phê duyệt kế hoạch, phê duyệt mang tính chất đối phó sẽ ảnh hưởng không nhỏ trong quá trình dạy trẻ của giáo viên như: Một số nội dung, hoạt động trong kế hoạch không đúng chủ đề, không liên quan đến mục tiêu đề ra, chưa sáng tạo. Hay kế hoạch có đưa chỉ số, nội dung vào nhưng bộ công cụ đánh giá trẻ lại không có chỉ số và nội dung đó. 
Do vậy duyệt kế hoạch tháng giúp giáo viên xác định được những khó khăn, tháo gỡ những vướng mắc, những nguyên nhân cụ thể trong sự phát triển của trẻ làm cơ sở để giáo viên đưa ra các quyết định giáo dục tác động phù hợp đối với trẻ; giúp giáo viên biết được hiệu quả của các hoạt động, mức độ kết quả đạt được theo dự kiến, làm sáng tỏ những vấn đề nhất định đòi hỏi phải có kế hoạch bổ sung;
Ðánh giá là cơ sở để xác định những nhu cầu giáo dục cá nhân đứa trẻ, căn cứ cho việc xây dựng kế hoạch tiếp theo, làm cơ sở để trao đổi, đưa ra những quyết định phối hợp trong giáo dục trẻ với cha mẹ trẻ, với giáo viên nhóm/lớp hoặc cơ sở giáo dục khác.
Hằng ngày, giáo viên theo dõi trẻ trong các hoạt động, ghi lại những tiến bộ rõ rệt và những điều cần lưu ý vào sổ kế hoạch giáo dục hoặc nhật ký của lớp để điều chỉnh kế hoạch và biện pháp giáo dục.
 Làm căn cứ xây dựng hoặc điều chỉnh kế hoạch hoạt động giáo dục của chủ đề/giai đoạn tiếp theo.
Đánh giá kế hoạch giúp bản thân cán bộ quản lý hiểu được ưu, nhược điểm của mỗi giáo viên trong quá trình soạn và tổ chức các hoạt động giáo dục từ đó có định hướng bồi dưỡng phù hợp. Đồng thời, chỉ đạo cách bài soạn giúp giáo viên tự nhìn ra những hình thức, phương pháp tổ chức hay xác định kiến thức, kỹ năng của mỗi bài phù hợp để từ đó biết cách điều chỉnh.
2.3.2. Bồi dưỡng kỹ năng cho giáo viên theo hướng chuyên sâu từng nội dung, từng đối tượng.
Bồi dưỡng đội ngũ là một trong những yêu cầu cần thiết để nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Chính vì thế, để phát huy sự sáng tạo của giáo viên trong việc tổ chức các hoạt động cần chỉ cho giáo viên biết được sự sáng tạo trong tổ chức hoạt động giáo dục là gì? Sự sáng tạo đó có ý nghĩa ra sao đối với sự phát triển của trẻ? Đồng thời, để giáo viên có thêm những kỹ năng cơ bản nhất trong việc tổ chức các hoạt động một cách chính xác và khoa học. 
* Bồi dưỡng kỹ năng tổ chức các hoạt động
Trong mấy năm gần đây, đội ngũ giáo viên trẻ của nhà trường tương đối nhiều, các cô giáo thường thiếu kinh nghiệm trong tổ chức hoạt động. Cách tổ chức các ho

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_tinh_chu_dong_sang_tao_cua_gi.doc