Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục phát triển thẩm mĩ cho trẻ trường mầm non Thạch Định

Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục phát triển thẩm mĩ cho trẻ trường mầm non Thạch Định

Giáo dục phát triển thẩm mĩ (GDPTTM) có vai trò rất quan trọng trong hình thành và phát triển nhân cách con người nói riêng và hình thành con người mới xã hội chủ nghĩa nói chung, độ tuổi mầm non (từ 0-6 tuổi) là thời kỳ vàng của sự phát triển toàn diện con người, chúng ta có thể hiểu từ việc khai thác các vấn đề xoay quanh phát triển thẩm mĩ con người: Như chúng ta đã biết ý thức thẩm mĩ là những viên gạch hồng để dựng xây nên những toà lâu đài tình cảm thẩm mĩ. Ý thức thẩm mĩ là một trong những hình thái ý thức xã hội, có quan hệ biện chứng khăng khít với ý thức đạo đức. Sự hình thành ý thức đạo đức sẽ bị chi phối tác động bởi ý thức thẩm mĩ. Trong đó những lý tưởng thẩm mĩ cao đẹp trở nhân tố tích cực trong phát triển con người mới. Nói một cách khác hơn, ý thức thẩm mĩ có sự tác động sâu xa đến tất cả các thuộc tính của nhân cách: Cả khí chất, năng lực, xu hướng và tính toán, góp phần tạo nên một nhân cách phát triển cho mỗi cá nhân với những đặc trưng vừa đáp ứng yêu cầu của xã hội hiện nay vừa hướng tới việc hình thành con nguời mới xã hội chủ nghĩa.

 Con người có ý thức thẩm mĩ tốt được thể hiện qua sự phản ánh hiện thực ý thức con người trong quan hệ với nhu cầu thưởng thức và sáng tạo cái đẹp, con người luôn có nhu cầu thưởng thức và sáng tạo cái đẹp, nghệ thuật là hình thức biểu hiện cao nhất của ý thức thẩm mĩ.

Ý thức thẩm mĩ cần phải được hình thành và phát triển sớm ngay từ tuổi thơ ấu của con người chính là ở độ tuổi mầm non mà bắt đầu từ hình thành và phát triển cảm xúc thẩm mĩ của trẻ.

 

doc 26 trang thuychi01 17431
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục phát triển thẩm mĩ cho trẻ trường mầm non Thạch Định", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GD&ĐT THẠCH THÀNH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THẨM MĨ CHO TRẺ TRƯỜNG MẦM NON THẠCH ĐỊNH
 Người thực hiện: Lưu Thị Giang
Chức vụ: Hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường Mầm non Thạch Định
Sáng kiến thuộc lĩnh vực: Quản lý
THẠCH THÀNH, NĂM 2017SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THẠCH THÀNH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THẨM MĨ CHO TRẺ TRƯỜNG MẦM NON THẠCH ĐỊNH
Người thực hiện: Lưu Thị Giang
Chức vụ: Hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường Mầm non Thạch Định
SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý
THANH HÓA, NĂM 2017
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO NHẰM NÂNG CAO GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THẢM MĨ CHO TRỂ TRƯỜNG MẦM NON THẠCH ĐỊNH
TÊN ĐỀ TÀI
(Font Times New Roman, cỡ 16-18, CapsLock, đậm)
Người thực hiện: Nguyễn Văn A
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS B
SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Toán
 (Font Times New Roman, cỡ 15, đậm, đứng; mục Đơn vị công tác chỉ ghi đối với các SKKN thuộc các bậc MN, cấp TH và THCS, các cấp/bậc khác không ghi)
THẠCH THÀNH NĂM 
(Font Times New Roman, cỡ 14, CapsLock)
MỤC LỤC
TT
Nội dung
Trang
1
1. Mở đầu
1
2
1.1. Lý do chọn đề tài
1
3
1.2. Mục đích nghiên cứu
2
4
1.3. Đối tượng nghiên cứu
2
5
1.4. Phương pháp nghiên cứu
3
6
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
3
7
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
3
8
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 
4
9
2.2.1. Thực trạng
4
10
2.3. Các biện pháp thực hiện
5
11
2.3.1. Xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng GDPTTM cho trẻ
5
12
2.3.2. Bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên nói chung và chuyên môn GDPTTM cho trẻ trong nhà trường 
6
13
 2.3.3. Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng GDPTTM cho trẻ mầm non thông qua các hoạt động CSGD trẻ tại trường
7
14
2.3.4. Chỉ đạo giáo viên rèn luyện nề nếp thói quen, các kỹ năng sống tốt cho trẻ trong trường mầm non góp phần nâng cao chất lượng GDPTTM cho trẻ
14
15
2.3.5. Làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục để đầu tư trang bị cơ sở vật chất, các điều kiện thực hiện GDPTTM cho trẻ
14
16
2.3.6. Phối hợp giữa nhà trường với gia đình thực hiện tốt GDPTTM cho trẻ
16
17
2.3.7. Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá toàn diện giáo viên
16
18
2.4. Hiệu quả khi áp dụng các biện pháp trên đối với hoạt động GDPTTM tại trường
17
19
3. Kết luận và đề nghị
19
20
3.1. Kết luận
19
21
3.2. Kiến nghị
19
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TT
Viết tắt
Chú thích
1
GDPTTM
Giáo dục phát triển thẩm mĩ
2
CSGD
Chăm sóc giáo dục
3
SKKN
Sáng kiến kinh nghiệm
1. Mở đầu:
1.1. Lý do chọn đề tài.	
Giáo dục phát triển thẩm mĩ (GDPTTM) có vai trò rất quan trọng trong hình thành và phát triển nhân cách con người nói riêng và hình thành con người mới xã hội chủ nghĩa nói chung, độ tuổi mầm non (từ 0-6 tuổi) là thời kỳ vàng của sự phát triển toàn diện con người, chúng ta có thể hiểu từ việc khai thác các vấn đề xoay quanh phát triển thẩm mĩ con người: Như chúng ta đã biết ý thức thẩm mĩ là những viên gạch hồng để dựng xây nên những toà lâu đài tình cảm thẩm mĩ. Ý thức thẩm mĩ là một trong những hình thái ý thức xã hội, có quan hệ biện chứng khăng khít với ý thức đạo đức. Sự hình thành ý thức đạo đức sẽ bị chi phối tác động bởi ý thức thẩm mĩ. Trong đó những lý tưởng thẩm mĩ cao đẹp trở nhân tố tích cực trong phát triển con người mới. Nói một cách khác hơn, ý thức thẩm mĩ có sự tác động sâu xa đến tất cả các thuộc tính của nhân cách: Cả khí chất, năng lực, xu hướng và tính toán, góp phần tạo nên một nhân cách phát triển cho mỗi cá nhân với những đặc trưng vừa đáp ứng yêu cầu của xã hội hiện nay vừa hướng tới việc hình thành con nguời mới xã hội chủ nghĩa.
 Con người có ý thức thẩm mĩ tốt được thể hiện qua sự phản ánh hiện thực ý thức con người trong quan hệ với nhu cầu thưởng thức và sáng tạo cái đẹp, con người luôn có nhu cầu thưởng thức và sáng tạo cái đẹp, nghệ thuật là hình thức biểu hiện cao nhất của ý thức thẩm mĩ. 
Ý thức thẩm mĩ cần phải được hình thành và phát triển sớm ngay từ tuổi thơ ấu của con người chính là ở độ tuổi mầm non mà bắt đầu từ hình thành và phát triển cảm xúc thẩm mĩ của trẻ.
Như vậy ý thức thẩm mĩ chính là năng lực cảm nhận của con nguời về cái đep, song cái đẹp ở đây là cái đẹp gắn liền với hiện thực, với cuộc sống của con người. Giáo dục thẩm mĩ là sự giáo dục và tự giáo dục, phát huy mọi năng lực bản chất người theo quy luật của cái đẹp. Chính vì vậy, giáo dục thẩm mĩ đóng một vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển của con nguời, nó góp phần định hướng cho đạo đức, nhân cách của chính cá nhân đó trong xã hội. 
Hiện nay đất nước ta đang trong thời kỳ hội nhập kinh tế thị trường đã kích thích mỗi con người chúng ta từng bước điều chỉnh mọi khả năng của mình như: năng động, tích cực, tinh tế, sáng tạo, .... để phù hợp với cơ chế mới, cầu mong bản thân đứng vững và phát triển, làm giàu.
Tuy nhiên trong quá trình vận động, điều chỉnh và đổi mới do những vấn đề nhạy cảm của cuộc sống như hơn thua, tính toán về kinh tế.... bởi thế trong quá trình điều chỉnh ấy, có khi lại thái quá, dẫn đến cuộc đua tranh làm giàu bằng mọi giá có thể dẫn đến sự tàn nhẫn vô sỉ trong tính toán, nghèo nàn, đơn điệu về nội tâm, trống rỗng về tâm hồn, phá hủy những giá trị văn hóa, đặc biệt là văn hóa thẩm mĩ. Ở một số bộ phận, hiện nay có những nguời hướng vào những lợi ích cá nhân thực dụng, thờ ơ với lý tưởng chính trị - xã hội. Trong nhu cầu và thị hiếu, đã xuất hiện tâm lý của xã hội tiêu thụ Thêm vào đó, có rất nhiều thanh niên quên đi những cái đẹp chân chính trong nghệ thuật, trong giá trị đạo đức truyền thống để tiếp thu cái gọi là “văn hóa ngoại lai”, “thẩm mĩ nước ngoài” để tạo thành thị hiếu cho bản thân. Ở họ, “cái đẹp” ở đây chính là ăn mặc hớ hênh, ăn nói “có gu”, sống chỉ biết mình, thờ ơ, vô cảm trước mọi vấn đề của xã hội nói tóm lại mặt tiêu cực của nền kinh tế thị trường đang làm ảnh hưởng xấu đến những thị hiếu thẩm mĩ tích cực, nền đạo đức cũng vì thế mà xuống cấp trầm trọng, tồn tại ở trong tất cả ngành nghề, lĩnh vực. Trong quá trình đó, chúng ta cần coi trọng giáo dục thẩm mĩ, hình thành ở họ tình cảm, thị hiếu, lý tưởng thẩm mĩ đúng đắn, phù hợp với những giá trị của dân tộc, thúc đẩy họ vươn tới cái đẹp và hành động theo cái đẹp [1]
GDPTTM cho thế hệ trẻ nói chung và đặc biệt là phải được hình thành nhen nhóm từ giáo dục cảm xúc thẩm mĩ ở độ tuổi mầm non nói riêng có một vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách con người Tuy nhiên, trong những năm qua công tác giáo dục thẩm mĩ, giáo dục thị hiếu nghệ thuật tại trường mầm non nói chung và nơi tôi công tác còn bị xem nhẹ, chưa coi đây là nội dung giấo dục quan trọng, chưa được quan tâm đúng mức, nên việc lồng ghép GDPTTM vào chương trình dạy trẻ cũng như các hoạt đông chăm sóc giáo dục (CSGD) trẻ hằng ngày còn nhiều hạn chế, xác định được vai trò của GDPTTM cho trẻ mầm non mà bắt đầu từ hình thành và phát triển thị hiếu thẩm mĩ theo hướng tích cực, đúng đắn, phẩm chất đạo đức trong sáng cho trẻ nhằm tạo cơ hội trẻ phát triển tốt toàn diện sau, Từ hạn chế như trên tôi xét thấy vấn đề cần tìm ra biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng GDPTTM cho trẻ trong trường mầm non là rất sức cần thiết nên tôi đã chọn đề tài “một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng GDPTTM cho trẻ trường mầm non Thạch Định” để nghiên cứu.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
- Nhằm giúp cho bản thân và lãnh đạo trong nhà trường là người trực tiếp quản lý trường mầm non biết được thực trạng công tác GDPTTM trẻ Mầm non hiện nay rất cần thiết, cấp bách nhưng chưa được quan tâm phát triển đúng mức
- Nhằm tìm ra các giải pháp, đưa ra được một số biện pháp chỉ đạo giáo viên
 nâng cao chất lượng GDPTTM cho trẻ trong trường mầm non. 
- Nhằm tăng cường hơn nữa việc phối kết hợp giữa ba môi trường giáo dục đó là nhà trường, gia đình và xã hội để làm tốt hơn công tác xã hội hóa giáo dục để tạo nên nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất nâng cao chất lượng CSGD trẻ nói chung và GDPTTM cho trẻ mầm non, từng bước xây dựng trường mầm non đạt chuẩn Quốc mức độ 2. 
Đặc biệt tôi chọn đề tài này nghiên cứu với ý tưởng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cảm xúc thẩm mĩ cho trẻ mầm non đồng thời giúp trẻ có đủ hành trang bước vào học ở trường phổ thông nói riêng và góp phần xây dựng thế hệ con người mới xã hội chủ nghĩa.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Chương trình giáo dục Mầm non;
- Các hoạt động CSGD trẻ trong trường Mầm non của giáo viên.
- Trẻ độ tuổi mầm non
- Các điều kiện GDPTTM cho trẻ.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Công tác quản lý chỉ đạo trường học mầm non nói chung và chỉ đạo giáo dục phát triển thẩm mĩ cho trẻ mầm non nói riêng muốn đạt kết quả cao cần có sự nghiên cứu và sử dụng những phương pháp phù hợp với từng mục đích, từng đối tượng. Trong phạm vi nghiên cứu của bản thân tôi về vấn đề “Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng GDPTTM cho trẻ trường mầm non Thạch Định” tôi đã kết hợp hài hòa các nhóm phương pháp sau đây:
- Phương pháp huy động nguồn lực;
- Phương pháp điều tra khảo sát;
- Phương pháp thu thập thông tin;
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu;
- Phương pháp thực nghiệm;
- Phương pháp hội thảo.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Ở tuổi mầm non với tâm hồn trong sáng, ngây thơ nhưng rất nhạy cảm, giàu cảm xúc với mọi người cũng như cảnh vật xung quanh trẻ, các quá trình tâm lý, trạng thái tâm lý.... của trẻ đang được hình thành, phát triển mạnh và hoàn chỉnh về chức năng, ở tuổi này trí tưởng tượng của trẻ bay bổng và phong phú, sáng tạo, do vậy năng khiếu nghệ thuật cũng được nảy sinh và phát triển. 
Sự hình thành ý thức thẩm mĩ được giáo dục qua nhiều giai đoạn; từ tuổi ấu thơ, tuổi mà có thể gọi là thời kỳ “Hoàng kim” của giáo dục thẩm mĩ, rồi mới cho tới trường đời. Để giáo dục ý thức thẩm mĩ cần kết hợp nhiều hình thức linh hoạt, giáo dục ở mọi lúc mọi nơi, trong nhiều hoàn cảnh, môi trường khác nhau. Tuy nhiên công tác giáo dục thẩm mĩ cho trẻ là một trong những nội dung quan trọng của giáo dục toàn diện cho trẻ tại trường mầm non. Từ những mối quan hệ trong giao tiếp giữa trẻ với cô giáo, bạn bè, bằng các bài học đầu tiên về tạo hình, hát múa, đóng kịch, đọc thơ.....đã giúp trẻ cảm nhận, ấn tượng, hiểu biết về vẻ đẹp thiên nhiên, xã hội, con người. Việc tiếp xúc thường xuyên với các đối tượng thẩm mĩ sẽ gợi lên ở trẻ những xúc cảm thẩm mĩ và dần hình thành tình cảm thẩm mĩ.
Vấn đề giáo dục thẩm mĩ cho trẻ trong trường mầm non là một nội dung quan trọng trong chương trình giáo dục mầm non của Bộ giáo dục quy định và đã được thực hiện tại các trường mầm non trên toàn quốc, tuy nhiên thực ttế hiện nay các trường mầm non nói chung và trường mầm non tôi quản lý nói riêng đang còn có những hạn chế về chất lượng giáo dục thẩm mĩ cho trẻ, các vấn đề tôi đang quan tâm trăn trở là: Nhận thức sâu sắc của giáo viên về vai trò quan trọng của giáo dục thẩm mĩ cho trẻ trong trường mầm non còn có phần hạn chế, giáo viên coi trong các môn học như làm quen với toán; chữ cái, khám phá khoa học.... còn giáo dục phát triển cảm xúc thẩm mĩ chưa được coi trọng đúng mức, điều đó cũng dẫn đến việc tìm tòi nghiên cứu các biện pháp, phương pháp mới và vận dụng vào dạy trẻ còn đơn điệu, thiếu sáng tạo; Việc đầu tư về bồi dưỡng chuyên môn, xây dựng môi trường, mua sắm trang thiết bị.... phục vụ cho công tác GDPTTM cho trẻ còn hạn chế. Các bậc phụ huynh chưa hiểu biết sâu sác về tầm quan trọng của giáo dục phất triển thẩm mĩ đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ vì vậy đã dẫn đến chất lượng GDPTTM cho trẻ chưa cao. Trước tình hình thực trạng về chất lượng GDPTTM cho trẻ của nhà trường, tôi suy nghĩ tìm ra một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng 
GDPTTM cho trẻ trong trường mầm non 
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiên kinh nghiệm.
2.2.1. Thực trạng : 
 * Thuận lợi: Trường mầm non Thạch Định gần khu trung tâm của huyện, luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao mọi mặt của lãnh đạo cấp huyện, của phòng giáo dục. Đảng ủy, ủy ban nhân dân và hội cha mẹ học sinh luôn quan tâm xây dựng cơ sở vật chất, môi trường lớp học cho nhà trường. Đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường đa số trẻ năng động đa số có trình độ trên chuẩn, vững vàng về chuyên môn, nhiệt huyết nghề nghiệp, đoàn kết phấn đấu xây dựng trường phát triển đi lên, nhà trường đã được công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia năm 2009 và từ đó đến nay nhà trường không ngừng phấn đấu đạt được các danh hiệu tiên tiến cấp huyện, cấp tỉnh. Hiện nay nhà trường đã có bốn phòng học kiên cố, khuôn viên trường cũng được xây dựng sạch sẽ khang trang.
Đa số các bậc phụ huynh nhiệt tình quan tâm đến trẻ, sãn sàng trao đổi phối hợp cùng với giáo viên trong công tác CSGD trẻ và thực hiện nghiêm nội quy của nhà trường.
* Khó khăn: Nhu cầu học tập của con em trong khu vực ngày càng phát triển, điều kiện kinh tế địa phương và nhân dân trên địa bàn xã còn nhiều khó khăn, nguồn kinh phí xây dựng phòng học hạn hẹp. Do điều kiện kinh phí khó khăn nên trong công tác xây dựng bài trí khuôn viên, các công trình phụ trợ, sân chơi manh mún chưa thực hợp lý đẹp mắt, số trẻ trên lớp còn có lớp quá định biên so với quy định, Năng lực chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề của giáo viên không đồng đều, giáo viên chưa thực chịu khó trong tìm kiếm phương pháp mới, lồng ghép vào các
 hoạt động nhằm giáo dục phát triển thẩm mĩ cho trẻ.
Trẻ phần lớn là con em gia đình nông nghiệp thuần tuý, bận rộn trồng trọt, sản xuất nên ít quan tâm đến phối hợp chăm sóc GDPTTM cho trẻ, giao lưu văn hoá các vùng miền hạn chế vì vậy trẻ em nói tiếng địa phương nhiều.
Qua khảo sát chất lượng GDPTTM cho trẻ trong nhà trường còn thấp, chưa thực sự đáp ứng yêu cầu mới. 
* Kết quả của thực trạng trên:
Qua khảo sát chất lượng đầu năm học 2016 -2017 tại thời điểm tháng 9 năm 2016 trên giáo viên và trẻ tại các nhóm, lớp trường mầm non Thạch Định cho tôi thấy kêt quả sau:
- Biểu 1.
TS cán bộ, giáo viên
Chất lượng khảo sát đầu năm học 2016-2017
Nắm được những vấn đề chung về GDPTTM cho trẻ mầm non: Đặc điểm phát triển; Mục tiêu, nội dung, Các hoạt động GDPTTM.
Biết tổ chức các hoạt động GDPTTM thông qua các hoạt động mang tính nghệ thuật (âm nhạc, tạo hình, làm quen với tác phẩm văn học...) và các hoạt động khác ở trường mầm non.
Quan tâm, hứng thú và sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động GDPTTM cho trẻ mầm non.
18
TS
Đạt tỉ lệ %
TS
Đạt tỉ lệ %
TS
Đạt tỉ lệ %
9
50
8
44,4
7
38,8
- Biểu 2.
TS Học sinh
Chất lượng qua khảo sát đánh giá chất lượng đầu năm học về giáo dục phát triển thẩm mĩ của trẻ
Trẻ dễ hoà mình vào các nhân vật, hình tượng trong các tác phẩm nghệ thụât, đồng nhất biến mình trong đó, thể hiện sự cảm nhận của mình bằng những cung bậc tình cảm khác nhau
Trẻ biết nhận ra cái đẹp, cái xấu, có quan điểm rõ ràng về yêu thích những điều tốt đẹp, không thích, loại trừ cái xấu.
Trẻ có ước mơ về những điều tốt đẹp, có những suy nghĩ vươn tới những điều tốt đẹp
185
TS
Đạt tỉ lệ %
TS
Đạt tỉ lệ %
TS
Đạt tỉ lệ %
60
32,4
55
29,7
40
21,6
Xét kết quả khảo sát đầu năm thực trạng trên của nhà trường số liệu cho thấy nội dung giáo dục và phát triển thẩm mĩ cho trẻ chưa được giáo viên quan tâm đúng mức, giáo viên chưa tích cực nghiên cứu tài liệu để hiểu sâu sắc về những vấn đề chung về GDPTTM cho trẻ mầm non như: Đặc điểm phát triển; Mục tiêu, nội dung, Các hoạt động GDPTTM. Từ đó mà việc nghiên cứu tìm ra các phương pháp mới cũng như vận dụng lồng ghép nội dung, hình thức tổ chức nội dung giáo dục thẩm mĩ cho trẻ vào các môn học cũng như các hoạt động CSGD trẻ hằng ngày còn nhiều hạn chế, giáo viên chưa quan tâm chú trọng nhiều đến hứng thú, nhu cầu của trẻ trong phát triển cảm xúc thẩm mĩ.
Từ những thuận lợi, khó khăn trên, cùng với những boăn khoăn về chất lượng giáo dục phát triển thẩm mĩ cho trẻ mầm non, là người cán bộ quản lý nhà trường dựa trên cơ sở thực tế và kinh nghiệm bản thân, tôi đã mạnh dạn đưa ra và áp dụng “Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng GDPTTM cho trẻ trường mầm non Thạch Định” Nhằm nâng cao chất lượng GDPTTM cho trẻ đáp ứng yêu cầu giáo dục mầm non trong thời kỳ mới.
2.3. Các giải pháp thực hiện:
2.3.1. Xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng GDPTTM cho trẻ. 
 Đứng trước thực trạng tình hình của chất lượng giáo dục thẩm mĩ của nhà
 trường cũng như yêu cầu mới CSGD mầm non, ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng dự thảo kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học với nội dung thực hiện các chuyên đề cụ thể. quan tâm các giải pháp chỉ đạo thực hiện GDPTTM cho trẻ, các điều kiện về cơ sở vật chất hạ tầng, môi trường trong và ngoài lớp học, đồ dùng thiết bị dạy học, bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên.... nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và phát triển thẩm mĩ cho trẻ. Dự thảo kế hoạch được đưa ra hội đồng giáo dục nhà trường thảo luận, bổ sung, thống nhất các chỉ tiêu nhiệm vụ và được bàn giải pháp kỹ càng trong hội nghị cán bộ công chức đầu năm để thống nhất thực hiện, tôi đã chỉ đạo phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn xây dựng kế hoạch chuyên đề GDPTTM phù hợp với điều kiện và yêu cầu thực tế của địa phương, của nhà trường. Để lập kế hoạch GDPTTM cho trẻ đảm bảo tính khả thi, thực hiện đạt chỉ tiêu, căn cứ vào thực trạng đã khảo sát về chất lượng đầu năm và xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng độ tuổi, sau đó phổ biến cho giáo viên chủ nhiệm lớp làm căn cứ xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề GDPTTM phù hợp với trẻ lớp mình phụ trách một cách cụ thể chi tiết. Cuối cùng là ra quyết định thực hiện và phân công nhiệm vụ cho các tổ chức, cá nhân trong nhà trường thực hiện. Với việc xây dựng kế hoạch này vừa tận dụng phát huy trí tuệ tập thể, làm tăng thêm trách nhiệm và tinh thần tự giác của từng cá nhân trong nhà trường, đem lại hiệu quả thực hiện chất lượng GDPTTM cho trẻ trong năm học.
2.3.2. Bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên nói chung và chuyên môn GDPTTM cho trẻ trong nhà trường 
Với trách nhiệm lớn của một người cán bộ quản lý, tôi luôn suy nghĩ làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ nói chung và GDPTTM cho trẻ, một trong những nội dung cần được quan tâm để đáp ứng yêu cầu mới hiện nay. Xác định rõ vai trò đặc biệt quan trọng của giáo viên đến chất lượng CSGD trẻ trong nhà trường, trước hết yêu cầu người giáo viên phải có phẩm chất chính trị vững vàng, có năng lực về chuyên môn, tác phong, lối sống lành mạnh, có tâm huyết nghề nghiệp. Muốn có được các tiêu chuẩn đó trước hết yêu cầu người giáo viên cần phải tích cực tự học tập, nghiên cứu, phấn đấu, song nhà trường giữ một vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên học tập, nghiên cứu, trau dồi đạo đức, tác phong.... vươn lên.
Để làm tốt nội dung bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên tôi đã tích cực nghiên cứu các văn bản về hướng dẫn thực hiện chương trình GDMN, những điểm mới, chuyên đề mới hằng năm trong chương trình GDMN để chỉ đạo chuyên môn xây dựng kế hoạch lồng ghép các chuyên đề mới vào giáo dục trẻ đem lại hiệu quả. Đặc biệt quan tâm đến việc tạo điều kiện bố trí cán bộ quản lí, giáo viên  tham gia bồi dưỡng, tập huấn, trao đổi, học tập, rút kinh nghiệm việc thực hiện chương trình GDMN. Chỉ đạo 100% lớp thực hiện theo chương trình. Bố trí giáo viên phù hợp với năng lực chuyện môn. Hướng dẫn giáo viên lập kế hoạch CSGD trẻ theo kế hoạch tháng, tuần, lồng ghép nội dung GDPTTM cho trẻ ở từng độ tuổi. Chỉ đạo phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn hướng dẫn giáo viên lập kế hoạch hoạt động cho trẻ theo từng chủ đề, nghiên cứu tìm tòi trên các phương tiện thông tin đại chúng, các tài liệu có liên quan đến GDPTTM cho trẻ để giáo viên nghiên cứu, đồng thời chỉ đạo phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn xây dựng tiết dạy mẫu với nội dung lồng ghép GDPTTM cho toàn thẻ giáo viên trong trường dự giờ tham khảo, hội thảo rút kinh nghiệm và nhân rộng, giúp giáo viên nắm vững những vấn đề chung về GDPTTM cho trẻ mầm non: Đặc điểm phát triển; Mục

Tài liệu đính kèm:

  • docmot_so_bien_phap_chi_dao_nang_cao_chat_luong_giao_duc_phat_t.doc