Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi

Ông cha ta có câu: ”Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm” câu nói đó chính

là yếu tố làm cho con người có thói quen sống vệ sinh, ngăn nắp, sạch sẽ, chính là

bảo vệ môi trường sống của chúng ta.

Đối với trẻ thơ giáo dục bảo vệ môi trường cần được đưa vào ngay từ lứa tuổi

mầm non. Vì lứa tuổi này trẻ rất thích tiếp xúc với thiên nhiên và cuộc sống xung

quanh mình, trẻ dễ hấp thụ và hình thành những nề nếp thói quen, những giá trị tốt

đẹp tạo cơ sở cho việc hình thành nhân cách sau này.

Trẻ ở lứa tuổi mầm non rất thích hoạt động về những gì mới mẻ rất hấp dẫn.

Trẻ rất thích được tiếp xúc và tìm hiểu thiên nhiên, cuộc sống xung quanh trẻ

thông qua đó trẻ lĩnh hội hình thành nề nếp, thói quen, thái độ ứng xử tốt đẹp nhất

của trẻ về môi trường giúp trẻ có khái niệm ban đầu về môi trường sống của bản

thân mình nói riêng và con người nói chung là cần thiết. Từ đó biết cách sống tích

cực với môi trường nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh của cơ thể và trí tuệ.

pdf 20 trang Trần Đại 27/04/2023 5525
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SKKN “Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi” 
Tác giả: Vũ Thị Huệ 1 
PHẦN 1: MỞ ĐẦU 
Ông cha ta có câu: ”Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm” câu nói đó chính 
là yếu tố làm cho con người có thói quen sống vệ sinh, ngăn nắp, sạch sẽ, chính là 
bảo vệ môi trường sống của chúng ta. 
Đối với trẻ thơ giáo dục bảo vệ môi trường cần được đưa vào ngay từ lứa tuổi 
mầm non. Vì lứa tuổi này trẻ rất thích tiếp xúc với thiên nhiên và cuộc sống xung 
quanh mình, trẻ dễ hấp thụ và hình thành những nề nếp thói quen, những giá trị tốt 
đẹp tạo cơ sở cho việc hình thành nhân cách sau này. 
Trẻ ở lứa tuổi mầm non rất thích hoạt động về những gì mới mẻ rất hấp dẫn. 
Trẻ rất thích được tiếp xúc và tìm hiểu thiên nhiên, cuộc sống xung quanh trẻ 
thông qua đó trẻ lĩnh hội hình thành nề nếp, thói quen, thái độ ứng xử tốt đẹp nhất 
của trẻ về môi trường giúp trẻ có khái niệm ban đầu về môi trường sống của bản 
thân mình nói riêng và con người nói chung là cần thiết. Từ đó biết cách sống tích 
cực với môi trường nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh của cơ thể và trí tuệ. 
Với tình hình thực tế tại trường cũng như lớp đang phụ trách và qua kinh 
nghiệm chăm sóc giáo dục trẻ của mình, tôi nhận thức sâu sắc và xác định rõ những 
việc cần làm ngay đối với trẻ, những vần đề cần trao đổi với phụ và những kiến 
nghị đề xuất để đẩy mạnh công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mầm 
non. Chính vì lẽ đó mà tôi đi sâu nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp giáo dục ý 
thức bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi”. 
1. Mục đích của sáng kiến. 
“ Tổ quốc Việt Nam xanh ngát 
Có sạch đẹp mãi được không 
Điều đó tùy thuộc hành động của bạn 
Chỉ thuộc vào bạn mà thôi”. 
Là một con người Việt Nam ai cũng nhận thức được việc gìn giữ cho quê 
hương chúng ta ngày một sạch đẹp hơn. Điều đó không chỉ là để có một vẻ đẹp về 
SKKN “Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi” 
Tác giả: Vũ Thị Huệ 2 
thiên nhiên, cây cối, hay là quang cảnh mà còn là để cho chúng ta một sức khỏe 
thật tốt. Mỗi chúng ta ai cũng nhận thấy được tầm quan trọng của sức khỏe đối với 
bản thân, không có sức khỏe con người sống đâu còn ý nghĩa. “ Người khỏe mạnh 
thì có trăm điều ước, người đau ốm thì chỉ ước một điều”, chắc hẳn ai cũng đoán 
được điều ước đó là sức khỏe. Nhưng vấn đề đặt ra là làm thế nào để có một sức 
khỏe tốt, ngoài những yếu tố về dinh dưỡng, thể dục thể thao, tinh thần thoải mái 
thì môi trường sống trong sạch đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Vậy môi 
trường sống trong sạch là gì? Làm thế nào để có một môi trường sống trong sạch? 
Mỗi chúng ta đã đóng góp được gì để cho môi trường ngày càng trong sạch hơn? 
Điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào ý thức của mỗi cá nhân chúng ta. 
Trong thời đại ngày nay khoa học, kỹ thuật phát triển như vũ bão sản phẩm 
công nghiệp ra đời ở khắp mọi nơi, từ nông thôn tới thành phố, đời sống của con 
người cũng từ đó được dần nâng cao. Song song với sự phát triển kinh tế của đất 
nước thì môi trường đang bị hủy hoại nghiêm trọng một trong những nguyên nhân 
cơ bản là một khối lượng không nhỏ rác thải ra môi trường và do sự thiếu ý thức, 
thiếu hiểu biết của một số người gây nên sự ô nhiễm và suy thoái môi trường. 
Ví dụ: như vứt rác xuống ao hồ, sông ngòi làm ô nhiễm nguồn nước. 
Đó là hồi chuông cảnh tỉnh cho chúng ta vì thế trong những năm gần đây công 
tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường đã được thực hiện tại các cơ sở giáo dục 
mầm non, song các hoạt động giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ còn mang 
tính chất chỉ là giải pháp tình thế, chưa thường thuyên và chưa có tính hệ thống 
đồng đều. Như vậy giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ thì ta sẽ làm gì? Giáo 
dục trẻ như thế nào? Và mục đích đạt được sẽ là cái gì?... 
Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non là cung cấp cho trẻ 
những kiến thức sơ đẳng về môi trường phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ 
nhằm tạo ra thái độ, hành vi đúng đắn của trẻ đối với môi trường xung quanh 
SKKN “Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi” 
Tác giả: Vũ Thị Huệ 3 
2.Tính mới và ưu điểm nổi bật của sáng kiến: 
Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin thông qua tất cả các hoạt động 
trong ngày mọi lúc mọi nơi như cho trẻ xem tranh ảnh, các đoạn video clip âm 
thanh tiếng động của môi trường, cô thiết kế các trò chơi về bảo vệ môi trường tạo 
điều kiện cho trẻ được thí nghiệm và thực hành, tìm tòi khám phá môi trường xung 
quanh dưới nhiều hình thức đa dạng, theo phương châm “chơi mà học, học mà 
chơi”. Tổ chức các hội thi và cho trẻ tham gia trồng cây trong vườn trường, trồng 
cây qua các ngày lễ hội, trồng cây nhân ngày sinh nhật Bác Hồ để nâng cao ý thức 
bảo vệ môi trường, thực hành tiết kiệm và có hành động thiết thực trong bảo vệ môi 
trường. 
Xây dựng kế hoạch lồng ghép tích hợp bảo vệ môi trường, tạo điều kiện để trẻ 
trãi nghiệm những vốn sống của bản thân, cô theo dõi từng cá nhân trẻ, có biện 
pháp nêu gương trẻ cuối ngày nhằm giúp trẻ có hành vi tốt và cô giáo điều chỉnh kế 
hoạch kịp thời phù hợp đặc điểm tình hình lớp. 
Tuyên truyền cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội nhận thức đúng vai trò 
nhiệm vụ và tầm quan trọng của bảo vệ môi trường trong gia đình và trường mầm 
non. Nâng cao các nội dung hình thức bảo vệ môi trường, lồng ghép vào nội dung 
các hoạt động thực hành bảo vệ môi trường. Kỹ năng sống với trẻ mầm non nói 
chung, trẻ mẫu giáo lớn nói riêng mang ý nghĩa thiết thực giúp trẻ nhận thức cũng 
như phát triển một cách toàn diện nhất. Nhận thức được tầm quan trọng đó nên tôi 
đã mạnh dạn đưa vào áp dụng tại lớp mình chủ nhiệm. Nó có những ưu điểm và 
tính mới nổi bật như sau: 
Giải pháp cũ Giải pháp mới 
-Biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi 
trường cho trẻ mang tính đại khái nên 
không xây dựng kế hoạch giáo dục cụ 
thể. 
- Biện pháp giáo dụcý thức bảo vệ môi 
trường cho trẻ mang tính vĩ mô. Giáo 
viên lên kế hoạch cho trẻ một cách khoa 
học. 
SKKN “Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi” 
Tác giả: Vũ Thị Huệ 4 
- Giáo viên không chú trọng quá vấn đề 
làm mẫu, làm gương. 
- Trẻ không được chú trọng trong thể 
hiện, trải nghiệm những gì mình biết, 
được học. 
- Trong hoạt động giáo dục trẻ không 
được lấy làm trung tâm cho hoạt động. 
- Trẻ được khuyến khích động viên song 
cũng chỉ qua loa không mang ý nghĩa 
khích lệ trẻ quá nhiều. 
- Giáo viên đặc biệt chú trọng tới hình 
ảnh của mình trong mắt con trẻ. Luôn 
chú trọng làm gương, làm mẫu cho trẻ 
được bắt chước noi theo. 
- Giáo viên chú trọng cho trẻ được thể 
hiện, trải nghiệm những gì mình đã lĩnh 
hội được dưới mọi hình thức. 
- Trong mọi hoạt động giáo viên đều lấy 
trẻ làm trung tâm để tổ chức các hoạt 
động. 
- Trẻ được khuyến khích, khích lệ, động 
viên kịp thời, đúng thời điểm làm trẻ 
như được tự tin hơn, phấn trấn hơn trên 
con đường học tập, bắt chước và thể 
hiện chính bản thân mình. 
 * Ưu điểm nổi bật của sáng kiến: 
 Khi áp dụng một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trừng cho trẻ thực 
tiễn tại lớp học của mình trách tôi nhận ra rõ ràng trẻ lớp tôi có ý thức cao hơn hẳn. 
 Với những biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường đơn giản nhưng 
mang lại hiệu quả rất khả quan như trẻ biết hợp tác với bạn bè trong nhóm chơi, với 
những người xung quanh trẻ. Trẻ biết nhận nhiệm vụ một cách vui vẻ và cố gắng 
hoàn thành ở mức cao nhất có thể. Đây là những dấu hiệu tốt để trẻ có thể phát 
triển một cách toàn diện nhất về sau này. 
3. Đóng góp của sáng kiến để nâng cao chất lượng dạy và học 
 Với sự thay đổi biện pháp và hình thức giáo dục ý thức bảo vệ môi trường 
giúp trẻ: 
SKKN “Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi” 
Tác giả: Vũ Thị Huệ 5 
 - Biết thực hiện các việc làm hàng ngày để bảo vệ môi trường 
- Biết thực hiện các việc làm hàng ngày để bảo vệ môi trường 
- Phân biệt được những hành động đúng, hành động sai với môi trường. 
- Biết thực hiện các việc làm hàng ngày để bảo vệ môi trường 
PHẦN 2: NỘI DUNG 
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG VỀ VIỆC GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ 
MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ MẪU GIÁO 4 -5 TUỔI 
Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về BVMT trong 
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước xác định, giải pháp quan 
trọng để BVMT đó là “đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận 
thức và trách nhiệm BVMT”. Mới đây nhất, tại Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 
3/6/2013 về Chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và 
BVMT được Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI thông 
qua, đã nhấn mạnh nhóm giải pháp chính để BVMT là: “Tăng cường, đổi mới công 
tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, hình thành ý thức chủ động ứng 
phó với BĐKH, sử dụng tiết kiệm tài nguyên và BVMT”. 
 Trong thời gian qua, hoạt động tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức 
về BVMT đã được các cấp, ngành, địa phương quan tâm và đã đạt được nhiều 
thành tựu quan trọng, góp phần nâng cao nhận thức của người dân và cộng đồng về 
BVMT. Các sự kiện lớn về môi trường như Giờ Trái đất, Ngày Trái đất (22/4), 
Ngày Môi trường thế giới (5/6); Ngày quốc tế Đa dạng sinh học (22/5), Chiến dịch 
Làm cho thế giới sạch hơn... 
SKKN “Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi” 
Tác giả: Vũ Thị Huệ 6 
Đối với trẻ 4- 5 tuổi bảo vệ môi trường giúp hình thành ở trẻ một số biểu 
tượng về giá trị đặc biệt quý báu của môi trường, mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, 
sự tác động qua lại của con người với môi trường. 
Trẻ có thói quen sống vệ sinh ngăn nắp, sạch sẽ, tiết kiệm và có một số kỹ 
năng tham gia vào việc chăm sóc cải thiện môi trường sống gần gũi phù hợp với 
khả năng của trẻ. Hình thành ở trẻ thái độ thiện cảm, tôn trọng, bảo vệ chăm sóc, 
giữ gìn môi trường... Do đó, tôi thấy khó khăn không nhỏ trong việc rèn và dạy trẻ 
ý thức bảo vệ môi trường. Trong quá trình hình thành ý tưởng và ứng dụng vào 
thực tiễn, tôi nhận thấy một số thuận lợi và khó khăn như sau: 
1. Những thuận lợi: 
 Phía nhà trường: 
- Ban giám hiệu nhà trường có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, luôn quan 
tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành nhiệm vụ của bản thân. 
- Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện trang bị CSVC tối thiểu, đồ dùng đồ 
chơi trong lớp để dạy trẻ tốt nhất. 
- Ban giám hiệu luôn chỉ đạo về lịch trình và kế hoạch tổ chức các hoạt động 
giáo dục, kế hoạch dự giờ thăm lớp và các hoạt động ngoại khóa 
* Phía giáo viên: 
- Bản thân là một giáo viên yêu nghề mến trẻ, đã công tác nhiều năm trong 
nghề, có tâm huyết với ngành học, có phẩm chất nghề nghiệp, và có trình độ 
chuyên môn trên chuẩn. 
- Được sự giúp đỡ của đồng nghiệp trong việc chăm sóc giáo dục trẻ và việc tổ 
chức các hoạt động giáo dục khác. 
 Phía trẻ: 
- Trẻ đi học chuyên cần, có nề nếp học tập, luôn tích cực tham gia vào các 
hoạt động ở trường lớp, đặc biệt là hoạt động ngoại khóa. 
SKKN “Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi” 
Tác giả: Vũ Thị Huệ 7 
- Trẻ khỏe mạnh, tăng cân đều, trẻ ở kênh suy dinh dưỡng nhẹ cân và suy dinh 
dưỡng thấp còi không nhiều. 
- Phụ huynh học sinh quan tâm đến các hoạt động của lớp và chương trình học 
của con em mình. 
 2. Những khó khăn, hạn chế. 
 Phía trẻ: 
- Trẻ chưa có ý thức bảo vệ môi trường, vệ sinh môi trường xung quanh. 
- Trẻ chưa có thói quen sống gọn gàng, ngăn nắp, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi 
trường sạch sẽ. 
- Không có ý thức tạo cảnh quan môi trường lớp học. 
- Bên cạnh đó trẻ còn vứt rác bừa bãi không theo sự chỉ dẫn của cô. 
* Từ phía giáo viên 
- Khi tổ chức các hoạt động mang nội dung dung giáo dục bảo vệ môi trường 
chưa thực tế, tranh ảnh tuyên truyền chưa hấp dẫn cuốn hút trẻ, phương pháp lồng 
ghép chưa linh hoạt sáng tạo vì thế kết quả trên trẻ chưa cao, trẻ chưa thực sự có ý 
thức bảo vệ môi trường. 
- Hầu hết việc giáo dục bảo vệ môi trường chỉ bằng lời nói chưa có tranh ảnh 
phản ánh những việc làm tốt và những việc làm chưa tốt của con người với môi 
trường. 
- Các bài tập xử lý môi trường, ao hồ, cây xanh, sinh hoạt hàng ngày của trẻ là 
chưa có. 
Do vậy ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình giáo dục trẻ cũng như kết quả 
mong đợi. 
CHƯƠNG II: NHỮNG BIỆN PHÁP MANG TÍNH KHẢ THI 
Là một giáo viên mầm non được phân công phụ trách trẻ ở độ tuổi 4-5 tuổi, ở 
độ tuổi này trẻ chưa thực sự tự ý thức về hành động của mình chưa cao, đa phần 
trẻ bây giờ được ông bà bố mẹ nuông chiều, việc gì cũng làm hộ con nên trẻ không 
SKKN “Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi” 
Tác giả: Vũ Thị Huệ 8 
có kĩ năng tự phục vụ bản thân như tự rửa tay, tự cất đồ dùng đồ chơi vào đúng nơi 
quy định, vứt rác vào thùng rác 
Với tình hình thực tế tại lớp đang phụ trách tôi nhận thức sâu sắc và xác định 
rõ những việc cần làm ngay đối với trẻ, với phụ huynh để đẩy mạnh công tác giáo 
dục bảo vệ môi trường cho trẻ, luôn trú trọng việc dạy cho trẻ làm sao để trẻ có ý 
thức giữ gìn môi trường trong và ngoài lớp, luôn sạch sẽ song việc dạy trẻ còn có 
những hạn chế. Qua việc áp dụng giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ được sử dụng 
tất cả các hình thức phương pháp, nhưng các hình thức phương pháp sau được xem 
là hiệu quả hơn cả: 
1.Biện pháp thứ nhất: Dạy trẻ bằng đồ dùng trực quan. 
Đồ dùng trực quan giúp trẻ dễ hiểu và thu nhận được càng chính xác, phong 
phú rõ ràng. Do vậy sử dụng phương pháp trực quan, sự tác động trực tiếp lên cơ 
quan cảm giác của trẻ được coi là cơ sở của nền giáo dục ý thức bảo vệ môi trường 
cho trẻ mầm non. Sử dụng phương pháp này làm tăng vốn hiểu biết và phát triển tư 
duy cho trẻ, trẻ có thể quan sát vật thật tranh ảnh, băng hình về các hoạt động 
của con người đối với môi trường qua đó giúp trẻ có thái độ và hành động đúng với 
môi trường, với các con vật và cây cối. 
Ví dụ: Cô cho trẻ quan sát tranh vẽ con người với thiên nhiên, con người bảo 
vệ môi trường, nhận biết môi trường sạch và môi trường bẩn... từ đó trẻ sẽ có thái 
độ phù hợp và rút ra được nhiều kinh nghiệm cho bản thân. Hoặc khi quan sát trời 
mưa cho trẻ biết kinh nghiệm bảo vệ sức khỏe khi đi dưới mưa, ích lợi cưa nước 
mưa đối với cây cối, sự vật, con vật và đối với cuộc sống của con người. 
Cô có thể cho trẻ quan sát vật thật, quan sát biểu hiện của lá cây, cành cây, để 
nhận biết tại từng thời điểm có gió hay không. Cô cho trẻ xem tranh ảnh âm thanh, 
băng hình về các loại gió, gió nhẹ, gió mạnh... Cho trẻ quan sát quy trình lớn lên 
của cây: cây cần ánh sáng, không khí, nước, hạt nảy mầm, cho trẻ quan sát cây lớn 
SKKN “Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi” 
Tác giả: Vũ Thị Huệ 9 
lên tươi tốt nhờ đủ các điều kiện, cây không tươi tốt do thiếu một trong các điều 
kiện trên, trẻ sẽ rút được kinh nghiệm khi chăm sóc cây xanh. 
 Cho trẻ quan sát môi trường, lớp học, sân trường, khu vực quanh trường. 
Nhận xét về vệ sinh môi trường ở những nơi đó ra sao và tìm những biện pháp khắc 
phục. Quan sát những nguồn nước sạch, nguồn nước ô nhiễm, quan sát bụi, khói 
trong không khí. 
Ví dụ: quan sát, đàm thoại với trẻ về chất thải của các phương tiện: Khi ôtô, xe 
máy chạy trên đường, điều gì gây ô nhiễm môi trường? Vì sao? (khí thải - khói, xe 
chạy làm bụi bay lên, tiếng còi của các phương tiện giao thông). Hoặc quan sát và 
nhận xét sân trường hôm nay sạch hay bẩn? Vì sao? Mỗi bạn cần làm gì để sân 
trường sạch? Phân loại rác khi tham gia dọn vệ sinh ở sân trường. 
Quan sát thiên nhiên, động vật, thực vật và điều kiện sống của các con vật 
nuôi, cây trồng. 
- Quan sát các hoạt động lao động của người lớn từng chăm sóc cây và chăm 
sóc các con vật để làm sạch đẹp môi trường xung quanh. 
Đối với phương pháp trực quan không chỉ áp dụng trên các hoạt động học mà 
còn vận dụng ở mọi lúc mọi nơi. Đặc biệt tôi còn vận dụng những hiện tượng tự 
nhiên đang đồng thời xảy ra trước mắt trẻ để cho trẻ quan sát hoặc một việc làm có 
thể nói rằng nó thường xuyên và liên tực với trẻ trong suốt quá trình trẻ đến trường 
đó là những tranh ảnh giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, tranh ảnh về vệ sinh cơ 
thể ăn uống hợp lí và những việc làm có thói quen, hành vi tốt cho môi trường đều 
được tôi sắp xếp ở góc tuyên truyền trong lớp học theo chủ đề. Phương pháp trực 
quan minh họa sẽ giúp trẻ có thêm những hiểu biết về thực tế, cuộc sống xung 
quanh trẻ các sự vật hiện tượng thiên nhiên cũng như môi trường nơi trẻ hoạt động. 
Qua đó giáo dục, hình thành ở trẻ những hành vi, thái độ tiết kiệm khi sử dụng 
năng lượng. Hàng ngày trẻ chú ý, quan sát, bắt chước những việc làm của người 
SKKN “Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi” 
Tác giả: Vũ Thị Huệ 10 
lớn như: Khi ra khỏi nhà thì phải tắt điện, tắt quạt, ti vi, máy tính khi không sử 
dụng nữa. 
2.Biện pháp thứ hai: Giáo dục bảo vệ môi trường qua việc tích hợp ở các 
nội dung giáo dục. 
- Như chúng ta đã biết ở trường mầm non, nội dung giáo dục bảo vệ môi 
trường không cấu tạo thành một hoạt động riêng mà được tích hợp vào các nội 
dung giáo dục, tôi đã lồng ghép cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi trong các hoạt động khác 
khi có điều kiện phù hợp như: Khám phá xã hội – khám phá khoa học, hoạt động 
chung, hoạt động góc, lao động..). 
Hàng tuần tôi đều có một buổi lao động sân trường cho trẻ: Nhặt rác nhổ cỏ 
trên sân. Trong khi lao động tôi là người giúp trẻ hiểu được không chỉ biết bảo vệ 
môi trường trong lớp mà còn phải biết bảo vệ cả môi trường ngoài lớp học mà công 
việc kết quả của các con chính là làm cho sân trường của chúng ta trông sạch sẽ 
hơn. 
- Trong năm học vừa qua tôi đã lồng ghép ở 9 chủ đề với nội dung bảo vệ môi 
trường. 
VD: Chủ đề “Gia đình”. 
+ Cho trẻ hiểu: vai trò của môi trường đối với cuộc sống của con người. 
Môi trường với sức khoẻ của con người. 
Một số nguyên nhân làm ô nhiễm môi trường. 
VD: Chủ đề: “phương tiện về luật lệ giao thông”. 
Trẻ đã hiểu nguyên nhân của ô nhiễm môi trường chính là khói của các 
phương tiện giao thông. 
*Tích hợp vào giờ đón trẻ - chơi tự do: 
Trẻ biết cất đồ dùng một cách ngay ngắn gọn gàng đúng nơi quy định. Cô và 
trẻ trò chuyện về sự ô nhiễm môi trường không khí, nguyên nhân làm môi trường 
không khí bị ô nhiễm? 
SKKN “Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi” 
Tác giả: Vũ Thị Huệ 11 
* Nội dung bảo vệ môi trường được thực hiện thông qua hoạt động lao động. 
Lao động tự phục vụ: Trẻ tự phụ vụ tốt là việc làm có lợi cho môi trường: trẻ 
đi đại tiểu tiện đúng chỗ và đi xong biết dội nước, các đồ dùng vệ sinh được dùng 
để ngăn nắp là một hành vi tốt, lớp gọn gàng, trẻ biết ăn hết suất và khi ăn không 
rơi vãi là một hành vi tiết kiệm bảo vệ môi trường. Điều này giúp cho trẻ khẳng 
định mình, nhận thức được khả năng của mình. Góp phần tham gia và lao động 
thực sự của người lớn và các bạn cùng tuổi nhằm bảo vệ môi trường gia đình và 
trường mầm non sạch sẽ. 
Lao động vệ sinh môi trường như: lau chùi đồ dùng đồ chơi, xếp đồ dùng ngăn 
nắp trong khi lau chùi cùng cô tôi sẽ giúp trẻ hiểu vì sao phải vệ sinh lớp, vì sao 
phải thường xuyên lau, rửa đồ chơi các đồ chơi có tính chất nguy hiểm, trong quá 
trình đó trẻ biết lựa chọn các bức tranh đẹp, các sản phẩm cắt xé dán đẹp để trang 
trí các góc. 
Trẻ biết nhặt rác, thu gom rác, lá ở sân trường biết bỏ rác vào thùng, đồ chơi là 
việc làm tốt đáng khích lệ vì góp phần làm cho môi trường sạch và đẹp hơn . 
Cô nhắc trẻ cất đồ dùng cá nhân vào nơi quy định một cách ngay ngắn, gọn 
gàng, bỏ rác đúng nơi quy định vì mỗi buổi sáng, trẻ thường mang quà đến ăn, vỏ 
sữa, vỏ bánh mì, bim bim. bỏ rác vào nơi quy định là việc làm cần thiết đối với 
trẻ, trẻ biết tự bảo vệ môi trường lớp học, không có rác, tạo cho trẻ có nề nếp thói 
quen cũng như ở nhà trường lớp học, không có rác, tạo cho trẻ có nề nếp thói quen 
ở lớp cúng như ở n

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_y_thuc_bao_v.pdf