SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả chế biến món ăn hợp dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non Hưng lộc

SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả chế biến món ăn hợp dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non Hưng lộc

 Dân gian có câu “ Sức khỏe là vốn quí của con người” mà đời người bắt nguồn từ tuổi trẻ. Để có được tương lai của trẻ sau này thì chúng ta không thể bỏ qua yếu tố ban đầu “ Sức khỏe của trẻ thơ”, trẻ có được sức khỏe tốt sẽ tham gia tích cực vào các hoạt động. giúp trẻ phát triển toàn diện về các mặt Đức –trí- thể - mỹ - lao động.

 Như Bác Hồ của chúng ta đã từng nói:

“Trẻ em như búp trên cành,

Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan”

 Vì vậy, công việc chăm sóc sức khoẻ của trẻ là nhiệm vụ của toàn dân, từ nhà trường đến toàn xã hội. Trong thực tế, ở tuổi mầm non, đây là giai đoạn phát triển mạnh cả về thể chất lẫn trí tuệ, đặc biệt sự phát triển về thể lực nếu chăm sóc sức khoẻ không đầy đủ, dẫn đến trẻ suy dinh dưỡng ảnh hưởng đến sức khỏe sau này.

 Giáo dục mầm non là một bộ phận của giáo dục quốc dân. Mục tiêu giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, lao động, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào học lớp một ở phổ thông. Để đạt được mục tiêu giúp trẻ phát triển toàn diện thì việc kết hợp hài hoà giữa nuôi dưỡng, chăm sóc sức khoẻ và giáo dục là điều tất yếu, để giúp cơ thể trẻ khoẻ mạnh, phát triển cân đối, giúp trẻ biết tự bảo vệ, giữ gìn sức khoẻ. Ngày nay cùng với sự phát triển chung của xã hội, mỗi gia đình đều có cuộc sống sung túc hơn. Chính vì vậy trẻ em được hưởng sự chăm sóc đặc biệt của gia đình và toàn xã hội. Thế nhưng nhiều gia đình quan tâm thái quá, nuông chiều con vô lý cho con ăn nhiều loại thức ăn sẵn, và chế biến thức ăn không đảm bảo chất dinh dưỡng, cho trẻ ăn không có giờ giấc mà vẫn không tăng cân hoặc lại thừa cân béo phì; đối với trẻ thiếu cân thì bố mẹ băn khoăn. Vậy chế độ ăn uống như thế nào là hợp lý là khoa học và đảm bảo các chất dinh dưỡng là điều rất quan trọng.Để trẻ phát triển tốt về thể chất như đã nêu ở trên thì cần phải cân đối hài hoà hợp lý giữa các chất dinh dưỡng với nhau để chế biến những món ăn ngon, đồng thời giữ được các chất trong thực phẩm giúp trẻ ăn ngon miệng và hết suất của mình, nhằm giúp trẻ tăng cường sức khoẻ làm cơ sở cho sự phát triển và tích cực tham gia nhiều hoạt động mà trẻ tham gia ở gia đình cũng như ở trường một cách tốt nhất. Nói đến quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ ở trường mầm non thì các cô phải chăm sóc như thế nào để trẻ ăn hết xuất, ăn ngon miệng và có đầy đủ các chất dinh dưỡng giúp trẻ có được một cơ thể tốt, một sức khỏe tốt đó mới là điều tôi luôn quan tâm và sự mong đợi của cô giáo và nhất là các cô nuôi chúng tôi, đặc biệt là sự mong đợi của cha mẹ trẻ.

 

doc 24 trang thuychi01 10065
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả chế biến món ăn hợp dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non Hưng lộc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU.
1.1 Lý do chọn đề tài .............................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................3
1.3.Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................3
1.4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................3
1.5. Những điểm mới của sáng kiên.......................................................................3
2. NỘI DUNG.
2.1. Cơ sở lý luận............................ ......................................................................4
2.2. Thực trạng.......................................................................................................4
2.3. Các biện pháp thực hiện.....................6
2.4. Hiệu quả của sáng kiến ...........18
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.
3.1. Kết luận.....19
3.2. Kiến nghị...........20
 Tài liệu kham khảo 
 Phụ lục 
1. MỞ ĐẦU.
1.1. Lý do chọn đề tài.
 Dân gian có câu “ Sức khỏe là vốn quí của con người” mà đời người bắt nguồn từ tuổi trẻ. Để có được tương lai của trẻ sau này thì chúng ta không thể bỏ qua yếu tố ban đầu “ Sức khỏe của trẻ thơ”, trẻ có được sức khỏe tốt sẽ tham gia tích cực vào các hoạt động. giúp trẻ phát triển toàn diện về các mặt Đức –trí- thể - mỹ - lao động. 
 Như Bác Hồ của chúng ta đã từng nói: 
“Trẻ em như búp trên cành,
Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan”
 Vì vậy, công việc chăm sóc sức khoẻ của trẻ là nhiệm vụ của toàn dân, từ nhà trường đến toàn xã hội. Trong thực tế, ở tuổi mầm non, đây là giai đoạn phát triển mạnh cả về thể chất lẫn trí tuệ, đặc biệt sự phát triển về thể lực nếu chăm sóc sức khoẻ không đầy đủ, dẫn đến trẻ suy dinh dưỡng ảnh hưởng đến sức khỏe sau này. 
 Giáo dục mầm non là một bộ phận của giáo dục quốc dân. Mục tiêu giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, lao động, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào học lớp một ở phổ thông. Để đạt được mục tiêu giúp trẻ phát triển toàn diện thì việc kết hợp hài hoà giữa nuôi dưỡng, chăm sóc sức khoẻ và giáo dục là điều tất yếu, để giúp cơ thể trẻ khoẻ mạnh, phát triển cân đối, giúp trẻ biết tự bảo vệ, giữ gìn sức khoẻ. Ngày nay cùng với sự phát triển chung của xã hội, mỗi gia đình đều có cuộc sống sung túc hơn. Chính vì vậy trẻ em được hưởng sự chăm sóc đặc biệt của gia đình và toàn xã hội. Thế nhưng nhiều gia đình quan tâm thái quá, nuông chiều con vô lý cho con ăn nhiều loại thức ăn sẵn, và chế biến thức ăn không đảm bảo chất dinh dưỡng, cho trẻ ăn không có giờ giấc mà vẫn không tăng cân hoặc lại thừa cân béo phì; đối với trẻ thiếu cân thì bố mẹ băn khoăn. Vậy chế độ ăn uống như thế nào là hợp lý là khoa học và đảm bảo các chất dinh dưỡng là điều rất quan trọng..Để trẻ phát triển tốt về thể chất như đã nêu ở trên thì cần phải cân đối hài hoà hợp lý giữa các chất dinh dưỡng với nhau để chế biến những món ăn ngon, đồng thời giữ được các chất trong thực phẩm giúp trẻ ăn ngon miệng và hết suất của mình, nhằm giúp trẻ tăng cường sức khoẻ làm cơ sở cho sự phát triển và tích cực tham gia nhiều hoạt động mà trẻ tham gia ở gia đình cũng như ở trường một cách tốt nhất. Nói đến quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ ở trường mầm non thì các cô phải chăm sóc như thế nào để trẻ ăn hết xuất, ăn ngon miệng và có đầy đủ các chất dinh dưỡng giúp trẻ có được một cơ thể tốt, một sức khỏe tốt đó mới là điều tôi luôn quan tâm và sự mong đợi của cô giáo và nhất là các cô nuôi chúng tôi, đặc biệt là sự mong đợi của cha mẹ trẻ.
 Để khẳng định vấn đề này thủ tướng chính phủ đã ban hành quyết định số 641/QĐ –TT Ngày 28/4/ 2011 về việc phê duyệt đề án tổng thể lực tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011- 2030. Tại quyết định đã đề ra mục tiêu cụ thể như sau: “ Tăng cường công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh giảm mạnh tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng để cải thiện các chỉ số cơ bản của trẻ 5 tuổi và đảm bảo các tiêu chí đánh giá thể lực tầm vóc thân thể của thanh niên Việt Nam lứa tuổi trưởng thành”.
 Chúng ta biết rằng trẻ em là cơ thể đang lớn và phát triển. Sự phân chia các giai đoạn lứa tuổi giúp chúng ta hiểu về đặc điểm của trẻ để nuôi dưỡng và chăm sóc một cách tốt nhất. Ăn uống là cơ sở của sức khỏe, ăn uống đúng nhu cầu dinh dưỡng thì thể lực và trí tuệ mới phát triển, trẻ mới khỏe mạnh đáp ứng được nhu cầu lớn và phát triển.
 Dinh dưỡng thiếu không đáp ứng đủ sẽ gây cho trẻ bị thiếu dinh dưỡng chậm phát triển thể lực và trí tuệ, ảnh hưởng đến cuộc sống hiện tại và tương lai của trẻ. Ngày nay cùng với sự phát triển chung của xã hội, mỗi gia đình đều có cuộc sống sung túc hơn. Chính vì vậy, trẻ em được hưởng sự chăm sóc đặc biệt của gia đình và toàn xã hội. 
 Thế nhưng nhiều gia đình quan tâm thái quá, nuông chiều con vô lý cho con ăn nhiều loại thức ăn sẵn, việc phối hợp thức ăn không hợp lý làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Đặc biệt, đối với trẻ mẫu giáo, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ cần cung cấp đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng đó là nhóm thực phẩm chứa nhiều protein (chất đạm) có trong cá, thịt các loại, tôm, đậu phụ, trứng, sữa; nhóm thực phẩm chứa nhiều lipit (chất béo) có trong bơ, mỡ, dầu thực vật các loại, lạc, vừng; nhóm thực phẩm chứa nhiều gluxit (chất bột đường) có trong gạo, ngô, khoai, mì, miến; nhóm thực phẩm chứa nhiều chất vitamin và muối khoáng có trong các loại rau xanh, hoa quả.Bên cạnh đó các cháu ở nông thôn 90% là con em lao động ở nông thôn nên việc chăm sóc trẻ còn nhiều hạn chế.
 Chính vì thế để đảm bảo được điều đó Bộ giáo dục Đào tạo đã ban hành kèm theo thông tư số 17/2019/TT-BGDĐT Ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Thông tư 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục sửa đổi bổ sung một số nội dung của chương trình Giáo dục mầm non ban hành theo Thông tư số 17/2009/TT/BGD ĐT Ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
 Do thức ăn có protein có nguồn gốc thực vật và động vật khác nhau nên tỷ lệ cân đối trong khẩu phần ăn của trẻ giữa chất đạm động vật và đạm thực vật nên theo khuyến nghị là 50%. Nhu cầu khuyến nghị năng lượng của một trẻ trong một ngày là 1230 - 1320 kcalo/ ngày, khuyến nghị năng lượng tại trường của một trẻ một ngày chiếm 50-55% nhu cầu cả ngày: 615-726 Kcal, với tỷ lệ cân đối các chất dinh dưỡng theo tỷ lệ là: Protit khoảng từ 13-20%; Lipit khoảng từ 25-35%; Gluxit khoảng từ 52-60%; Còn lại ở nhà gia đình.
 Thực trạng việc trẻ được cung cấp đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng theo tỷ lệ cân đối như nhu cầu khuyến nghị thì chỉ có ở trường mầm non mới có thể đáp ứng được, nhưng thực tế cho thấy tỷ lệ trẻ trong độ tuổi mẫu giáo đến trường vượt chỉ tiêu đề ra, mặt khác các bé đến trường thì tuổi còn nhỏ, chế độ ăn uống chăm sóc của các gia đình lại rất khác nhau, nhà có điều kiện thì cho trẻ ăn nhiều chất đạm, chất béo, khiến trẻ cũng chán ăn, thiếu chất xơ dẫn đến không kích thích tiêu hóa, dẫn đến trẻ cũng chậm phát triển, những gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn thì việc chăm sóc chế độ dinh dưỡng thường thiếu chất dinh dưỡng và chủ yếu là chất bột đường dẫn đến trẻ cũng không phát triển. Do đó, việc chế biến các món ăn hợp dinh dưỡng cho trẻ nhà trẻ ở trường mầm non là hết sức quan trọng và cần thiết, có chế độ ăn uống hợp lý trẻ sẽ phát triển cân đối hài hòa và tích cực tham gia vào các hoạt động góp phần giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng và giúp trẻ phát triển toàn diện. 
 Để thực hiện được các biện pháp chế biến món ăn ngon hợp dinh dưỡng từ đó cho trẻ ở trường mầm non đạt kết quả thì giáo viên phải biết lựa chọn, phối hợp các loại thực phẩm sao cho cân đối, phù hợp, thực phẩm phải tươi sống, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Thực phẩm phải rõ nguồn gốc. Chế biến món ăn từ cá phải đảm bảo đủ lượng, đủ chất. Không những thế, đối với trẻ cấn phải có đủ 3 ngon: “ Ngon mắt, ngon mũi, ngon miệng”. Từ đó, giúp trẻ ăn hết suất, trẻ tăng cân có cơ thể khoẻ mạnh phát triển toàn diện. Trong thực tế, quan sát trẻ ăn tôi thấy việc chế biến món ăn phải hợp dinh dưỡng, đảm bảo chất lượng dinh dưỡng trong các nguồn thực phẩm, cùng một món ăn khi chế biến nếu vị quá nhạt hoặc quá mặn không có mùi vị đặc trưng, bữa ăn đó trẻ ăn rất ít. Chính vì vậy là một giáo viên phụ trách trực tiếp nấu ăn cho trẻ ở trường tôi thấy việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ ở trường mầm non là rất quan trọng và cần thiết chính vì vấy tôi đã mạnh dạn nghiên cứu lựa chọn đề tài “ Một số biện pháp nâng cao hiệu quả chế biến món ăn hợp dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non Hưng lộc”.
1.2 Mục đích nghiên cứu: 
 Nghiên cứu đề tài này với mục đích đánh giá thực trạng nguyên nhân tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, các biện pháp chế biến món ăn hợp dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo ăn bán trú ở trường mầm non Hưng Lộc, nhằm giúp trẻ ăn ngon miệng hết suất góp phần phát triển toàn diện cho trẻ.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
 - 702 trẻ mẫu giáo ở trường mầm non Hưng Lộc- Huyện Hậu Lộc- Tỉnh Thanh Hóa.
 1.4. Phương pháp nghiên cứu: 
 - Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý luận: Đọc, phân tích, tổng hợp các tài liệu có liên quan nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho việc viết đề tài sang kiến kinh nghiệm.
 - Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu các tài liệu hướng dẫn chăm sóc giáo dục trẻ, các giáo trình có nội dung về phương pháp chế biến món ăn cho trẻ.
 - Phương pháp khảo sát thực tế, thu nhập thông tin: Là phương pháp tác động trực tiếp vào đối tượng để thấy được khả năng của đối tượng, từ đó giúp nghiên cứu có ý tưởng sáng tạo.
 - Phương pháp tích hợp: Là phương pháp lồng ghép vào các môn học nhằm giúp trẻ khắc sâu nội dung chế biến một số thực phẩm. 
 - Phương pháp thống kê xử lý số liệu: Là phương pháp mô tả, phân tích, so sánh, phân loại, tổng hợp những kinh nhiệm chế biến .Từ đó rút ra những quy luật chi phối, hình thành và phát triển của đề tài nghiên cứu. Nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm này, tôi đã sử dụng phương pháp lý luận về tầm quan trọng của giáo dục mầm non, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ mẫu giáo. 
 Sử dụng phương pháp điều tra đánh giá thực trạng để tìm ra nguyên nhân và thống kê số liệu, xử lí số liệu trong đánh giá chất lượng, hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
1.5 . Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
 - Sức khỏe là vốn quí của con người chính vì thế mà công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non, đặc biệt là công tác vệ sinh an toàn thực phẩm là vô cùng quan trọng đòi hỏi phải quan tâm nghiên cứu để làm tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm đảm bảo sức khỏe cho trẻ.
 - Công tác chế biến thực phẩm là bước mà đòi hỏi thực hiện theo yêu cầu chế biến hợp vệ sinh và chế biến đảm bảo các món ăn cho trẻ 
 - Giúp cho ăn ngon miệng hết xuất, cơ thể trẻ phát triển một cách cân đối. 
 2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận.
 Dinh dưỡng là nhu cầu sống hàng ngày của con người, đặc biệt là trẻ em cần dinh dưỡng để phát triển thể lực và trí tuệ, người lớn cần dinh dưỡng để duy trì sự sống và làm việc, hay nói cách khác dinh dưỡng quyết định sự tồn tại và phát triển của cơ thể mà đặc trưng cơ bản của sự sống là sinh trưởng, phát triển, sinh sản, cảm ứng, vận động, trao đổi chất và năng lượng.
 Như chúng ta cũng đã biết, con người là một thực thể sống nhưng sự sống không thể tồn tại được nếu con người không ăn và uống. Từ đó cho chúng ta thấy được tầm quan trọng của việc ăn và uống, đây là nhu cầu hàng ngày, một nhu cầu cấp bách, bức thiết không thể thiếu được đối với mỗi con người chúng ta, đặc biệt là trẻ em vì trẻ em lúc này đang trong thời kỳ phát triển mạnh. Đặc biệt là trẻ mẫu giáo, giai đoạn này trẻ cần nhu cầu dinh dưỡng rất lớn, để giúp trẻ hoàn thiện các bộ phận của cơ thể và phát triển tăng trưởng. Đối với Trẻ mẫu giáo, số bữa ăn ở trường của trẻ là 1 bữa chính và 1 bữa phụ, bữa ăn phụ của trẻ có thể là quả chín như cam, chuối, dưa hấu, bánh, chè , sữa bò tươi khoảng 200ml, ngoài ra trẻ cần uống đủ 1,6- 2 lít nước/ ngày( kể cả trong thức ăn), nếu chúng ta không có khẩu phần dinh dưỡng hợp lí và cách chế biến phù hợp thì trẻ sẽ không ăn hết xuất và khó hấp thụ thức ăn để sinh năng lượng. Đặc biệt về mặt tâm sinh lí cuả trẻ, thì phát triển thể chất được coi là hàng đầu, do đó công tác nuôi dưỡng trẻ ở trường là hết sức quan trọng. Cùng với sự phát triển chung của xã hội, mỗi gia đình chất lượng cuộc sống được nâng lên, nhận thức về chế độ dinh dưỡng cho trẻ ngày càng được quan tâm, chính vì lẽ đó việc chăm sóc trẻ cũng được gia đình, xã hội đặc biệt quan tâm. Nhưng quan tâm như thế nào là đúng để trẻ có 1 cơ thể khoẻ mạnh, phát triển hài hoà cân đối, thì trước tiên là phải có một chế độ ăn uống hợp lí, khoa học đúng bữa, đủ chất dinh dưỡng, phù hợp từng độ tuổi, kích thích trẻ ăn ngon miệng, hết suất nhưng phải luôn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Chúng ta biết rằng tình trạng dinh dưỡng tốt phụ thuộc vào khẩu phần dinh dưỡng và cách chế biến thích hợp thì mới cho trẻ một cơ thể khoẻ mạnh, và phụ thuộc vào các kiến thức ăn uống khoa học. Vì vậy, trường mầm non là cái nôi thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng ươm mầm cho các cháu từ khi trẻ đang còn bú mẹ cho tới khi trẻ lên lớp 1. Được sự chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu nhà trường, tôi cùng đồng nghiệp luôn nêu cao trách nhiệm trách nhiệm và tuyên truyền phổ biến kiến thức cho cha mẹ trẻ và cộng đồng và xây dựng khẩu phần dinh dưỡng phù hợp với lứa tuổi, chế biến thực phẩm phù hợp giúp trẻ ăn ngon miệng và động viên trẻ ăn hết xuất để trẻ được phát triển khoẻ mạnh cân đối.
2.2. Thực trạng vấn đề.
* Thuận lợi.
+ Năm học 2017-2018 được sự phân công của Ban giám hiệu nhà trường tôi tiếp tục được phân công làm tổ trưởng tổ nuôi dưỡng. Bằng khả năng và kinh nghiệm công tác lâu năm, kết hợp sự cần cù chịu khó tìm hiểu và học hỏi nên tôi đã cố hoàn thành tốt các nhiệm vụ đươc giao. Có uy tín với cán bộ giáo viên và phụ huynh học sinh.
 + Được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường cùng các bậc cha mẹ phụ huynh học sinh, đặc biệt là các con là nguồn động viên lớn nhất cho các cô nuôi chúng tôi. Đây là động lực để các cô hoàn tốt công việc của mình trong năm học 2017 – 2018
+ Ban giám hiệu nhà trường đã mua sắm đầy đủ trang thiết bị, đồ dùng để phục vụ cho công tác bán trú của trẻ.
+ Cơ sở vật chất cơ bản đáp ứng nhu cầu nuôi dưỡng giáo dục trẻ, có bếp ăn theo quy chuẩn bếp 1 chiều, trường nằm ở khu vực nông thôn lại gần chợ nên rất thuận lợi cho công tác hợp đồng các thực phẩm sạch,an toàn, tươi ngon và giá cả lại phù hợp.
+ Vào đầu năm học Ban giám hiệu nhà trường lại đi kiểm tra và tìm hiểu các nhà cung ứng thực phẩm đảm bảo vệ sinh để trường ký hợp đồng thực phẩm. 
+ Bên cạnh đó ban giám hiệu nhà trường thường xuyên tổ chức các cuộc thi cô nuôi giỏi vào các ngày lễ
+ Cô yêu nghề, mến trẻ và luôn tìm tòi học hỏi những kinh nghiệm về chế biến các món ăn, 100% được tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm.
+ Trẻ bán trú tại trường 100%
+ Phụ huynh học sinh rất quan tâm đến vấn đề chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ nên thường xuyên trao đổi với các cô về tình hình ăn uống của con mình ở nhà giúp giáo viên hiều hơn về tâm lý và sở thích món ăn của trẻ từ đó làm cho công tác nuôi dưỡng của trường ngày càng tốt hơn.
* Khó khăn
+ Chuyên môn của các cô nuôi chưa đồng đều, đa số còn hợp đồng trường đồng lương còn quá thấp. 
+ Nhiều bậc phụ huynh đi làm ăn xa để trẻ ở nhà với ông bà; Kinh tế của nhiều hộ gia đình còn khó khăn nên công tác tuyên truyền phối hợp cách chế biến món ăn cho trẻ còn nhiều hạn chế. 
+ Khu bếp nấu còn chật so với số học sinh của nhà trường.
+ Vẫn còn một số trẻ biếng ăn, ăn chậm.
* Bảng 1. Khảo sát Giáo viên đầu năm. 
 + Qua khảo sát thực tế giáo viên còn ít kinh nghiệm trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
 Xếp loại
 Tốt 
Khá 
Trung bình 
Yếu 
Đạt
%
Đạt
%
Đạt
%
Đạt
%
Trình độ chuyên mon
25
42,4
25
42,4
5
8,5
4
6,7
Phẩm chất chính trị 
50
85
7
12
2
3
0
0
Có kinh nghiệm chăm sóc giáo dục trẻ.
25
42,4
20
33,9
10
17
4
6,7
 Từ bảng trên cho ta thấy tỉ lệ giáo viên có trình độ yếu là 6,7 %, Kinh nghiệm chăm sóc yếu còn 6,7%. 
 + Qua kết quả khảo sát về thực trạng trên của 702 cháu mẫu giáo, tôi đã nhiên cứu và tìm ra nguyên nhân dẫn đến trẻ bị suy dinh dưỡng tỷ lệ còn cao, 
 Bảng 2. Khảo sát thực trạng (Trẻ mẫu giáo)
Tổng số trẻ
Cân nặng
Chiều cao
Kênh BT
Tỷ lệ
%
Sdd thể nhẹ cân
Tỷ lệ %
Trẻ thừa cân béo phì
Tỷ lệ 
%
Kênh BT
Tỷ lệ
%
SD D thể thấp còi
Tỷ lệ %
Sdd thấp còi ở mức độ nặng 
Tỷ lệ 
%
702
672
95,7
30
4,3
0
0
682
97,2
20
2,8
0
0
Từ bảng khảo sát cho thấy tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng Thể nhẹ cân là 4,3%.
 Thấp còi là 2,8%.
* Nguyên nhân: 
 - Vào đầu năm học trẻ đến trường có nhiều trẻ đến trường nhưng chưa qua lớp nhà trẻ mà ở nhà với gia đình 
 - Do mức đóng tiền ăn còn thấp 12.000đ/ ngày ( cả gạo)
 - Một số trẻ chỉ thích ăn những món ăn theo sở thích, còn một số trẻ ăn còn quá chậm do ở nhà chỉ ăn cơm xay,
 - Bố mẹ ở nhà cho trẻ ăn thịt không ăn cá, hoặc rau do gia đình chưa biết phối hợp các loại thực phẩm để chế biến món ăn cho trẻ nên trẻ ăn không hết suất và công tác phối hợp chế biến chưa hợp dinh dưỡng ở tại trường và gia đình, 
 - Nguyên nhân chủ quan là do 1 vài trẻ do nòi giống của bố mẹ quá nhỏ.
 Căn cứ vào điều tra thực trạng, tôi đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp để chế biến món ăn hợp dinh dưỡng giúp trẻ mẫu giáo ăn ngon miệng hết suất góp phần hoàn thành nhiệm vụ năm học 2017-2018.
2.3. Các biện pháp thực hiện.
Biện pháp 1. Nghiên cứu tài liệu và tích cực học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp, chương trình bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao hiệu quả chế biến món ăn hợp dinh dưỡng cho trẻ.
Đối với mỗi con người chúng ta dù có làm việc gì đi chăng nữa, chúng ta cũng không chỉ làm việc mà phải luôn luôn tìm tòi học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn của mình được tốt hơn, đặc biệt là các cô nuôi là người trực tiếp chế biến ra các món ăn để chăm sóc sức khoẻ cho trẻ ở trường mầm non thì vấn đề học càng quan trọng. 
Tôi đã trực tiếp tham gia tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm và đã được cấp chứng chỉ; tham gia khám sức khỏe định kỳ; tham gia dự thi giáo viên dinh dưỡng giỏi cấp trường đạt kết quả cao và luôn được ban giám hiệu sát sao chỉ đạo. 
Vì vậy, tôi cũng tích lũy được kinh nghiệm để làm tốt được công tác của mình. Tôi đã tự học, trao đổi chia sẻ cùng đồng nghiệp về những băn khoăn, lo lắng của mình về việc làm thế nào để các cháu ăn ngon miệng, ăn hết xuất, đảm bảo năng lượng theo khuyến nghị của Viện dinh dưỡng Quốc gia và được đồng nghiệp tham gia đóng góp ý kiến, cùng với sự chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường cùng Ban đại diện cha mẹ trẻ và tôi đã đúc rút được những bài học quí báu để chăm lo bữa ăn hàng ngày cho trẻ.
 Bên cạnh đó, các cô nuôi trong tổ luôn đoàn kết, phân công lao động hợp lí trong điều kiện thiếu cô nuôi quá nhiều so với qui định, chị em vừa có công việc cụ thể vừa hỗ trợ lẫn nhau, mọi người đều phải có trách nhiệm chung từ khâu nhận thực phẩm đến khi chia thức ăn về các nhóm .
Thường xuyên tìm hiểu và xem cách chế biến hợp vệ sinh cho trẻ
Ngoài ra tôi thường xưyên thực nghiệm nấu những món ăn mà tôi vừa học hỏi ở nhà để mọi người trong gia đình thưởng thức và tham khảo góp ý kiến cho tôi. Điều đó giúp tôi tự tin hơn trong công việc chăm sóc cho trẻ ở trường. Với biện pháp này bản thân và chị em trong tổ bếp cũng đã củng cố nhiều về chuyên môn và rất tự tin trong việc thực hiện nhiệm vụ.
Biện pháp 2. Làm tốt công tác vệ sinh khu chế biến thực phẩm.
Khu nhà bếp là nơi chế biến thức ăn hàng ngày cho trẻ chính vì thế mà dưới sự chỉ đạo của Ban giám hiệu tôi đã rất cố gắng cùng chị em luôn làm tốt công tác vệ sinh trong và ngoài khu vực nhà bếp. nên với phương châm “Làm đâu gọn đấy” khi chế biến là phải luôn gọn gàng, sạch sẽ không được làm bày bẩn ra khu vực chế biến, 
 - Đối với cô đầu tóc, trang phục gọn, khẩu trang đầy đủ, móng tay phải cắt ngắn để chế biến các món ăn một cách an toàn 
 - Các loại đồ dùng dụng cụ sắp xếp gọn gàng, hợp lý đúng nơi qui định.
 ( Ảnh 1- Phụ lục- xắp xếp đồ dùng gọn gàng ngăn nắp khi chế biến))
 Bên cạnh v

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_che_bien_mon_an_hop.doc