SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non Thiệu Long

SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non Thiệu Long

 Như chúng ta đã biết mục tiêu giáo dục của mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi. Khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học tập ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời [1]. Để thực hiện được mục tiêu trên thì trường mầm non phải có đội ngũ giáo viên có năng lực chuyên môn tốt, yêu nghề mến trẻ và đặc biệt là phải tạo được một môi trường giáo dục tốt. bậc học mầm non không giống như các bậc học phổ thông khác, “môi trường lớp học là bàn, ghế, phấn, bảng, dụng cụ học tập, thầy cô, bè bạn với không khí lớp học trang nghiêm và mối quan hệ rạch ròi giữa học sinh và thầy cô giáo. Riêng môi trường lớp học ở trường mầm non với các mảng tường, các góc chơi, đồ chơi được sắp xếp, trang trí nổi bật nhằm thu hút sự chú ý của trẻ cùng với không khí lớp học vui tươi, chan hòa, gần gũi giữa cô và trẻ học bằng chơi, chơi mà học rất nhẹ nhàng. Đơn giản là thế nhưng việc thực hiện không hoàn toàn dễ dàng. Bởi môi trường giáo dục trong trường mầm non phải tạo cơ hội cho trẻ tìm tòi, khám phá trải nghiệm giúp trẻ phát hiện ra nhiều điều mới lạ, hấp dẫn trong cuộc sống, trẻ được tự lựa chọn hoạt động cá nhân hoặc theo nhóm một cách tích cực, qua đó kiến thức và kỹ năng ở trẻ dần được hình thành. Môi trường đó phải đảm bảo an toàn về thể chất, tâm lý cho trẻ vừa có tác dụng giáo dục, có tính thẩm mỹ và phải được xây dựng trong suốt quá trình thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. Đặc biệt, từ khi Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai Chương trình Giáo dục mầm non mới, thì vấn đề xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ mầm non được đặt ra ngày càng cấp thiết hơn. Bởi môi trường giáo dục được ví như người giáo viên thứ hai tổ chức và hướng dẫn trẻ chơi, trẻ hoạt động để nhận thức và phát triển” [2] .

Trong thực tế hiện nay, đa số giáo viên đã biết cách xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ hoạt động, trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động giáo dục do cô tổ chức. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế: môi trường cho trẻ hoạt động chưa phong phú, còn mang tính áp đặt, cách bố trí các góc hoạt động chưa linh hoạt, chưa khai thác hiệu quả sử dụng của các góc, các mảng tường, đồ dùng đồ chơi Vì vậy bản thân là một phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn tôi luôn trăn chở làm thế nào để chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm một cách tốt nhất nên năm học 2017- 2018 tôi lựa chọn đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non Thiệu Long” để nghiên cứu và tìm ra biện pháp giúp nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc giáo dục trẻ ngày càng tốt hơn.

 

doc 20 trang thuychi01 5781
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non Thiệu Long", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
TT
NỘI DUNG
TRANG
Mục lục
1
I 
 MỞ ĐẦU
2
1 
 Lý do chọn đề tài
2
2
Mục đích nghiên cứu
2
3 
Đối tượng nghiên cứu
3
4 
Phương pháp nghiên cứu
3
II 
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
3
1 
Cơ sở lí luận 
3
2 
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
4
3 
Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
6
Giải pháp 1: Lập kế hoạch và chỉ đạo giáo viên lập kế hoạch xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm. 
6
Giải pháp 2: Chỉ đạo xây dựng lớp điểm về xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
6
Giải pháp 3: Chỉ đạo giáo viên hướng dẫn phát huy tối đa hiệu quả môi trường giáo dục.
11
Giải pháp 4: Làm tốt công tác tham mưu xây dựng cơ sở vật chất xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
13
Giải pháp 5: Tổ chức cho các nhóm thi đua với nhau xây dựng môi trường giáo dục của nhóm, lớp và các khu vực mình được phân.
13
Giải pháp 6: Làm tốt công tác kiểm tra, đánh giá.
14
Giải pháp 7: Chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác phối kết hợp trong việc xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ.
15
4
Hiệu quả của sáng kiến kinh nhiệm đối với các hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
15
III
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
18
1
Kết luận
18
2
Kiến nghị
19
3
Tài liệu tham khảo
20
4
Danh mục SKKN được xếp loại 
21
 I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
 Như chúng ta đã biết mục tiêu giáo dục của mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi. Khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học tập ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời [1]. Để thực hiện được mục tiêu trên thì trường mầm non phải có đội ngũ giáo viên có năng lực chuyên môn tốt, yêu nghề mến trẻ và đặc biệt là phải tạo được một môi trường giáo dục tốt. bậc học mầm non không giống như các bậc học phổ thông khác, “môi trường lớp học là bàn, ghế, phấn, bảng, dụng cụ học tập, thầy cô, bè bạn với không khí lớp học trang nghiêm và mối quan hệ rạch ròi giữa học sinh và thầy cô giáo. Riêng môi trường lớp học ở trường mầm non với các mảng tường, các góc chơi, đồ chơi được sắp xếp, trang trí nổi bật nhằm thu hút sự chú ý của trẻ cùng với không khí lớp học vui tươi, chan hòa, gần gũi giữa cô và trẻ học bằng chơi, chơi mà học rất nhẹ nhàng. Đơn giản là thế nhưng việc thực hiện không hoàn toàn dễ dàng. Bởi môi trường giáo dục trong trường mầm non phải tạo cơ hội cho trẻ tìm tòi, khám phá trải nghiệm giúp trẻ phát hiện ra nhiều điều mới lạ, hấp dẫn trong cuộc sống, trẻ được tự lựa chọn hoạt động cá nhân hoặc theo nhóm một cách tích cực, qua đó kiến thức và kỹ năng ở trẻ dần được hình thành. Môi trường đó phải đảm bảo an toàn về thể chất, tâm lý cho trẻ vừa có tác dụng giáo dục, có tính thẩm mỹ và phải được xây dựng trong suốt quá trình thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. Đặc biệt, từ khi Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai Chương trình Giáo dục mầm non mới, thì vấn đề xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ mầm non được đặt ra ngày càng cấp thiết hơn. Bởi môi trường giáo dục được ví như người giáo viên thứ hai tổ chức và hướng dẫn trẻ chơi, trẻ hoạt động để nhận thức và phát triển” [2] .
Trong thực tế hiện nay, đa số giáo viên đã biết cách xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ hoạt động, trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động giáo dục do cô tổ chức. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế: môi trường cho trẻ hoạt động chưa phong phú, còn mang tính áp đặt, cách bố trí các góc hoạt động chưa linh hoạt, chưa khai thác hiệu quả sử dụng của các góc, các mảng tường, đồ dùng đồ chơi  Vì vậy bản thân là một phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn tôi luôn trăn chở làm thế nào để chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm một cách tốt nhất nên năm học 2017- 2018 tôi lựa chọn đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non Thiệu Long” để nghiên cứu và tìm ra biện pháp giúp nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc giáo dục trẻ ngày càng tốt hơn.
	 2. Mục đích nhiên cứu.
Nghiên cứu tìm kiếm giải pháp nhằm chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm một cách tốt nhất.
Giúp đội ngũ giáo viên trong nhà trường xây dựng được môi trường giáo dục mang tính mở, kích thích sự tham gia, tập trung chú ý và hoạt động tích cực của trẻ, giúp trẻ được tham gia các hoạt động học tập và trải nghiệm, vui chơi bằng nhiều cách khác nhau phù hợp với nhu cầu, hứng thú và khả năng của trẻ một cách tốt nhất. Nâng cao nhận thức và năng lực quản lý tổ chức chăm sóc giáo dục trẻ, thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm phù hợp với nhóm lớp và điều kiện nhà trường, của địa phương.
Huy động sự tham gia của nhà trường, gia đình và xã hội cùng chung tay xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ, góp phần thực hiện có hiệu quả chuyên đề xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm.
3. Đối tượng nghiên cứu.
	 Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại trường mầm non Thiệu Long.
	 4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu, đọc sách báo chí, tạp chí, các giáo trình tài liệu có liên quan 
- Phương pháp nghiên cứu lí luận trên cơ sở phân tích, tổng hợp qua các tài liệu.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin
- Phương pháp trực quan, quan sát thực tế.
- Phương pháp thực hành.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
II. NỘI DUNG.
 1. Cơ sở lí luận.
 Chúng ta có thể khẳng định rằng môi trường giáo dục có tính chất quyết định đến sự phát triển toàn diện nhân cách trẻ. “Một môi trường sạch sẽ, an toàn, có sự bố trí khu vực chơi và học trong lớp và ngoài trời phù hợp thuận tiện có ý nghĩa to lớn không chỉ với sự phát triển thể chất của trẻ mà còn thỏa mãn nhu cầu nhận thức, mở rộng hiểu biết của trẻ, kích thích trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo. Môi trường giao tiếp cởi mở, thân thiện với cô và trẻ, giữa trẻ với môi trường xung quanh sẽ tạo cơ hội cho trẻ được chia sẻ, giải bày tâm sự, nguyện vọng, mong ước của trẻ đối với cô, bạn bè nhờ vậy mà cô hiểu trẻ hơn, trẻ hiểu nhau hơn, hoạt động phối hợp nhịp nhàng hơn nên hiệu quả hoạt động cũng cao hơn, trẻ yêu trường, lớp yêu cô giáo và bạn bè hơn” [3]. 
Có thể nói việc xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non là thực sự cần thiết và quan trọng. Nó được ví như người mẹ hiền thứ hai trong công tác tổ chức, hướng dẫn cho trẻ nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động của trẻ thông qua đó nhân cách trẻ được hình thành và phát triển toàn diện, Môi trường vật chất bao gồm toàn bộ phương tiện vật chất kể cả trong nhà và ngoài trời liên quan đến nhiệt độ ánh sáng đồ dùng, đồ chơi, môi trường xã hội là toàn bộ các mối quan hệ giúp trẻ hình thành và phát triển nhân cách hay nói cách khác môi trường xã hội chính là bầu không khí giao tiếp giữa cô với trẻ, giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với những người xung quanh được tạo ra trong quá trình tương tác [4]. Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là xây dựng một môi trường an toàn, thân thiện, gợi mở thu hút sự chú ý của trẻ, giúp trẻ chủ động tham gia vào các hoạt động tạo điều kiện cho trẻ học mà chơi, chơi bằng học, trẻ được trải nghiệm và giao tiếp một cách tích cực, tự nhiên. Môi trường hoạt động đó vừa thỏa mãn nhu cầu vui chơi, giao tiếp, nhận thức, nhu cầu hoạt động cùng nhau của trẻ, vừa tạo cơ hội cho trẻ bộc lộ khả năng của mình, qua đó các kiến thức, kỹ năng của trẻ được hình thành, củng cố và bổ sung, đây là những nhân tố góp phần hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ mầm non. 
	“Khi trẻ được hoạt động trong môi trường giáo dục phù hợp sẽ hình thành và phát triển ở trẻ những chức năng tâm, sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời.
	Môi trường giáo dục đa dạng, phong phú sẽ kích thích tính tích cực chủ động của trẻ từ việc tự lựa chọn góc chơi, đồ chơi đến việc tự quyết định và tìm cách giải quyết nhiệm vụ. Trẻ sẽ dần biết tự chịu trách nhiệm với hành động của mình và biết đánh giá những thành công hay thất bại trong quá trình chơi, trẻ sẽ dần rút ra những bài học cho bản thân mình. Trong quá trình hoạt động, trẻ sẽ phối hợp chơi cùng nhau như cùng xây dựng, cùng chơi gia đình, bác sĩ,  trên cơ sở đó giúp trẻ tái hiện lại các mối quan hệ gia đình, cộng đồng. Qua đó, trẻ học được cách làm việc với người khác, học cách lắng nghe và chia sẻ suy nghĩ của bản thân với bạn bè. Đây là cơ sở hình thành tính tập thể và đoàn kết ở trẻ từ đó giúp hình thành và phát triển nhân cách trẻ một cách tốt nhất” [2].
2. Thực trạng.
 Trong năm học 2017-2018 tôi được phân công phụ trách chuyên môn trong quá trình thực hiện việc chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm có những thuận lợi và khó khăn như sau:
 	* Thuận lợi: 	
 	- Được sự quan tâm của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thiệu Hóa, cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương đã tạo điều kiện cho nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ của đơn vị.
 	 - Đa số CBGVCNV trong đơn vị đều nhiệt tình, tâm huyết với nghề, yêu nghề, mến trẻ, có kinh nghiệm trong công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.
 - Cơ sở vật chất phòng nhóm lớp được xây dựng chuẩn theo quy định, có khuôn viên tương đối đẹp.
 * Khó khăn:
 - Các phương tiện, đồ dùng đồ chơi tương đối đầy đủ nhưng chưa phong phú, đa dạng.
- Việc thiết kế môi trường cho trẻ hoạt động cho trẻ đã thực hiện nhưng chưa phong phú; cách bố trí các góc hoạt động chưa linh hoạt lắm; chưa khai thác hiệu quả sử dụng của các góc; hình ảnh trên các mảng tường chủ yếu để trang trí, giáo viên chưa tận dụng các hình trang trí làm phương tiên dạy học; ít sử dụng các nguyên vật liệu mở để làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ hoạt động
- Năng lực chuyên môn trong đội ngũ chuyên môn không đồng đều. Một giáo viên mới khi tổ chức các giờ hoạt động còn mang tính áp đặt chưa chú trọng vào tâm lý trẻ, chưa tạo nhiều cơ hội để phát huy tính tích cực chủ động ở trẻ.
- Môi trường bên trong tuy đã đầu tư trang trí nhưng chưa được đẹp lắm, môi trường bên ngoài chưa được đầu tư lắm, chưa tạo được môi trường đẹp phong phú để thu hút trẻ vào hoạt động tham gia trải nghiệm.
- Công tác tuyên truyền phối kết hợp với phụ huynh huy động sự tham gia của phụ huynh vào xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ chưa tốt. 
* Khảo sát thực trạng ban đầu của nhà trường:
Căn cứ vào kết quả khảo sát thực tế của nhà trường, tôi nhận thấy mặc dù nhà trường đã có kế hoạch chỉ đạo đến từng cán bộ, giáo viên song chất lượng xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm chưa cao, còn mang nặng tính hình thức, chưa có sự đầu tư sáng tạo, chưa mang lại hiệu quả cao, cụ thể kết quả khảo sát như sau: 
Bảng khảo sát trước khi chưa áp dụng các giải pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đối với giáo viên, trẻ. 
 *Đối với giáo viên:
TT
Tiêu chí khảo sát
Số giáo viên được khảo sát
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
1
Cách sắp xếp, trang trí môi trường giáo dục bên trong lớp, bên ngoài lớp.
20
5
7
8
0
25%
35%
40%
2
Tính sáng tạo trong việc tạo môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
20
3
5
12
0
15%
25%
60%
3
Tổ chức hướng dẫn khai thác và sử dụng có hiệu quả môi trường giáo dục.
20
5
6
9
0
25%
30%
45%
4
Tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm.
20
5
6
9
0
25%
30%
45%
 * Đối với trẻ
TT
Tiêu chí được khảo sát
Tổng số trẻ được khảo sát
Mức độ đạt được
 Đạt
 C Đạt
Tốt
Tốt
Tốt
1
Trẻ tích cực tham gia tạo môi trường giáo dục cùng với cô và các bạn.
393
87
100
130
76
22,1%
25,5%
33,1%
19,3%
2
Trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động học tập vui chơi, trải nghiệm.
393
80
90
138
85
20,3%
22,9%
35,1%
21,6
3
Trẻ thể hiện mối quan hệ với cô giáo với các bạn và mọi người xung quanh
393
83
100
140
70
21,1%
25,5%
35,6%
17,8%
 Nhìn vào 2 bảng kết quả khảo sát trên trẻ, trên cô ta thấy tỷ lệ khá giỏi ít trung bình nhiều, còn có rất nhiều trẻ yếu vì vậy tôi trăn trở tìm biện pháp để chỉ đạo thực hiện xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ ngày càng tốt hơn.
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
 * Các giải pháp thực hiện
 Giải pháp 1: Lập kế hoạch và chỉ đạo giáo viên lập kế hoạch xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm. 
 Việc lập kế hoạch có ý nghĩa đặc biệt qua trọng đối với công tác quản lí V.I Lê Nin đã từng ví “Mọi kế hoạch đều là thước đo, tiêu chuẩn, đèn pha và là cái mốc” [5].Việc lập kế hoạch là một biện pháp chỉ đạo rất quan trọng nó giúp chúng ta hình dung ra rõ ràng moị công việc và chủ động trong công việc, nó là cơ sở để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ về xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Nhận thức được điều đó nên ngay từ đầu năm học tôi đã quan sát việc quy hoạch xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm những điểm được và chưa được từ khâu sắp xếp trang trí, sử dụng môi trường giáo dục đến các khu vực hoạt động, quan sát môi trường xã hội mối quan hệ giao tiếp giữa cô với trẻ, trẻ với trẻ và trẻ với phụ huynh... từ đó lên kế hoạch xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm phù hợp với nhà trường và của từng độ tuổi, từng khu vực và trình hiệu trưởng phê duyệt, song tôi triển khai đến toàn bộ giáo viên nhân viên trong trường bắt tay vào thực hiện, tôi chỉ đạo giáo viên ở nhóm lớp mình phụ trách lên kế hoạch xây dựng cụ thể cho lớp mình từ khâu trang trí, xắp xếp các góc, tạo góc mở như thế nào, dự kiến chuẩn bị những nguyên vật liệu gì để xây dựng môi trường giáo dục cho lớp mình, ở cả môi trường bên trong và bên ngoài lớp học.Từ đó phê duyệt và có định hướng để giáo viên xây dựng môi trường giáo lấy trẻ làm trung tâm ở các nhóm lớp đạt kết quả cao. 
 Giải pháp 2: Chỉ đạo xây dựng lớp điểm về xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
 Việc lập kế hoạch là rất cần thiết và quan trọng nó vạch ra phương hướng cụ thể để hoàn thành kế hoạch tuy nhiên kế hoạch cũng phải đi đôi với thực hành đa số giáo viên đã nắm bắt được cách trang trí tạo môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm song làm chưa có chất lượng, còn mang nặng tính hình thức, một số giáo viên hiểu về môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm còn chưa tốt lắm vì vậy để thực hiện tốt việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Tôi chọn lớp mẫu giáo A2, B1 để xây dựng lớp điểm bắt đầu từ việc trang trí môi trường bên trong lớp tạo không khí cho trẻ khi tới trường từ những nguyên liệu, phế liệu mà cô đã sưu tầm và phát động phụ huynh mang tới để làm tranh ảnh treo ở các góc lớp phù hợp theo từng chủ đề và các hình ảnh trang trí này được làm theo hướng mở để trẻ khi tham gia hoạt động phát huy được tư duy và ham muốm tìm tòi khám phá ở trẻ, và khi chuyển chủ đề mới cô treo tranh chủ đề mới lên mà không cần phải thay cả tờ tranh làm tốn kinh phí công sức chỉ cần thay gắn mảng chủ đề chính khác vào 
Môi trường bên ngoài cũng rất quan trọng ngay từ khi trẻ bước chân vào lớp điều gây ấn tượng với trẻ là khung cảnh lớp học ở bên ngoài các hiên chơi tôi chỉ đạo giáo viên tận dụng đuy băng, hạt bằng gỗ, các hoa nhựa đã qua sử dụng, dùng các thừng bằng dù lượi ra cắt, gấp, dán hoặc xâu để tạo thành các dây xúc xích trang trí ngoài hiên, cột hè tôi chỉ đạo giáo viên cắt các chữ cái, số, hình bằng mút xốp, que để gắn vừa làm trang trí vừa cho trẻ học như khi cho trẻ quan sát cô nói các con nhìn xem cây cột cô trang trí bằng những hình ảnh gì? Các cô đọc cho cô nghe nàohoặc chỉ đạo giáo viên tận dụng các máng nhựa, các can nước rửa bát lọ dầu ăn trang trí và trồng cây xanh để tạo môi trường thiên nhiên gần gủi với trẻ vừa tạo điều kiện để trẻ được tham gia trải nghiệm các hoạt động trồng cây, chăm sóc cây, dùng các chậu nhựa và các thùng cát tông đổ nước vào chậu, để cát vào thùng cát tông hoặc các chậu nhựa hỏng để cho trẻ chơi với cát nước, cho trẻ trải nghiệm 
- Chỉ đạo giáo viên xây dựng các góc hoạt động trong lớp nhằm tạo điều kiện cho trẻ hoạt động cá nhân hoặc nhóm nhỏ theo hứng thú và nhu cầu riêng của trẻ với các hình thức hoạt động phong phú, đa dạng, qua đó giúp trẻ tìm hiểu và khám phá cái mới, tích cực tìm hiểu các chức năng sử dụng của đồ dùng đồ chơi và rèn luyện các kỹ năng giao tiếp, hợp tác cùng bạn, hoặc tự giải quyết các nhiệm vụ, 
- Chỉ đạo giáo viên sắp xếp các góc hoạt động: Vị trí các góc chơi phải hợp lý, thuận tiện và có đủ không gian cho trẻ hoạt động. Các góc yên tĩnh (góc học tập, góc sách) xa góc hoạt động ồn ào (góc phân vai, góc xây dựng). Sử dụng các giá góc, các loại bảng thấp, kệ an toàn, để làm hàng rào phân góc vừa không che khuất tầm nhìn, vừa đảm bảo các lối đi để trẻ di chuyển dễ dàng không cản trở nhau. Diện tích trong mỗi góc hoạt động tùy thuộc vào số lượng trẻ chơi và số lượng đồ dùng đồ chơi trong góc. 
 Ví dụ: góc phân vai - chủ đề Thực vật - tết - mùa xuân nếu giáo viên bố trí 2 hoạt động: vừa có cửa hàng rau, vừa nấu ăn (chế biến các món ăn từ rau củ) thì diện tích phải rộng hơn, số lượng trẻ chơi nhiều hơn so với 1 hoạt động trong cùng góc.
	 - Thay đổi nội dung các góc chơi trong cùng chủ đề nhằm tạo sự mới lạ, kích thích hứng thú của trẻ.
- Đồ dùng đồ chơi ở các góc phải phù hợp với mức phát triển của trẻ và phù hợp với đặc điểm địa phương. Trên thực tế nhà trường đã trang bị các đồ dùng đồ chơi cần thiết cho lớp như gạch xây dựng các loại, đồ chơi gia đình, các loại rau củ quả nhưng số lượng còn hạn chế, giáo viên phải tìm kiếm nguyên vật liệu, làm đồ chơi bổ sung cho các góc. Sử dụng các loại phế liệu, nguyên vật liệu sẳn có tại địa phương để làm đồ chơi cho trẻ, từ các loại chai nhựa, vỏ hộp sữa, hộp bánh kẹo, ống hút, đá, sỏi, lá cây, xốp màu để làm đồ dùng đồ chơi. Mỗi loại vật liệu có thể có thể dùng cho các góc và các hoạt động khác nhau: vỏ hộp sữa thay thế gạch làm hàng rào, đá sỏi làm hòn non bộ ở góc xây dựng; hộp bánh kẹo dùng chơi bán hàng ở góc phân vai; ống hút, xốp màu, lá cây chơi ở góc tạo hình Có những loại vật liệu được sử dụng nhiều lần cho các góc chơi và các chủ đề chơi khác nhau. Ví dụ các hộp bánh kẹo, hộp bánh, các loại quả dùng để chơi bán hàng ở góc phân vai của chủ đề Gia đình, khi sang chủ đề Tết và mùa xuân, được dùng làm nguyên liệu cùng với giấy màu xanh, dây buộc, giấy màu để gói bánh chưng, bánh tét, làm nem chua hoặc trang trí thành các hộp quà, giỏ quà ở góc tạo hình. 
- Những đồ chơi dễ làm, khuyến khích trẻ tham gia cùng cô, chẳng hạn tô, vẽ tranh để trang trí, dùng bút dạ vẽ thêm các chi tiết trên các hòn sỏi, vẽ trên sỏi hoặc vẽ trên vỏ quả trứng theo sự tưởng tượng của trẻ làm đồ chơi theo ý thích để trưng bày, hoặc mang các chai nhựa, vỏ hộp bánh kẹo, vỏ sò, ốc đến lớp để làm đồ dùng đồ chơi. Ngoài ra vận động phụ huynh hỗ trợ thêm các loại đồ chơi bằng nhựa như các loại rau củ quả, các con vật để làm phong phú hơn đồ dùng đồ chơi của các lớp.
 - Việc bố trí, trưng bày các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phải phù hợp mục tiêu yêu cầu giáo dục của chủ đề. Khi triển khai chủ đề nào, môi trường các góc phải phản ánh được chủ đề đó.
 Ví dụ: Chủ đề gia đình, các góc hoạt động đều được trưng bày thể hiện nội dung của chủ đề:
- Góc xây dựng: trưng bày, các khối hộp, gạch các loại hoặc vỏ hộp sữa, ống nước ngọt; sỏi, đá; các loại cây xanh; cây hoa để trang trí cho trẻ chơi xây dựng công viên, xây làng xóm quê em
- Góc phân vai: Các chơi đồ dùng trong gia đình như nồi, xoong, chảo, ấm chén, quần áo đồ chơi để cho gia đình, nấu ăn, siêu thị của bé.
- Góc học tập: Tranh, ảnh, lô tô, đôminô các đồ dùng trong gia đình để cho trẻ chơi phân loại các đồ dùng trong gia đình, xem tranh ảnh về gia đình, thêm bớt gắn số, chữ cái theo hướng mở cho trẻ hoạt động phát huy tư duy của trẻ....
- Góc nghệ thuật: Giấy màu, bút vẽ, kéo, hồ, khăn lau, vỏ hộp các loại, giấy báo  để trẻ chơi cắt dán, vẽ về các đồ dùng trong gia đình, người thân trong gia đình
- Góc thiên nhiên: Đồ chơi 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_giao_vien_xay_dung_moi_truong.doc