SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng phát triển nhận thức thông qua hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 4 - 5 tuổi ở trường Mầm non Hưng Lộc

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng phát triển nhận thức thông qua hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 4 - 5 tuổi ở trường Mầm non Hưng Lộc

Bác Hồ kính yêu đã dạy rằng “ Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm phải trồng người” vì lợi ích của cả dân tộc, của cả quốc gia, vì trẻ em là hạnh phúc của mọi gia đình, của mọi nhà, vậy nên việc bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ không phải chỉ là trách nhiệm của mọi người mà của toàn xă hội. Vậy thì mỗi giáo viên Mầm non chúng ta cần chung tay gieo trồng chăm sóc và bảo vệ trẻ. Trẻ em như một tờ giấy trắng làm quen với môi trường xung quanh chính là bắt đầu cho trẻ thích ứng, lĩnh hội và cải tạo môi trường. Ca dao xưa có câu “ Dạy con từ thủa còn thơ” đã đúc rút ra từ kinh nghiệm “ Dạy con rèn người” của ông cha ta. Mỗi chúng ta đều được lớn lên từ những môi trường đầu tiên. Đó là những tiếng ru ngọt ngào của bà, của mẹ. Những ngọn đèn cháy lung linh trong đêm, những ngôi sao nhỏ lấp lánh trên cao. Môi trường âm thanh và hình ảnh xung quanh đó đều mang lại nguồn biểu tượng vô cùng phong phú và theo trẻ cho đến hết cuộc đời, đã gợi lên lòng yêu quê hương, đất nước ở mỗi con người. Khám phá môi trường xung quanh trẻ có vốn hiểu biết những gì quanh mình và sẽ hình thành nên nhưng thói quen tốt, xấu của trẻ. Đất nước ta ngày một phát triển do vậy con người cần phải năng động sáng tạo để phù hợp với sự phát triển của nó. Muốn được như vậy trẻ Mầm Non cần được tiếp xúc và khám phá khoa học quanh mình, đặc biệt là trẻ 4- 5 tuổi nhận thức, tư duy, ngôn ngữ và tình cảm xã hội gần như hoàn thiện. Khám phá khoa học qua nền giáo dục là góp phần không nhỏ vào việc phát triển nhân cách thế hệ trẻ. Nếu giáo viên không sáng tạo trong việc tổ chức thì hiệu quả đạt không cao. Nếu tiết dạy không có gì mới để trẻ được khám phá trẻ sẽ phát triển chậm hơn so với nhu cầu xã hội .

Như chúng ta đã biết, môi trường xung quanh vô cùng phong phú. Nó là một thế giới rộng lớn với biết bao màu sắc và các đồ chơi đẹp, phong phú luôn thu hút trẻ, luôn thôi thúc tâm hồn gợi cảm và tính tò mò, hiếu động của trẻ thơ. Ở độ tuổi 4-5 tuổi, khả năng nhận thức của các cháu được phát triển chủ yếu qua việc tiếp xúc, tìm hiểu đồ dùng, đồ chơi và các nguyên vật liệu, qua các hoạt động tìm hiểu cây cối, con vật, các hiện tượng tự nhiên và cuộc sống xã hội.

 

doc 21 trang thuychi01 29144
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng phát triển nhận thức thông qua hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 4 - 5 tuổi ở trường Mầm non Hưng Lộc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
1. MỞ ĐẦU
1
1.1. Lý do chọn đề tài
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu
2
1.4.Phương pháp nghiên cứu
2
2. NỘI DUNG
2
2.1 Cơ sở lý luận 
2
2.2Thực trạng vấn đề
4
2.3 Các giải pháp và biện pháp
5
2.3.1 Các giải pháp
5
2.3.2. Các biện pháp
5
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
17
3.1. Kết luận
17
3.2. Kiến nghị
18
- TÀI LIỆU THAM KHẢO
19
- PHỤ LỤC
20
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
Bác Hồ kính yêu đã dạy rằng “ Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm phải trồng người” vì lợi ích của cả dân tộc, của cả quốc gia, vì trẻ em là hạnh phúc của mọi gia đình, của mọi nhà, vậy nên việc bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ không phải chỉ là trách nhiệm của mọi người mà của toàn xă hội. Vậy thì mỗi giáo viên Mầm non chúng ta cần chung tay gieo trồng chăm sóc và bảo vệ trẻ. Trẻ em như một tờ giấy trắng làm quen với môi trường xung quanh chính là bắt đầu cho trẻ thích ứng, lĩnh hội và cải tạo môi trường. Ca dao xưa có câu “ Dạy con từ thủa còn thơ” đã đúc rút ra từ kinh nghiệm “ Dạy con rèn người” của ông cha ta. Mỗi chúng ta đều được lớn lên từ những môi trường đầu tiên. Đó là những tiếng ru ngọt ngào của bà, của mẹ. Những ngọn đèn cháy lung linh trong đêm, những ngôi sao nhỏ lấp lánh trên cao. Môi trường âm thanh và hình ảnh xung quanh đó đều mang lại nguồn biểu tượng vô cùng phong phú và theo trẻ cho đến hết cuộc đời, đã gợi lên lòng yêu quê hương, đất nước ở mỗi con người. Khám phá môi trường xung quanh trẻ có vốn hiểu biết những gì quanh mình và sẽ hình thành nên nhưng thói quen tốt, xấu của trẻ. Đất nước ta ngày một phát triển do vậy con người cần phải năng động sáng tạo để phù hợp với sự phát triển của nó. Muốn được như vậy trẻ Mầm Non cần được tiếp xúc và khám phá khoa học quanh mình, đặc biệt là trẻ 4- 5 tuổi nhận thức, tư duy, ngôn ngữ và tình cảm xã hội gần như hoàn thiện. Khám phá khoa học qua nền giáo dục là góp phần không nhỏ vào việc phát triển nhân cách thế hệ trẻ. Nếu giáo viên không sáng tạo trong việc tổ chức thì hiệu quả đạt không cao. Nếu tiết dạy không có gì mới để trẻ được khám phá trẻ sẽ phát triển chậm hơn so với nhu cầu xã hội . 
Như chúng ta đã biết, môi trường xung quanh vô cùng phong phú. Nó là một thế giới rộng lớn với biết bao màu sắc và các đồ chơi đẹp, phong phú luôn thu hút trẻ, luôn thôi thúc tâm hồn gợi cảm và tính tò mò, hiếu động của trẻ thơ. Ở độ tuổi 4-5 tuổi, khả năng nhận thức của các cháu được phát triển chủ yếu qua việc tiếp xúc, tìm hiểu đồ dùng, đồ chơi và các nguyên vật liệu, qua các hoạt động tìm hiểu cây cối, con vật, các hiện tượng tự nhiên và cuộc sống xã hội. 
Muốn được như vậy ngay từ tuổi ấu thơ trẻ Mầm non, đặc biệt là trẻ 4 - 5 tuổi đang ở những bước phát triển mạnh về nhận thức, tư duy, ngôn ngữ về tình cảm, những thế giới khách quan xung quanh thật bao la rộng lớn, có biết bao điều mới lạ và hấp dẫn, những câu hỏi tại sao, như thế nào? Làm bằng gì, có gì giống nhau, có gì khác nhau, trẻ tò mò muốn biết, muốn được khám phá.
Hoạt động khám phá khoa học phần nào đã giải đáp thắc mắc của trẻ, cho nên giáo dục Mầm non đã góp phần không nhỏ vào việc giáo dục thế hệ trẻ và trách nhiệm của một giáo viên là tạo nên nền tảng vững chắc, là chặng đường khôn lớn của trẻ, giáo dục mầm non có tầm quan trọng rất lớn đối với đời sống con người nhất là lứa tuổi Mầm non.
Cho trẻ hoạt động khám phá khoa học, nhằm phát triển năng khiếu thẩm mỹ vốn có ở trẻ, tạo điều kiện cho trẻ hứng thú trước cái đẹp của thế giới xung quanh, từ đó trẻ hiểu được cái đẹp, biết đánh giá cái đẹp và tạo ra cái đẹp mà trẻ cảm thụ được, giúp trẻ yêu thích và rung động trước những gì xung quanh trẻ.
 Trên thực tế giáo viên khi tổ chức hoạt động khám phá khoa học thường chỉ chú trọng cho trẻ tìm hiểu các đặc điểm bề ngoài đơn thuần như: tên gọi, các bộ phận, màu sắc, hình dáng, công dụng của sự vật hiện tượng trong môi trường xung quanh mà xem nhẹ việc cho trẻ sử dụng các giác quan trong quá trình quan sát và tìm hiểu sự thay đổi của các sự vật hiện tượng. Trẻ thường chỉ được nhìn, nghe và trả lời, ít được sờ mó các đồ vật và làm thử nghiệm. Đặc biệt các câu hỏi đặt ra trong quá trình quan sát thường chưa mang tính tích cực, sáng tạo của học sinh. Từ đó dẫn tới chất lượng của bộ môn còn thấp, chưa mang lại kết quả như mục đích yêu cầu đề ra. Nên tôi đã quyết định chọn đề tài nghiên cứu của mình là: "Một số biện pháp nâng cao chất lượng phát triển nhận thức thông qua hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 4-5 tuổi ở trường Mầm non Hưng Lộc".
1.2.Mục đích nghiên cứu.
Giúp giáo viên có được các phương pháp và biện pháp tốt để nâng cao chất lượng dạy trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi thông qua hoạt động khám phá khoa học. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
35 cháu lớp mẫu giáo 4-5 tuổi lớp B4 trường Mầm non Hưng lộc
1.4.Phương pháp nghiên cứu.
+ Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết
+ Phương pháp điều tra khảo sát, quan sát, trực quan, đàm thoại, trao đổi...
+ Phương pháp thống kê, xử lý số liệu
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận:
	 Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, ở tuổi này ý thức đang được hình thành, trẻ có khả năng so sánh mình với người khác. Trẻ đã được biết giới tính của mình và biết phải thể hiện thế nào cho phù hợp với giới tính. Trẻ có thể lĩnh hội các khái niệm sơ đẳng, có cách lập luận dần chính xác hơn.
Ở lứa tuổi Mầm non tâm hồn trẻ rất ngây thơ và trong sáng “ Chơi mà học và học bằng chơi” thế giới xung quanh qua “ lăng kính chủ quan” của trẻ, tất cả đều mới lạ “ Với biết bao điều kỳ diệu!” và “ vì sao lại thế ?” hay “ vì sao thế nhỉ ?”.luôn là những câu hỏi thắc mắc, là những điều trẻ luôn khao khát muốn biết, muốn tìm hiểu và khám phá!...
Có lẽ ngay từ lúc cất tiếng khóc chào đời cho tới khi biết cầm nắm các vật trên tay, hay khi trẻ biết bước những bước đi chập chững đầu tiên của cuộc đời, trẻ đã muốn tìm hiểu và khám phá về thế giới xung quanh?
	Qủa thực, hoạt động khám phá khoa học về môi trường xung quanh có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển tâm lý của trẻ lứa tuổi Mầm non nói chung và độ tuổi mẫu giáo 4-5 tuổi nói riêng. Vì vậy cho trẻ khám phá khoa học về môi trường xung quanh chính là tạo điều kiện, cơ hội và tổ chức các hoạt động để trẻ tích cực tìm tòi phát hiện về các hiện tượng sự vật xung quanh. Đây thực chất là quá trình tạo ra môi trường hoạt động, tạo ra các tình huống và tổ chức các hoạt động cho trẻ tiếp xúc, trải nghiệm với các sự vật hiện tượng của môi trường xung quanh, qua đó trẻ hiểu biết về đặc điểm, tính chất, các mối quan hệ, sự thay đổi và phát triển của chúng giúp trẻ học được các kỹ năng quan sát, phân nhóm, phân loại, phán đoán giải quyết vấn đề, truyền tải ý kiến của mình và đưa ra kết luận về các sự vật hiện tượng đã quan sát, tiếp xúc. Hoạt động cho trẻ tiếp xúc tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh giúp trẻ được tiếp xúc với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội, từ đó trẻ lĩnh hội được những kiến thức sơ đẳng, những hiểu biết, những kinh nghiệm để trẻ học cách làm người. Do dó cho trẻ hoạt động khám phá khoa học về môi trường xunh quanh sẽ phát triển ở trẻ kỹ năng nhận thức, kỹ năng xã hội đồng thời giáo dục thái độ ứng sử và thái độ khoa học, trẻ biết cách học, cách nghĩ cách hành động khám phá môi trường xung quanh.
Trên thực tiễn trong công tác giáo dục trẻ Mầm non, xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lí trẻ thì việc cho trẻ hoạt động khám phá khoa học là không thể thiếu, hoạt động khám phá khoa học có tác dụng giáo dục về mọi mặt đối với trẻ đó là: ngôn ngữ, đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ, lao động.Khám phá khoa học là phương tiện để giao tiếp và làm quen với môi trường xung quanh để giao lưu và bày tỏ nguyện vọng của mình và đồng thời cũng là công cụ của tư duy. Vì vậy các nhà giáo dục đã sử dụng nhiều phương pháp để cho trẻ được tiếp cận với thế giới xung quanh.
Mỗi một đứa trẻ lớn lên muốn phát triển toàn diện thì phải có những yếu tố quan trọng giúp cho sự phát triển nhân cách sau này cho trẻ. Vì vậy trẻ cần được tiếp thu toàn bộ các hoạt động phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Thông qua các hoạt động giúp trẻ làm quen và tiếp xúc với thế giới xung quanh, hình thành ở trẻ những biểu tượng, phong phú, đa dạng hơn.
Thông qua hoạt động khám phá khoa học cô đưa trẻ đến thế giới thiên nhiên đa dạng phong phú và hấp dẫn, giúp trẻ hiểu biết về xã hội đang đổi mới từng ngày, từng giờ trong sự nghiệp và xây dựng Tổ quốc, giúp trẻ luôn hướng tới cái thiện, ấn tượng về cái đẹp và những cảm xúc chân thành, những phẩm chất tốt đẹp về nhân cách con người.
 Chính vì thế tôi đã trăn trở suy nghĩ làm thế nào để đưa trẻ đến với hoạt động khám phá khoa học một cách tự nhiên nhất, giúp các cháu tích cực tham gia vào các hoạt động. Đồng thời phát triển hoàn thiện hơn nữa những kỹ năng tư duy, tưởng tượng, sáng tạo và phát triển ngôn ngữ cho trẻ. 
2.2. Thực trạng của vấn đề.
*Thuận lợi:
- Năm học 2015- 2016, được sự phân công của BGH trường Mầm non Hưng lộc, tôi được dạy lớp 4 - 5 tuổi B5. Với tổng số là 35 cháu thuộc hai thôn Tân Hưng và Phú Vượng.
- Các cháu đều ngoan ngoãn, chăm học, thân thiện với bạn bè và lễ phép biết vâng lời cô giáo, bố mẹ...
- Lớp học được phân chia theo đúng độ tuổi nên thuận lợi cho việc rèn luyện và giáo dục các cháu.
- Nhà trường thường xuyên tạo điều kiện xây dựng các tiết mẫu, tổ chức dự giờ thao giảng, sinh hoạt chuyên môn theo chủ đề, để giáo viên được dự giờ, trao đổi kinh nghiệm với các đồng chí đồng nghiệp.
- Được sự tín nhiệm và tin cậy của phụ huynh trong công tác phối kết hợp chăm sóc, giáo dục trẻ.
- Được sự quan tâm của Đảng ủy, UBND và các bậc phụ huynh đã xây dựng ngôi trường hai tầng với khuôn viên sạch đẹp, khang trang, tạo điều kiện tốt cho cô và trẻ hoạt động khám phá khoa học.
* Khó khăn:
- Số trẻ trong lớp quá đông so với quy định, đồ dùng phục vụ tiết dạy còn thiếu như vật mẫu, đồ dùng đồ chơi ít, 1 số trẻ còn nhút nhát không tích cực hoạt động, khả năng tiếp thu chậm.
- Vốn hiểu biết về hoạt động khám phá khoa học của trẻ còn nghèo nàn, đồ chơi của trẻ cũng rất ít, nên dẫn đến thiếu những hình ảnh đẹp sinh động để trẻ dễ quan sát, 1 số trẻ phát âm chưa rõ, chưa diễn tả được ý hiểu của mình đối với người khác.
- Môi trường giáo dục ở một số gia đình còn chưa tốt nên phần nào cũng ảnh hưởng đến tâm sinh lý trẻ và khả năng tiếp cận hoạt động khám phá khoa học.
- Góc thiên nhiên còn hạn chế về chất lượng và số lượng
- Đồ dùng phục vụ tiết dạy còn hạn chế, đặc biệt là các mẫu vật thật, đồ dùng trực quan để trẻ tri giác chưa nhiều nên ảnh hưởng đến việc tiếp thu bài của trẻ
 Từ thực trạng trên tôi đã tiến hành khảo sát trên trẻ ở lớp tôi chủ nhiệm, kết quả đạt như sau:
*Bảng 1: Kết quả khảo sát thực trạng
TT
Nội dung
TS trẻ
Đạt yêu cầu
Chưa đạt y/c
Tốt
Khá
TB
Yếu
Kém
ST
%
ST
%
ST
%
ST
%
ST
%
1
Trẻ nói được tên gọi, đặc điểm,công dụng,chức năng của cơ thể, đồ dùng, con vật, đồ vật.
35
8
29
7
23
14
40
6
17
0
2
 Trẻ quan sát, so sánh, phân loại .
35
6
20
7
23
11
31
11
31
0
3
 Trẻ hứng thú tham gia hoạt động.
35
9
26
7
20
10
29
9
26
0
* Nguyên nhân: Qua khảo sát ở trên lớp cho thấy kết quả chưa đạt còn cao vì.
+ Về phía trẻ: 
- Trẻ đang còn nói ngọng, chưa rõ ràng, phát âm chưa chuẩn.
- Trẻ đang còn nhỏ nên ít được tiếp cận với hoạt động khám phá khoa học. 
- Vốn hiểu biết về hoạt động khám phá khoa học của trẻ còn nghèo.
+ Về phía cô và nhà trường:
	- Phòng học thiếu nên số trẻ trong lớp quá đông so với quy định.
	- Đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị phục vụ các hoạt động còn hạn chế.
2.3. Các giải pháp và biện pháp	
2.3.1. Các giải pháp
	- Biện pháp nâng cao chất lượng phát triển nhận thức thông qua hoạt động khám phá khoa học.
	- Tích cực tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn. 
- Tạo môi trường phù hợp cho trẻ hoạt động.
	- Tích cực tham mưu và phối kết hợp với phụ huynh. 
2.3.2. Các biện pháp thực hiện:
Biện pháp 1. Tạo môi trường cho trẻ hoạt động
	Môi trường hoạt động cho trẻ mầm non là hoàn cảnh sinh hoạt của trẻ, toàn bộ điều kiện tự nhiên và xã hội nằm trong khuôn viên của trường mầm non đó là môi trường vật chất và môi trường tinh thần luôn hỗ trự và bổ xung cho nhau.
	Vì vậy để tạo được môi trường tốt cho trẻ hoạt động thì cần phải thiết kế môi trường theo quá trình hoạt động chủ đề, cần phân bố không gian hợp lý cho các khu vực góc hoạt động. Các góc hoạt động cần phải linh hoạt, thuận tiện cho trẻ tham gia vào hoạt động, vách ngăn thấp mang tính mở tạo điều kiện cho mọi trẻ đều dễ dàng lựa chọn và sử dụng đồ dùng đồ chơi, các khu vực phải phân chia rõ và có danh giới, môi trường giáo dục trong lớp cần có sự thay đổi trong năm học để tạo cho trẻ luôn có cảm giác mới mẻ.	
Khuôn viên ngoài trời phải thoáng mát, có bóng mát, bầu không khí trong lành, đảm bảo độ an toàn cao khi trẻ tham gia vào hoạt động.
 - Tạo môi trường trong lớp học: Thực tế lớp tôi đã được nhà trường trang bị đồ dùng đồ chơi xong vẫn còn thiếu một số đồ dùng như: Ti vi, đàn,. 
 Đồ chơi chưa hấp dẫn trẻ, góc thiên nhiên còn nghèo, số cây ít, các loại cây chưa phong phú nhất là các đồ dùng cho trẻ làm thí nghiệm thực hành, không gian để trẻ thực hành còn chật hẹp Trước những yêu cầu thực tế trong quá trình cho trẻ hoạt động với khám phá khoa học tôi luôn băn khoăn trăn trở muốn giờ học đạt kết quả cao thì yêu cầu tôi phải có đầy đủ đồ dùng học tập và tạo ra môi trường hoạt động phải thật tốt từ đó tôi đã đặt ra cho mình kế hoạch làm đồ dùng đồ chơi để phục vụ cho hoạt động khám khoa học.
 Ngay từ đầu năm học tôi mạnh dạn đề xuất với Ban giám hiệu nhà trường trang bị thêm cho các lớp các thiết bị đồ dùng học tập như: bảng, tranh ảnh, lô tô và một số các mô hình mô phỏng để phục vụ cho dạy học. Từ đó tôi thay đổi lại môi trường học tập trong lớp tạo môi trường đẹp hấp dẫn trẻ bằng cách tôi tìm hiểu yêu cầu của các chủ đề, căn cứ vào cấu trúc phòng học của lớp mình và hơn hết là đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 4-5 tuổi để tạo môi trường đẹp xung quanh trẻ. Để gây ấn tượng cho trẻ tôi sưu tầm thiết kế các hình ảnh ngộ nghĩnh đáng yêu có màu sắc đẹp, bố cục hợp lý và đặt tên thật ngộ nghĩnh phù hợp với tâm lý của trẻ.
 Ví dụ: Chủ đề “ Thế giới động vật” tôi trang trí mảng chủ đề lớn về các loài động vật cho trẻ quan sát như: Động vật nuôi trong gia đình, động vật sống trong rừng, động vật sống dưới nước, một số loài chim, côn trùng. Đối với các chủ đề nhánh cô trang trí các nhánh theo kế hoạch thực hiện để trẻ quan sát và tất cả các tranh này đều được treo ở vị trí phù hợp, thuận tiện cho trẻ quan sát.
 Để gây hứng thú cho trẻ trong các góc tùy theo từng chủ đề mà tôi có thể chuẩn bị mảng kiến thức và các đồ dùng nguyên vật liệu, phù hợp để trang trí các góc phù hợp với nội dung của góc đó.
 Ví dụ: Giấy màu, tranh ảnh cũ, báo, tạp chí, sáp màu, đất nặnNhững nguyên vật liệu này tôi xắp xếp ở góc tạo hình và luôn để ở các trạng thái mở giúp trẻ dễ lấy, dễ sử dụng khi vào hoạt động Hay góc học tập, góc sách tôi bố trí trên giá chủ yếu là sách vẽ về các con vật và các loại tranh ảnh vừa tầm với trẻ để trẻ đễ xem, các tranh lô tô được phân loại để vào các ô giá vừa dễ lấy vừa đễ tìm như tô tô con vật sống trong gia đình một ô, lô tô con vật dưới nước một ôĐối với tranh đều có các ký hiệu tương ứng để trẻ dễ nhận biết.
- Tạo môi trường bên ngoài lớp học: Cô treo những bức tranh hấp dẫn mang nội dung làm quen với môi trường xung quanh và luôn thay đổi chủ đề. Trẻ được tiếp xúc, quan sát và khám phá về những hình ảnh trong bức tranh sẽ phát triển tư duy, óc sáng tạo, cung cấp cho trẻ một lượng kiến thức rộng mở hơn về môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, góp phần cho trẻ hoạt động tích cực hơn trong việc tìm hiểu về thế giới xung quanh. 
 Ví dụ: Cũng ở chủ đề “ Thế giới động vật” ngoài trang trí theo các mảng bên trong lớp thì tôi đã trang trí các khoảng không gian bên ngoài lớp học bằng các hình ảnh của các con vật của các chủ đề nhánh như: Động vật nuôi trong gia đình ( con gà, con vịt, con chó, con mèo). Động vật sống trong rừng ( con voi, con hổ, con khi, con hưou)
Hình ảnh 1: Động vật sống trong rừng
 Qua việc tạo môi trường học tập cho trẻ tôi đã thu được kết quả lớp học khang trang xắp xếp bố cục ở các góc gọn gàng trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động có đồ dùng đồ chơi đưa vào sử dụng trong các tiết học đã giúp trẻ được quan sát tri giác các đồ vật một cách trực tiếp từ đó trẻ hiểu biết nhiều, quan sát tốt, tìm rất nhanh các vật mẫu mà cô đưa ra, so sánh và phân loại rõ ràng, ngôn ngữ phát trển tốt, tư duy của trẻ nhanh nhậy và chính xác hơn.
 Biện pháp 2. Xây dựng góc bé với thiên nhiên:
Góc thiên nhiên là nơi dành cho các hoạt động chăm sóc cây như: lau lá, tưới cây, nhặt cỏ, chơi với sỏi, cát, nước...Mặt khác đây cũng là nơi dành cho các hoạt động thực hành, tham quan dạo chơi...Vì vậy ở góc thiên nhiên tôi đã trồng nhiều cây xanh như; Cây lấy hoa, cây ăn quả, cây thuốc nam, cây làm cảnh, ...Để từ đó giúp trẻ hiểu được trồng cây có rất nhiều tác dụng. Cây thì lấy hoa, cây lấy quả, cây làm thuốc chữa bệnh... và quan trọng hơn là trẻ được quan sát, được trải nghiệm, được ngắm, được sờ, được hằng ngày tưới cây, nhặt cỏ, chăm sóc cho cây và chứng kiến sự phát triển của cây theo thời gian. Nhờ vậy mà trẻ biết cây lớn lên là nhờ vào những yếu tố nào từ đó giúp trẻ biết tự lao động.
Hình ảnh 2: góc thiên nhiên
Ví dụ:Chủ đề “ Thực vật tết và mùa xuân”: cô có thể cho trẻ quan sát cây hoa Cúc:
- Cô đố các con đây là cây gì?
- Ai có nhận xét gì về cây hoa Cúc?
- Cây hoa cúc nở vào mùa nào?
- Muốn cho cây nhanh lớn và ra nhiều hoa thì các con cần phải làm gì?
	Mặt khác góc thiên nhiên không chỉ có cây xanh mà còn thiết kế bể cá cảnh nuôi các loại động vật sống dưới nước như: Cá, cua, ốc, tôm...Và chính đôi bàn tay của trẻ sẽ hằng ngày cho cá ăn, chăm sóc cá và biết được các hoạt động của cá như : bơi, ăn mồi... như thế nào? Khi đó cô cho trẻ quan sát đàn cá.
	Chủ đề “Thế giới động vật”: Quan sát đàn cá bơi
	- Cô đố các con trong bể có con gì đang bơi? Vậy bạn nào nhận xét gì về đàn các đang bơi? Các con hãy quan sát xem con cá bơi bằng gì? Và con cá đớp mồi như thế nào? Đàn cá sống được là nhờ gì các con? Muốn cho cá nhanh lớn hằng ngày các con cần phải làm gì?
Được trải nghiệm thực tế như vậy trẻ có thể nắm rõ được đặc điểm bề ngoài , hoạt động của con cá một cách sâu sắc và bền vững. Mặt khác ở góc thiên nhiên cần phải có cát, sỏi, hạt, vỏ cây khô, lá khô...để cho trẻ được chơi, để trẻ tạo ra được những sản phẩm mà trẻ thấy là thích.
	Cho trẻ chơi với cát sỏi
- Cô đố các con đây là gì? Vậy sỏi thường dùng để làm gì? Bây giờ các con sử dụng những viên sỏi này để làm gì? Khi chơi xong tay bẩn các con phải làm gì? Rửa tay xong các con phải như thế nào?
	Bố trí giá sách chủ yếu là vẽ con vật, cây cối, hoa lá, quả hạt.. Tranh ảnh vừa tầm với trẻ để trẻ có thể xem (Có que chỉ cho trẻ xem tranh) tôi sắp xếp các hộp đựng vỏ cây khô, hoa lá ép khô, các loại hạtCó gắn nhãn mác và hình ảnh rõ ràng để trẻ dễ nhận thấy, trẻ được chơi và làm được những sản phẩm từ những đồ chơi ấy, ngoài ra tôi còn tận dụng những vỏ hến, ốc trai, sò, vỏ trứngVệ sinh sạch sẽ vừa làm đồ dùng, đồ chơi phong phú vừa rẻ tiền vừa dễ kiếm. Các tranh lô tô đều được phân loại để ở giá vừa dễ lấy, dễ tìm .
	* Tóm lại: Thiên nhiên rất quan trọng đối với đời sống của mỗi chúng ta đặc biệt là lứa tuổi Mầm non. Góc thiên nhiên trong lớp mầm non là một hình ảnh thu nhỏ của thế giới thiên nhiên bên ngoài. Ở đây trẻ có thể được nhìn, được quan sát, được nắm, được sờ, được chăm sóc và được nhìn thấy sự phát triển của chúng. Như vậy đã gây được sự hứng thú và giúp trẻ biết suy luận, phân tích và biết phán đoán, trẻ hiểu được rằng mọi sự vật luôn có sự thay đổi và những thay đổi này liên quan đến nhau. Vậy nên, ở góc thiên nhiên là giúp trẻ tìm hiểu trước khi tiếp xúc( những gì mình chưa biết) và củng cố những gì đã biết từ đó đúc rút, thực hành và trải nghiệm.
Biện pháp 3. Sử dụng đồ dùng trực quan phù hợp trong hoạt động khám phá khoa học.
Chương trình giáo dục Mầm non mới với phương châm: “ Lấy trẻ làm trung tâm”. Trong mọi hoạt động thì trẻ là chủ thể của các hoạt động, trẻ được trực tiếp tham gia vào các 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_phat_trien_nhan_th.doc