SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động âm nhạc “vận động theo nhạc” cho trẻ 4 - 5 tuổi, trường mầm non Đa Lộc

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động âm nhạc “vận động theo nhạc” cho trẻ 4 - 5 tuổi, trường mầm non Đa Lộc

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội và thẩm mỹ cho trẻ em. Những kỹ năng mà trẻ được tiếp thu qua chương trình chăm sóc giáo dục mầm non sẽ là nền tảng cho việc học tập và thành công sau này của trẻ. Do vậy, phát triển giáo dục mầm non, tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ là yếu tố quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước.

Trong nền giáo dục của xã hội văn minh, chúng ta giáo dục một cách toàn diện với đầy đủ tri thức khoa học, kỹ thuật của nhân loại, trong đó không thể thiếu giáo dục thẩm mỹ, giáo dục nhân cách của con người, âm nhạc có đầy đủ ý nghĩa để hướng cho con người hướng tới cái hay, cái đẹp trong cuộc sống.

Âm nhạc đối với trẻ là một thế giới kỳ diệu đầy cảm xúc, âm nhạc tác động vào con người ngay từ khi còn nằm trong nôi khi được nghe tiếng hát ru à ơi của bà, của mẹ. Tâm hồn trẻ ngây thơ trong sáng, luôn luôn vui vẻ, cho nên tiếp xúc với âm nhạc là nhu cầu không thể thiếu với trẻ. Bởi chính ở đây âm nhạc được coi như một phương tiện giáo dục toàn diện nhân cách trẻ.

Trong chương trình giáo dục mầm non, giáo dục âm nhạc là một hoạt động nghệ thuật hết sức gần gũi với trẻ, là hoạt động được thực hiện mọi lúc, mọi nơi mà trẻ không nhàm chán, là nguồn hứng thú mạnh mẽ để trẻ cảm thụ nghệ thuật và nó còn là phương tiện thiết thực cho các hoạt động giáo dục khác. Có thể coi âm nhạc là một bộ phận không thể tách rời với công tác chăm sóc, giáo dục trẻ.

Trẻ em ở tuổi mầm non rất nhạy cảm với âm nhạc. Trẻ thích nghe nhạc và hứng thú tham gia vào các hoạt động âm nhạc. Âm nhạc ảnh hưởng đến quá trình hoàn thiện cơ thể trẻ. Trước hết, âm nhạc được coi là phương tiện hữu hiệu để phát triển tai nghe cho trẻ. Tính chất đa dạng của âm nhạc gợi ra những phản ứng gắn với sự thay đổi nhịp tim mạch, sự trao đổi máu. Vì vậy giáo dục âm nhạc đối với trẻ mầm non là vô cùng cần thiết, đòi hỏi người giáo viên phải có trình độ chuyên môn, yêu nghề. Trong quá trình dạy và học cần cho trẻ làm quen với âm nhạc trong tất cả các hoạt động.

 

doc 20 trang thuychi01 8984
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động âm nhạc “vận động theo nhạc” cho trẻ 4 - 5 tuổi, trường mầm non Đa Lộc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội và thẩm mỹ cho trẻ em. Những kỹ năng mà trẻ được tiếp thu qua chương trình chăm sóc giáo dục mầm non sẽ là nền tảng cho việc học tập và thành công sau này của trẻ. Do vậy, phát triển giáo dục mầm non, tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ là yếu tố quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước.
Trong nền giáo dục của xã hội văn minh, chúng ta giáo dục một cách toàn diện với đầy đủ tri thức khoa học, kỹ thuật của nhân loại, trong đó không thể thiếu giáo dục thẩm mỹ, giáo dục nhân cách của con người, âm nhạc có đầy đủ ý nghĩa để hướng cho con người hướng tới cái hay, cái đẹp trong cuộc sống.
Âm nhạc đối với trẻ là một thế giới kỳ diệu đầy cảm xúc, âm nhạc tác động vào con người ngay từ khi còn nằm trong nôi khi được nghe tiếng hát ru à ơi của bà, của mẹ. Tâm hồn trẻ ngây thơ trong sáng, luôn luôn vui vẻ, cho nên tiếp xúc với âm nhạc là nhu cầu không thể thiếu với trẻ. Bởi chính ở đây âm nhạc được coi như một phương tiện giáo dục toàn diện nhân cách trẻ.
Trong chương trình giáo dục mầm non, giáo dục âm nhạc là một hoạt động nghệ thuật hết sức gần gũi với trẻ, là hoạt động được thực hiện mọi lúc, mọi nơi mà trẻ không nhàm chán, là nguồn hứng thú mạnh mẽ để trẻ cảm thụ nghệ thuật và nó còn là phương tiện thiết thực cho các hoạt động giáo dục khác. Có thể coi âm nhạc là một bộ phận không thể tách rời với công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. 
Trẻ em ở tuổi mầm non rất nhạy cảm với âm nhạc. Trẻ thích nghe nhạc và hứng thú tham gia vào các hoạt động âm nhạc. Âm nhạc ảnh hưởng đến quá trình hoàn thiện cơ thể trẻ. Trước hết, âm nhạc được coi là phương tiện hữu hiệu để phát triển tai nghe cho trẻ. Tính chất đa dạng của âm nhạc gợi ra những phản ứng gắn với sự thay đổi nhịp tim mạch, sự trao đổi máu. Vì vậy giáo dục âm nhạc đối với trẻ mầm non là vô cùng cần thiết, đòi hỏi người giáo viên phải có trình độ chuyên môn, yêu nghề. Trong quá trình dạy và học cần cho trẻ làm quen với âm nhạc trong tất cả các hoạt động.
Đối với trẻ 4-5 tuổi, đây là giai đoạn trẻ biết hình thành nhiều về kỹ năng vận động âm nhạc. Về ngôn ngữ trẻ đã nói được câu dài rõ ràng hơn. Các vận động cơ bản đã hoàn thiện, khả năng vận động của các cơ lớn được phát triển. Trẻ biết làm các động tác phối hợp với bạn, động tác 1 chân, giữ thăng bằng. Trẻ biết xoay xung quanh bạn, biết múa theo đội hình, các động tác vận động và múa phong phú hơn, biết chuyển đội hình đơn giản, nhảy chân sáo, đá chéo chân. Ở trẻ xuất hiện sự hứng thú với âm nhạc, đôi khi trẻ hứng thú với một dạng âm nhạc hoặc với một tác phẩm âm nhạc nào đó. Tuy nhiên cảm xúc và hứng thú âm nhạc vẫn chưa ổn định, nhanh chóng xuất hiện và cũng rất dễ mờ nhạt. Trẻ có thể vận động tự do, vận động nhịp nhàng theo giai điệu, nhịp điệu hoặc thể hiện sự sáng tạo khi tham gia vận động theo nhạc. Trẻ biết làm quen với một số nhạc cụ, dụng cụ tập sử dụng gõ đệm theo nhịp, phách, tiết tấu bài hát, vận động múaTừ những vận động nhẹ nhàng giáo dục âm nhạc đã đem lại cho trẻ những ấn tượng, những khái niệm âm nhạc tiền đề, dần hình thành trong tâm hồn trẻ, tạo điều kiện phát triển thị hiếu âm nhạc. Đây là bước khởi đầu giúp trẻ biết lựa chọn, đánh giá tác phẩm âm nhạc và biết thể hiện tính độc lập cao và hiểu được yêu cầu thể hiện bài hát, múa và khả năng ghi nhớ.
Trên thực tế, những biện pháp phát triển kỹ năng vận động theo nhạc cho trẻ 4-5 tuổi của giáo viên đã được quan tâm, nhưng do giáo viên chưa chú trọng rèn luyện nề nếp, thói quen cho trẻ trong vận động theo nhạc. Đồ dùng đồ chơi phục vụ cho hoạt động âm nhạc đảm bảo theo danh mục quy định, tuy nhiên chưa phong phú, đa dạng, không bền và hạn chế về thẩm mỹ. Lựa chọn loại hình vận động và xây dựng các động tác vận động chưa phù hợp. Luyện tập vận động theo nhạc cho trẻ chưa được thường xuyên. Chưa chú trọng công tác phối kết hợp với phụ huynh để phát triển thêm kỹ năng vận động theo nhạc cho trẻ.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy trẻ vận động theo nhạc, tôi nghiên cứu để tìm ra “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động âm nhạc “vận động theo nhạc” cho trẻ 4 - 5 tuổi, trường mầm non Đa Lộc”. Để làm đề tài viết sáng kiến kinh nghiệm.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
	Đề ra một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động âm nhạc “vận động theo nhạc” cho trẻ 4 - 5 tuổi, trường mầm non Đa Lộc.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
	Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động âm nhạc “vận động theo nhạc” cho trẻ 4 - 5 tuổi, trường mầm non Đa Lộc.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp khảo sát.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra, trực quan, đàm thoại, thu thập và xử lý thông tin.
- Nhóm phương pháp quan sát, so sánh, tổng hợp.
- Nhóm phương pháp thực hành, trải nghiệm.
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm:
- Áp dụng chương trình giáo dục “lấy trẻ làm trung tâm”.
- Tổ chức phong phú các hình thức, loại hình vận động phát triển kỹ năng vận động theo nhạc.
- Làm tốt việc sưu tầm, sáng tạo nhiều đồ dùng, đồ chơi đẹp, hấp dẫn, gây hứng thú cho trẻ tham gia và hoạt động vận động theo nhạc.
- Làm tốt công tác phối hợp với phụ huynh trong việc phát triển kỹ năng vận động theo nhạc cho trẻ.
2. Nội dung
2.1. Cơ sở lí luận: 
Chúng ta đã biết, ở mọi thời đại, giáo dục chiếm một vị trí rất quan trọng. Cùng với một số ngành khác, giáo dục góp phần nâng cao nhận thức về đời sống xã hội của con người. Tuy nhiên ở mỗi giai đoạn, giáo dục lại được tổ chức theo những cách thức khác nhau. Do đặc điểm lứa tuổi, việc giáo dục cho trẻ mầm non được triển khai theo phương châm “Học bằng chơi, chơi mà học.”
Âm nhạc là nghệ thuật âm thanh được xếp là loại hình nghệ thuật thời gian. Những dòng âm thanh nối tiếp nhau xuất hiện theo thời gian để biểu hiện tất cả những gì trong cuộc sống nội tâm con người như niềm vui sướng và nỗi đau thương; cuộc đấu tranh sống còn và những tâm tư thầm kín; những khát vọng... và ước mơ sáng lạn về hạnh phúc, tương lai. 
	Hoạt động âm nhạc là nhu cầu cuộc sống, là món ăn tinh thần không thể thiếu được đối với đời sống con người. Âm nhạc là ngôn ngữ chung của nhân loại. Nếu cuộc sống mà thiếu âm nhạc thì chẳng khác gì thiếu ánh sáng mặt trời. Đặc biệt đối với trẻ mầm non thì những nốt nhạc trầm bổng, những giai điệu mượt mà vui tươi, trong trẻo của các tác phẩm âm nhạc như là dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng cho tâm hồn trẻ thơ, qua đó giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách của mình. Âm nhạc có vai trò rất lớn trong đời sống mỗi con người, mỗi bài hát, bản nhạc gợi bao điều mới lạ, dẫn dắt tư duy tới sự tưởng tượng và sự rung cảm phong phú, âm nhạc đã làm giàu tâm hồn và trí tuệ của con người thông qua các âm thanh đặc trưng, nghĩa là những âm thanh đã được tổ chức một cách chặt chẽ, tạo thành hệ thống có logic bằng cao độ (là sự trầm bổng, cao, thấp), trường độ (là sự ngân nga, nhanh chậm), cường độ (là sự nhấn nhá, mạnh, nhẹ) và bằng màu sắc để hình thành nên một giai điệu tinh tế, làm rung cảm người thưởng thức.
Giữa âm nhạc và vận động có mối liên hệ trực tiếp, xuất phát từ cơ sở sinh lý, đó là cơ quan thính giác và cơ quan cảm giác về chuyển động và thăng bằng. Nhà tâm lý học B.N Chep-lô-va cho rằng: “Việc tri giác âm nhạc sảy ra cùng lúc hoàn toàn trực tiếp với phản ứng vận động âm nhạc theo diễn biến thời gian”. Phát triển vận động theo nhạc gắn liền với quá trình phát triển vận động của trẻ. Đặc biệt vận động theo nhạc là hoạt động phối hợp giữa âm nhạc và động tác nhảy múa hoặc sử dụng đồ chơi âm nhạc, gõ đệm theo bài hát tạo cho con người có được sự cảm nhận về nhịp điệu.
Hoạt động vận động theo nhạc ở lứa tuổi mầm non có thể chia làm hai nhóm trên cơ sở tri giác âm nhạc và tái tạo các phương tiện truyền cảm trong động tác.
- Nhóm thứ nhất: Là những động tác đơn giản biểu hiện cảm xúc theo tính chất, nhịp điệu âm nhạc như vỗ tay, gõ đệm, nhún nhảy
- Nhóm thứ hai: Hướng vào những kỹ năng chuyển động trong quá trình vận động theo nhạc.
2.2. Thực trạng:
	Đa Lộc là vùng nông thôn, kinh tế thuộc xã đặc biệt khó khăn nên trẻ chưa được quan tâm phát triển về các kĩ năng, năng khiếu âm nhạc. Nhiều trẻ chưa có kĩ năng vận động theo nhạc, trẻ còn nhút nhát, chưa mạnh dạn tự tin khi vận động nên các kỹ năng vận động của trẻ còn đơn điệu, chưa mang tính nghệ thuật... Từ thực trạng trên tôi đã trăn trở không ngừng để tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.
Hơn nữa khi được đi thăm lớp dự giờ đồng nghiệp của mình tôi càng thấy được rõ đây là tình trạng chung của trẻ chứ không chỉ ở lớp mình. Đa số trẻ chỉ nhớ tên bài hát, thuộc lời bài hát, vận động các động tác đơn điệu cứng nhắc chứ chưa biết thể hiện các động tác linh hoạt sáng tạo và có nghệ thuật. Từ đó tôi thấy rằng việc nâng cao chất lượng hoạt động âm nhạc “vận động theo nhạc” cho trẻ là hết sức cần thiết. Là một giáo viên mầm non, tôi mong muốn trẻ có một nền tảng tốt nhất để phát huy hết kĩ năng vận động, năng khiếu tiềm ẩn ở trẻ. Người giáo viên phải là người biết lựa chọn cách học tốt nhất để làm giàu kĩ năng cho trẻ. Vì vậy việc học tập và nghiên cứu ra những biện pháp phù hợp với chương trình chăm sóc giáo dục trẻ là hết sức cần thiết của người giáo viên mầm non. Trong năm học 2016 - 2017 tôi được phân công đứng lớp 4 - 5 tuổi, với sĩ số lớp là 30 cháu (Trong đó có 16 cháu nam và 14 cháu nữ). Qua thực trạng tôi gặp những thuận lợi và khó khăn sau: 
* Thuận lợi.
- Được Ban giám hiệu bồi dưỡng về phương pháp tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ.
- Được sự đầu tư cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động âm nhạc cho trẻ.
- Với yêu cầu sử dụng công nghệ thông tin, đổi mới hình thức phương pháp dạy học, tôi đã chủ động những trò chơi mới lạ, cách làm một số đồ chơi từ nguyên vật liệu mở để kích thích trẻ hứng thú tham gia các vận động trong âm nhạc, cập nhật kịp thời những đổi mới trong việc tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ để áp dụng cho lớp mình.
- Bản thân là giáo viên và cũng là con em địa phương nên việc nắm bắt được tâm lí, phong tục tập quán của phụ huynh và thói quen sinh hoạt của các cháu dễ dàng, tuyên truyền rộng rãi tới các phụ huynh được các phụ huynh nhiệt tình ủng hộ.
* Khó khăn. 
- Giáo viên chưa thực sự đầu tư về nghệ thuật.
- Các tác phẩm giới thiệu đến trẻ còn nghèo nàn, đơn điệu và phụ thuộc vào chương trình chung. Giáo viên chưa chịu khó sưu tầm các bài hát hay, có tiết tấu hấp dẫn phù hợp với lứa tuổi của trẻ ở bên ngoài đưa vào dạy trẻ. 
- Phần lớn các cháu rất hiếu động, chưa vào nề nếp.
- Đa số trẻ chưa tích cực, chưa mạnh dạn tự tin khi tham gia các hoạt động âm nhạc.
- Khi hát và vận động vỗ nhịp, tiết tấuchưa đồng đều, chưa hòa quyện vận động của mình vào với vận động tập thể.
- Một số phụ huynh chưa hiểu hết ý nghĩa quan trọng của hoạt động âm nhạc đối với trẻ nên chưa nhiệt tình hỗ trợ nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để cô và trẻ cùng làm dụng cụ âm nhạc bổ sung cho góc chơi và hoạt động âm nhạc.
	Hiện nay, chuyên đề âm nhạc là một trong những chuyên đề trọng tâm trong trường mầm non nhằm giúp cho việc thực hiện giáo dục âm nhạc cho trẻ một cách linh hoạt mà vẫn theo chương trình giáo dục, giúp giáo viên tạo cơ hội và điều kiện cho trẻ thể hiện khả năng của mình. Chính vì những lý do trên mà năm học này tôi đi sâu nghiên cứu “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động âm nhạc “vận động theo nhạc” cho trẻ 4 - 5 tuổi, trường mầm non Đa Lộc”.
* Kết quả khảo sát thực trạng:
	Để có được các biện pháp phát triển kỹ năng vận động theo nhạc phù hợp, hiệu quả, tôi tiến hành khảo sát đánh giá thực trạng âm nhạc của trẻ 4 - 5 tuổi, kết quả như sau:
Bảng 1. Kết quả khảo sát thực trạng: 
TT
Nội dung khảo sát
Số trẻ
Kết quả
Đạt yêu cầu
Chưa đạt yêu cầu
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL %
SL
TL%
1
Trẻ vận động nhịp nhàng theo giai điệu, nhịp điệu của các bài hát, bản nhạc.
30
6
20
10
33
11
37
3
10
0
0
2
Trẻ sử dụng các dụng cụ gõ đệm theo tiết tấu chậm.
30
6
20
9
30
11
37
4
13
0
0
3
Trẻ hứng thú
30
6
20
10
33
10
34
4
13
0
0
* Nguyên nhân: 
Qua khảo sát đánh giá kết quả tôi tìm thấy một số nguyên nhân dẫn tới tỉ lệ đạt được của trẻ còn thấp đó là: 
+ Đối với giáo viên:
- Đã có phương pháp và hình thức tổ chức các hoạt động nhưng chưa linh hoạt, sáng tạo chưa kích thích hứng thú cho trẻ khi tham gia vào hoạt động.
- Đồ dùng trực quan, dụng cụ học tập đã đầy đủ theo danh mục quy định tối thiểu tuy nhiên chưa đa dạng, phong phú, chưa khoa học, đẹp mắt, giá trị sử dụng chưa cao.
- Chưa làm tốt công tác tuyên truyền nên phụ huynh chưa quan tâm đến năng khiếu âm nhạc của trẻ.
+ Đối với trẻ: 
- Do trẻ thiếu hụt kiến thức âm nhạc từ gia đình.
- Do nề nếp học tập của trẻ còn hạn chế, một số trẻ còn nhút nhát, không mạnh dạn thể hiện bài tập.
- Trẻ chưa được thường xuyên thực hiện ôn luyện vận động theo nhạc.
2.3. Các giải pháp và biện pháp:
2.3.1. Các giải pháp.
- Học tập nghiên cứu tài liệu.
- Nâng cao hiệu quả phát triển kỹ năng vận động theo nhạc cho trẻ.
- Sử dụng linh hoạt các hình thức vận động theo nhạc cho trẻ.
2.3.2. Các biện pháp tổ chức thực hiện:
Biện pháp 1: Chú ý rèn luyện nề nếp, thói quen cho trẻ trong vận động theo nhạc.
Bên cạnh việc nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ thì việc tiến hành tổ chức để đưa các cháu đi vào nề nếp là vấn đề quan trọng, nhất là đối với trẻ 4 - 5 tuổi phần nhiều trẻ rất hiếu động, tự ý hoạt động theo ý của mình, thích thể hiện cái tôi mạnh mẽ. Vì thế tôi phải nghiên cứu lập ra chương trình, kế hoạch riêng cho nhóm, lớp của mình để giúp các cháu đi vào nề nếp thực hiện được hết các yêu cầu về hoạt động vận động theo nhạc và các hoạt động ở lớp. 
Trước hết là phân nhóm đối tượng sắp xếp chỗ ngồi cho các cháu một cách hợp lý. Trẻ nhút nhát ngồi cạnh trẻ nhanh nhẹn mạnh dạn, trẻ hạn chế về năng khiếu sắp xếp gần trẻ có năng khiếu, trẻ hiếu động và cá biệt sắp xếp cho trẻ cạnh cô giáo để tiện cho việc điều hành trẻ được tốt hơn. Cô động viên khích lệ sự tiến bộ đối với trẻ hiếu động khi thấy trẻ ngoan hơn. Trong vận động theo nhạc trẻ thường thực hiện không đồng đều, đặc biệt là vận động theo nhịp, vỗ tay theo tiết tấu chậm: có trẻ vỗ to, trẻ vỗ nhỏ, trẻ vỗ trước, trẻ vỗ sau, trẻ vỗ nhanh, trẻ vỗ chậm cô phải thường xuyên uốn nắn và tập cho trẻ theo tín hiệu của cô để trẻ biết bắt đầu và kết thúc (Ảnh 1 - Phụ lục). 
Bằng các hình thức trên tôi đã dần dần ổn định đưa trẻ vào nề nếp thói quen trong vận động theo nhạc, ở mọi lúc, mọi nơi. Khuyến khích trẻ nhút nhát thường xuyên lên cùng hoạt động tập thể, dần dần cho trẻ thực hiện theo cá nhân để trẻ có được tính tự tin, mạnh dạn khi đứng trước tập thể. Cô cho trẻ được hoạt động nhiều với các đồ dùng dụng cụ học tập như là: xắc xô, trống cơm, phách tređể trẻ hoạt động được thành thạo hơn. Không ngừng bồi dưỡng thêm các hoạt động vận động âm nhạc cũng như các hoạt động học khác cho trẻ yếu vào các thời điểm thích hợp trong ngày. 
Với cách thực hiện như trên, tôi đã dần đưa các cháu vào nề nếp. Những cháu nhút nhát giờ đã mạnh dạn tự tin, những cháu không có năng khiếu cũng đã có nhiều tiến bộ, những cháu hiếu động nghịch ngợm đã ngoan và chú ý vào hoạt động hơn. Trẻ biết thực hiện theo yêu cầu của cô khi cần thiết, biết sử dụng các dụng cụ âm nhạc phù hợp, vỗ (gõ) đồng đều theo tiết tấu Nhờ vậy mà trẻ đã có thói quen, nề nếp tốt trong vận động theo nhạc.
Biện pháp 2: Sưu tầm, sáng tạo nhiều đồ dùng, đồ chơi đẹp, hấp dẫn, xây dựng góc âm nhạc gây hứng thú cho trẻ tham gia vận động theo nhạc.
Theo quan điểm của các nhà giáo dục đều phải thừa nhận rằng: “Cách giáo dục tốt nhất cho trẻ đó là giáo dục lấy trẻ làm trung tâm và các phương pháp dạy học tích cực để phát triển tính chủ động, khả năng tư duy phản biện và giải quyết vấn đề cho trẻ. Các cách tiếp cận tốt thường thể hiện tính tích hợp cao và kết nối việc học với đời sống thực tế của trẻ”. Để có được điều đó thì bản thân tôi đã biết vận dụng để xây dựng môi trường hoạt động có nhiều đồ dùng, đồ chơi khoa học, đẹp, hấp dẫn giúp cho trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động học, đặc biệt là hoạt động vận động trong âm nhạc.
Hơn nữa, do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi mẫu giáo, các cháu tuy còn nhỏ tuổi nhưng rất thích cái đẹp, mầu sắc sặc sỡ, mới lạ. Vì vậy tôi luôn cố gắng tạo nhiều đồ dùng, đồ chơi đẹp, hấp dẫn trang trí xây dựng góc âm nhạc gây hứng thú cho trẻ.
- Sử dụng đồ dùng điện tử hiện đại như: Đàn Oocgan, ti vi, đầu đĩa, vi tính
- Tôi vẽ tranh, sưu tầm tranh ảnh từ hoạ báo, lịchcó nội dung về hoạt động âm
nhạc, nội dung bài sắp học để trang trí hoặc làm đồ dùng cho giảng dạy.
- Tôi chuẩn bị đồ chơi âm nhạc, bởi vì đồ chơi là nhu cầu tự nhiên không thể thiếu đối với cuộc sống của trẻ. Đồ chơi có 2 loại chủ yếu:
+ Đồ chơi công nghiệp: Đàn, xắc xô, trống, kèn, mõ, trang phục
+ Đồ chơi tự tạo: Đồ chơi tự tạo có muôn hình muôn vẻ bởi chúng được tạo ra từ những vật sẵn có, dễ kiếm, dễ làm. Nguồn gốc của đồ chơi tự tạo là vô tận. Làm đồ chơi tự tạo là hoạt động sáng tạo và độc đáo. Có thể dùng luôn những đồ vật thông thường trong sinh hoạt hàng ngày, sử dụng trực tiếp những vật liệu tự nhiên làm đồ chơi và bằng những vật liệu thu lượm được như là: Phách tre, mô hình đàn, xúc xắc, trống cơm, hoa cài tay, mũ múa... Ví dụ: 
+ Tận dụng những đoạn tre già để đẽo phách tre.
+ Tận dụng bìa cứng, trang trí giấy đề can để tạo thành nhiều cái đàn có hình dáng khác nhau.
+ Tận dụng các vỏ lon bia, nước ngọt để làm trống, xúc xắc.
+ Làm đàn tơ rưng bằng tre nhỏ.
+ Vỏ hộp sữa làm trống cơm.
+ Tận dụng vải vụn của thợ may làm hoa cài tay.
+ Mút xốp, bìa cứng làm mũ múa..v.v.
Tôi xây dựng góc hoạt động âm nhạc với cách trang trí đẹp, nhiều đồ dùng, đồ chơi đảm bảo an toàn, đa dạng về chủng loại, chất liệu (Ảnh 2 - Phụ Lục). Các đồ chơi được sắp xếp sao cho gọn gàng, dễ lấy, dễ cất, có thể sử dụng vào các hoạt động khác.
* Sử dụng vào các hoạt động một cách có hiệu quả:
	Âm nhạc là hoạt động nghệ thuật, có tác dụng giáo dục thẩm mỹ, tạo ra đời sống văn hóa lành mạnh. Vì vậy việc sớm hình thành tư duy trực quan và kích thích những yếu tố ban đầu là rất cần thiết. Vai trò của cô giáo trong vấn đề này là phải tạo được sự hứng thú say mê hoạt động nghệ thuật.
Ví dụ: Dạy trẻ gõ đệm theo nhịp bài Cháu vẽ ông mặt trời của tác giả Tân Huyền. Cô tạo hứng thú cho trẻ bằng cách cho trẻ quan sát hình ông mặt trời từ từ nhô lên khỏi dãy núi. Cô trò chuyện cùng trẻ về mặt trời, giáo dục trẻ khi đi ra ngoài trời nắng to cần đội mũ, nón. Cô hỏi trẻ đã được làm quen với bài hát nào nói về ông mặt trời? Ai sáng tác bài hát? Sau đó cô dạy trẻ vận động theo nhạc.
Trẻ được mặc trang phục và sử dụng đạo cụ và biểu diễn phù hợp với tính chất âm nhạc và nội dung bài hát sẽ làm phong phú thêm đời sống văn hoá, có tác dụng giáo dục tình cảm đạo đức, góp phần vào việc hình thành nhân cách trẻ thơ.
Ví dụ: Dạy trẻ vận động minh hoạ bài Chú bộ đội của tác giả Hoàng Hà. Tôi cho cả lớp làm động tác minh họa chú bộ đội. Tôi nhận thấy trên nét mặt vui tươi, hồ hởi trên mỗi trẻ. Trẻ vui sướng ngỡ mình là chú bộ đội vác súng bước đi hùng tráng. Trẻ được thể hiện tình cảm của mình đối với chú bộ đội. 
Kết quả tôi thấy trẻ rất hứng thú, có ý thức, tích cực tham gia hoạt động, đạt được những yêu cầu của bài soạn.
Biện pháp 3: Lựa chọn loại hình vận động và xây dựng các động tác vận động phù hợp trong hoạt động có chủ đích.
Có nhiều cách dạy trẻ vận động theo nhạc, cô có thể căn cứ vào đặc điểm cụ thể của lớp để chọn cách dạy cho phù hợp. Với 9 chủ đề trong năm học cô dựa trên mức độ phát triển âm nhạc của trẻ để vận động phối hợp với các bài hát bản nhạc có động tác đơn giản, mức độ tăng dần từ đơn giản đến phức tạp. 
 Vào đầu năm học mới tôi thường lựa chọn những bài hát dễ và vận động nhẹ nhàng, có cấu trúc cân đối, vì thế tôi có thể lựa chọn hình thức vận động theo nhịp. Cụ thể:
Vỗ tay theo nhịp 2/4:
Ví dụ: Chủ đề: Trường Mầm non
+ Nội dung trọng tâm: Vỗ tay theo nhịp bài “Trường chúng cháu là trường mầm non”

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_hoat_dong_am_nhac.doc