SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên trong trường mầm non

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên trong trường mầm non

Giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, phát triển vững chắc giáo dục mầm non là tạo nền tảng cho sự phát triển giáo dục phổ thông, phát triển nguồn lực con người cho tương lai. Khi nói về vấn đề đặc thù sư phạm ngành học, bậc học mầm non Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện quan điểm “ Làm mẫu giáo tức là thay mẹ dạy trẻ. Muốn làm được thế thì trước hết phải yêu trẻ. Các cháu nhỏ hay quấy, phải bền bỉ chịu khó thì mới nuôi dạy được các cháu. Dạy trẻ cũng như trồng cây non. Trồng cây non được tốt thì sau này cây lên tốt. Dạy trẻ nhỏ tốt thì sau này các cháu thành người tốt”

 (Trích Hồ Chí Minh toàn tập – NXB Chính trị Quốc gia, Tập 10, trang 509)

Để làm được điều đó đòi hỏi mỗi giáo viên ngành học mầm non phải nhiệt huyết, yêu nghề, thương yêu, tận tình chăm sóc học sinh như con, có khả năng tổ chức và thực hiện các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ, đảm bảo cho hoạt động có kết quả theo mục tiêu của giáo dục mầm non và phải thực sự là “người mẹ hiền thứ hai” của trẻ thì mới làm được.

 

doc 14 trang thuychi01 6531
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
1.Mở đầu...tr.2 - Lý do chọn đề tài .. .tr.2 - Mục đích nghiên cứu ..tr.3
- Đối tượng nghiên cứu..tr.3
- Phương pháp nghiên cứu.tr.3
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm ..................................................................tr.3 
2.1.Cơ sở lý luận................................................................................................tr.3 
2.2 Thực trạng đội ngũ cán bộ giáo viên trường mầm non Yên Hùng.tr.4 
2.3. Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên trường mầm non Yên Hùng ...tr.6
* Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ giáo viên........tr.6
* Biện pháp 2: Phân công, bố trí, sắp xếp cán bộ giáo viên hợp lý...............tr.6
* Biện pháp 3: Xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng .....tr.7 
* Biện pháp 4: Chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho đội ngũ cán bộ giáo viên.......tr.9
* Biện pháp 5: làm tốt công tác thi đua khen thưởng..tr.10 
2.4. Hiệu quả của việc áp dụng các biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên..........................tr.11
3. Kết luận ...................................................................................tr.12
Tài liệu tham khảotr.14 
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, phát triển vững chắc giáo dục mầm non là tạo nền tảng cho sự phát triển giáo dục phổ thông, phát triển nguồn lực con người cho tương lai. Khi nói về vấn đề đặc thù sư phạm ngành học, bậc học mầm non Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện quan điểm “ Làm mẫu giáo tức là thay mẹ dạy trẻ. Muốn làm được thế thì trước hết phải yêu trẻ. Các cháu nhỏ hay quấy, phải bền bỉ chịu khó thì mới nuôi dạy được các cháu. Dạy trẻ cũng như trồng cây non. Trồng cây non được tốt thì sau này cây lên tốt. Dạy trẻ nhỏ tốt thì sau này các cháu thành người tốt”
 (Trích Hồ Chí Minh toàn tập – NXB Chính trị Quốc gia, Tập 10, trang 509)
Để làm được điều đó đòi hỏi mỗi giáo viên ngành học mầm non phải nhiệt huyết, yêu nghề, thương yêu, tận tình chăm sóc học sinh như con, có khả năng tổ chức và thực hiện các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ, đảm bảo cho hoạt động có kết quả theo mục tiêu của giáo dục mầm non và phải thực sự là “người mẹ hiền thứ hai” của trẻ thì mới làm được. 
Trên thực tế chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên mầm non hiện nay vẫn còn nhiều mặt hạn chế: Tinh thần trách nhiệm, lương tâm nghề nghiệp của một bộ phận giáo viên chưa thực sự được phát huy; nạn bạo hành trẻ em ở một số cơ sở giáo dục mầm non vẫn xảy ra. Sự quan tâm chăm sóc, quản lý học sinh trong nhà trường thiếu chặt chẽ để xảy ra tai nạn thương tích đáng tiếc cho học sinh như bỏng nước, bỏng cháo, ngã gãy tay chân, sây xát chảy máu.hơn nữa, một bộ phận cán bộ quản lý, giáo viên chưa thực sự cố gắng tự bồi dưỡng và nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, chưa đổi mới phương pháp dạy học, chưa đáp ứng kịp thời với những yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục và đào tạo trong giai đoạn mới. Chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên trường mầm non Yên Hùng chúng tôi cũng còn nhiều bất cập: Tỷ lệ giáo viên trên 50 tuổi chiếm 24%, do đào tạo chắp vá nên năng lực thực tế chưa tương ứng với trình độ đào tạo, thiếu cập nhật thông tin, chậm đổi mới phương pháp, khả năng đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục mầm non còn hạn chế rất nhiều; một số giáo viên trẻ chưa có kinh nghiệm, kỹ năng giao tiếp với trẻ và ứng sử với phụ huynh thiếu tế nhị cần phải rèn giũa, chỉnh sửa. Số lượng giáo viên ở xa địa bàn công tác là 6 đồng chí phần nào cũng ảnh hưởng đến việc đi lại và mức độ hoàn thành nhiệm vụ. Năng lực quản lý, điều hành, tổ chức chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ của Ban giám hiệu không đồng đều, vẫn còn những đồng chí chưa thực sự phát huy năng lực, đổi mới tư duy sáng tạo để đáp ứng mục tiêu Đề án nâng cao chất lượng Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2013-2015 định hướng đến năm 2020 huyện Yên Định đã đặt ra “Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, vững vàng về chính trị tư tưởng, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, gương mẫu về đạo đức lối sống, có bản lĩnh chính trị, nắm vững thực hiện tốt chủ chương, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục; thực hiện “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương sáng về tự học và sáng tạo”. Trước những khó khăn, thách thức đó để đáp ứng mục tiêu giáo dục mầm non hiện nay, bản thân là người đứng đầu đơn vị, trách nhiệm cao cả tôi không khỏi trăn trở, tìm tòi, học hỏi để có những giải pháp tốt nhất nhằm nâng cao nhận thức, phát huy năng lực đội ngũ cán bộ, giáo viên trong đơn vị hoàn thành kế hoạch phát triển của nhà trường và cấp học mầm non. Sau nhiều năm quản lý, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học, nhận thức được những mặt còn tồn tại của đội ngũ cán bộ giáo viên; với tư cách là một nhà quản lý tôi thấy việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên trong nhà trường là một vấn đề cấp thiết, do đó tôi đã chọn đề tài 
“ Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên trong trường mầm non” làm đề tài nghiên cứu mong muốn tìm ra và đề xuất một số biện pháp đóng góp vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên trong nhà trường đáp ứng những yêu cầu mới của xã hội. 
1.2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên trường mầm non Yên Hùng nhằm tìm ra các biện pháp phù hợp để thực hiện tốt công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giáo dục mầm non hiện nay đồng thời tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức, vai trò trách nhiệm của cán bộ giáo viên trong nhà trường.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên trong trường mầm non Yên Hùng; những tài liệu có liên quan đến chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Nghiên cứu các tài liệu, văn bản, Chỉ thị, Nghị quyết, tạp chí, sách báo có liên quan đến đội ngũ cán bộ giáo viên;
+ Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Quan sát, điều tra, đàm thoại
+ Phương pháp thống kê, xử lý số liệu 
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận
Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách nhấn mạnh vai trò quốc sách hàng đầu của giáo dục, trong đó đặc biệt quan tâm đến giáo dục mầm non, coi việc chăm lo phát triển giáo dục mầm non là nhiệm vụ vô cùng quan trọng và cấp bách. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã thông qua Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011-2020, nhấn mạnh vai trò then chốt của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, trong đó có giáo dục mầm non “Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục phải chuẩn hoá trong đào tạo, tuyển chọn, sử dụng và đánh giá giáo viên, cán bộ quản lý; chú trọng nâng cao đạo đức nghề nghiệp, tác phong và tư cách của đội ngũ nhà giáo để làm gương cho học sinh”; phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao là một đột phá của chiến lược. 
Trẻ mầm non còn rất nhỏ, non nớt, bé bỏng, ngây thơ lần đầu tiên rời xa gia đình, bố mẹ để đến sinh hoạt (ăn, ngủ, học tập, vui chơi) ở một môi trường mới lạ chỉ có cô giáo và các bạn; cô giáo chính là người gần gũi hàng ngày để chăm sóc, uốn nắn trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần. Đội ngũ cán bộ giáo viên là nhân tố quyết định đến việc nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ trong nhà trường; Điều lệ trường mầm non chỉ rõ “Giáo dục mầm non tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ từ ba tháng đến sáu tuổi theo chương trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tình cảm thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách chuẩn bị cho trẻ bước vào lớp một”. Để đáp ứng yêu cầu phát triển của sự nghiệp giáo dục trong giai đoạn mới, ngày 15/06/2004 Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; Chỉ thị nêu rõ “ Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý là một nhiệm vụ vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt vừa mang tính chiến lược lâu dài nhằm thực hiện thành công chiến lược phát triển giáo dục và chấn hưng đất nước. Mục tiêu là xây dựng nhà giáo và cán bộ quản lý đảm bảo đủ về số lượng, nâng cao chất lượng, cân đối về cơ cấu, đạt chuẩn đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới”. Đây là chỉ thị vô cùng quan trọng và hết sức cụ thể về việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên, nguồn lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nhiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã ban hành quy định Chuẩn Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non; đây là cơ sở để xây dựng kế hoạch, đổi mới mục tiêu, nội dung đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên mầm non nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên mầm non. Mỗi trường mầm non muốn phát triển tốt thì trước hết phải có đội ngũ cán bộ giáo viên giỏi về chuyên môn, vững vàng về kiến thức và có phẩm chất đạo đức cao đẹp để đảm nhận trọng trách chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục những mầm non tương lai trưởng thành xây dựng xã hội phồn vinh.
2.2. Thực trạng đội ngũ cán bộ giáo viên trường mầm non Yên Hùng trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
* Thuận lợi: 
- Ban giám hiệu nhà trường có kỹ năng ứng dụng thành thạo công nghệ thông tin vào công tác quản lý, là những đồng chí có thâm niên trong công tác, có năng lực quản lý chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ của đơn vị.
- Số lượng cán bộ giáo viên đủ theo quy định Điều lệ trường mầm non.
- Cảnh quan môi trường rộng rãi, khuôn viên được quy hoạh đảm bảo xanh, sạch, đẹp, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi mầm non. Trang thiết bị giáo dục phục vụ cho công tác chăm sóc, giáo dục tương đối đầy đủ, đồng bộ.
- Trường liên tục nhiều năm được UBND huyện Yên Định, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa tặng Giấy khen hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
- Nhà trường có được niềm tin của các bậc phụ huynh.
* Khó khăn:
- Trình độ đào tạo của giáo viên không đồng đều, hình thức đào tạo chắp vá, khó khăn cho việc bố trí, sắp xếp; việc tiếp cận, cập nhật chương trình, ứng dụng công nghệ thông tin còn nhiều hạn chế.
- Một bộ phận cán bộ giáo viên chưa thực sự tâm huyết với công việc, chưa đổi mới tư duy, thiếu năng động sáng tạo, tìm tòi đầu tư để thực hiện mục tiêu giáo dục hiện nay.
- Số lượng học sinh/lớp đông hơn so với quy định phần nào ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục. 
* Khảo sát thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên, chất lượng học sinh trường mầm non Yên Hùng khi chưa áp dụng các biện pháp
TT
Nội dung khảo sát
Kết quả khảo sát
Năm học 2013-2014
Năm học 2014-2015
1
Tổng số cán bộ giáo viên
26 đồng chí
- BGH: 3 đ/c
-Giáo viên: 21
- Nhân viên: 2
25 đồng chí 
- BGH: 3
- GV: 20
- Nhân viên: 2
2
Trình độ đào tạo: - Chuẩn
 - Trên chuẩn
12/26 đ/c tỷ lệ 46,1%
14/26 đ/c tỷ lệ 53,9%
10/25 đ/c tỷ lệ 40%
15/25đ/c tỷ lệ 60%
3
Xếp loại CBQL: - Xuất sắc
 - Khá
1/3 đ/c tỷ lệ 33,3%
2/3đ/c tỷ lệ 66,7%
2/3 đ/c tỷ lệ 66,7%
1/3 đ/c tỷ lệ 33,3%
4
Xếp loại giáo viên: - Xuất sắc
Khá
TB
5/21 đ/c tỷ lệ 24%
8/21 đ/c tỷ lệ 38%
8/21 đ/c tỷ lệ 38% 
7/20 đ/c tỷ lệ 35%
8/20 đ/c tỷ lệ 40%
5/20 đ/c tỷ lệ 25%
5
Huy động học sinh: - Số lớp
 - Số học sinh
- Số học sinh bán trú
9 nhóm lớp
314/456 trẻ tỷ lệ 69%
314/314 trẻ đạt 100%
10 nhóm lớp
319/460 trẻ tỷ lệ 69,3%
319/319 trẻ đạt 100%
6
Chất lượng chăm sóc
- Trẻ suy dinh dưỡng nhẹ cân
- Trẻ suy dinh dưỡng thấp còi
- Trẻ mắc các bệnh
18/314 trẻ tỷ lệ 5,7%
19/314 trẻ tỷ lệ 6%
17/314 trẻ tỷ lệ 5,4%
14/319 trẻ tỷ lệ 4,4%
17/319 trẻ tỷ lệ 5,3%
14/319 trẻ tỷ lệ 4,4%
7
Chất lượng giáo dục:
- Đạt yêu cầu(NT; MG 3,4 tuổi)
- Mẫu giáo 5-6 tuổi
96%
98%
97%
98%
Nhìn vào thực trạng trên cho thấy: số lượng học sinh, số lượng cán bộ giáo viên cũng như trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ giáo viên các năm học trường mầm non Yên Hùng đáp ứng yêu cầu chung của ngành học Tỷ lệ cán bộ quản lý được xếp loại xuất sắc qua 2 năm học chỉ đạt từ 33 – 67%, vẫn còn cán bộ quản lý chưa phát huy năng lực, đổi mới tư duy, thiếu năng động sáng tạo trong công việc. Đội ngũ giáo viên tương đối ổn định về số lượng; đánh giá chất lượng hàng năm còn nhiều hạn chế, tỷ lệ giáo viên đạt xuất sắc cả 3 tiêu chuẩn chỉ từ 24-35 %. Số lượng học sinh huy động ra lớp cả 2 năm học đạt 69%, tỷ lệ trẻ bán trú hàng năm đều đạt 100%; chất lượng chăm sóc, giáo dục cũng được nâng dần lên trong các năm học xong vẫn chưa đáp ứng yêu cầu Đề án nâng cao chất lượng Giáo dục và Đào tạo của huyện nhà. Như vậy chất lượng của đội ngũ cán bộ giáo viên trong đơn vị tuy đã có chuyển biến nhưng tỷ lệ vẫn chưa đảm bảo yêu cầu chung cần phải bồi dưỡng để nâng cao nhận thức, năng lực chuyên môn phù hợp với giai đoạn phát triển hiện nay.
2.3. Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên trường mầm non Yên Hùng
* Biện pháp1: Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ giáo viên trong đơn vị
Trẻ mầm non mới chập chững tập ăn, tập nói như những búp măng non vừa mới nhú; cô giáo là người hàng ngày gần gũi uốn nắn, vun trồng để những mầm non vươn thẳng, vươn cao và vươn xa thành những cây non tốt tươi. Muốn làm được điều đó đòi hỏi mỗi giáo viên phải thực sự hết mình vì công việc, tận tình yêu thương trẻ như con để cho “ Trẻ thơ như búp trên cành
 Biết ăn,ngủ, biết học hành là ngoan”
như Bác Hồ muôn vàn kính yêu đã từng căn dặn. Để làm trước điều đó trước hết người Hiệu trưởng phải làm cho cán bộ giáo viên nhận thức đúng đắn về vai trò, trách nhiệm, đáp ứng các quan điểm chỉ đạo của ngành, của cấp trên để hoàn thành tốt nhiệm vụ của bản thân cũng như của đơn vị.
Khi tiếp thu các văn bản, Chỉ thị, Nghị quyết có liên quan đến giáo dục mầm non tôi đã triển khai kịp thời, đầy đủ, cụ thể, quán triệt đến toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên trong đơn vị để mọi người được thảo luận, thống nhất và cùng nhau thực hiện.
Ngoài ra tôi tổ chức cho cán bộ giáo viên thực hiện tốt cuộc vận động 
“ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” qua việc thi kể chuyện về tấm gương đạo đức của Người vào dịp 8/3. Thông qua lời kể của mình và lắng nghe câu chuyện kể của đồng nghiệp bản thân mỗi cán bộ giáo viên đã được thấm nhuần tình cảm cao quý, tấm gương hy sinh lớn lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh dành cho đồng bào, mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam; từ đó phần nào đã thức tỉnh lương tâm nghề nghiệp và hướng thiện theo Bác. Kết quả hội thi đã có 1 giáo viên đạt giải nhất, 2 giáo viên đạt giải nhì và 7 giáo viên đạt giải 3 trên tổng số 16 giáo viên tham gia. Trong những buổi giao ban, hội nghị hội đồng trường, họp chi bộ tôi thường dành thời gian đọc tài liệu, kể chuyện những gương điển hình tiên tiến của các nhà giáo vượt khó, hết lòng vì học sinh thân yêu, những nhà giáo năng động, sáng tạo trong lĩnh vực trồng người. Mưa dầm thấm lâu, mỗi đợt một ít đã phần nào khơi dậy lòng say mê công việc, tinh thần và ý chí của đội ngũ cán bộ giáo viên đã được phát huy.
* Biện pháp 2: Phân công, bố trí, sắp xếp cán bộ giáo viên hợp lý 
Để phát huy tích cực mặt tốt và hạn chế những tồn tại yếu kém của đội ngũ trước hết người quản lý phải nắm được đặc điểm tâm lý, tính cách, sở trường, nhận thức và năng lực của từng giáo viên để sắp xếp bố trí sao cho phù hợp. Phân công hợp lý đúng người, đúng việc sẽ đảm bảo chất lượng chăm sóc, giáo dục vì lợi ích của học sinh và đảm bảo khối lượng công việc được giao, phát huy tối đa tiềm năng của đội ngũ. Khi phân công bố trí cán bộ giáo viên tôi phải cân nhắc, suy tính kỹ lưỡng, làm sao để cán bộ giáo viên cùng nhau hoà hợp, mỗi người bổ sung cho nhau những khiếm khuyết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
- Đối với các đồng chí Phó hiệu trưởng căn cứ năng lực, sở trường để bố trí, sắp xếp công việc sao cho hợp lý
* Ví dụ: Đồng chí Hương là người có thâm niên công tác, tính tình điềm đạm, cẩn thận, nhiệt tình chịu khó tôi bố trí phụ trách dinh dưỡng còn đối với đồng chí Hường trẻ, năng động, linh hoạt và có năng khiếu tạo hình tôi phân công phụ trách chuyên môn; nhưng để đào tạo nguồn kế cận sau này, khi hai đồng chí Phó hiệu trưởng đã thành thạo công việc tôi thay đổi vị trí công tác tạo điều kiện cho các đồng chí làm quen, thực hiện tốt cả 2 nhiệm vụ công việc. 
- Đối với những giáo viên có trình độ đại học, cao đẳng, năng lực giỏi khá tôi phân công cùng giáo viên có trình độ trung cấp, năng lực trung bình nhưng phải hợp nhau về tính cách và đặc điểm tâm lý để họ cùng nhau làm việc, cùng hoàn thành nhiệm vụ. Vì nếu không hiểu rõ về bản chất của từng giáo viên khi bố trí trái ngược về bản tính, giáo viên không có tinh thần trách nhiệm chung, không bù đắp cho nhau những khuyết điểm thì sẽ đi ngược lại mong muốn. 
- Đối với những giáo viên trẻ mới ra trường kinh nghiệm còn ít tôi sắp xếp cùng giáo viên tuổi cao có kinh nghiệm trong công tác để giáo viên trẻ học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước và ngược lại giúp giáo viên tuổi cao được tiếp cận, cập nhật kiến thức, kỹ năng sư phạm, phương pháp giảng dạy của chương trình chăm sóc, giáo dục mầm non ngày càng phát triển từ giáo viên trẻ, có năng lực chuyên môn.
- Đối với những giáo viên ở xa địa bàn công tác, con nhỏ tôi bố trí cùng giáo viên có điều kiện, hoàn cảnh gia đình thuận lợi để họ giúp đỡ nhau những lúc khó khăn (con ốm, đến trường không kịp thời gian quy định).
- Đối với những giáo viên linh hoạt có khả năng về công nghệ thông tin tôi dành thời gian cho họ tìm hiểu về các chương trình phần mềm, hỗ trợ cho việc khám phá, tìm kiếm, thiết kế bài giảng điện tử và tập huấn cho những giáo viên còn yếu, tiếp cận công nghệ thông tin hạn chế. Hàng năm trường chúng tôi còn tổ chức quyên góp, hỗ trợ những giáo viên có nhu cầu mua máy tính xách tay phục vụ hoạt động dạy học bằng cách mỗi cán bộ giáo viên quyên góp một phần lương hàng tháng để giúp đỡ cho giáo viên mua máy tính; đến thời gian khác giáo viên nào có nhu cầu mua nhà trường sẽ tổ chức quyên góp tiếp. Năm học 2015-2016 trường chúng tôi đã có 5 giáo viên mua được máy tính xách tay phục vụ hoạt động dạy học (Đồng chí Lê Thị Dung; đ/c Trương Thị Tú; đ/c Đào Thị Bằng; đ/c Lưu Thị Nhung; đ/c Lê Thị Lợi). 
* Biện pháp 3: Xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng
Bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ giáo viên là việc làm cấp bách, thường xuyên, liên tục theo phương châm của Đảng “ Học thường xuyên, học suốt đời” nhằm phát triển đội ngũ hoàn thiện cả về nhân cách, nghiệp vụ sư phạm, năng lực chuyên môn. Việc bồi dưỡng đội ngũ phải đảm bảo hài hoà giữa bồi dưỡng chính trị, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ dựa trên năng lực, điều kiện thực tế của cá nhân và nhu cầu sử dụng của tập thể, giữa yêu cầu trước mắt và lâu dài; Hiệu trưởng cần xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng dài hạn và ngắn hạn dựa trên kế hoạch của từng cá nhân, từng tổ để sắp xếp, bố trí, động viên cho giáo viên được đi đào tạo, bồi dưỡng.
* Ví dụ: Kế hoạch đào tạo bồi dưỡng dài hạn
Thời gian
Trình độ
đào tạo
CBGV tham gia
đào tạo
Hình thức
đào tạo
Từ năm
2010-2016
Chứng chỉ tin học
15 đ/c chia làm 3 đợt
Đợt 1: Đức; Hương; Dung; Duyên a; Bằng; Duyên b; Lợi
Đợt 2: Hường; Hà; Nhàn; Hiền.
Đợt 3: Quyên, Huệ, Nhung, Thương
 100 tiết
Từ năm
2010-2013
ĐHSPMN
4 đ/c ( Hà; Hiền; Nhàn; Duyên
Vừa học vừa làm (3 tháng hè)
Từ năm
2012-2015
TC Chính trị
ĐHSPMN
2 đ/c (Hương; Hường)
2 đ/c Thảo; Quyên
Hệ chính quy
Mỗi tháng 10 ngày
Vừa học vừa làm
( 3 tháng hè)
Từ năm
2013-2016
ĐHSPMN
ĐHKTTC
4đ/c( Bằng; Tú; Dung; Huệ)
1đ/c kế toán
Vừa học vừa làm (3 tháng hè)
Học T7 và CN
Từ năm
2015-2018
TC Chính trị
2 đ/c ( Duyên; Lợi)
Hệ chính quy
* Bồi dưỡng ngắn hạn:
- Tăng cường công tác tự bồi dưỡng thông qua bồi dưỡng thường xuyên: Giáo viên tự xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, tổ chuyên môn nhận xét góp ý bổ sung kế hoạch, giáo viên cập nhật kiến thức vào sổ ghi chép và áp dụng vào hoạt động giảng dạy theo từng chu kỳ để bổ sung kiến thức mới phù hợp với mục tiêu, yêu cầu phát triển giáo dục mầm non theo

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_doi_ngu_can_bo_gia.doc