SKKN Một số biện pháp chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại Trường Mầm non Xuân Trường - Thọ Xuân

SKKN Một số biện pháp chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại Trường Mầm non Xuân Trường - Thọ Xuân

Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân. Mục tiêu của ngành học là trường mầm non có nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ từ 0 đến 6 tuổi và hình thành cho trẻ những cơ sở đầu tiên của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa, tạo những tiền đề cần thiết để chuẩn bị cho trẻ bước vào trường phổ thông. Như Bác Hồ kính yêu đã nói” Giáo dục mầm non tốt sẽ mở đầu cho một nền giáo dục tốt”. Để đáp ứng với thời đại mới hiện nay, giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng luôn đòi hỏi cần đổi mới, hoàn thiện để góp phần đào tạo “Con người XHCN, những con người năng động, sáng tạo, nhanh chóng nắm bắt, hoà nhập với cái mới” Chương trình giáo dục mầm non đã kế thừa những thành quả của giáo dục qua các giai đoạn trước, được phát triển trên quan điểm đảm bảo đáp ứng sự đa dạng của các vùng miền, các đối tượng trẻ, hướng tới sự phát triển toàn diện, và tạo cơ hội cho trẻ phát triển. Nhằm thực hiện có hiệu Chương trình giáo dục mầm non do Bộ GD &ĐT ban hành, thì phương pháp giáo dục theo hướng lấy trẻ làm trung tâm có vai trò hết sức quan trọng. Mà nội dung trọng tâm của việc giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đó là phải xây dựng được môi trường giáo dục, đó là môi trường vật chất và môi trường xã hội. Môi trường vật chất bao gồm toàn bộ phương tiện vật chất có liên quan đến diện tích, phòng học, nhiệt độ, ánh sáng, đồ dùng, đồ chơi. Môi trường xã hội là các mối quan hệ, giao tiếp giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ giúp trẻ hình thành phát triển nhân cách được tạo ra trong quá trình tương tác. Muốn vậy, người làm công tác giáo dục ở bậc học mầm non phải biết tổ chức môi trường cho trẻ hoạt động phù hợp với tâm, sinh lý lứa tuổi giúp trẻ phát triển toàn diện về các mặt: thể chất, tình cảm, nhận thức, ngôn ngữ và thẩm mỹ để sau này các cháu trở thành người công dân có ích cho xã hội. Xây dựng môi trường giáo dục trong và ngoài lớp ở trường mầm non đẹp, phù hợp, thân thiện làm thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động của trẻ. thu hút trẻ đến trường, đến lớp, trẻ cùng tham gia các hoạt động trải nghiệm ở trường lớp, phát huy tối đa tính tích cực của trẻ. Qua đó, nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển toàn diện, là phương tiện, là tiền đề để trẻ phát triển toàn diện về thể chất, ngôn ngữ, trí tuệ, thẩm mỹ, tình cảm và kỹ năng xã hội, tạo nền móng vững chắc cho trẻ vào học lớp 1.

doc 17 trang thuychi01 6123
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại Trường Mầm non Xuân Trường - Thọ Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
PHÒNG GD&ĐT THỌ XUÂN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO GIÁO VIÊN XÂY DỰNG 
MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM
 Ở TRƯỜNG MẦM NON
 Người thực hiện: Đỗ Thị Thuý
 Chức vụ: Hiệu trưởng
 Đơn vị công tác: Trường Mầm non Xuân Trường-Thọ Xuân
 SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý
THANH HOÁ NĂM 2018
MỤC LỤC
MỤC
NỘI DUNG
TRANG
1
 MỞ ĐẦU
1
1.1
Lí do chọn đề tài
2
1.2
Mục đích nghiên cứu
2
1.3
Đối tượng nghiên cứu
2
1.4
Phương pháp nghiên cứu
2
1.5
Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
2
2
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
3
2.1
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
3
2.2
Thực trạng việc tạo môi trường giáo dục ở trường mầm non 
3
2.2.1
Thuận lợi
3
2.2.2
Khó khăn
3
2.2.3
Kết quả, hiệu quả của thực trạng
4
2.3
Các biện pháp thực hiện xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại trường mầm non Xuân Trường
5
2.3.1
 Biện pháp 1: Khảo sát, đánh giá và xây dựng kế hoạch chỉ đạo.
5
2.3.2
Biện pháp 2: Chỉ đạo giáo viên thực hiện nhân rộng xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
7
2.3.2.1
Chỉ đạo giáo viên tạo môi trường trong lớp
9
2.3.2.2
Chỉ đạo giáo viên tổ chức các hoạt động cho trẻ.
10
2.3.2.3
Tạo môi trường bên ngoài
13
2.3.3
Biện pháp 3: Tham mưu đầu tư cơ sở vật chất
17
2.3.4
Biện pháp 4: Phát động phong trào thi đua qua các ngày hội ngày lễ.
18
2.3.5
Biện pháp 5: Tuyên truyền phối kết hợp với cha mẹ học sinh, các lực lượng xã hội.
18
2.3.5.1
Tuyên truyền phối kết hợp với cha mẹ học sinh.
18
2.3.5.2
Tuyên truyền, phối kết hợp với các lực lượng xã hội.
18
2.3.6
Biện pháp 6: Kiểm tra, đánh giá kết quả.
19
2.4
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với giáo viên và nhà trường:
19
3
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
20
3.1
Kết luận
20
3.2
Kiến nghị
20
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài: 
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân. Mục tiêu của ngành học là trường mầm non có nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ từ 0 đến 6 tuổi và hình thành cho trẻ những cơ sở đầu tiên của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa, tạo những tiền đề cần thiết để chuẩn bị cho trẻ bước vào trường phổ thông. Như Bác Hồ kính yêu đã nói” Giáo dục mầm non tốt sẽ mở đầu cho một nền giáo dục tốt”. Để đáp ứng với thời đại mới hiện nay, giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng luôn đòi hỏi cần đổi mới, hoàn thiện để góp phần đào tạo “Con người XHCN, những con người năng động, sáng tạo, nhanh chóng nắm bắt, hoà nhập với cái mới” Chương trình giáo dục mầm non đã kế thừa những thành quả của giáo dục qua các giai đoạn trước, được phát triển trên quan điểm đảm bảo đáp ứng sự đa dạng của các vùng miền, các đối tượng trẻ, hướng tới sự phát triển toàn diện, và tạo cơ hội cho trẻ phát triển. Nhằm thực hiện có hiệu Chương trình giáo dục mầm non do Bộ GD &ĐT ban hành, thì phương pháp giáo dục theo hướng lấy trẻ làm trung tâm có vai trò hết sức quan trọng. Mà nội dung trọng tâm của việc giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đó là phải xây dựng được môi trường giáo dục, đó là môi trường vật chất và môi trường xã hội. Môi trường vật chất bao gồm toàn bộ phương tiện vật chất có liên quan đến diện tích, phòng học, nhiệt độ, ánh sáng, đồ dùng, đồ chơi... Môi trường xã hội là các mối quan hệ, giao tiếp giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ giúp trẻ hình thành phát triển nhân cách được tạo ra trong quá trình tương tác. Muốn vậy, người làm công tác giáo dục ở bậc học mầm non phải biết tổ chức môi trường cho trẻ hoạt động phù hợp với tâm, sinh lý lứa tuổi giúp trẻ phát triển toàn diện về các mặt: thể chất, tình cảm, nhận thức, ngôn ngữ và thẩm mỹ để sau này các cháu trở thành người công dân có ích cho xã hội. Xây dựng môi trường giáo dục trong và ngoài lớp ở trường mầm non đẹp, phù hợp, thân thiện làm thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động của trẻ. thu hút trẻ đến trường, đến lớp, trẻ cùng tham gia các hoạt động trải nghiệm ở trường lớp, phát huy tối đa tính tích cực của trẻ. Qua đó, nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển toàn diện, là phương tiện, là tiền đề để trẻ phát triển toàn diện về thể chất, ngôn ngữ, trí tuệ, thẩm mỹ, tình cảm và kỹ năng xã hội, tạo nền móng vững chắc cho trẻ vào học lớp 1. 
Tuy nhiên trên thực tế, việc thực hiện xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm vẫn tồn tại nhiều khó khăn, bất cập. Việc thực hiện chưa thật sự đi vào chiều sâu và đúng hướng. Bên cạnh đó vẫn còn một số giáo viên chưa đầu tư suy nghĩ, tìm tòi, ngại sáng tạo nên hiệu quả thực hiện xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm chưa cao.
Là một cán bộ quản lý ở một trường chuẩn quốc gia mức độ II, bản thân tôi luôn trăn trở, suy nghĩ phải làm thế nào xây dựng môi trường giáo dục để trẻ được hoạt động, được trải nghiệm một cách tích cực nhất, thoải mái nhất mang lại hiệu quả cao nhất. Với sự tìm tòi, đúc rút kinh nghiệm trong quá trình quản lý chỉ đạo thực hiện. Tôi mạnh dạn đề xuất kinh nghiệm: “ Một số biện pháp chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non” Với mong muốn được đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ trong trường mầm non, để đáp ứng được những yêu cầu mới của Giáo dục và Đào tạo trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
+ Giúp giáo viên tạo môi trường “mở” mang tính kích thích, chú ý, tư duy và tích cực của trẻ, thúc đẩy trẻ tham gia vào các hoạt động và trải nghiệm đa dạng đạt hiệu quả.
+ Tạo cho trẻ cơ hội được “học bằng chơi, chơi mà học” bằng nhiều cách khác nhau phù hợp với nhu cầu, hứng thú và khả năng của trẻ.
+ Huy động sự tham gia của gia đình và xã hội cùng quan tâm xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ góp phần thực hiện có hiệu quả chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy lấy trẻ làm trung tâm”.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Biện pháp chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đạt hiệu quả cao tại trường mầm non Xuân Trường, huyện Thọ Xuân.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: 
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: 
- Phương pháp quan sát:
- Phương pháp thực hành.
- Phương pháp kiểm tra, đánh giá.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
- Áp dụng chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” vào việc chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tạo được môi trường giáo dục một cách khoa học, hợp lí sinh động, hấp dẫn.
2. Nội dung
2.1. Cơ sở lí luận
Chúng ta có thể khẳng định rằng trẻ được sống và học tập, sinh hoạt trong môi trường giáo dục tích cực sẽ có một cơ thể khoẻ mạnh, thông minh, nhanh nhẹn, hình thành nên nhân cách lành mạnh làm nền móng cho các giai đoạn phát triển sau này của trẻ, việc xây dựng môi trường giáo dục phù hợp sẽ là phương tiện, là điều kiện để trẻ phát triển toàn diện. Thu hút được sự quan tâm của các bậc phụ huynh và xã hội.
Theo tiến sĩ Phan Thị Thu Hiền: khẳng định: “chương trình giáo dục mầm non tốt là một chương trình lấy trẻ làm trung tâm. Có nghĩa là nó được xây dựng dựa trên hứng thú, nhu cầu, kinh nghiệm và khả năng của trẻ. Chương trình này sẽ tạo cơ hội cho trẻ được phát triển toàn diện, không chỉ chú trọng tới sự phát triển trí tuệ mà còn nuôi dưỡng tâm hồn, phát triển thể chất và khả năng giao tiếp xã hội của trẻ. Một chương trình tốt là chương trình không chỉ quan tâm tới trẻ "học được cái gì" mà còn chú trọng "học như thế nào", tức là cho trẻ những trải nghiệm học tập tích cực để phát triển đam mê ham học hỏi của trẻ và khả năng tự học”.
 Từ đó ta có thể thấy việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là thực sự quan trọng và cần thiết. Một môi trường sạch sẽ, an toàn, có sự bố trí khu vực chơi và học trong lớp và ngoài trời phù hợp, thuận tiện có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với sự phát triển thể chất của trẻ, mà còn thỏa mãn nhu cầu nhận thức, mở rộng hiểu biết của trẻ, kích thích trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo. Môi trường giao tiếp cởi mở với môi trường xung quanh sẽ tạo cơ hội cho trẻ được chia sẻ, giải bày, nguyện vọng, mong ước với cô, với bạn bè, nhờ vậy mà cô hiểu trẻ hơn, trẻ hiểu nhau hơn, hoạt động phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả hoạt động cao hơn, trẻ yêu trường, yêu lớp, yêu cô giáo và bạn bè hơn, thích đến trường lớp, đúng với phương châm “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
2.2. Thực trạng.
2.2.1. Thuận lợi:
Trường MN Xuân Trường được thành lập tháng 9 năm 1995, có tổng diện tích 3500m2. Nhà trường có 27 cán bộ, giáo viên và nhân viên, có 9 nhóm lớp với 245 trẻ. Sau hơn 30 năm xây dựng và phát triển nhà trường đã đạt nhiều thành tích cao trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, đạt nhiều giải cao trong các hội thi cấp huyện, cấp tỉnh. Nhà trường luôn thực hiện tốt các phong trào thi đua của ngành, của công đoàn và địa phương. 
Năm 2015 trường đã được UBND tỉnh tặng cờ thi đua là đơn vị dẫn đầu toàn ngành, năm 2016 được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học. và nhiều năm liên tục được UBND tỉnh, sở giáo dục và đạo tạo tặng Bằng khen, Giấy khen. 
Chi bộ Đảng luôn đạt chi bộ trong sạch vững mạnh Xuất sắc. 
Tổ chức Công đoàn đạt công đoàn vững mạnh xuất sắc, được Tổng Liên Đoàn Lao động Việt Nam Tặng bằng khen.
Trong những năm vừa qua trường đã không ngừng phấn đấu nâng cao chất lượng nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ, nhà trường đã làm tốt các công tác tuyên truyền, công tác xã hội hóa giáo dục được phụ huynh tin yêu, ủng hộ mọi hoạt động của nhà trường, góp phần không nhỏ vào sự phát triển của sự nghiệp giáo dục nói chung. của ngành giáo dục mầm non nói riêng, 
Năm 2015 trường đã được UBND tỉnh Thanh Hóa công nhận trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2.
Trường có đội ngũ cán bộ giáo viên năng động, nhiệt tình, tâm huyết với nghề, có trình độ đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn 100%; đa số giáo viên còn trẻ, khoẻ, có đủ trình độ và năng lực tiếp cận kiến thức mới, và ứng dụng khoa học công nghệ.
Cơ sở vật chất trang thiết bị và đồ dùng đồ chơi của nhà trường tương đối đầy đủ và hiện đại.
Tỷ lệ huy động trẻ ra lớp đạt 83%. 100% trẻ đến trường đi học chuyên cần và ăn bán trú tại trường.
Công tác xã hội hoá giáo dục được thực hiện thường xuyên và đạt được kết quả cao. Công tác kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc chăm sóc giáo dục trẻ được phát huy và phối hợp chặt chẽ.
2.2.2. Khó khăn. 
Cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi đã được đầu tư song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu học tập của trẻ, nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc tổ chức các hoạt động trong lớp học và ngoài lớp học co trẻ.
Một số trẻ chưa thực sự được gia đình quan tâm chăm sóc theo nhu cầu lứa tuổi nên kỹ năng sống của trẻ còn hạn chế. 
2.2.3. Khảo sát, đánh giá thực trạng 
Chuyên đề: “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”, là một chuyên đề mới được triển khai và đi vào thực hiện trong giai đoạn 2016-2020. Để xây dựng được môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm phù hợp với thực tế của nhà trường, bản thân tôi là người hiệu trưởng trực tiếp chỉ đạo thực hiện chuyên đề, tôi đã tiến hành đánh giá thực trạng của nhà trường:
- Về môi trường vật chất
+ Đánh giá việc sắp xếp, bố trí, tạo môi trường và sử dụng môi trường của từng nhóm, lớp, cảnh quan môi trường bên ngoài của nhà trường (từ phòng học, sân chơi, vườn rau, vườn hoa, cây cảnh...)
- Môi trường xã hội
+ Đánh giá các mối quan hệ giao tiếp, ứng xử giữa cán bộ giáo viên với nhau, giữa giáo viên với phụ huynh, giữa trẻ với cha mẹ, giữa trẻ với giáo viên, giữa trẻ với trẻ, quá trình tham gia hoạt động trải nghiệm của trẻ với môi trường giáo dục.
Qua khảo sát thực trạng việc xây dựng môi trường giáo dục của trường tôi nhận thấy chưa đem lại hiệu quả, cụ thể khảo sát như sau:
2.2.4. Kết quả của thực trạng
Bảng khảo sát giáo viên
STT
Tiêu chí khảo sát
Tổng số giáo viên được khảo sát
Mức độ đạt được
Tốt
Khá
TB
Yếu
1
Đổi mới hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ và đánh giá sự phát triển của trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
18
27%
40%
33%
0
2
Sáng tạo trong việc thiết lập môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm phù hợp với chủ đề.
18
30%
43%
27%
0
3
Tổ chức, hướng dẫn trẻ khai thác và sử dụng môi trường giáo dục có hiệu quả.
18
25%
43%
32%
0
4
Tạo cơ hội cho trẻ được bộc lộ hết khả năng của riêng mình.
18
27%
45%
23%
Bảng khảo sát trẻ 
STT
Tiêu chí khảo sát
Tổng số trẻ được khảo sát
Mức độ đạt được
Đạt
Chưa đạt
Tốt
Khá
TB
1
Trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào việc thiết lập môi trường giáo dục cùng với cô giáo và các bạn.
245
26%
23%
34%
17%
2
Trẻ chủ động tham gia vào các hoạt động học tập, vui chơi theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
245
20%
24%
38%
18%
3
Trẻ thể hiện mối quan hệ thân thiện với cô giáo, với các bạn và môi trường xung quanh.
245
25%
38%
29%
8%
Từ thực trạng trên của trường bản thân tôi nhận thấy rằng mặc dù công tác xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đã được thực hiện trong 1 năm qua song còn mang tính hình thức, thiếu tính sáng tạo, chưa mang lại hiệu quả cao. Vì vậy tôi đưa ra một số biện pháp chỉ đạo để giáo viên nắm vững về “xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”, như sau:
2.3. Một số biện pháp chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại trường mầm non:
2.3.1. Biện pháp 1: Khảo sát đánh giá cụ thể từng vị trí, từng góc hoạt động, xác định từng nội dung, tiến hành xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện. 
Từ hạn chế của thực trạng tôi nghiên cứu tìm ra hướng giải quyết tồn tại, cụ thể, hoạch định công việc rõ ràng, phân bố môi trường hợp lý, triển khai cho giáo viên thực hiện.
	Thứ nhất: Khảo sát đánh giá thực tế môi trường
Trước tiên tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng môi trường bên trong lớp học, môi trường bên ngoài lớp học, môi trường ngoài trời.
	- Môi trường vật chất:
+ Đối với môi trường trong lớp: 
Khảo sát cách sắp xếp, trang trí, sử dụng môi trường, và học liệu mở của từng nhóm lớp.
	+ Đối với môi trường ngoài lớp:
	Khảo sát đánh giá từng vị trí, từng khu vực, bố trí phù hợp với từng nội dung, đảm bảo khoa học, hợp lý, mang tính giáo dục và tính thẩm mỹ cao, tránh chồng chéo, rối mắt. lộn xộn
- Môi trường xã hội
+ Môi trường xã hội bao gồm các mối quan hệ giao tiếp, ứng xử, tương tác giữa, giáo viên với giáo viên, giữa giáo viên với trẻ, giữa trẻ với trẻ, giữa giáo viên với phụ huynh, giữa trẻ với phụ huynh.
Thứ hai: Xây dựng kế hoạch triển khai chỉ đạo giáo viên thực hiện
Từ kế hoạch chung của giai đoạn 2016-2020, và qua khảo sát thực tế tôi thấy việc tạo môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là một phương tiện giáo dục hữu hiệu mang lại nhiều lợi ích cho trẻ. 
Tôi tiến hành xây dựng kế hoạch khả thi phù hợp với thực tế của nhà trường, và địa phương. Sau khi đã có kế hoạch cụ thể khả thi, tôi tổ chức triển khai kế hoạch đến từng giáo viên nhằm giúp cho giáo viên nắm bắt được kiến thức cơ bản của việc tạo môi trường giáo dục cho trẻ hoạt động có hiệu quả. 
Sau đó tôi cho toàn bộ giáo viên nghiên cứu kế hoạch, và chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch theo từng nhóm và tạo môi trường phù hợp với từng chủ điểm, từng độ tuổi.
Thứ 3: Tổ chức thực hành theo nhóm
Sau khi nắm vững kiến thức tôi tổ chức cho giáo viên được thảo luận, trao đổi, đưa ra ý tưởng mới những đề xuất, kiến nghị và khó khăn khi thực hiện tạo môi trường tại nhóm lớp của mình. 
Thực hành xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm theo nhóm 
+ Những nội dung đã được chuẩn bị sẵn, các nhóm tạo môi trường cho theo nội dung ở các nhóm lớp và ngoài trời.
Đối với môi trường trong lớp học: Các nhóm làm tranh và bảng biểu di động trong lớp; sáng tạo đồ dùng đồ chơi mở cho các góc hoạt động.
 Đối với môi trường ngoài lớp học như: Xây dựng góc thiên nhiên, góc vận động tạo cảnh quan môi trường phong trú để trẻ hoạt động một cách hứng thú, tích cực nhất.
- Sau khi hoàn thành các nhóm trình bày ý tưởng, cách khai thác và sử dụng sản phẩm mà mình vừa tạo ra, để mọi người được học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. các nhóm đã thực hiện rất tốt việc tạo môi trường giáo dục cho trẻ.
Từ việc làm này tôi thấy việc tạo và sử dụng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đạt hiệu quả cao hơn so với trước đây.
Thứ 4: Tạo môi trường điểm theo chủ điểm, tại lớp mẫu giáo lớn A1
Sau khi được tiếp thu và thực hành kế hoạch, tôi chỉ đạo giáo viên xây dựng tạo môi trường tại lớp điểm, và ngoài trời.
+ Đối với môi trường trong lớp học
Trong quá trình giáo viên thực hiện tôi đã trực tiếp quan sát, chỉ đạo hướng dẫn giáo viên việc thiết kế, bố trí các góc hoạt động hợp lí, khoa học. Tạo không gian trong lớp học rộng rãi không còn bị tù túng, chật chội như trước nữa. Trẻ đi lại giao tiếp với nhau trong khi hoạt động, tự tin, thoải mái, tham gia một cách chủ động tích cực các hoạt động.
- Hướng dẫn giáo viên cho trẻ thực hành khai thác có hiệu quả môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm của lớp.
+ Đối với môi trường ngoài lớp học: Tôi trực tiếp hướng dẫn giáo viên cách bố trí, sắp đặt, theo từng khu vực sao cho đẹp mắt, có tính khoa học và đặc biệt là thuận tiện trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục, giúp giáo viên vừa tổ chức cho trẻ hoạt động vừa quan sát, bao quát được trẻ một cách tốt nhất. 
2.3.2. Biện pháp 2: Chỉ đạo giáo viên thực hiện nhân rộng xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
Sau khi thí điểm thực hiện việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở lớp mẫu giáo lớn, tôi nhận thấy hiệu quả khả quan cần phải được nhân rộng thực hiện ở từng độ tuổi khác nhau phù hợp, theo từng nội dung của chủ đề. Để tổ chức cho giáo viên xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đạt hiệu quả cao, tôi đã tiến hành nhân rộng đại trà các nhóm lớp trong nhà trường.
Để đạt hiệu quả tôi chỉ đạo giáo viên thực hiện dựa trên các tiêu chí:
+ Đảm bảo an toàn về mặt tâm lí cho trẻ và trẻ thường xuyên được giao tiếp, thể hiện mối quan hệ thân thiện giữa trẻ với trẻ và trẻ với những người xung quanh.
+ Giáo viên là người thể hiện hành vi, cử chỉ, lời nói, thái độ của mình với trẻ và mọi người xung quanh một cách mẫu mực để trẻ noi theo.
+ Đồ dùng, đồ chơi, học liệu trong lớp và ngoài lớp là nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương, mang tính mở, đáp ứng được nhu cầu, hứng thú chơi của trẻ, tạo điều kiện để tất cả mọi trẻ có thể chơi mà học, học bằng chơi, phù hợp với điều kiện của nhà trường.
+ Đối với môi trường trong lớp học được tận dụng không gian để trẻ hoạt động một cách linh hoạt, đa dạng, phong phú, các góc hoạt động mang tính mở giúp trẻ dễ dàng lựa chọn và sử dụng đồ dùng, đồ chơi để thực hành, trải nghiệm.
+ Khuyến khích sự sáng tạo của trẻ trong hoạt động để giúp trẻ trải nghiệm, khám phá sự vật, hiện tượng theo nhiều chiều hướng khác nhau giúp trẻ phát triển một cách toàn diện.
Ví dụ: Đối với chủ đề thế giới thực vật:
Đây là một chủ đề rất đa dạng về đối tượng, sinh động và hấp dẫn do đó trước khi thực hiện, tôi chỉ đạo giáo viên sưu tầm nguyên vật liệu, phế thải tận dụng như: vỏ quả, vỏ lạc, chiếu rách, giấy gói hoa, vỏ hộp sữa chua, băng tua, mạt cưa, hộp cứng, sách báo cũ, len cũ, giấy lau tay, giấy xốp, vỏ đậu xanh.
Khi đã sưu tầm được nguyên vật liệu, tôi hướng dẫn giáo viên tạo góc mở cho trẻ hoạt động như: làm các luống hoa, luống rau từ giấy gói hoa, xốp và giấy lau tay, làm dàn cây dây leo từ vỏ chai và len cũ, sử dụng hộp sữa để làm chậu cây, hàng rào...để minh hoạ cho các bài thơ, câu chuyện và sử dụng trong các góc hoạt động tạo hứng thú cho trẻ khi tham gia các hoạt động.
 Ngoài ra hướng dẫn giáo viên ươm các loại hạt và cho trẻ quan sát sự phát triển của cây từ hạt, phân biệt các loại cây khác nhau phong phú, đa dạng, kích thích trẻ hứng thú quan sát những sự thay đổi theo ngày, theo mùa của các lá trên cùng một cây hoặc tìm ra sự giống và khác nhau giữa cây này và cây khác, cây hoa với cây ăn quả, cây bóng mát... Từ đó hình thành cho trẻ một số kỹ năng trong việc chăm sóc cây như: tưới nước, nhổ cỏ, xới đất cho cây, trồng cây... Với những cách làm tuy đơn giản như vậy nhưng sẽ tạo điều kiện cho hoạt động của cô và trẻ đa dạng, 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_xay_dung_moi_truong_giao_duc_l.doc