SKKN Một số kinh nghiệm chỉ đạo xây dựng và thực hiện nội dung giáo dục kĩ năng sống cho trẻ trong trường mầm non Đông Cương

SKKN Một số kinh nghiệm chỉ đạo xây dựng và thực hiện nội dung giáo dục kĩ năng sống cho trẻ trong trường mầm non Đông Cương

Theo tổ chức y tế thế giới: Kĩ năng sống là kĩ năng để có hành vi thích ứng và tích cực giúp cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày. Vậy nên, kĩ năng sống được coi là rất cần thiết đối với tất cả mọi người, cách rèn luyện kĩ năng sống cho mọi lứa tuổi chính là vấn đề nan giải nhất hiện nay. Đặc biệt là lứa tuổi mầm non. Bởi vì: Khi trẻ lớn dần, nhu cầu hoà nhập xã hội, tiếp xúc với thế giới bên ngoài càng cao. Thông tin ngoại cảnh không chỉ có tốt đẹp mà còn bao gồm có cả những cái xấu. Chính vì thế việc dạy kĩ năng sống cho trẻ là vô cùng cần thiết.

Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ là giúp trẻ rèn luyện những hành vi có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng; giúp trẻ có khả năng bảo vệ, phòng ngừa và giảm thiểu các hành vi có nguy cơ gây hại cho sức khoẻ, sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Kĩ năng sống còn giúp trẻ ứng xử phù hợp nhất với mọi tình huống. Có thể nói: Giáo dục kĩ năng sống là giáo dục cách sống tích cực trong xã hội hiện đại, xây dựng những hành vi lành mạnh thay đổi những hành vi thói quen tiêu cực nhằm rèn luyện một nhân cách tốt.

 

doc 23 trang thuychi01 10713
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm chỉ đạo xây dựng và thực hiện nội dung giáo dục kĩ năng sống cho trẻ trong trường mầm non Đông Cương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP. THANH HÓA
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ KINH NGHIỆM CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG
 VÀ THỰC HIỆN NỘI DUNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO TRẺ TRONG TRƯỜNG MẦM NON ĐÔNG CƯƠNG
Người thực hiện: Lê Thị Na
Chức vụ: Phó Hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường MN Đông Cương
SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý
THANH HOÁ NĂM 2017
MỤC LỤC
TT
Nội dung
Trang
1.
Mở đầu
1
1.1
Lý do chọn đề tài
1
1.2
Mục đích nghiên cứu
2
1.3
Đối tượng nghiên cứu
2
1.4
Phương pháp nghiên cứu
2
2.
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
3
2.1
Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
* Kĩ năng sống
* Đặc điểm tâm lí trẻ mầm non
* Chế độ sinh hoạt một ngày ở trường mầm non
3
2.2
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
* Thuận lợi
* Khó khăn
* Kết quả khảo sát trên trẻ trước khi nghiên cứu
4
2.3
Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề chỉ đạo xây dựng và thực hiện nội dung giáo dục kĩ năng sống cho trẻ trong trường mầm non. 
6
2.4
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
16
3.
Kết luận, kiến nghị
17
3.1
Kết luận
17
3.2
Kiến nghị
18
Tài liệu tham khảo
20
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
	Theo tổ chức y tế thế giới: Kĩ năng sống là kĩ năng để có hành vi thích ứng và tích cực giúp cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày. Vậy nên, kĩ năng sống được coi là rất cần thiết đối với tất cả mọi người, cách rèn luyện kĩ năng sống cho mọi lứa tuổi chính là vấn đề nan giải nhất hiện nay. Đặc biệt là lứa tuổi mầm non. Bởi vì: Khi trẻ lớn dần, nhu cầu hoà nhập xã hội, tiếp xúc với thế giới bên ngoài càng cao. Thông tin ngoại cảnh không chỉ có tốt đẹp mà còn bao gồm có cả những cái xấu. Chính vì thế việc dạy kĩ năng sống cho trẻ là vô cùng cần thiết.
Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ là giúp trẻ rèn luyện những hành vi có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng; giúp trẻ có khả năng bảo vệ, phòng ngừa và giảm thiểu các hành vi có nguy cơ gây hại cho sức khoẻ, sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Kĩ năng sống còn giúp trẻ ứng xử phù hợp nhất với mọi tình huống. Có thể nói: Giáo dục kĩ năng sống là giáo dục cách sống tích cực trong xã hội hiện đại, xây dựng những hành vi lành mạnh thay đổi những hành vi thói quen tiêu cực nhằm rèn luyện một nhân cách tốt. 
	Mục tiêu của việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ là dạy các hành vi, thói quen, thái độ  thông qua đó trẻ học tính tự lập, chủ động, tự tin trong giao tiếp, biết cách xử lý các tình huống trong cuộc sống đặt nền tảng cho trẻ trở thành con người có trách nhiệm, biết điều chỉnh hành vi, thái độ cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế. Từ đó giúp trẻ có cuộc sống hài hoà, thành đạt trong tương lai. Với tầm quan trọng đó, nội dung kĩ năng sống được đưa vào chương trình giáo dục ngay từ lứa tuổi mầm non giúp trẻ tiếp thu, lĩnh hội những giá trị sống để phát triển nhân cách. Vì vậy, giáo dục kĩ năng sống cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ là việc làm rất quan trọng và cần thiết. Chính vì thế. Trong chương trình giáo dục mầm non việc giáo dục kĩ năng sống là một nội dung trọng điểm, luôn được quan tâm và đưa vào lồng ghép, tích hợp trong các hoạt động của trẻ ở trường mầm non. 
	Trong quá trình chỉ đạo thực hiện nội dung giáo dục kĩ năng sống vào chương trình chăm sóc giáo dục trẻ, tôi nhận thấy việc xây dựng nội dung giáo dục cụ thể cho từng nhóm kĩ năng sống, hay lựa chọn kĩ năng sống cho phù hợp với từng lứa tuổi từ nhà trẻ đến mẫu giáo lớn là khó khăn đối với giáo viên. Bên cạnh đó, việc lồng ghép thực hiện nội dung giáo dục kĩ năng sống như thế nào vào các hoạt động của trẻ tại trường để tránh sự nhàm chán, khô cứng cũng là một vấn đề cần được các nhà quản lí giáo dục và giáo viên quan tâm. 
	Để giúp mọi người nhận thức đầy đủ hơn về tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non và góp phần khắc phục tình trạng trên. Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ hơn nữa. Tôi quyết định lựa chọn nghiên cứu đề tài: “ Một số kinh nghiệm chỉ đạo xây dựng và thực hiện nội dung giáo dục kĩ năng sống cho trẻ trong trường mầm non Đông Cương TP Thanh Hóa”. 
1.2. Mục đích nghiên cứu
Kỹ năng sống có tác dụng phát triển toàn diện nhân cách trẻ mẫu giáo về thể chất, tình cảm, xã hội giao tiếp, ngôn ngữ nhận thức và sẵng sàng vào lớp 1.
Giáo dục kĩ năng sống có vai trò giúp trẻ: Được an toàn, khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, khéo léo, bền bỉ, tháo vát, thích ứng được với những điều kiện sống thay đổi. Biết kiểm soát cảm xúc, giàu tình thương yêu và lòng biết ơn. Trẻ mạnh dạn, tự tin, tự trọng và tôn trọng người khác, giao tiếp có hiệu quả, nói năng linh hoạt, lắng nghe và hòa nhã với mọi người.
Giáo dục kĩ năng sống giúp trẻ ham hiểu biết, sáng tạo, có những kĩ năng thích ứng với hoạt động học tập ở lớp 1. Sẵn sàng hòa nhập đương đầu với khó khăn, có trách nhiệm với bản thân, với công việc với các mối quan hệ.
	Vì thế tôi thiết nghĩ nghiên cứu tìm ra kinh nghiệp chỉ đạo xây dựng và thực hiện nội dung giáo dục kĩ năng sống cho trẻ trong trường mầm non là rất thiết thực và cần thiết trong thời đại hiện nay.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Với đề tài nghiên cứu tôi đã chọn, đối tượng nghiên cứu là: Một số biện pháp chỉ đạo xây dựng và thực hiện nội dung giáo dục kĩ năng sống cho trẻ trong trường mầm non Đông Cương- TP Thanh Hóa. Nhằm mục tiêu giáo dục toàn diện.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài SKKN của mình lựa chọn, trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Tìm tòi tham khảo tài liệu có liên quan để nghiên cứu xây dựng cơ sở lý luận. 
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Phục vụ cho quá trình khảo sát thực trạng trước và sau khi nghiên cứu.
- Phương pháp thống kê sử dụng số liệu: Phục vụ cho quá trình tổng hợp kết quả thực trạng và kết quả đạt được sau khi nghiên cứu.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
* Kĩ năng sống
	Kĩ năng sống chính là năng lực của mỗi người giúp giải quyết những nhu cầu và thách thức của cuộc sống một cách có hiệu quả.
	Mục tiêu dạy trẻ kĩ năng sống là học để cùng chung sống là một vấn đề then chốt hiện nay của giáo dục. Tình trạng trẻ em thụ động không biết ứng phó trong mọi hoàn cảnh nguy cấp, không biết tự bảo vệ bản thân trước nguy hiểm, tìm kiếm sự giúp đỡ, chưa giải quyết vấn đề một cách tự lập, vấn đề này càng được thể hiện rõ hơn đối với những trẻ ở thành thị, những vùng kinh tế phát triển.
	Từ đó giúp trẻ có kinh nghiệm trong cuộc sống, biết được những điều nên và không nên làm, giúp trẻ tự tin chủ động và biết cách xử lý các tình huống trong cuộc sống, khơi gợi khả năng tư duy, sáng tạo của trẻ trở thành người có có trách nhiệm và có cuộc sống hài hòa trong tương lai.
	Các nhóm kĩ năng sống có thể dạy trẻ ở trường mầm non:
- Nhóm kĩ năng chăm sóc bản thân,
- Nhóm kĩ năng quản lý quản lý cảm,
- Nhóm kỹ năng trong quan hệ giao tiếp,
- Nhóm kĩ năng học tập,
- Kĩ năng lãnh đạo.
* Đặc điểm tâm lí trẻ mầm non:
	 Hoạt động chủ đạo của trẻ lứa tuổi mầm non là hoạt động vui chơi. Thông qua hoạt động vui chơi, trẻ trẻ lĩnh hội các tri thức về thế giới xung quanh. Chính trong quá trình chơi, trẻ được học giao tiếp, cách ứng xử của xã hội loài người và trẻ được thể hiện vai trò của bản thân với bạn bè xung quanh, khẳng định vị trí của mình trong “xã hội trẻ con”. Từ đó, hình thành nên nhân cách và kĩ năng giúp trẻ thích ứng với cuộc sống tương lai.
	 Thông qua quá trình hoạt động trẻ lĩnh hội các tri thức của xã hội loài người, dần dần hình thành được ngôn ngữ, hoạt động, tri thức như: Có kĩ năng giao tiếp, kĩ năng xử lý mâu thuẩn, kĩ năng ra quyết định  Vì vậy, muốn có được những kĩ năng đó trẻ phải trải qua quá trình học hỏi, trải nghiệm của bản thân dưới sự hướng dẫn của người lớn. Có được các kĩ năng sống trẻ sẽ dần hình thành được những thái độ và có được hành vi đúng đắn. Ngược lại nếu thiếu những kĩ năng này trẻ sẽ ứng xử không lành mạnh trước các tình huống gặp phải.
* Chế độ sinh hoạt một ngày ở trường mầm non.
1
Đón trẻ
2
Thể dục sáng
3
Hoạt động học có chủ định
4
Hoạt động góc ( Chơi tập)
5
Hoạt động ngoài trời
6
Ăn trưa, ngủ trưa
7
Vận động sau ngủ dạy, ăn phụ chiều
8
Hoạt động chiều
9
Trả trẻ
 2.2 Thực trạng vấn đềtrước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
*Thuận lợi 
Trường mầm non Đông Cương luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo, tạo mọi điều kiện của cấp ủy, chính quyền phường Đông Cương; Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị. Trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2, xây dựng khuôn viên sân trường “Xanh - sạch - đẹp - an toàn - thân thiện” và chế độ đời sống của cán bộ, giáo viên từng bước được quan tâm, cải thiện, đặc biệt được phụ huynh tin tưởng, họ yên tâm gửi con vào trường học mỗi ngày càng nhiều. Đây là điều kiện thuận lợi nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ năm học. 
Phòng giáo dục - Đào tạo cũng đã có kế hoạch từng năm học với những biện pháp cụ thể để rèn kĩ năng sống cho học sinh một cách chung nhất cho các bậc học, đây chính là những định hướng giúp giáo viên thực hiện như: Rèn luyện kĩ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kĩ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm; rèn luyện sức khoẻ và ý thức bảo vệ sức khoẻ, kĩ năng phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác; rèn luyện kĩ năng ứng xử văn hoá
Sở giáo dục và đào tạo Thanh Hoá luôn quan tâm tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn cho các hòng giáo dục về nội dung giáo dục kĩ năng sống cho trẻ. Từ đó phòng giáo dục về tổ chức cho các trường mầm non nắm bắt và thực hiện.
100% giáo viên đạt trình độ chuẩn, trong đó có 79,4% trên chuẩn với lòng nhiệt tình yêu nghề mến trẻ, bám trường bám lớp tạo niềm tin yêu của phụ huynh trong toàn hường.
Đa số trẻ đến trường ngay từ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo bé, hầu như không còn trẻ 5 tuổi mới ra lớp mầm non. Vì vậy, trẻ được tham ra chương trình giáo dục mầm non ngay từ tuổi nhà trẻ. Đây là một điều kiện thuận lợi cho cho công tác chăm sóc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ từ rất sớm.
* Khó khăn.
	Về phía phụ huynh học sinh:
	Trong xã hội ngày nay các cặp vợ chồng thường sinh ít con nên bố mẹ, đặc biệt là ông bà còn mang nặng tâm lí “ Làm hộ trẻ, chiều trẻ thái quá ”, đây là một vấn đề rất khó khăn đối với giáo viên trong công tác phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường trong công tác giáo dục kĩ năng sống cho trẻ, một trong những nội dung mang tính chất thực hành “Mưa dầm thấm lâu”. Bên cạnh đó, hiện tượng trẻ được nuông chiều, nuôi dạy không đúng cách làm cho các bé mắc phải hiện tượng lười ăn, hay bị ốm, ỷ lại làm các bậc phụ huynh hình thành nên thói quen thường quan tâm đến việc con mình “ăn gì” mà chưa quan tâm đến việc con mình ăn như thế nào”. Cuộc sống “ nhanh, vội” làm cho phụ huynh bỏ qua việc dạy con “học ăn, học nói, học gói, học mở”
	Về phía giáo viên:
 Một giáo viên trẻ mới ra trường kinh nghiệm còn hạn chế. phong trào “ xây dựng trường học thân thiên, học sinh tích cực”giáo viên chưa hiểu nhiều về nội dung dạy trẻ lứa tuổi mầm non những kỹ năng sống cơ bản, chưa biết sử dụng từ những kế hoạch định hướng chung để rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ. 
	Về tài liệu lên quan đến công tác dậy kỹ năng sống:
	Sách hướng dẫn về tổ chức kĩ năng sống cho học sinh nói chung, tổ chức kĩ năng sống cho trẻ mầm non nói riêng có rất ít và chưa cụ thể, nên việc dạy trẻ kĩ
 năng sống tại các trường mầm non từ lựa chọn nội dung, hình thức tổ chức  đến phương pháp tiến hành chủ yếu là dựa vào kiến thức được bồi dưỡng của các lớp hướng dẫn về nội dung giáo dục kĩ năng sống và các kiến thức tích luỹ được từ quá trình giảng dạy của giảng viên. 
	Việc dạy trẻ kĩ năng sống ở trường mầm non chủ yếu là lồng ghép tích hợp vào các hoạt động trong sinh hoạt hàng ngày nên lượng kiến thức đưa đến với trẻ chưa thực sự được giáo viên chú trọng quan tâm.
* Kết quả khảo sát trên trẻ trước khi nghiên cứu:
XẾP LOẠI TRẺ MẪU GIÁO
(398)
ĐẦU NĂM
Tính tự lập
Giao tiếp 
Làm việc nhóm
Số trẻ
%
Số trẻ
%
Số trẻ
%
Đạt
197
49
180
45
180
45
Chưa đạt
201
51
218
55
218
55
XẾP LOẠI TRẺ NHÀ TRẺ
(42)
ĐẦU NĂM
Tính tự lập
Giao tiếp 
Làm việc nhóm
Số trẻ
%
Số trẻ
%
Số trẻ
%
Đạt
14
33
15
35
13
31
Chưa đạt
28
65
27
65
29
69
* Qua bảng khảo sát trên ta thấy:
	- Nhà trường chưa tạo được mọi điều kiện khuyến khích khơi dạy tính tò mò, phát triển trí tưởng tưởng, năng động, mạnh dạn tự tin ở trẻ
	- Một số trẻ đi học chưa chuyên cần, nên gặp không ít khó khăn khi đến lớp. Trẻ chưa có thói quen lao động tự phục vụ, chưa rèn luyện kĩ năng tự lập. Ở trẻ chưa có thói quen hòa nhã trong giao tiếp, chưa có sự hợp tác, chưa dám mạo hiểm, vượt khó và sáng tạo thông qua các hoạt động hàng ngày. 
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề chỉ đạo xây dựng và thực hiện nội dung giáo dục kĩ năng sống cho trẻ trong trường mầm non. 
2.3.1 Bồi dưỡng kiến thức về giáo dục kĩ năng sống cho giáo viên 
	Xây dựng lịch, mời giáo viên, tổ chức các lớp bồi dưỡng cho giáo viên về dạy kĩ năng sống cho học sinh lứa tuổi mầm non.
	Liên hệ với Sở và phòng giáo dục cung cấp đầy đủ tài liệu cho trường.
Giúp giáo viên nắm được khái niệm kĩ năng sống, những nội dung dạy kĩ năng sống trong trường mầm non, xác định những kĩ năng sống cơ bản cần dạy ở lứa tuổi mầm non.
Giúp giáo viên nhận thức sâu sắc về việc dạy trẻ kĩ năng sống. Tầm quan trọng của việc dạy kĩ năng sống. Xác định nhiệm vụ cơ bản với từng đối tượng trong việc dạy kĩ năng sống. Đề ra những biện pháp hướng dẫn, những nội dung tuyên truyền giúp các bậc phụ huynh thực hiện dạy trẻ kĩ năng sống cơ bản. Biện pháp phát triển các kĩ năng sống qua việc tổ chức các hoạt động vui chơi trong nhà trường.
	Xây dựng các lớp kiến tập về giáo dục kĩ năng sống cho trẻ trong trường tại các lớp : A2, A4, B1..cho cán bộ, giáo viên học tập và yêu cầu viết thu hoạch để rút kinh nghiệm thực hiện.
	Sau các buổi học tập cho giáo viên tổ chức thảo luận, trao đổi kiến thức giữa các lớp để trao đổi kinh nghiệm.
 	2.3.2 Lựa chọn các nhóm kĩ năng sống phù hợp với từng độ tuổi để đưa vào chương trình CSGD trẻ. Đưa các yêu cầu phù hợp ở từng kĩ năng khi đưa vào thực hiện ở các nhóm lớp .
	+ Giao nhiệm vụ cho các lớp căn cứ vào chương trình giáo dục mầm non để nghiên cứu, lựa chọn các nhóm kĩ năng sống dạy cho trẻ và đưa các yêu cầu cụ thể cho từng nhóm kĩ năng. Xây dựng kế hoạch thực hiện tại lớp. Sau đó, nộp báo cáo về chuyên môn. 
	+ Theo dõi việc thực hiện của các lớp bằng cách: Khi các lớp xây dựng các buổi học tập bồi dưỡng, kiến tập về giáo dục kĩ năng sống báo cáo về chuyên môn để chuyên môn lập kế hoạch dự một số lớp điển hình.
	+ Hàng tháng sinh hoạt chuyên môn cho các lớp thảo luận rút kinh nghiêm. Sau đó thống nhất bằng văn bản, chỉ đạo thực hiện tới toàn trường.
2.3.3 Xây dựng nội dung cụ thể cho các nhóm kĩ năng sống lồng ghép vào chương trình giáo dục.
	Căn cứ vào các nhóm kĩ năng sống của từng lứa tuổi kết hợp với các lớp điểm xây dựng nội dung cụ thể cho từng kĩ năng và thời gian thực hiện nội dung đó tại trường. Yêu cầu:
	+ Nội dung phù hợp với chủ đề. Thực hiện ngay từ tuần 1 chủ đề “ Trường Mầm Non ”, chủ đề đầu của chương trình CSGD trẻ.
	+ Hình thức thực hiện: Có thể lồng ghép vào các hoạt động tiết học, hoạt động vui chơi hoặc tổ chức một giờ hướng dẫn chung vào buổi chiều hay giờ khám phá khoa học vào buổi sáng  Đảm bảo phương pháp giáo dục mầm non.
* Rút kinh nghiệm :
	Lập thời gian rút kinh nghiệm vào các buổi sinh hoạt chuyên môn để rút kinh nghiệm về công tác dạy trẻ các nhóm kĩ năng tại trường mình quản lí để có những biện pháp, phương hướng cho việc thực hiện dạy trẻ kĩ năng sống ở chủ đề sau.
*Tổ chức dự giờ :
	Lựa chọn, xây dựng hoạt động giáo dục về kĩ năng sống cho giáo viên tại một số lớp. Giao nội dung xậy dựng các giờ hoạt động cụ thể cho từng lớp. Ví dụ lớp A2 xây dựng nội dung “ Dạy kĩ năng tự bảo vệ ” ở nhóm mẫu giáo lớn. Lớp B1 “ Dạy kĩ năng giao tiếp ” Lứa tuổi mẫu giáo nhỡ. Lớp C1 “ Dạy kĩ năng tự phục vụ”. Lứa tuổi mẫu giáo bé.
* Tuyên truyền 
	Yêu cầu các lớp thực hiện tuyên truyền nội dung giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non trong cuộc họp đầu năm giữa Ban giám hiệu với các Trưởng ban chi hội phụ huynh các lớp. Xây dựng nội dung tại lớp góp ý tuyên truyền của nhà trường theo chủ đề. Các bậc phụ huynh cùng tham gia bổ sung đóng góp ý kiến cho nhà trường, cho lớp và các biện pháp phối hợp giáo dục trẻ trong quá trình trẻ được học ở trường.
	Hướng dẫn giáo viên tuyên truyền tới phụ huynh: Tuyên truyền trong cuộc họp phụ huynh đầu năm tại lớp và xây dựng nội dung tại góc tuyên truyền của lớp, trao đổi trực tiếp hằng ngày vào giờ đón, trả trẻ 
2.3.4 Một số hoạt động chỉ đạo xây dựng và thực hiện nội dung giáo dục kĩ năng sống cho trẻ trong trường mầm non.
 * Nội dung giáo dục kĩ năng sống theo lứa tuổi 
 a. Lớp nhà trẻ 24 đến 36 tháng:
* Kĩ năng lao động tự phục vụ và vệ sinh cá nhân 
Yêu cầu: Tự xúc cơm, uống nước, lấy- cất ghế, đồ chơi với sự hướng dẫn của người lớn 
- Nói với người lớn khi có nhu cầu đi vệ sinh. Tự lấy, cất và đi dép, đội mũ. Tự lấy cất đồ chơi. Biết đóng mở cúc áo. Biết tránh chỗ bẩn. 
* Kĩ năng trong quan hệ giao tiếp 
Yêu cầu:
- Chào hỏi người lớn và mọi người xung quanh. Biết chơi với bạn, biết lắng nghe bạn và người lớn nói với mình. Biết nghe và làm theo lới nhắc nhở của cô giáo, bố mẹ, mạnh dạn giao tiếp khi được người lớn đưa đến chỗ lạ.
* Kĩ năng học tập
Yêu cầu:
	- Trẻ biết tập trung chú ý, tư thế ngồi, cách giở sách, truyện đúng chiều. Bước đầu biết cầm bút, di màu, biết sử dụng một số đồ dùng học tập như: Đồ dùng xâu hạt, lồng hộp, lô tô 
* Kĩ năng tự bảo vệ trước tình huống nguy hiểm
Yêu cầu:
- Không leo trèo và tránh các đồ sắc nhọn, nơi nguy hiểm như: ổ điện, nồi cơm, canh nóng, phích nướckhi được nhắc nhở, không cho các vật nhỏ nhọn vào mũi, mồm, không theo người lạ
b, Lớp Mẫu giáo bé:
* Kĩ năng tự bảo vệ trước tình huống nguy hiểm
Yêu cầu: 
- Không leo trèo và biết chánh những nơi nguy hiểm như: Ổ điện, phích nước, bế đun, ao hồ
- Không đi theo người lạ, biết gọi người lớn khi thấy tình huống nguy hiểm hoặc khi ốm, mệt, bị ngã, bị đau, không chơi các đồ sắc nhọn. 
- Không cho các vật nhỏ, lạ vào miệng, lỗ mũi, lỗ tai của mình và của bạn. Không đi ra đường một mình.
*Kĩ năng quan hệ giao tiếp
Yêu cầu:
- Biết tự chào hỏi người và có khách đến chơi. 
- Biết nói cảm ơn, xin lỗi, đưa- cầm vật bằng hai tay trong các hoàn cảnh phù hợp, biết lắng nghe và trả lời theo đúng tình huống khi giao tiếp, biết chơi và chia sẻ đồ chơi với bạn, mạnh dạn, hồn nhiên khi giao tiếp với mọi người trong mọi hoàn cảnh, biết điều chỉnh hành vi theo lời nhắc nhở của người lớn, 
- không làm ồn, nói to, la hét. Biết giữ yên lặng trong các hoàn cảnh cụ thể như: Giờ học, giờ ngủ
* Kĩ năng học tập
Yêu cầu: 
- Biết cách cầm bút, giở sách vở. Có tư thế ngồi đúng trong giờ học. 
- Tự lấy cất đồ dùng học tập. biết sử dụng bộ đồ dùng học toán. Nói đủ câu, rõ ý. Biết lắng nghe và trả lời các câu hỏi. Biết đặt câu hỏi “Tại sao”. Thích nghe kể chuyện, nghe hát và hát hoặc hưởng ứng theo nhịp điệu của bài hát, tiếng nhạc, 
- Biết làm một số kinh nghiệm, thí nghiệm cùng người lớn, biết quan sát có chủ định.
* Kĩ năng cảm xúc
Yêu cầu:
- Biết thể hiện tình cảm yêu – ghét với hành vi, việc làm.. về cái thiện – ác trong câu chuyện. 
- Biết thể hiện sự đồng ý hoặc không đồng ý trước hành vi đúng sai của bạn trong khi chơi, thể hiện cảm xúc vui, buồn, phấn khởi .. trong các hoàn cảnh phù hợp.
* Kĩ năng sử dụng đồ dùng trong sinh hoạt.
Yêu cầu:
- Biết bật tắt quạt bàn, tivi, biết đóng mở tủ lạnh, lấy, cất đồ trong tủ lạnh, biết đóng mở ngăn kéo, tủ quần áo, tủ cá nhân của bé, biết đóng mở ngăn nắp hộp nhựa,
c. Lớp Mẫu giáo nhỡ:
*Kĩ năng lao động tự phục vụ và vệ sinh cá nhân.
Yêu cầu:
- Đi vệ sinh khi có nhu cầu. Biết cách rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy. 
- Biết cách lau miệng, rửa mặt, xúc miệng nước muối, đánh răng đúng cách, tự mặc, thay quần áo khi bị ướt, bẩn, tự lấy cất đồ dùng cá nhân, đúng nơi quy định, biết gấp quần áo, tất. 
- Biết gấp chăn 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_chi_dao_xay_dung_va_thuc_hien_noi_du.doc