SKKN Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên ở trường mầm non Nga Phú
Sự nghiệp giáo dục có một vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển đất nước về trước mắt cũng như lâu dài. “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội [1]
Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.
Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ Tổ quốc; với tiến bộ khoa học và công nghệ; phù hợp quy luật khách quan. Chuyển phát triển giáo dục và đào tạo từ chủ yếu theo số lượng sang chú trọng chất lượng và hiệu quả, đồng thời đáp ứng yêu cầu số lượng”.
Trong hệ thống Giáo dục quốc dân, Giáo dục Mầm non chiếm một vị trí vô cùng quan trọng, đây là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là nền tảng của các bậc giáo dục khác; Bác Hồ kính yêu đã từng nói: “Giáo dục mầm non tốt sẽ mở đầu cho một nền giáo dục tốt”.[2] Chính vì vậy chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ ở trường mầm non tốt sẽ có tác động rất lớn đến chất lượng giáo dục ở các bậc học tiếp theo, chất lượng Giáo dục mầm non quyết định tới sự hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ về thể chất, tình cảm, đạo đức, trí tuệ và thẩm mỹ. Có thể nói nhân cách con người trong tương lai như thế nào phụ thuộc lớn vào sự giáo dục của trẻ ở Trường Mầm non. Với nhiệm vụ là người cán bộ quản lý phụ trách trường mầm non, tôi luôn trăn trở, suy nghĩ làm thế nào để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ để trẻ phát triển toàn diện về Đức - Trí - Thể - Mỹ. Đây là nhiệm vụ quan trọng và cần phải có sự nỗ lực phấn đấu, quyết tâm cao; cần phải chú trọng công tác xây dựng đội ngũ giáo viên, bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên để họ duy trì và phát triển chất lượng giáo dục trong nhà trường; phải làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục trẻ nhằm đáp ứng với yêu cầu sự nghiệp giáo dục mầm non trong thời đại hiện nay. Chính vì vậy mà tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên ở trường mầm non Nga Phú”
1. MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài: Sự nghiệp giáo dục có một vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển đất nước về trước mắt cũng như lâu dài. “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội [1] Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ Tổ quốc; với tiến bộ khoa học và công nghệ; phù hợp quy luật khách quan. Chuyển phát triển giáo dục và đào tạo từ chủ yếu theo số lượng sang chú trọng chất lượng và hiệu quả, đồng thời đáp ứng yêu cầu số lượng”. Trong hệ thống Giáo dục quốc dân, Giáo dục Mầm non chiếm một vị trí vô cùng quan trọng, đây là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là nền tảng của các bậc giáo dục khác; Bác Hồ kính yêu đã từng nói: “Giáo dục mầm non tốt sẽ mở đầu cho một nền giáo dục tốt”.[2] Chính vì vậy chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ ở trường mầm non tốt sẽ có tác động rất lớn đến chất lượng giáo dục ở các bậc học tiếp theo, chất lượng Giáo dục mầm non quyết định tới sự hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ về thể chất, tình cảm, đạo đức, trí tuệ và thẩm mỹ. Có thể nói nhân cách con người trong tương lai như thế nào phụ thuộc lớn vào sự giáo dục của trẻ ở Trường Mầm non. Với nhiệm vụ là người cán bộ quản lý phụ trách trường mầm non, tôi luôn trăn trở, suy nghĩ làm thế nào để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ để trẻ phát triển toàn diện về Đức - Trí - Thể - Mỹ. Đây là nhiệm vụ quan trọng và cần phải có sự nỗ lực phấn đấu, quyết tâm cao; cần phải chú trọng công tác xây dựng đội ngũ giáo viên, bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên để họ duy trì và phát triển chất lượng giáo dục trong nhà trường; phải làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục trẻ nhằm đáp ứng với yêu cầu sự nghiệp giáo dục mầm non trong thời đại hiện nay. Chính vì vậy mà tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên ở trường mầm non Nga Phú” 1.2. Mục đích nghiên cứu: Nâng cao chất lượng và hiệu quả thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục. Nâng cao năng lực đội ngũ đáp ứng yêu cầu GD trong giai đoạn mới. Phát triển quy mô trường lớp, học sinh cân đối với nâng cao chất lượng giáo dục. Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, Làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục. Nếu cán bộ quản lý là người lo lắng, quan tâm, trăn trở đến công tác chăm sóc, nuôi dưỡng cũng như giáo dục các cháu ở trường, luôn tìm tòi học để có những giải pháp tối ưu để nâng cao chất lượng nhà trường thì chất lượng sẽ được nâng lên và tạo được niềm tin từ phụ huynh học sinh và ngược lại người quản lý mà không quan tâm đến công tác chăm sóc, cũng như giáo dục các cháu thì chất lượng trường mầm non đó ngày càng xuống dốc. 1.3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là tất cả giáo viên, học sinh trong nhà trường. 1.4. Phương pháp nghiên cứu. - Đề tài đi sâu khảo sát, điều tra, phân tích, đánh giá chất lượng đội ngũ giáo viên trường Mầm non. - Làm rõ yêu cầu cấp bách của việc nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục đáp ứng sự nghiệp giáo dục, đào tạo trong giai đoạn hiện nay. - Khảo sát điều tra phân tích đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên, tìm nguyên nhân của thực trạng đó. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN: Trong những năm qua cùng với sự phát triển của các bậc học khác, bậc học Mầm non là một bậc học đã có nhiều đóng góp to lớn, thực sự có trách nhiệm gieo những hạt giống tốt, mầm non tốt tạo tiền đề vững chắc cho nhiệm vụ giáo dục đào tạo thế hệ trẻ mai sau. Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ của ngành giáo dục mầm non, người giáo viên phải là người giúp trẻ phát triển một cách toàn diện, thông qua việc giáo viên tổ chức cho trẻ hoạt động, nắm bắt và lĩnh hội các tri thức và kỹ năng về sự vật, hiện tượng thế giới xung quanh, rèn luyện cho trẻ tính tập trung, thái độ nghiêm túc khi tham gia vào các hoạt động cũng như thực hiện các yêu cầu, nhiệm vụ của giáo viên đề ra và hình thành cho trẻ thành con người năng động trong mọi tình huống và lĩnh hội kiến thức trong các lĩnh vực. Đây là yêu cầu rất quan trọng đòi hỏi người giáo viên mầm non phải nhận thức và xác định được vai trò trách nhiệm của mình trong tổ chức các hoạt động cho trẻ ở trường mầm non. Luôn đề ra phương châm" Lấy trẻ làm trung tâm" để không ngừng nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo đưa ra các hình thức, phương pháp tổ chức cho trẻ lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng đạt kết quả cao. Nhận thức tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo lớp công dân tý hon đáp ứng với yêu cầu và xu thế hội nhập của toàn ngành giáo dục hiện nay. Thực hiện chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong toàn ngành giáo dục nói chung và bậc học mầm non nói riêng, người giáo viên cần phải sáng tạo trong tổ chức hoạt động cho trẻ theo chương trình vì vậy bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên là nội dung rất quan trọng. 2.2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ: 2.2.1. Thuận lợi: Là người quản lý phụ trách chuyên môn, tôi luôn quan tâm sâu sát đến việc chăm lo chất lượng giáo dục trong nhà trường. Bên cạnh đó dưới sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo ngành tôi đã không ngừng nghiên cứu chương trình để đưa ra các hình thức, phương pháp phát huy tính tích cực, sáng tạo trong mỗi một giáo viên. Ban giám hiệu là những người năng động, có kế hoạch cụ thể cho việc bồi dưỡng giáo viên cũng như đưa ra các phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ ngày càng đạt kết quả cao. Trường được đầu tư cơ sở vật chất đạt chuẩn Quốc gia, có đủ điều kiện để thực hiện chương trình chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Được sự quan tâm ủng hộ của các cấp, các ngành và sự đồng thuận cao trong các bậc phụ huynh đã tạo điều kiện cho nhà trường trong việc xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, tổ chức chăm sóc giáo dục trẻ để đảm bảo cho giáo viên thực hiện tốt chương trình chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Đội ngũ giáo viên trẻ, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ chuẩn và trên chuẩn, nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, tích cực tham gia vào các hoạt động, luôn luôn sáng tạo trong các lĩnh vực, phần lớn giáo viên soạn bài bằng máy vi tính, một số giáo viên biết soạn giáo án điện tử, biết sử dụng công nghệ thông tin vào tổ chức hoạt động cho trẻ. 2.2.2. Khó khăn: Bên cạnh đó giáo viên còn có một số hạn chế, chưa linh hoạt sáng tạo trong việc sử dụng các phương pháp lồng ghép tích hợp, chưa mạnh dạn trong xây dựng các chủ đề mang tính đổi mới, chưa tạo cơ hội cho trẻ phát huy tính tích cực, sự sáng tạo của trẻ, thiết kế đồ dùng, đồ chơi tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động chưa mang tính chất mở. Một số giáo viên chưa nhận thức đầy đủ về phương pháp “lấy trẻ làm trung tâm” giáo viên còn nói nhiều, còn lúng túng trong việc vận dụng các phương pháp vào thực tế giảng dạy, chưa linh hoạt sáng tạo trong sử dụng các phương pháp để tạo cơ hội cho trẻ hoạt động tích cực. Đồ dùng trang thiết bị dạy học cho trẻ mang tính chất đối phó chưa đầy đủ và phong phú, để tạo điều kiện cho giáo viên sử dụng và thực hiện. Việc quan tâm chăm sóc con em của một số phụ huynh chưa đáp ứng với nhu cầu giáo dục ngày càng cao hiện nay. *. Thực trạng trước khi thực hiện đề tài qua bảng khảo sát chất lượng đầu năm Bảng 1: Khảo sát chất lượng đầu năm đối với trẻ : (Tổng số trẻ: 299) Nội dung khảo sát Số lượng Cháu đạt Chưa đạt Trẻ hứng thú tham gia vào giờ học 299 191 63,8% 108 36,2% Trẻ có ý thức thực hiện tốt yêu cầu của tiết học 299 195 65,2% 104 34,8% Trẻ nắm vững kiến thức, kỹ năng vận dụng linh hoạt, sáng tạo. 299 185 61,9% 114 38,1% Bảng 2: Khảo sát chất lượng đầu năm đối giáo viên :( Tổng số giáo viên: 18) Nội dung khảo sát Số lượng Tốt % Khá % TB % Kém % - Nắm vững nội dung các lĩnh vực. - Biết thiết kế và xây dựng các chủ đề phù hợp với độ tuổi. 18 7 39 5 28 6 33 0 0 - Nắm vững phương pháp các lĩnh vực - Vận dụng linh hoạt, sáng tạo 18 9 50 6 33 3 17 0 0 - Phát huy tốt ứng dụng CNTT vào tổ chức các hoạt động 18 10 55.6 6 33 3 17 0 0 Trước khi thực hiện các biện pháp tôi đã tiến hành khảo sát thực tế ở trường mầm non như sau: - Nhận thức của giáo viên về quan điểm tích hợp trong tổ chức các hoạt động cho trẻ theo chương trình còn nặng nề, chưa làm nổi bật chủ đề, máy móc, rập khuôn. - Đối với trẻ cần phải có những điều mới lạ để thu hút sự tập trung chú ý. Trong khi đó công nghệ thông tin lại đang phát triển rất nhanh mà những ứng dụng của nó rộng rải nhưng giáo viên thiết kế các giáo án điện tử còn lúng túng, chưa sáng tạo - Đå dïng, ®å ch¬i ®Ó d¹y trÎ ®· cã nhng còn ít, cßn ®¬n ®iÖu,cha s¸ng t¹o, cha hÊp dÉn, chưa sưu tầm các nguyên vật liệu sẳn có để làm đồ chơi, hÇu nh chØ cã ®å dïng bằng nhựa sẵn có, chỉ có một số ít đồ dùng đồ chơi c« tù lµm, cha cã s¶n phÈm cña trÎ - Công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động trong quá trình tổ chức thực hiện các hoạt động chăm sóc giáo dục trong nhà trường chưa đúng quy trình, thiếu thực tế. - Nhận thức của phụ huynh về tầm quan trọng của tổ chức hoạt động dạy học ở trường mầm non chưa cao, phụ huynh còn xem nhẹ vấn đề giáo dục trẻ vì họ nghĩ chỉ trẻ lớp một mới cần học chữ , còn trẻ mầm non thì chỉ cần ăn giỏi, ngủ giỏi là được. 2.3. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN. 2.3.1. Nâng cao nhận thức cho giáo viên về quan điểm tích hợp trong tổ chức các hoạt động cho trẻ theo chương trình Giáo dục mầm non tích hợp là cách thức cung cấp sự định hướng mở, linh hoạt cho giáo viên tổ chức các hoạt động xoay quanh chủ đề bằng cách phối hợp một cách tự nhiên những hoạt động cho trẻ trải nghiệm như quan sát, tìm hiểu môi trường tự nhiên, xã hội, vận động tham gia trò chơi, làm quen với âm nhạc, hát, kể chuyện đọc thơ, làm quen với toán và các hoạt động sáng tạo như tô, vẽ, nặn, cắt dán...qua đó phát triển ở trẻ lĩnh vực phát triển ngôn ngữ, thể lực, nhận thức tình cảm xã hội, cách tiếp cận này cho phép giáo viên có thể điều chỉnh giáo án một cách linh hoạt có thể đưa ra các tình huống xảy ra tình cờ, ngẫu nhiên vào kế hoạch dạy, đưa ra những nội dung tích hợp không nặng nề, ôm đồm, mang tính chất số cộng mà tích hợp ở đây nhằm tổ chức các hoạt động thông qua chơi với những nội dung nhẹ nhàng, mang tính bao quát theo nội dung hoạt động cá nhân làm nổi bật chủ điểm cô đưa ra để đáp ứng sự hứng thú của trẻ, làm phong phú dần vốn kinh nghiệm của trẻ và tạo không khí sinh động, nhẹ nhàng trong lớp học. Để giúp giáo viên nhận thức được điều này thì qua các cuộc họp chuyên môn tôi đã để cho giáo viên có thời gian nghiên cứu tài liệu đồng thời cho giáo viên có những ý kiến đề xuất về những mặt đã thực hiện được và những tồn tại còn mắc phải trong quá trình tích hợp các nội dung giúp giáo viên dễ dàng thực hiện tốt chương trình. Ví dụ: Khi cho trẻ quan sát một số cây trong trường “chủ đề cây xanh quanh bé” vào bài tôi cho trẻ trình diễn thời trang, trang phục là các cây xanh làm bằng giấy đề can dán trên tấm bìa, lần lượt từng trẻ mang tên gọi các loại cây xanh ra tự giới thiệu về tên cây sau đó tất cả cùng đồng thanh kêu gọi “chúng tôi là những cây xanh, mọi người hãy bảo vệ cây xanh để môi trường xanh sạch đẹp”. cô mở nhạc hát bài “Em yêu cây xanh ”và cho trẻ đi quan sát các cây xung quanh trường. Ví dụ: Trong hoạt động chung cho trẻ trò chuyện về đồ dùng gia đình.” Chủ đề gia đình” Tổ chức cho trẻ cùng chung sức ghép tranh “ áo, quần, nồi, bát, tủ, giường” thông qua trò chơi trẻ nhận biết tên gọi, đặc điểm, hình dạng, chất liệu, công dụngcủa đồ dùng đó. Tổ chức cho trẻ hoạt động làm ra sản phẩm đồ dùng gia đình theo ý tưởng của trẻ. Cô cần phải vừa cung cấp ,vừa thu hút trẻ tham gia hoạt động tích cực, đồng thời thông qua các hình thức, nội dung tích hợp nhẹ nhàng đó giúp trẻ lĩnh hội kiến thức về chất liệu, công dụng, cách bảo quản đồ dùng, cũng như rèn luyện kỹ năng tạo hình và phát triển tình cảm xã hội về hiểu biết gia đình... Nắm bắt được quan điểm tích hợp, giáo viên đã biết vận dụng linh hoạt trong việc tổ chức các hoạt, điều này đã được thể hiện rõ qua quá trình tôi đã kiểm tra kế hoạch giáo viên xây dựng mục tiêu chủ đề, lên mạng nội dung, mạng hoạt động của từng chủ đề, qua bài soạn, qua việc thăm lớp dự giờ. Ví dụ: Trong hoạt động làm quen với toán “ nhận biết phân biệt khối vuông, khối chữ nhật ” ở chủ đề “ ngành nghề ”, ngay từ khi lên kế hoạch tổ chức hoạt động này giáo viên đã xác định mình sẽ tích hợp nội dung gì để thu hút được trẻ tham gia cũng như làm nổi bật ở chủ đề mình đang thực hiện như: trò chuyện về nghề nghiệp, hát về “Cháu yêu cô chú công nhân”... về tên các đồ dùng, đồi chơi trong lớp học có các khối vuông, khối chữ nhật. Ví dụ: Làm quen bài thơ” Tết đang vào nhà” chủ đề mùa xuân. Giáo viên tổ chức cho trẻ đi hội chợ xuân mua sắm đồ dùng, cây cảnh về chuẩn bị ngày tết như: Hoa mai, hoa cúc, nụ tầm xuân, bánh kẹo... thông qua tên các loài hoa và bánh kẹo giáo viên cho trẻ hiểu được một mùa xuân mới đang về, trẻ lớn thêm một tuổi, những loài hoa, những món ăn đặc trưng của mùa xuân. 2.3.2. Chỉ đạo giáo viên thiết kế các hoạt động theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm: Đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động cho trẻ đòi hỏi người giáo viên phải tích cực tìm tòi, học hỏi để luôn sáng tạo, đổi mới cách thức tổ chức các hoạt động nhằm tạo cơ hội tốt nhất để trẻ được tham gia vào các hoạt động, tiếp thu kiến thức một cách chủ động giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể lực và trí thức?. Với những hình thức cho trẻ hoạt động như: Quan sát tranh vẽ, nghe hát, trẻ bắt chước côđã trở nên quá quen thuộc và làm trẻ chóng chán nên hiệu quả giờ dạy không cao. Đối với trẻ cần phải có những điều mới lạ để thu hút sự tập trung chú ý của trẻ. Trong khi đó công nghệ thông tin lại đang phát triển rất nhanh mà những ứng dụng của nó rộng rải và thiết thực cho đời sống và thu hút sự tập trung chú ý của trẻ. Chính vì vậy sử dụng công nghệ thông tin vào tổ chức hoạt động cho trẻ sẽ tạo ra những điều mới lạ, kích thích sự tò mò, hứng thú của trẻ, hiệu quả của tiết học sẽ cao hơn. * Tổ chức hoạt động cho trẻ khám phá khoa học. Trước đây trong giờ hoạt động cho trẻ KPKH chúng tôi thường sử dụng phương pháp trực quan: Cho trẻ xem tranh, đồ dùng đồ chơi những hình thức đó chưa thật sự lôi cuốn trẻ. Khi được tiếp cận với máy vi tính, chúng tôi khai thác các phần mềm kidsmat, truy cập vào mạng để tìm kiếm hình ảnh có liên quan. Đặc biệt là các hình ảnh khó quan sát ở môi trường xung quanh như (vòng tuần hoàn của nước, sự phát triển của cây; một số loại côn trùng, một số địa danh của đất nước..) Hoặc chụp ảnh quay videclip các hình ảnh gần gũi để đưa vào bài dạy và tạo các trò chơi trên máy. một số trò chơi mà chúng tôi đã ứng dụng từ phần mềm làm các tập mở cho trẻ khám phá khoa học theo chủ đề. Ví dụ: Chủ đề “Thế giới động vật” với hoạt động khám phá tìm hiểu “ Một số loại côn trùng” chúng tôi đã khai thác truy cập mạng với bộ phim sự phát triến của kiến bằng việc dạy trên máy projector về các hình ảnh của kiến đã giúp trẻ quan sát được sự phát triển của kiến như kiến để trứng- trứng kiến nở thành con và các hoạt động của kiến: kiến tha mồi; kiến uống nước đọng trên lá cây; kiến cắn lá cây; kiến truyền tin; kiến tìm mồi và bắt mồimà trẻ khó có thể quan sát được ở môi trường xung quanh trẻ. Ví dụ: Khi dạy trẻ chủ đề “Quê hương - Đất nước” với hoạt động tìm hiểu các địa danh nổi tiếng của Việt Nam, chúng tôi đã tạo trò chơi “Du lịch cùng bé”. Mục đích của trò chơi này đó là giúp trẻ hiểu thêm về các địa danh của đất nước, giúp trẻ khám phá và liên hệ giữa các địa danh trên bản đồ. Hình thức chơi của trò chơi này đó là trẻ sẽ kích chuột vào điểm xuất phát, điều khiển chuột tiến về phía trước hay phía sau, sang phải hay sang trái theo yêu cầu. Bằng cách kích chuột để di chuyển, nếu trẻ thực hiện đúng trẻ được xem phong cảnh của vùng miền đó. Trò chơi này được tôi sử dụng ở phần trò chơi luyện tập trong giờ hoạt động có chủ đích, hoặc tiến hành chơi trong giờ hoạt động chơi ở các góc, hoạt động chiều và ở mọi lúc mọi nơi. Từ cách chơi trên máy với trò chơi này trẻ có thể chơi trên tấm bìa cát tông. dụng nền nhà để chơi. Hồ gươm ở thủ đô Hà Nội Lăng Bác Hồ ở thủ đô Hà Nội Ví dụ: Khi dạy trẻ tìm hiểu một số hiện tượng tự nhiên, chúng tôi cho trẻ xem một số hình ảnh trên máy tính các hiện tượng của thời tiết khi trời sắp mưa, nghe tiếng sấm, chớp, quan sát bầu trời có nhiều mây, quan sát trời mưa to, mưa nhỏ, trẻ xem các hình ảnh cầu vồng xuất hiện, một số hình ảnh của lũ lụt, vòng tuần hoàn của nước Để tránh lạm dụng trong việc sử dụng máy với những đề tài gần gũi như các loại rau, hoa, quả, con vật sống trong gia đình, con vật sống dưới nước chúng tôi chủ yếu là dùng vật thật. Chỉ cho trẻ xem trên máy các hình ảnh mở rộng để cũng cố kiến thức. Và tham gia chơi 1- 2 trò chơi trên máy như giải câu đố, tìm đúng nhóm, phân loại Qua việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy trẻ khám phá khoa học chúng tôi thấy trẻ rất hứng thú say sưa và trẻ quan sát một cách tỉ mỉ nói được chính xác các đối tượng mà trẻ khám phá, trẻ có nhiều cơ hội được hoạt động một cách độc lập, chủ động, sáng tạo, tích cực khám phá hiểu biết về thế giới xung quanh từ các góc độ đa dạng khác nhau. Chúng tôi thấy hiệu quả lên rất nhiều và trở thành công cụ đắc lực cho chúng tôi trong việc dạy trẻ khám phá khoa học. * Tổ chức hoạt động tạo hình. Cũng giống như bất cứ hoạt động có chủ đích khác, việc tạo cảm xúc khi vào bài là một vấn đề quan trọng, nó đưa đến sự thành công và sáng tạo của trẻ trong suốt thời gian hoạt động. Tuy phần này nó chiếm ít thời gian nhưng nó có vị trí không kém phần quan trọng, vừa lôi cuốn được trẻ, vừa khéo léo giúp trẻ hình thành những vấn đề mà trẻ cần giải quyết. Ví dụ: Cho trẻ “ vẽ vườn hoa ” để sản phẩm của trẻ sáng tạo thì đòi hỏi cô giáo phải cung cấp đầy đủ các biểu tượng, hình ảnh về sự vật, không đơn thuần chỉ là tranh ảnh mà trẻ phải được trực tiếp quan sát các loài hoa. Cô cung cấp cho trẻ hình ảnh qua máy chiếu projector, cho trẻ được trực tiếp xem các loài hoa rung rinh trong gió, đua nhau khoe sắc. Chắc chắn rằng trẻ sẽ thích thú hơn khi cho trẻ xem bằng tranh, hoặc bằng mô hình cô xây dựng. Hay khi cho trẻ nặn “ Con thỏ ” hình ảnh con thỏ đang chạy tung tăng vui đùa với cỏ cây, hoa lá trẻ sẽ thích thú hơn là xem tranh. Từ đó làm giàu hình ảnh, biểu tượng trong sản phẩm của trẻ. * Sử dụng máy chiếu projector cho trẻ làm quen với toán và tổ chức trò chơi cũng cố kiến thức. Hay ở hoạt động cho trẻ làm quen với toán, sau khi truyền thụ kiến thức mới cho trẻ để cũng cố lại vốn kiến thức đó. Giáo viên nghiên cứu, sáng tạo đưa ra các trò chơi. Tuỳ thuộc vào nội dung bài học mà giáo viên lựa chọn ra các trò chơi khác nhau, nhằm cung cấp cho trẻ nhận biết các chữ số, tạo nhóm, hay so sánh thêm bớt tạo sự bằng nhau...một cách chính xác và rèn cho trẻ kỹ năng khi lựa chọn chữ số, tạo nhóm, hay so sánh các hình, khối....theo yêu cầu của cô qua trò chơi. - Trong các tiết học làm quen với toán tôi cũng có thể sử dụng một số thao tác ứng dụng công nghệ thông tin cho việc giảng bài của mình Ví dụ: Trong tiết tạo nhóm số lượng trong chủ đề động vật tôi đã kể cho trẻ nghe câu chuyện con gà trống và tôi đưa ra nhóm con gà trống thì lần lượt các con gà được xuất hiện trên màn hình với vói tiếng gáy 0 ó o .....các hiệu ứng, âm thanh, tiếng động các hình ảnh sinh động làm hứng thú với trẻ từ đó gây được sự chú ý với trẻ hơn. Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động LQ với biểu tượng toán * Thiết kế bài giảng hướng dẫn trẻ làm quen tác phẩm văn học: Để tác phẩm thơ, truyện đi vào lòng trẻ một cách nhẹ nhàng, th
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_thuc_hien_nang_cao_chat_luong.doc