SKKN Biện pháp chỉ đạo nâng cao việc giáo dục đạo đức trong trường Tiểu học Thành Minh

SKKN Biện pháp chỉ đạo nâng cao việc giáo dục đạo đức trong trường Tiểu học Thành Minh

Giáo dục đạo đức là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong các nhà trường nhất là đối với cấp Tiểu học. Từ việc giáo dục đạo đức tốt học sinh sẽ có chuẩn mực đạo đức tốt sẽ giúp các em có cách ứng xử đúng mọi hành vi trong cuộc sống hàng ngày. Vì vậy việc giáo dục đạo đức cho học sinh là cái gốc cho sự phát triển nhân cách.

Trưởng Tiểu học là nơi hình thành nhân cách đầu tiên cho trẻ. Nơi đây không những là nơi dạy chữ mà còn dạy về nhân cách cho các em.

Chính vì tầm quan trọng như vậy nhiều nhà trường ngoài việc nâng cao chất lượng về mặt kiến thức còn đặc biệt quan tâm đến vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh. Việc giáo dục và rèn luyện tu dưỡng đạo đức, kỹ năng sống được đưa vào vấn đề trọng tâm trong các trường Tiểu học.

Đất nước ta đang bước vào thời kỳ hội nhập kinh tế. Bên cạnh những mặt tích cực thì cũng có nhiều vấn đề tiêu cực về mọi trong đó có vấn đề đạo đức như: Bản sắc dân tộc đang bị mai một, nền văn hóa đồi trụy đang ảnh hưởng đến nền văn hóa của nước ta. Những giá trị văn hóa, thuần phong mỹ tục của dân tộc nhiều lúc bị lãng quên. Bên cạnh đó việc giáo dục đạo đức cho học sinh những năm gần đây còn hạn chế chất lượng đạo đức của các nhà trường đang bị suy giảm. Ở các nhà trường học sinh vi phạm đạo đức ngày càng nhiều, đã có hiện tượng bỏ hoc, chán học. Có nhiều học sinh bị bạn bè lôi cuốn vào làm những việc xấu, vấn đề quan tâm đến đạo đức của học sinh còn hạn chế. Giáo viên chủ nhiệm vừa giảng dạy, vừa làm công tác chủ nhiệm, vừa làm công tác đội nên việc tổ chức các hoạt động nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh chưa thật sự được đề cao. Các đoàn thể trong và ngoài nhà trường và xã hội chưa quan tâm và đầu tư cho các hoạt đông giáo dục đạo đức cho học sinh. Ngoài ra phụ huynh cũng chưa chú trọng đến việc giáo dục đạo đức cho con em của mình. Chính vì những lý do như vậy mà việc giáo dục đạo đức cho học sinh trong các nhà trường càng trở nên quan trọng hơn.

Đối với trường Tiểu học Thành Minh trong mấy năm gần đây cũng có một số hiện tượng xuống cấp về đạo đức của học sinh. Chưa đến mức báo động tuy nhiên nếu như không có biện pháp thì vấn đề này sẽ trở nên trầm trọng. Nhà trường trong các tiết dạy đạo đức cũng đã giáo dục và rèn tốt cho học sinh thực hiện tốt các hành vi cơ bản của một người con ngoan trò giỏi. Tuy nhiên với sự phát triển về công nghệ thông tin như hiện nay thì việc học sinh tiếp cận với bài học hàng ngày có giới hạn, còn tiếp cận với cái xấu trong cuộc sống, trong xã hội nhanh hơn nhiều. Học sinh của nhà trường một số em đã biết nói dối, thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy chưa tốt. Hiện tượng nói tục, chửi bậy nhiều, một số em còn gây gổ đánh nhau, ăn cắp tiền, ăn quà vặt, yêu cầu bạn đưa tiền để làm theo yêu cầu của mình

 

doc 23 trang thuychi01 6020
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Biện pháp chỉ đạo nâng cao việc giáo dục đạo đức trong trường Tiểu học Thành Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn sáng kiến	
Giáo dục đạo đức là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong các nhà trường nhất là đối với cấp Tiểu học. Từ việc giáo dục đạo đức tốt học sinh sẽ có chuẩn mực đạo đức tốt sẽ giúp các em có cách ứng xử đúng mọi hành vi trong cuộc sống hàng ngày. Vì vậy việc giáo dục đạo đức cho học sinh là cái gốc cho sự phát triển nhân cách.
Trưởng Tiểu học là nơi hình thành nhân cách đầu tiên cho trẻ. Nơi đây không những là nơi dạy chữ mà còn dạy về nhân cách cho các em.
Chính vì tầm quan trọng như vậy nhiều nhà trường ngoài việc nâng cao chất lượng về mặt kiến thức còn đặc biệt quan tâm đến vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh. Việc giáo dục và rèn luyện tu dưỡng đạo đức, kỹ năng sống được đưa vào vấn đề trọng tâm trong các trường Tiểu học.
Đất nước ta đang bước vào thời kỳ hội nhập kinh tế. Bên cạnh những mặt tích cực thì cũng có nhiều vấn đề tiêu cực về mọi trong đó có vấn đề đạo đức như: Bản sắc dân tộc đang bị mai một, nền văn hóa đồi trụy đang ảnh hưởng đến nền văn hóa của nước ta. Những giá trị văn hóa, thuần phong mỹ tục của dân tộc nhiều lúc bị lãng quên. Bên cạnh đó việc giáo dục đạo đức cho học sinh những năm gần đây còn hạn chế chất lượng đạo đức của các nhà trường đang bị suy giảm. Ở các nhà trường học sinh vi phạm đạo đức ngày càng nhiều, đã có hiện tượng bỏ hoc, chán học. Có nhiều học sinh bị bạn bè lôi cuốn vào làm những việc xấu, vấn đề quan tâm đến đạo đức của học sinh còn hạn chế. Giáo viên chủ nhiệm vừa giảng dạy, vừa làm công tác chủ nhiệm, vừa làm công tác đội nên việc tổ chức các hoạt động nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh chưa thật sự được đề cao. Các đoàn thể trong và ngoài nhà trường và xã hội chưa quan tâm và đầu tư cho các hoạt đông giáo dục đạo đức cho học sinh. Ngoài ra phụ huynh cũng chưa chú trọng đến việc giáo dục đạo đức cho con em của mình. Chính vì những lý do như vậy mà việc giáo dục đạo đức cho học sinh trong các nhà trường càng trở nên quan trọng hơn.
Đối với trường Tiểu học Thành Minh trong mấy năm gần đây cũng có một số hiện tượng xuống cấp về đạo đức của học sinh. Chưa đến mức báo động tuy nhiên nếu như không có biện pháp thì vấn đề này sẽ trở nên trầm trọng. Nhà trường trong các tiết dạy đạo đức cũng đã giáo dục và rèn tốt cho học sinh thực hiện tốt các hành vi cơ bản của một người con ngoan trò giỏi. Tuy nhiên với sự phát triển về công nghệ thông tin như hiện nay thì việc học sinh tiếp cận với bài học hàng ngày có giới hạn, còn tiếp cận với cái xấu trong cuộc sống, trong xã hội nhanh hơn nhiều. Học sinh của nhà trường một số em đã biết nói dối, thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy chưa tốt. Hiện tượng nói tục, chửi bậy nhiều, một số em còn gây gổ đánh nhau, ăn cắp tiền, ăn quà vặt, yêu cầu bạn đưa tiền để làm theo yêu cầu của mình
Thực tế thì một số giáo viên có nhận thức về giáo dục đạo đức cho học sinh
đang còn hạn chế, cũng có giáo viên chưa thấy được tầm quan trọng của mình đối với công việc giáo dục đạo đức cho các em, công tác chủ nhiệm lớp và các công tác khác của nhà trường chưa được chú trọng. Học sinh thì chưa thật sự hiếu học, và tu dưỡng vì trường nằm trên xã đặc biệt khó khăn, phụ huynh chưa quan tâm, số lượng cha mẹ của các cháu đi làm ăn xa nhiều hầu hết phó thác cho giáo viên chủ nhiệm và chính. Chính vì những lý đo đó đã ảnh hưởng rất nhiều đến việc giáo dục đạo đức cho học sinh của nhà trường.
Năm học 2018 – 2019 trong các nhà trường của toàn huyện Thạch Thành đang tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05- CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị (khóa XII) về Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Công văn số 4634/BGDĐT- CTHSSV ngày 21/9/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sử dụng Bộ tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh trong nhà trường; Công văn số 624- CV/TU ngày 30/8/2017 của Tỉnh ủy và Công văn số 10946/UBND-VX ngày 12/9/2017 của UBND tỉnh Thanh Hoá về việc triển khai học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong các nhà trường phổ thông trên địa bàn tỉnh và Kế hoạch số 121/KH- SGDĐT ngày 17/01/2018 của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo về việc sử dụng Bộ tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh từ lớp 2 đến lớp 12 trong giảng dạy ở các nhà trường phổ thông. Phòng giáo dục đào tạo Thạch Thành đã tổ chức tập huấn cho cán bộ quản lý và các nhà trường đã triển khai tới toàn bộ giáo viên trong huyện Thạch Thành. Với những việc triển khai như vậy chúng ta đã thấy được tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho học sinh và việc giáo dục học sinh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh là vô cùng quan trọng và cấp thiết.
Nhận thức sâu sắc về việc làm quan trọng này, bản thân tôi là một nhà Quản lý Tiểu học tôi luôn trăn trở tìm mọi biện pháp để giáo dục cho học sinh trong trường có đầy đủ phẩm chất tốt của một người con ngoan trò giỏi và học tập tốt có tư cách đạo đức tốt. Đây cũng là nhiệm vụ quan trọng và vô cùng cấp bách của chuyên môn nhà trường trong năm học 2018 – 2019.
	Xuất phát từ những điều cấp bách như vậy tôi xác định đây là một việc làm cần thiết để giáo dục đạo đức cho học sinh của nhà trường ngày một nâng cao nhằm thúc đẩy phong trào thi đua “ Dạy tốt – Học tốt” với những lý do trên mà với cương vị là một người quản lý chuyên môn của nhà trường tôi mạnh dạn đưa ra “Biện pháp chỉ đạo nâng cao việc giáo dục đạo đức trong trường Tiểu học Thành Minh ” nhằm góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức trong nhà trường.
1. 2. Mục đích nghiên cứu
Sáng kiến kinh nghiệm này sẽ đề xuất một số biện pháp nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh của trường tiểu học Thành Minh nhằm giúp cho các em học sinh hình thành được các chuẩn mực đạo đức tốt trong cuộc sống hàng ngày các kỹ năng ứng sử phù hợp với mọi thành phần trong xã hội. Thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
	Sáng kiến này sẽ nghiên cứu và tổng kết việc giáo dục đạo đức của học sinh trong trường Tiểu học Thành Minh. Đối tượng nghiên cứu là toàn bộ cán bộ giáo viên, phụ huynh và học sinh của trường Tiểu học Thành Minh
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận. Các nghị quyết chỉ thị của Đảng, Nhà Nước, của Bộ giáo dục và đào tạo, các công văn hướng dẫn của sở giáo dục đào tạo Thanh hóa, của Phòng giáo dục huyện Thạch Thành. Các chỉ đạo chuyên môn của nhà trường.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn ; Quan sát điều tra tổng kết kinh nghiệm quản lý giáo dục.
- Phương pháp trò chuyện. - Phương pháp tổ chức các phong trào thi đua. 
- Phương pháp tổ chức các cuộc thi tìm hiểu và tổ chức các HĐNGLL
- Nhóm phương pháp hỗ trợ số liệu thống kê.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 	2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIÊM
Trong cuộc sống hàng ngày những phẩm chất đạo đức của một người luôn được đặt lên vị trí hàng đầu. Do đó nhiệm vụ của các nhà trường Tiểu học ngoài việc cung cấp cho các em về mặt kiến thức thì phải giáo dục đạo đức cho học sinh đây được coi là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng.
Đạo đức của học sinh chúng ta bây giờ đang có chiều hướng xuống cấp. Đối với các em Tiểu học thì hiện tượng hay nói tục, chửi bây, các em còn hỗn láo với ông, bà, cha, mẹ, thầy, cô, học sinh đến trường thì đánh nhau, ăn quà,
Học sinh vi phạm đạo đức nhiều như vậy là do rất nhiều nguyên nhân như: Bố, mẹ mải đi làm ăn để con cái ở nhà với ông, bà, cô, dì, chú, bác.. các em không có người quản lý và dễ bị lôi kéo vào những thói hư tật xấu. Cumgx có thể do biện pháp giáo dục của các nhà trường chưa chặt chẽ và chưa đúng cách nên chưa có tác dụng đối với các em. Mặt khác vì xã hội ngày càng phát triển kéo theo nhiều tệ nạn xã hội nhiều em học sinh cũng học đòi dẫn đến vi vi phạm đạo đức
Do đó một nhiệm vụ hết sức quan trọng đặt ra cho nhà trường là: song song với việc giáo dục Trí dục phải nghiên cứu, tìm hiểu thực tế đối tượng để tìm ra những giải pháp tốt nhất, những kinh nghiệm giáo dục có hiệu quả để phổ biến rộng rãi mọi nơi để cùng nhau giáo dục lớp trẻ trở thành những người tốt, có ích cho xã hội Có như vậy thì chất lượng giáo dục mới nâng lên. Xuất phát từ những cơ sở trên để đáp ứng với yêu cầu và mục tiêu giáo dục trong thời kỳ mới thì việc chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức trong trường Tiểu học Thành Minh là một điều tất yếu. Mà muốn làm được việc này thì cần phải nắm được vấn đề nguyên nhân là do đâu, cách tháo gỡ như thế nào? Và phải có biện pháp chỉ đạo giáo viên và học sinh một cách kịp thời.
 2.2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
 2.2.1. Đặc điểm tình hình trường Tiểu học Thành Minh
 Trường Tiểu học Thành Minh được thành lập năm 1960 và được tách ra từ trường PTCS Thành Minh từ năm 1996. Đến năm 2005 trường được tách hẳn ra riêng biệt. Nhà trường nhiều năm liền đạt danh hiệu trường tiên tiến xuất sắc cấp huyện, năm học 2017 – 2018 trường được nhận Bằng khen của Giám đốc Sở giáo dục Thanh Hóa và trường đã được công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 vào tháng 12 năm 2018. Là trường đóng trên địa bàn thuộc vùng khó khăn của huyện. Hiện tại trường có học sinh của 8 thôn bản đang theo học trong trường, trong đó 2/3 là học sinh dân tộc. Số học sinh của trường chiếm 99,9 % là con nhà nông nghiệp. Trình độ dân trí chưa cao điều kiện kinh tế của người dân khó khăn. Trường có nhiều học sinh ở tản mát, học sinh đi lại quá xa và vất vả. 
	2.2.2.Về cơ sở vật chất.
Hiện tại nhà trường có 16 phòng học. Năm học 2018-2019 trường có 16 lớp trong đó không có lớp được học 2 buổi ngày vì thiếu giáo viên mà chỉ học tăng 1 số buổi. Về cơ sở vật chất thì đủ chỗ ngồi cho học sinh bàn ghế chuẩn, điện và ánh sáng đảm bảo, trường lớp khang trang tạo điều kiện tốt cho học sinh học tập.
2.2.3. Về chất lượng đội ngũ 
Trong năm học 2018 – 2019 số lượng đội ngũ của nhà trường có bị xáo trộn
vì một số giáo viên THCS được điều động xuống Tiểu học hết thời gian đã trở về
trường THCS mà không có giáo viên chuyển về nên nhà trường hiện thiếu 4 giáo
viên đứng lớp. Hiện tại nhà trường có tổng số cán bộ giáo viên là 20 người. Trong
đó giáo viên trực tiếp giảng dạy là 16 người ( có 2 giáo viên biệt phái của THCS xuống dạy). Giáo viên văn hóa là 12 đồng chí. Cán bộ quản lý: 2 người; Thư viện: 1; hành chính : 1. Giáo viên của trường đạt chuẩn 100%. Tính đến thời điểm tháng 3 năm 2019 thì số giáo viên của trưởng có giờ dạy giỏi các cấp là:
Số giáo viên có giờ dạy giỏi cấp Tỉnh là : 2 đồng chí
Số giáo viên có giờ dạy giỏi cấp huyện là : 11 đồng chí
Số giáo viên có giờ dạy giỏi cấp trường là : 2 đồng chí
Chuyên môn được chia làm 2 tổ chuyên môn
Tổ 1: Gồm khối 1- 2- 3 có 8 đồng chí . Tổ 2: Gồm khối 4 - 5 có 8 đồng chí
2.2.4. Về số lớp và số học sinh
Năm học 2018 - 2019 trường có 16 lớp với 440 học sinh tăng hơn năm học 2017 - 2018 là 57 học sinh được chia ra:
Khối 1: 4 lớp với 123 học sinh	 Khối 4: 3 lớp với 81 học sinh
Khối 2: 3 lớp với 84 học sinh	 Khối 5: 3 lớp với 74 học sinh
Khối 3: 3 lớp với 78 học sinh
2.2.5. Thực trạng về giáo viên và học sinh của nhà trường về công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.
2.2.5.1.Thực trạng về việc chỉ đạo của nhà trường về công tác giáo dục đạo đức cho học sinh
Nhà trường đã xây dựng kế họach chỉ đạo thường xuyên, kịp thời về công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. Để chỉ đaọ tốt công tác này trong nhà trường Ban giám hiệu nhà trường đã bám sát nhiệm vụ năm học của ngành học, cấp học của Phòng giáo dục để xây dựng kế hoạch sát với tình hình của địa phương của nhà trường nhằm thực hiện tốt mọi chỉ tiêu đã đề ra. Kế hoạch này được công khai trước toàn thể hội đồng.
Chỉ đạo tổng phụ trách đội xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh từng tuần, từng tháng, từng quý cụ thể.
Ban giám hiệu phân công giáo viên trong từng khối lớp hợp lý và có những
biện pháp cụ thể để từng bước nâng cao việc giáo dục đạo đức cho học sinh.
Trong năm học nhà trường không đủ giáo viên đứng lớp Ban giám hiệu phải dạy thay nhiều, nên việc dành thời gian cho kiểm tra đôn đốc đôi lúc còn hạn chế.
Trong nhiều năm gần đây chất lượng của giáo viên cũng như đại trà của nhà trường cũng tương đối so với mặt bằng chung của cả huyện nhưng chất lượng chưa bền vững và chưa cao. Về giáo dục đạo đức cho học sinh có phần hạn chế. Nên Ban giám hiệu nhà trường đã nhận thức rõ vai trò tầm quan trọng của giáo dục đạo đức cho học sinh, đã bồi dưỡng năng lực phẩm chất cho giáo viên nên năng lực của giáo viên cũng nâng cao nhiều nhằm phục vụ cho việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch chưa cụ thể trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh trong từng tổ khối, thiếu sự đôn đốc, việc xây dựng buổi sinh hoạt chuyên môn về công tác giáo dục đạo đức cho học sinh còn hạn chế.
Phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường trong việc giáo dục đạo đức chưa hiệu quả nên chưa mang lại kết quả cao.
2.2.5.2. Thực trạng về đội ngũ của nhà trường về giáo dục đạo đức cho học sinh
Về ưu điểm: Đội ngũ giáo viên của nhà trường Tiểu học Thành Minh là một tập thể đoàn kết thống nhất, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, nhiệt tình trong công tác, tâm huyết với nghề nghiệp và tính cộng đồng cao. Số giáo viên có tuổi đời đều có kinh nghiệm trong công tác giảng dạy cũng như trong cuộc sống, luôn sống mẫu mực và luôn sẵn sàng giúp đỡ, dìu dắt thế hệ trẻ.
Lực lượng giáo viên phần đa là giáo viên trẻ năng động, ham hoạt động hăng say, có chí tiến thủ. Nhiều giáo viên địa phương nên có nhiều lợi thế trong quá trình giảng dạy
Bản thân các đồng chí giáo viên cũng nhận thức rất rõ trách nhiệm của bản thân là phải làm thế nào đó để bồi dưỡng tay nghề của mình nâng cao được chất lượng giảng dạy của mình và nâng cao chất lượng cho học sinh mình đang phụ trách. Giáo viên của nhà trường hầu hết các đồng chí quan tâm đến việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Giáo viên chủ nhiệm luôn chủ động để nắm bắt những học sinh có những hành vi không chuẩn mực để có biện pháp giáo dục học sinh từ đó để học sinh biết nhận lỗi và sử lỗi. đó cũng là một phần thuận lợi.
Giáo viên tổng phụ trách đội của nhà trường thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lến theo chủ đề chủ điểm và tổ chức nhiều hoạt động nhằm góp phần giáo dục đạo đức cho học sinh đạt kết quả tốt nhất.
Bên cạnh những ưu điểm song vẫn còn một số hạn chế nhất định: 
Nhà trường hiện tại có 2 giáo viên từ THCS xuống nên việc tiếp cận với phương pháp giảng dạy của Tiểu học còn nhiều hạn chế. Một số đồng chí chưa quan tâm đến hoàn cảnh và đối tượng từng học sinh. Một số giáo viên còn hạn chế về năng lực chuyên môn cũng như phương pháp lên lớp, tuy năng động nhiệt tình nhưng kinh nghiệm còn ít. Một số đồng chí vì có tuổi nên sức khỏe có phần giảm sút nhiều khi ảnh hưởng đến việc đứng lớp. Giáo viên thiếu nhiều nhà trường bố trí sắp xếp cho giáo viên dạy thay nhiều ảnh hưởng đến công tác tổ chức các buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp. Một số đồng chí chưa nhận thức sâu sắc về vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh, còn coi nhẹ và chưa nhiệt tình trong công tác giáo dục đạo đức của học sinh, chưa quan tâm đến việc giáo dục đạo đức cho học sinh mà chỉ quan tâm đến dạy kiến thức cho các em. Chưa coi trọng việc dạy đạo đức tác phong cho học sinh, chưa có biện pháp đối với học sinh vi phạm đạo đức. Trong lớp chỉ quan tâm đến học sinh ngoan ngoãn lễ phép, Chưa quan tâm đến những học sinh cá biệt. Chưa quan tâm đến hoàn cảnh của từng học sinh và cũng chưa tìm hiểu được các em vi phạm đạo đức là do nguyên nhân từ đâu.
Giáo viên tổng phụ trách đội có tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lên lớp nhưng chưa sáng tao, còn dập khuôn. Việc thực hiện các Công văn hướng dẫn về tổ chức dạy lồng ghép về việc sử dụng Bộ tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh từ lớp 2 đến 5 nhưng là năm đầu tiên đưa vào giảng dạy nên cả Cán bộ quản lý, giáo viên và Tổng phụ trách đội thực hiện đang còn lúng túng. Một số đồng chí giáo viên chưa bám sát và kế hoạch hàng tháng, hàng năm của nhà trường của tổ khối về chủ đề chủ điểm và kế hoạch
giáo dục đạo đức của học sinh nên nhiều lúc chưa định hướng được công việc và chưa chủ động được công việc dẫn đến kết quả đạt được không cao.
Một số đồng chí khi dạy môn đạo đức chỉ cung cấp kiến thức lý thuyết cho học sinh coi nhẹ việc thực hành các hành vi cho học sinh dẫn đến nhiều hành vi thiếu chuẩn mực học sinh chưa biết xử lý.
	Cũng có giáo viên đôi lúc còn bệnh thành tích vẫn còn tồn tại trong một bộ phận giáo viên do áp lực về chỉ tiêu đã đăng ký cho nên đôi khi có kết quả ảo, trách nhiệm chưa cao, không quan tâm đến học sinh, chưa đề ra được biện pháp cụ thể để giúp đỡ học sinh vi phạm đạo đức.
	2.2.5.3. Thực trạng về học sinh của nhà trường.
Về ưu điểm: Học sinh phần lớn là ngoan ngoãn, lễ phép. Những năm gần đây các em đã nhận thức được việc thực hiện tốt các chuẩn mực hành vi đạo đức là
quan trọng nên cũng phần nào tác động đến phần lớn số học sinh của nhà trường. 
Những tồn tại : - Một số học sinh chưa nhận thức được động cơ và mục đích rèn luyện, các em đang còn ham chơi, lười học, thái độ học tập không đúng đắn, một bộ phận học sinh có sức khỏe yếu hay nghỉ học, một số học sinh có điều kiện hoàn cảnh éo le dẫn đến các em hay vi phạm đạo đức.
- Một số học sinh lười học chỉ cần thời tiết thay đổi, mưa quá, nắng quá, rét quá là đã nghỉ học không xin phép giáo viên, nhiều lần như vây dẫn đến các em học ngày càng sa sút và không nắm chắc kiến thức.
 - Ngoài ra còn xảy ra hiện tượng học sinh không nghe lời giáo viên, lười lao động, vứt rác bừa bãi. Nhiều em học sinh thiếu lễ phép, nói trống không đối với người lớn. Các em không biết dạ, thưa khi nói chuyện với người lớn, các em không biết nói lời cảm ơn, xin lỗi. Nhiều em không biết chia sẻ, giúp đỡ bạn bè khi bạn mình gặp khó khăn.
 Hiện tượng nói tuc, chửi bậy trong nhà trường gia tăng, hiện tượng học sinh đánh nhau đã xuất hiện, cũng đã có hiện tượng đánh bài trong nhà trường. Một số em còn dám trêu chọc và có lời lẽ vô lễ với giáo viên, có học sinh có hiện tượng ăn cắp đồ dùng của các bạn trong lớp, ăn cắp tiền của gia đình để ăn qùa và hiện tượng ăn quà vặt của học sinh cũng gia tăng nhiều.
2.2.5.4. Thực trạng về địa phương và phụ huynh
- Các đoàn thể của xã đã từng bước quan tâm đến vấn đề giáo dục đạo đức của học sinh nhưng chưa được chú trọng. Hội khuyến học tuy có quan tâm nhưng
vì kinh phí không có nên còn hạn chế.
	- Nhiều năm gần đây qua các cuộc hội nghị với hội trưởng hội phụ huynh
của nhà trường và các lớp thì thấy rằng phụ huynh đã bắt đầu quan tâm hơn đến vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh. Nhiều gia đình đã có yêu cầu nhà trường có biện pháp mạnh đối với những em học sinh vi phạm đạo đức nhưng số lượng phụ huynh như vậy không nhiều phần lớn chỉ một số ít phụ huynh quan tâm đến học sinh và hầu hết số này lại rơi vào học sinh lớp 1,2 và những em học tốt. Có một số phụ huynh quan tâm đến giáo dục kiến thức cho học sinh mà quên đi việc giáo dục đạo đức cho các em.
- Nhiều gia đình vì điều kiện khó khăn đã để con cái ở nhà với ông, bà nội,
ngoại đi làm ăn xa khoán trắng cho nhà trường, số lượng này chiếm khoảng 70%
số học sinh trong trường. Nhiều em ở nhà với ông, bà, cô, dì, chú , bác nên việc giáo dục đạo đức cho các em cũng bị hạn chế. Một số gia đình chiều con cái dẫn đến học sinh vô lễ với giáo viên, không vâng lời ông bà cha mẹ, lười lao động, ăn cắp, giao tiếp cục cằn Trong gia đình một số phụ huynh thiếu gương mẫu, thiếu đôn đốc, kiểm soát hoặc không tạo điều kiện cho con cái được rèn luyện về đạo đức tác phong, không nhắc nhở con cái học tập ở nhà.
- Một số gia đình quá nuông chiều con cái cho học sinh nghỉ ở nhà đi chơi hoặc đi về quê trong thời gian đang học dẫn đến các em coi thường việc học hành và không thực hiện đúng nội quy của trường lớp. Phụ huynh nuông chiều con cái cho các em sử dụng tiền để ăn quà và trở thành thói quen xấu của các em dẫn đến các em vi phạm đạo đức của người học sinh. Nhiều phụ huynh quá bênh con dẫn đến học sinh có những hành vi bạo lực đối với bạn mà phụ huynh vẫn làm ngơ...
Ngoài xã hội hiện tượng tiêu cực nhiều, các hành vi thiếu đạo đức, thiếu văn hóa gia tăng, các em tiếp cận với điện thoại thông minh từ bé, xem phim, ảnh băng hình có nội dung 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_bien_phap_chi_dao_nang_cao_viec_giao_duc_dao_duc_trong.doc