SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non Thành Vân năm học: 2016 - 2017

SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non Thành Vân năm học: 2016 - 2017

 Như chúng ta đã biết trong văn kiện Đại hội Đảng khóa XII tiếp tục khẳng định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu từ “Trang bị kiến thức” sang “ Phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn”[1] . Đây là quan điểm định hướng cho phát triển giáo dục và đào tạo ở nước ta trong những năm tới. Bên cạnh đó giáo dục mầm non lại có một vị trí hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển nguồn lực trí tuệ con người Vì giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội và thẩm mỹ cho trẻ em. Những kỹ năng mà trẻ được tiếp thu qua chương trình chăm sóc giáo dục mầm non sẽ là nền tảng cho việc học tập và thành công sau này của trẻ. Do vậy, phát triển giáo dục mầm non, tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ là yếu tố quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước.

Giáo dục kỹ năng sống là một trong các nội dung cần thiết không thể thiếu trong chương trình giáo dục nói chung và giáo dục Mầm non nói riêng nhằm giúp trẻ hình thành và phát triển nhân cách. “Kỹ năng sống là một yếu tố quan trọng điều khiển ý thức và hành vi của con người. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non sẽ mang lại cho các cháu rất nhiều lợi ích về mặt sức khỏe, giáo dục và cả văn hóa xã hội, giúp các cháu sớm có một cơ thể cường tráng, lành mạnh về trí tuệ cũng như thể lực, sớm có ý thức và khả năng thích nghi với cuộc sống, làm chủ bản thân, sống tích cực và hướng đến những điều lành mạnh cho chính mình cũng như cho cộng đồng. Giáo dục 5 năm đầu đời có ý nghĩa cho cả cuộc đời. Giáo dục mầm non chính là đặt những viên gạch đầu tiên cho nền móng của nước nhà. Nếu “Móng” có “Chắc” thì “Tường” với “Bền” và “Nhà” cũng mới “Vững” [2].

 

doc 22 trang thuychi01 7064
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non Thành Vân năm học: 2016 - 2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
PHÒNG GD & ĐT THẠCH THÀNH 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MẪU GIÁO 
Ở TRƯỜNG MẦM NON THÀNH VÂN 
NĂM HỌC: 2016 - 2017
Người thực hiện: Nguyễn Thị Quyên
Chức vụ: Phó Hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường Mầm non Thành Vân
SKKN thuộc lĩnh mực : Quản lý
THẠCH THÀNH, NĂM 2017
MỤC LỤC
NỘI DUNG
1. Mở đầu
1
1.1. Lí do chọn đề tài
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2
2.1. Cơ sở lý luận 
2-3
2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
3
2.2.1 Thực trạng
3-4
2.2.2. Kết quả thực trạng
5
2.3. Các giải pháp, biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
5
2.3.1. Giúp giáo viên nhận thức đúng về việc dạy kỹ năng sống cho trẻ:
5-6
2.3.2. Chỉ đạo giáo viên xác định đúng các kỹ năng sống cần dạy cho trẻ:
7
2.3.3. Tạo môi trường giáo dục kỹ năng sống cho trẻ
8-12
2.3.4. Chỉ đạo giáo viên lấy trẻ làm trung tâm để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. 
12-13
2.3.5. Làm tốt công tác phối kết hợp giữa nhà trường và gia đình trẻ:
13-15
2.3.6. Tạo tình huống để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ
16-17
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm : 
17
3. kết luận, kiến nghị
18
3.1. Kết luận
18
3.2 Kiến nghị
18
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài:
 Như chúng ta đã biết trong văn kiện Đại hội Đảng khóa XII tiếp tục khẳng định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu từ “Trang bị kiến thức” sang “ Phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn”[1] . Đây là quan điểm định hướng cho phát triển giáo dục và đào tạo ở nước ta trong những năm tới. Bên cạnh đó giáo dục mầm non lại có một vị trí hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển nguồn lực trí tuệ con người Vì giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội và thẩm mỹ cho trẻ em. Những kỹ năng mà trẻ được tiếp thu qua chương trình chăm sóc giáo dục mầm non sẽ là nền tảng cho việc học tập và thành công sau này của trẻ. Do vậy, phát triển giáo dục mầm non, tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ là yếu tố quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước.
Giáo dục kỹ năng sống là một trong các nội dung cần thiết không thể thiếu trong chương trình giáo dục nói chung và giáo dục Mầm non nói riêng nhằm giúp trẻ hình thành và phát triển nhân cách. “Kỹ năng sống là một yếu tố quan trọng điều khiển ý thức và hành vi của con người. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non sẽ mang lại cho các cháu rất nhiều lợi ích về mặt sức khỏe, giáo dục và cả văn hóa xã hội, giúp các cháu sớm có một cơ thể cường tráng, lành mạnh về trí tuệ cũng như thể lực, sớm có ý thức và khả năng thích nghi với cuộc sống, làm chủ bản thân, sống tích cực và hướng đến những điều lành mạnh cho chính mình cũng như cho cộng đồng. Giáo dục 5 năm đầu đời có ý nghĩa cho cả cuộc đời. Giáo dục mầm non chính là đặt những viên gạch đầu tiên cho nền móng của nước nhà. Nếu “Móng” có “Chắc” thì “Tường” với “Bền” và “Nhà” cũng mới “Vững” [2]. 
Chính vì vậy mà trong quá trình phát triển nhân cách nếu đứa trẻ sớm được hình thành và tôn vinh các giá trị đích thực của mình thì các em sẽ có một nhân cách phát triển toàn diện, bền vững và biết ứng xử phù hợp với xung quanh và có khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống, 
Xong thực tế hiện nay cho thấy ở các trường Mầm non đã và đang thực hiện nhiệm vụ đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ vào các hoạt động trong ngày nhưng kết quả chưa cao hình như giáo viên còn mải mê với các nội dung của bài học chính mà chưa lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng sống hoặc có lồng ghép cũng chỉ thoáng qua hay nói đúng hơn là chưa linh hoạt mà còn dập khuôn máy móc chưa phát huy được tính tích cực sáng tạo ở trẻ
	Với trách nhiệm lớn lao của một người cán bộ quản lý, tôi luôn trăn trở, suy
nghĩ tìm tòi làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ được tốt. Đây là nhiệm vụ quan trọng và cần phải có sự nỗ lực phấn đấu, quyết tâm cao, cần phải chú trọng công tác chuyên môn, làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, công tác nâng cao chất lượng giáo dục trẻ nhằm duy trì và phát triển chất lượng giáo dục trong nhà trường ngày càng đi lên đáp ứng với yêu cầu sự nghiệp giáo dục mầm non hiện nay. 
	Trải qua một thời gian nghiên cứu và thực hiện cùng với những lý do trên mà tôi đã chọn đề tài: 
“ Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ Mẫu giáo ở trường Mầm non Thành Vân năm học 2016-2017 ”
	1.2. Mục đích nghiên cứu:
	Giáo dục kỹ năng sống là rèn luyện cách tư duy tích cực, hình thành thói quen tốt thông qua các hoạt động và bài tập được trải nghiệm, nhằm giúp trẻ có kinh nghiệm trong cuộc sống, biết được những điều nên làm và không nên làm, giúp trẻ tự tin, chủ động và biết cách xử lý các tình huống trong sinh hoạt hàng ngày. Do vậy mà tôi viết đề tài này nhằm nâng cao chất lượng dạy giáo dục kỹ năng sống cho giáo viên đồng thời nâng cao sự hiểu biết về giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 3-5 tuổi ở trường Mầm non Thành Vân 
	1.3. Đối tượng nghiên cứu:
	Đối tượng nghiên cứu trong đề tài này là trẻ mẫu giáo 3-5 tuổi ở trường Mầm non Thành Vân nơi tôi công tác
	1.4. Phương Pháp nghiên cứu:
	Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
Phương pháp nghiên nghiên cứu lí luận: Đọc nghiên cứu tổng hợp các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu
Phương pháp nghiên nghiên cứu thực tiễn
 + Phương pháp quan sát sư phạm: 
 + Phương pháp điều tra khảo sát thực tế
 + Phương pháp thu nhận thông tin
 + Phương pháp thực hành trải nghiệm .
 + Phương pháp thống kê, xử lý số liệu..
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận
Trẻ em là niềm vui, niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của mỗi dân tộc. "Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai". Chăm sóc và giáo dục trẻ ngay từ khi còn nhỏ là vô cùng quan trọng trong sự nghiệp chăm lo, đào tạo và bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành con người của thế kỉ 21.Chẳng có một tâm hồn nào có thể tỏa bóng yêu thương mà lại không bắt dễ từ một hạt giống đã ươm sâu lòng nhân ái. Thật vậy ngay từ khi mới sinh ra trẻ đã được cha mẹ yêu thương, nâng niu, chăm sóc. Nhưng để trẻ có được một nhân cách toàn diện, sau này trở thành người công dân tốt thì chỉ sự yêu thương chăm sóc thôi là chưa đủ mà cần giáo dục trẻ một cách khoa học, phù hợp và trường Mầm non chính là môi trường thuận lợi nhất để giáo dục trẻ ngay từ những năm tháng đầu đời.
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non là một nhiệm vụ đang được ngành giáo dục triển khai và thực hiện khá tốt trong trường mầm non. Tùy theo lứa tuổi, các cháu sẽ được bắt đầu làm quen với các kỹ năng như giao tiếp, thích nghi, khám phá thế giới xung quanh, kỹ năng tự chăm sóc bản thân, kỹ năng tạo niềm vui, tự bảo vệ mình, kỹ năng làm việc nhóm, và kỹ năng tự quyết một số tình huống phù hợp với lứa tuổi. Những bài học với những yêu cầu khác nhau sẽ được các cô giáo thực hiện ở từng lứa tuổi để các cháu có thể tiếp thu và thực hiện. Ví dụ ở lứa tuổi từ 3-5 tuổi, trẻ sẽ được học các kỹ năng chào hỏi, lễ phép với người lớn, biết cám ơn và xin lỗi. Một số kỹ năng tự phục vụ như tự xúc ăn, tự uống nước, tự mặc áo quần và một số kỹ năng vệ sinh cá nhân đơn giản như rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Kỹ năng khám phá thế giới như nhận biết và cách gọi tên đồ dùng cá nhân, đồ dùng trong gia đình, cách nhận biết sự việc, các mối quan hệ gần gũi với trẻ trong cuộc sống. Lớn lên thêm một chút, các cháu được học về kỹ năng bảo vệ mình như tránh xa các nơi nguy hiểm, bảo vệ môi trường, vệ sinh răng miệng, cơ thể, kỹ năng tự phục vụ mình như tự mặc quần áo, xếp áo quần và để đúng nơi qui định Các kỹ năng làm việc nhóm và giải quyết các tình huống đơn giản trong cuộc sống. Lý thuyết luôn đi đôi với thực hành thông qua nhiều hoạt động hỗ trợ được tổ chức theo một thời khóa biểu nhất định hàng tuần trong chương trình giáo dục, khiến cho trẻ cảm thấy hứng thú với bài học theo phương pháp học mà chơi, chơi mà học.[3]. 
	2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
	2.2.1./Thực trạng: 
	2.2.1.1. Vài nét khái quát về tình hình địa phương và nhà trường:
	*Vài nét khái quát về địa phương:
	- Thành Vân là một xã thuần nông có địa bàn dân cư phức tạp toàn xã có 11 thôn với tổng số 1.608 hộ và 6.636 khẩu với 2 dân tộc kinh và mường phần lớn là nghề nông. Đời sống của nhân dân phụ thuộc vào thâm canh cây lúa nước, vườn đồi và một số nghề buôn bán nhỏ, nhận thức của nhân dân về ngành học mầm non còn nhiều hạn chế.
	*Vài nét khái quát về trường mầm non Thành Vân năm học 2016-2017:
 - Ngày hội đến trường của bé năm học 2016 - 2017 cũng là ngày vui của nhân nhân địa phương trong lễ đón bằng nhận trường Mầm non Thành Vân đạt chuẩn Quốc gia mức độ I. Phụ huynh học sinh thực sự vui mừng vì con em mình được học tập và vui chơi dưới ngôi trường khang trang, sạch đẹp. Ngoài việc đầu tư xây dựng trường lớp và mua sắm trang thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho việc nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Cần phải có nhiều biện pháp tích cực. Song trong quá trình thực hiện nhà trường có những thuận lợi và khó khăn sau:
+ Thuận lợi:
	Trường mầm non Thành Vân được sự quan tâm chỉ đạo của phòng GD & ĐT Thạch Thành, cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương và các ban ngành đoàn thể trong xã đã tạo điều kiện mua sắm, bổ xung cơ sở vật chất, trang thiết bị tương đối đầy đủ, nhà trường được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, nhà trường được công nhận trường học Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn đảm bảo cho việc dạy và học của cô và trò trong nhà trường.
	100% trẻ đến trường được chia theo độ tuổi, bán trú do đó rất thuận lợi cho việc triển khai thực hiện chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1. 
 Nhà trường có tổng số cán bộ giáo viên là 30 đồng chí, 100% số giáo viên có trình độ chuẩn và trên chuẩn.
 Đội ngũ giáo viên đều có tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình trong công tác luôn tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong công việc cũng như trong cuộc sống hàng ngày, yêu nghề, mến trẻ ham học hỏi và luôn có tinh thần tự học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu giáo dục mầm non mới hiện nay.
 Đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường chỉ đạo sâu sát về các hoạt động chuyên môn, sự đồng lòng của các đồng ngiệp và sự ủng hộ nhiệt tình của phụ huynh học sinh, nên công tác chỉ đạo giáo viên thực hiện một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo trong trường Mầm non Thành Vân được tiến hành rất thuận lợi.
 + Khó khăn
 Bên cạnh những thuận lợi trên nhà trường còn gặp một số khó khăn:
	Toàn trường có 19 nhóm lớp với tổng số 417 trẻ trong đó có 17 nhóm lớp học ở khu trung tâm còn 2 nhóm lớp học ở điểm lẻ, trình độ dân trí không đồng đều, nên việc tuyên truyền để mọi người dân hiểu biết trong quá trình dạy trẻ 5 tuổi còn nhiều hạn chế.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy, chăm sóc giáo dục trẻ được đầu tư đầy đủ tuy nhiên trong đấy còn nhiều loại đồ dùng đồ chơi đã cũ, mẫu mã chưa phong phú nên cũng ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động giáo dục của trẻ. 
 Một số phụ huynh do bận nhiều công việc nên nhiều khi còn chưa quan tâm chú trọng đến việc học của trẻ, mà nhất là việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Sự phối hợp cùng cô giáo rèn nề nếp cho trẻ ở nhà còn hạn chế. Một số gia đình do không nắm vững đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, nên thường để trẻ được tự do thoải mái trong việc giáo dục kỹ năng cho trẻ không theo khoa học cũng chẳng theo một qui tắc nào mà trẻ thích gì làm nấy thậm chí trẻ vứt rác bừa bãi thì cha mẹ chống chế là con đang còn nhỏ hay khi gặp người lớn trẻ không chào thì nói là “ Con nít ấy mà ” sau này lớn hẵng hay thậm chí có phụ huynh còn nói bằng tí tuổi thì biết cái gì về kỹ năng sống mà dạy,
 Bên cạnh đó một số giáo viên phương pháp giảng dạy còn khô khan , cứng nhắc chưa linh hoạt sáng tạo trong quá trình giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mà còn dập khuôn máy móc.
 Xuất phát từ những thuận lợi và khó khăn trên, bản thân tôi là Hiệu phó phụ trách chuyên môn đã trăn trở suy nghĩ để tìm ra những phương pháp, kinh nghiệm để chỉ đạo giáo viên giúp trẻ có kỹ năng sống được tốt hơn. 
2.2.2. Kết quả thực trạng.
Từ sự thiếu hiểu biết của các bậc phụ huynh về việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, cũng như trong quá trình dạy trẻ của giáo viên tại lớp chưa thực sự mang tính chất khoa học và phù hợp với lứa tuổi nên trong những năm qua còn rất nhiều trẻ mẫu giáo vẫn rụt rè, nhút nhát và thiếu kỹ năng sống, ngôn ngữ diễn đạt thiếu hụt ý và chưa có những mối quan hệ tình cảm trong xã hội thậm chí có cháu còn chưa tự mặc quần áo. Cụ thể qua điều tra 342 trẻ tại các lớp Mẫu giáovào thời điểm đầu tháng 9 năm học 2016-2017 cho thấy kết quả như sau:
TT
Nội dung khảo sát
TS trẻ khảo sát
 Trước khi thực hiện đề tài
Đạt
Chưa đạt
342
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
1
Kỹ năng tự phục vụ, bảo vệ
300
87.7%
32
12.3%
2
Kỹ năng tự nhận thức
250
73%
92
27%
3
Nề nếp thói quen vệ sinh
280
81.9%
62
18.1%
4
Kỹ năng giao tiếp
300
87.7%
36
12.3%
5
Giải quyết vấn để và hợp tác
285
83.3%
57
16.7%
 	Quan sát vào bảng trên cho thấy còn rất nhiều trẻ thiếu tự tin, nhút nhát chưa biết tự phục vụ bản thân chưa có nề nếp thói quen vệ sinh đặc biệt là kỹ năng giao tiếp. 
 Từ thực trạng trên, tôi đã tìm ra những giải pháp tối ưu nhất để chỉ đạo giáo viên áp dụng vào thực tế trong bài giảng và trong sinh hoạt hàng ngày nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện để trẻ có một hành trang vững chắc chuẩn bị bước vào tiểu học.
	2.3. Các giải pháp, biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Từ thực trạng của nhà trường trong những năm gần đây và nhất là năm học 2016-2017 này. Xuất phát từ nhận thức đúng đắn về ngành học Mầm non của Ban quản lý nhà trường và đội ngũ giáo viên, cùng với việc nghiên cứu lý luận quản lý chỉ đạo đổi mới phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ. Đặc biệt muốn nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho trẻ tại trường mầm non Thành Vân đạt kết quả cao tôi đã sử dụng các biện pháp sau:
2.3.1. Giúp giáo viên nhận thức đúng về việc dạy kỹ năng sống cho trẻ:
Để thực hiện tốt nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ việc đầu tiên cần làm là phải giúp giáo viên nhận thức đúng về việc dạy kỹ năng sống cho trẻ, tại sao tôi lại nói vậy, bởi lẽ trong một nhà trường có hơn 30 giáo viên mỗi giáo viên là một cá thể riêng biệt họ khác nhau về cách nghĩ, cách làm mà nhất là về trình độ năng lực của họ lại không đồng đều trong khi đó đội ngũ giáo viên lại là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục trong nhà trường. Chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ có thực hiện được hay không hoàn toàn phụ thuộc vào ý trí, năng lực công tác của đội ngũ giáo viên nói chung và chất lượng giáo dục kỹ năng sống nói riêng chính vì thế mà việc giúp cho giáo viên hiểu một cách “Đúng đắn” về nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo là rất cần thiết, do đó với tư cách là Phó hiệu trưởng chỉ đạo chuyên môn trong nhà trường tôi đã cùng với ban quản lý nhà trường tổ chức cho giáo viên tham gia học tập các lớp chuyên đề do phòng giáo dục triển khai đồng thời trong buổi họp chuyên môn hàng tháng tôi đi sâu nhấn mạnh những nội dung cần giải quyết nếu giáo viên nào còn chưa rõ chưa hiểu được vấn đề thì cùng nhau thảo luận tháo gỡ những vấn đề đó để tất cả giáo viên trong nhà trường đều nắm vững nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo. Và điều quan trọng là giáo viên phải hiểu được rằng: Kỹ năng sống như những nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành thái độ, giá trị, hành vi và thói quen lành mạnh. Vì vậy cần giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ngay từ khi còn thơ bé, sẽ giúp trẻ tự biết chăm sóc và bảo vệ bản thân tránh khỏi những nguy hiểm. Trẻ có thể hoà nhập nhanh với cuộc sống xung quanh, biết cách phát triển các mối quan hệ với mọi người, với thiên nhiên từ đó học hỏi và làm giàu có thêm vốn kiến thức, kinh nghiệm cũng như các kỹ năng của bản thân. Nếu thiếu các kỹ năng sống cần thiết, trẻ sẽ khó tránh khỏi những lúng túng, sai phạm thậm chí gặp nguy hiểm khi phải giải quyết các tình huống xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Việc trang bị những kỹ năng sống phù hợp sẽ giúp trẻ có cơ hội phát triển nhân cách đầy đủ và đúng hướng, nhưng chúng ta cũng phải khẳng định với nhau rằng dạy kỹ năng sống không phải là ép trẻ phải làm những cái mà người lớn muốn mà dạy trẻ có ý thức được những gì trẻ cần làm và thực hiện chúng đúng cách. Chỉ có như vậy thì kỹ năng sống của trẻ mới được hình thành và theo trẻ đến suốt cuộc đời 
Ảnh hội nghị chuyên môn của nhà trường
2.3.2. Chỉ đạo giáo viên xác định đúng các kỹ năng sống cần dạy cho trẻ: . . Sau khi giáo viên đã nhận thức đúng về sự cần thiết phải giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thì việc thứ 2 mà tôi cần làm là tiếp tục giúp giáo viên xácđịnh rõ ràng những kỹ năng sống cần dạy cho trẻ, vì thế mà trong hội nghị chuyên môn đầu năm tôi đã triển khai đến toàn thể giáo viên trong nhà trường những nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo gồm:
Kỹ năng nhận thức
Kỹ năng vận động, 
Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng tự phục vụ và bảo vệ
Kỹ năng kiểm soát cảm xúc
Kỹ năng giải quyết vấn đề
Kỹ năng hợp tác.
Khi giáo viên đã hiểu được những nội dung cần dạy trẻ. Là người chỉ đạo chuyên môn cần tôi chỉ rõ hơn là những nội dung đó dạy vào thời điểm nào cho phù hợp chẳng hạn kỹ năng nhận thức thì lồng vào các hoạt động học, hoạt động góc và cũng có thể lồng vào các hoạt động khác trong ngày giáo viên cần lồng ghép làm sao đó cho phù hợp với chủ đề và lứa tuổi. 
Hình ảnh giờ hoạt động góc có lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho trẻ
Hoặc đối với kỹ năng giao tiếp thì cô giáo thường xuyên trò truyện với trẻ tạo cơ hội cho trẻ được nói chuyện được thể hiện khả năng giao tiếp của mình mà nhất là khi trẻ được phát biểu ý kiến hay khi nhà trường tổ chức các hội thi như: Bé hát dân ca, Bé khỏe Bé ngoan trẻ được tự giới thiệu về bản thân, bố mẹ, anh chị em, địa chỉ nơi ở, tên trường lớp nơi bé học đây là lúc mà trẻ được luyện kỹ năng giao tiếp nhiều nhất chính vì thế mà giáo viên nên tận dụng những thời điểm thích hợp rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ đạt kết quả tốt nhất. Để thực hiện được biện pháp này giáo viên phải nhiệt tình luôn tâm huyết với trẻ yêu thương trẻ như con mình sinh ra. . . 
 2.3.3. Tạo môi trường giáo dục kỹ năng sống cho trẻ: . . Nói đến môi trường chúng ta nghĩ ngay đến môi trường bên trong và bên ngoài lớp học,Vì môi trường hết sức quan trọng nhất là môi trường trong lớp, ấn tượng đầu tiên tác động vào sự chú ý của trẻ là toàn bộ sự bài trí, cách sắp xếp trang trí trong lớp học của trẻ, trẻ quan sát xem xung quanh lớp mình có khác gì nhà mình không? Chính môi trường lớp học sẽ tạo ấn tượng khó phai trong tâm hồn trẻ, đây là điều kiện cần thiết cuốn hút trẻ vào các bài học tạo điều kiện cho trẻ hứng thú hoạt động tăng khả năng sáng tạo. Do đó tôi thường xuyên nhắc nhở giáo viên căn cứ vào mục tiêu giáo dục của từng chủ đề để tận dụng tối đa môi trường không gian xung quanh lớp học sắp xếp các góc hoạt động cho linh hoạt sáng tạo, khai thác triệt để các thiết bị, đồ dùng sẵn có, bổ sung thêm thiết bị, đồ dùng tự làm. Mỗi góc hoạt động của trẻ có đặc điểm riêng nó phản ánh đúng với nội dung của từng góc chơi chẳng hạn như: Góc hoạt động nghệ thuật đặc thù của góc này là hoạt động với các đạo cụ âm nhạc trẻ đi lại nhiều nên cần sắp xếp trang trí nơi yên tĩnh đủ không gian để trẻ hoạt động. Ngược lại đối với góc học tập trẻ đi lại ít hơn mà chủ yếu hoạt động với sách, vở bút nên tôi chỉ đạo giáo viên bố trí nơi có đủ ánh sáng để không ảnh hưởng đế thị giác sau này của trẻ. Hoặc góc xây dựng lắp ghép trẻ cũng đi lại nhiều thì sắp xếp trang trí ở nơi không cản trở lối đi lại đủ diện tích để trẻ thiết kế công trình phù hợp với chủ đề. Đấy là vị trí sắp xếp của các góc còn muốn cho các góc đấy

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_nang_cao_chat_luong_giao_duc_k.doc