SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ Hiệu trưởng trường mầm non huyện Hậu Lộc Tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2020

SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ Hiệu trưởng trường mầm non huyện Hậu Lộc Tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2020

 Đại Hội Đảng lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “Phát triển giáo dục phải thực sự là quốc sách hàng đầu, tập chung nâng cao chất lượng giáo dục, coi trọng giáo dục là đạo đức, lối sống, năng lực, sáng tạo, kĩ năng thực hành, khả năng lập nghiệp, đổi mới căn bản nền giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá và hội nhập quốc tế, trong đó đổi mới cơ chế quản lý phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu chủ chốt”.

 Ngày nay Đảng và Nhà nước ta cũng đã xác định: “Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Mục tiêu của giáo dục mầm non là đào tạo nhân cách con người phát triển toàn diện”, “Giáo dục mầm non là khâu đầu tiên của việc đào tạo nhân cách con người mới, tạo tiền đề cho sự phát triển về sau”. Vì vậy phát triển Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực thúc đẩy sự nghiệp Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân trong đó nhà giáo và đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nòng cốt đóng vai trò quan trọng. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục một cách toàn diện là nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu trước mắt và mang tính chiến lược lâu dài nhằm thực hiện thành công chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn từ nay đến năm 2020.

Trường mầm non có nhiệm vụ chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục các cháu bồi dưỡng cho các cháu trở thành người công dân có ích cho xã hội. Nhiệm vụ của giáo dục đào tạo trong giai đoạn mới là tiến hành thực hiện “Đổi mới căn bản toàn diện Giáo dục và Đào tạo đáp ứng yêu cầu Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa trong thời đại kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế” là hết sức quan trọng. Trước tình hình đó giáo dục phải xác định rõ vị trí, vai trò, nhiệm vụ và trách nhiệm của mình trong giai đoạn mới. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của các bậc học khác, bậc học mầm non là một bậc học đã có nhiều đóng góp to lớn, thực sự có trách nhiệm trong việc giáo dục thế hệ trẻ mai sau. Thấy rõ tầm quan trọng đó, những năm gần đây Bộ Giáo dục và Đào tạo luôn chú trọng việc nâng cao chất lượng giáo dục và coi chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu trong xã hội.

 

doc 21 trang thuychi01 8511
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ Hiệu trưởng trường mầm non huyện Hậu Lộc Tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài. 
 Đại Hội Đảng lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “Phát triển giáo dục phải thực sự là quốc sách hàng đầu, tập chung nâng cao chất lượng giáo dục, coi trọng giáo dục là đạo đức, lối sống, năng lực, sáng tạo, kĩ năng thực hành, khả năng lập nghiệp, đổi mới căn bản nền giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá và hội nhập quốc tế, trong đó đổi mới cơ chế quản lý phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu chủ chốt”.
 Ngày nay Đảng và Nhà nước ta cũng đã xác định: “Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Mục tiêu của giáo dục mầm non là đào tạo nhân cách con người phát triển toàn diện”, “Giáo dục mầm non là khâu đầu tiên của việc đào tạo nhân cách con người mới, tạo tiền đề cho sự phát triển về sau”. Vì vậy phát triển Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực thúc đẩy sự nghiệp Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân trong đó nhà giáo và đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nòng cốt đóng vai trò quan trọng. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục một cách toàn diện là nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu trước mắt và mang tính chiến lược lâu dài nhằm thực hiện thành công chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn từ nay đến năm 2020.
Trường mầm non có nhiệm vụ chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục các cháu bồi dưỡng cho các cháu trở thành người công dân có ích cho xã hội. Nhiệm vụ của giáo dục đào tạo trong giai đoạn mới là tiến hành thực hiện “Đổi mới căn bản toàn diện Giáo dục và Đào tạo đáp ứng yêu cầu Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa trong thời đại kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế” là hết sức quan trọng. Trước tình hình đó giáo dục phải xác định rõ vị trí, vai trò, nhiệm vụ và trách nhiệm của mình trong giai đoạn mới. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của các bậc học khác, bậc học mầm non là một bậc học đã có nhiều đóng góp to lớn, thực sự có trách nhiệm trong việc giáo dục thế hệ trẻ mai sau. Thấy rõ tầm quan trọng đó, những năm gần đây Bộ Giáo dục và Đào tạo luôn chú trọng việc nâng cao chất lượng giáo dục và coi chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu trong xã hội.
 Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu của chúng ta, lúc sinh thời Người đã nói “Non sông việt nam có được vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai với các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ vào việc học tập của các cháu”. Trẻ em là những mầm non tương lai của đất nước, Đất nước có giầu mạnh, phồn vinh là nhờ vào thế hệ trẻ. Chính vì vậy phải chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ tốt ngay từ khi trẻ còn ở độ tuổi mầm non đó là một việc làm quan trọng và cần thiết. Thực hiện lời dạy của Bác, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến sự nghiệp phát triển giáo dục. Nghị quyết Trung ương II khoá VIII xác định: "Giáo dục là quốc sách hàng đầu, là khâu then chốt thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội", giáo dục đào tạo là một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá đất nước. Muốn phát triển giáo dục không còn con đường nào khác là huy động các lực lượng toàn xã hội tham gia vào sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo.
Để nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý giáo dục nói chung và cán bộ quản lý trường mầm non nói riêng là việc làm thường xuyên, là nhiệm vụ trọng tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền và Ngành giáo dục. Đất nước đang trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập khu vực và quốc tế, muốn thực hiện thành công Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa đòi hỏi phải có bản lĩnh, phát huy yếu tố nội lực, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực mà trong đó đòi hỏi phải nâng cao chất lượng cán bộ nói chung và cán bộ quản lý giáo dục nói riêng. Nói về tầm quan trọng của công tác cán bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “ mọi việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”, “Có cán bộ tốt việc gì cũng xong”.
Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục và được xã hội tôn vinh. Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục là một vấn đề cấp thiết được nhấn mạnh trong kết luận của Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành trung ương Đảng khóa IX: Xây dựng và triển khai chương trình “Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục một cách toàn diện”. Vấn đề này đã được khẳng định trong Chỉ thị 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư TW Đảng: “Về việc xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục”.
Thực tế cán bộ quản lý trường mầm non huyện Hậu Lộc chúng tôi kinh nghiệm trong quản lý, tham mưu, giao tiếp, ứng xử chưa linh hoạt, sáng tạo, trong quản lý còn hạn chế, phần nào ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục chung của toàn huyện
 Xuất phát từ yêu cầu trên, là một cán bộ phụ trách bậc học mầm non tôi thấy vấn đề bồi dưỡng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trong trường mầm non là một vấn đề rất cần thiết nhằm xây dựng chất lượng đội ngũ đảm bảo về số lượng và chất lượng, là cơ sở để phát triển chất lượng toàn diện trong nhà trường. Vì thế tôi đã trăn trở làm thế nào để đội ngũ có hiệu quả hơn để nâng cao chất lượng trong trường mầm non là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà mình cần phải thực hiện đầu tiên quyết định đến việc nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ toàn diện theo hướng bền vững. “Giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ , thẩm mỹ, hình thành yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1”. Là cán bộ quản lý bậc học, tôi luôn trăn trở cùng với đồng nghiệp tìm cách tháo gỡ khó khăn và chính từ lý do này tôi đã chọn đề tài : “Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ Hiệu trưởng trường mầm non huyện Hậu Lộc Tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016-2020”. Với hy vọng sẽ rút ra được một số kinh nghiệm cho công tác bồi dưỡng đội ngũ quản lý của huyện trong những năm tới.
 1.2. Mục đích nghiên cứu.
 Nhằm đưa ra một số biện pháp để nâng cao chất lượng quản lý, giúp Hiệu trưởng trường mầm non của huyện có trình độ, năng lực vững vàng trong nhiệm vụ. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.
 1.3. Đối tượng nghiên cứu.
 Nâng cao chất lượng đội ngũ Hiệu trưởng trường mầm non Huyện Hậu Lộc - Tỉnh Thanh Hóa
 1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nhiên cứu lý luận: Văn bản, Chỉ thị, tài liệu liên quan đến đề tài.
 - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Khảo sát, trao đổi, đàm thoại, phỏng vấn.
 - Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
 2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận.
Trong công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay phải được bắt đầu ngay từ bậc học mầm non. Một nhà triết học nổi tiếng người Nga đã từng khẳng định. “90% những gì con người lấy được từ xã hội hình thành từ xã hội là từ trước tuổi lên 5”, Và Bác Hồ kính yêu của chúng ta lúc sinh thời cũng đã nói lời tâm huyết: “Trẻ em hôm nay là cái bóng, cái hình của đất nước sau này, vì vậy đầu tư cho công tác giáo dục là một việc làm cần thiết”
Để thực hiện được mục tiêu trên, trong sự nghiệp giáo dục thì đội ngũ cán bộ quản lý chính là lực lượng nòng cốt lãnh đạo đội ngũ giáo viên thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm học. Thực tế cho chúng ta thấy muốn trò tốt thì trước hết phải có thầy tốt, mà muốn có đội ngũ tốt thì phải có cán bộ quản lý tốt. 
Vì lẽ đó mỗi cán bộ chúng ta phải quyết tâm mang hết tình thương và trách nhiệm của người quản lý chỉ đạo tốt để việc chăm sóc dạy dỗ cho trẻ thơ trở thành hạt giống tốt cho thế hệ mai sau để đáp lại công ơn của Bác Hồ và làm đúng như lời dạy của Bác “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người ”.
Trách nhiệm của cán bộ trong các cấp học nói chung và bậc học mầm non nói riêng chúng ta phải trồng và trồng được những con người có đủ đức, đủ tài giúp ích cho quê hương đất nước. Góp phần vào công cuộc xây dựng Tổ quốc giàu đẹp, văn minh sánh vai với các cường quốc năm châu như Chủ Tịch Hồ Chí Minh hằng mong muốn.	
 Đáp ứng yêu cầu thực hiện giáo dục mầm non và nâng cao chất lượng phù hợp với điều kiện thực tiễn cần phải quy hoạch đúng đối tượng thì mới có chiều hướng đi lên. Đủ về số lượng, mạnh mẽ chất lượng, đồng bộ về cơ cấu. Đó là quá trình nâng cao chất lượng đội ngũ có trình độ chuyên môn, trình độ chính trị, năng lực quản lý, tập hợp những người có phẩm chất đạo đức lối sống lành mạnh có trí tuệ cao, tay nghề thành thạo. 
 Để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý mầm non được thể hiện trên các mặt:
 - Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý có đủ số lượng theo quy định và phù hợp với tình hình cụ thể của từng địa phương, dân số, đặc thù.
 -	Xây dựng, phát triển đội ngũ có đủ phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống trong sáng, tâm huyết vì sự nghiệp giáo dục.
 - Bồi dưỡng lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ quản lý giáo dục.
 - Bố trí đội ngũ cán bộ phù hợp với năng lực, điều kiện.
 - Làm tốt công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật kịp thời.
 - Xây dựng mối liên hệ lành mạnh hiệu quả.
Đội ngũ cán bộ quản lý phải là những người có trình độ chuyên môn, có năng lực quản lý, có sức khỏe, có khả năng chỉ đạo, tổ chức thực hiện và kiểm tra đánh giá, thực sự là những nhà giáo vì sự nghiệp trẻ thơ, vì sự nghiệp phát triển của đất nước nói chung và sự nghiệp phát triển giáo dục nói riêng. Để đảm bảo nhân lực cho các trường mầm non hoạt động với đầy đủ chức năng. Chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, đáp ứng được yêu cầu hiện nay. 
 2.2. Thực trạng của vấn đề.
 2.2.1. ThuËn lîi.
	- Tập thể cán bộ quản lý nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ.
	- 100% cán bộ quản lý đạt trình độ chuẩn trở lên, tỷ lệ trên chuẩn đạt 81,2%.
 2.2.2. Khã kh¨n.
	- Sự nắm bắt và cập nhật thông tin, xử lý tình huống chưa kịp thời.
	- Kỹ năng quản lý tham mưu còn hạn chế, chưa có ý thức tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ về mọi mặt về công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.
 2.2.3. Kết quả khảo sát thực trạng.
* Bảng 1a: Kết quả khảo sát thực trạng năm học 2014-2015
Tổng số CB
được khảo sát
 Nội dung khảo sát
Trình độ chính trị
Năng lực phẩm chất đạo đức CT
Trình độ chuyên môn
Trình độ quản lý
Cao cấp
Trung cấp
Sơ cấp
Tốt
Khá
TB
Cử nhân
Cao đẳng
Trung cấp
 Đã qua BD nghiệp vụ CBQL 
Chưa qua BD nghiệp vụ CBQL
27
0
22
05
25
02
0
25
0
02
25
02
Tỷ lệ
%
0
81,4
18,5
92,5
7,4
0
92,5
0
7,4
92,6
7,4
* Bảng 1b: Đánh giá xếp loại Hiệu trưởng theo Thông tư 17/2011/TT-BGDĐT, ngày 14 tháng 4 năn 2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
 (Gồm 4 tiêu chuẩn và 19 tiêu chí)
Nội dung
4 Tiêu chuẩn
19
tiêu chí
Số hiệu
trưởng được ĐGXL
 Mức độ đạt
Xuất sắc
Khá
TB
Yếu
TC 1: Phẩm chất đạo đức, chính trị, nghề nghiệp.
05
27
25/27
= 92,5%
2/27
= 7,4%
0
0
TC 2: Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm.
03
27
10/27
= 37,0%
14/27
= 51,85%
3/27
= 1,1%
0
TC 3: Năng lực quản lý trường mầm non.
09
27
 9/27
= 3,33%
16/27
= 59,25%
2/27
= 7,4%
0
TC 4: Năng lực tổ chức phối hợp với gia đình và XH.
02
27
10/27
= 37%
15/27
= 55,55%
2/27
= 7,4%
0
* Qua kết quả khảo sát năm học 2014-2015 cho ta thấy.
- Mặt mạnh.
 + Nắm vững và thực hiện nghiêm túc chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
 + Nắm vững những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nhất là về vấn đề giáo dục.
 + Có giác ngộ chính trị, có quan điểm, chính kiến để bảo vệ quan điểm, đường lối của Đảng.
 + Có ý thức chấp hành kỷ luật lao động.
 + Giáo dục thuyết phục cán bộ, giáo viên, nhân viên có ý thức chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
 + Có thái độ tích cực đối với cái mới, cái tiến bộ, kiên quyết đấu tranh với những hiện tượng tiêu cực, sai trái, bảo vệ lẽ phải.
 + Có tầm nhìn rộng, nắm bắt và xử lý các thông tin đúng đắn, chính xác, kịp thời.
 + Thực sự là nhà quản lý giáo dục, là con chim đầu đàn của tập thể sư phạm nhà trường.
 + Có uy tín với tập thể sư phạm, đối với cấp trên, được cán bộ, giáo viên nhân viên, học sinh và mọi người tôn trọng.
 + Có phong cách lãnh đạo dân chủ, công bằng.
 + Trung thực, khách quan trong việc báo cáo cấp trên, đánh giá cấp dưới.
 + Không quan liêu, tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí.
 + Tận tụy, có trách nhiệm với công việc, gương mẫu, có lối sống lành mạnh trong sinh hoạt.
- Tồn tại.
+ Trình độ chuyên môn đào tạo của Hiệu trưởng chưa đồng đều.	
+ Năng lực quản lý tham mưu, cập nhật thông tin còn hạn chế.
+ Một số Hiệu trưởng còn chưa năng động, sáng tạo, chưa chịu khó bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quản lý.
 2.3. Các biện pháp thực hiện.
 * Biện pháp 1: Bồi dưỡng giáo dục tư tưởng chính trị.
 Để nâng cao nhận thức và hiểu biết của Cán bộ quản lý về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nâng cao hiểu biết và chấp hành Luật Giáo dục, Điều lệ, quy chế, quy định của ngành và của cơ quan đơn vị nhà trường đã chỉ đạo và triển khai các nội dung.
Thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục tư tưởng chính trị cho đội ngũ cán bộ để đội ngũ cán bộ hiểu rõ vai trò và tầm quan trọng của bậc học mầm non thông qua việc triển khai đầy đủ các Chỉ thị, Nghị quyết, Văn bản chỉ đạo của cấp trên. Đặc biệt là cập nhật Chỉ thị số 40/CT/TƯ ngày 15/6/2004 của ban Bí thư TƯ Đảng về việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý. Vì vậy cán bộ quản lý phải tạo nên một không khí chính trị lành mạnh, cởi mở và thân ái. Biết quan tâm, động viên kịp thời những cán bộ giáo viên gặp hoàn cảnh khó khăn. Sự cư xử giữa các cán bộ với nhau trong Hội đồng sư phạm có tác động lớn lao đến việc “Dạy người”. Do vậy cán bộ quản lý cần phải phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường để xây dựng trường bằng “Tình thương và trách nhiệm”. Đó là cơ sở biện chứng, logic để tạo nên một “Kỷ cương” của nhà trường. 
 Cùng với việc bồi dưỡng trình độ về tư tưởng chính trị thì phải bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cho cán bộ, bởi vì cán bộ quản lý trường mầm non là người mẹ thứ hai của trẻ. Do đó cần phải xây dựng tập thể cán bộ trong nhà trường hoạt động theo kỷ cương tình thương và trách nhiệm. Phải làm cho đội ngũ cán bộ thấm nhuần sâu sắc lời dạy của Bác Hồ: “Cán bộ quản lý, giáo viên trường mầm non làm nhiệm vụ thay mẹ dạy trẻ”. Mục tiêu của công tác bồi dưỡng là nâng cao chất lượng về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ giáo viên để đáp ứng với mục tiêu yêu cầu đổi mới của giáo dục mầm non trong giai đoạn hiện nay. 
* Biện pháp 2: Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý.
 Xây dựng ổn định đội ngũ Cán bộ quản lý là một việc làm cần thiết song không kém phần quan trọng đó là vấn đề chăm lo bồi dưỡng năng lực, chuyên môn nghiệp vụ cho Cán bộ quản lý là một việc làm thường xuyên và liên tục. Cần phải thường xuyên học tập, nghiên cứu tài liệu thì mới có cơ hội cập nhật được thông tin và những vấn đề mới mẻ vào trong thực tiễn đạt hiệu quả. Chăm lo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho Cán bộ quản lý bao gồm các khía cạnh sau:
 Động viên Cán bộ quản lý tích cực học tập chuyên môn nghiệp vụ: Xuất phát từ thực tiễn của huyện. Tỷ lệ Cán bộ quản lý đạt trình độ chuyên môn đạt trên chuẩn cao nhưng đào tạo chắp ghép nên có phần hạn chế. Vì vậy luôn quan tâm tới việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và năng lực tác phong sư phạm cho đội ngũ quản lý: Trong những năm qua Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện đã động viên và tạo mọi điều kiện cho Cán bộ quản lý đi học để nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ như; học đại học để nâng chuẩn, học lớp bồi dưỡng Quản lý Giáo dục, học lớp Lý luận Chính trị. Đây là một biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao năng lực, trình độ cho đội ngũ Cán bộ quản lý.
 Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ: Năm học 2015-2016 là năm tiếp tục đổi mới công tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục. Ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ là việc làm quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong trường mầm non. Muốn làm được điều đó thì trước hết Cán bộ quản lý phải biết sử dụng thành thạo máy vi tính. Xong thực tế huyện Hậu Lộc là một đơn vị còn có nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, Ban giám hiệu phần đa còn đang dùng chung máy tính. Trong năm học vừa qua Phòng Giáo dục đã mở lớp học khóa đào tạo tin học vào các ngày thứ bảy, chủ nhật cho cán bộ quản lý tham gia học. Nhờ vậy mà năm học 2015-2016 đạt 100% Cán bộ quản lý tiếp cận máy vi tính, kết nối intenet để tham khảo các tài liệu và các văn bản liên quan đến bậc học. Vì vậy mà chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ của nhà trường được nâng lên một cách đáng kể. Tiếp tục cho giai đoạn 2016-2020
* Năng lực quản lý chuyên môn.
 - Có trình độ hiểu biết về chuyên môn, khả năng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ ở bậc học mầm non.
- Nắm vững nội dung chương trình, phương pháp đặc thù khi tổ chức các hoạt động trong trường mầm non.
- Có khả năng chỉ đạo chuyên môn.
- Am hiểu tình hình kinh tế - xã hội của địa phương (đặc biệt là phong tục tập quán của địa phương).
- Có ý thức tự học tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ về mọi mặt.
- Tích cực đổi mới phương pháp giáo dục theo hướng hiện đại phù hợp với thực tiễn và của từng địa phương, quan tâm tới các điều kiện phục vụ để nâng cao chất lượng Giáo dục và Đào tạo.
- Nắm vững các nguyên tắc, Điều lệ về quản lý nhà trường, quản lý giáo dục ở bậc học mầm non.
- Có khả năng tổng kết kinh nghiệm, nâng cao tay nghề cho đội ngũ giáo viên, nhân viên trong việc giảng dạy cũng như chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ.
* Năng lực quản lý.
- Có tầm nhìn và hiểu biết sâu rộng về giáo dục mầm non
- Có trình độ chuyên môn cần thiết trong hoạt động quản lý.
- Có tri thức và kinh nghiệm về quản lý trường mầm non.
- Có khả năng xác định mục tiêu, định hướng, dự đoán, vạch kế hoạch.
- Luôn rèn luyện mình thông qua thực tiễn công tác quản lý. Thường xuyên đúc rút kinh nghiệm và cải tiến công tác quản lý.
- Có một số kinh nghiệm hiện đại ở mức độ cần thiết (giao tiếp, tin học, ngoại ngữ).
- Nắm chắc các văn bản pháp qui liên quan đến quản lý nói chung và quản lý trường mầm non nói riêng.
- Có năng lực vận động, phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường tham gia vào sự phát triển của giáo dục mầm non.
- Không ngừng học tập và nâng cao trình độ nghiệp vụ.
Như vậy để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý thì không thể thiếu được hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý và đây cũng là biện pháp có tính khả thi để nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý trường mầm non.
- Để nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý trường mầm non phải quan tâm đến những yếu tố tác động tích cực đồng nghĩa với nó có thể là những biện pháp khả thi gồm: Lĩnh vực quy hoạch phát triển đội ngũ quản lý; Lĩnh vực tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm sử dụng và luân chuyển đội ngũ cán bộ quản lý; Lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý; Chế độ chính sách đối với đội ngũ cán bộ quản lý; Lĩnh vực đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý;
- Việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trường mầm non gắn liền với sự nhận biết chính xác thực trạng về các lĩnh vực quản lý nêu trên để từ đó đề xuất những biện pháp khả thi cho mỗi lĩnh vực.
* Biện pháp 3: Tăng cường chỉ đạo của cấp ủy Đảng đối với việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non huyện Hậu Lộc.
 Mục tiêu của biện pháp.
Nhằm đảm bảo tính nguyên tắc: Đảng lãnh đạo công tác cán bộ, chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ thông qua đường lối chủ trương, chính sách, thông qua đội ngũ đảng viên và các tổ chức Đảng. Đảng kiểm tra, giám sát việc thực hiện quyết định, chủ trương, chính sách của Đảng về công tác cán bộ, đảm bảo cho công tác cán bộ được thực hiện nghiêm minh, đúng hướng. Giúp cho đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, mạnh về chất lượng, ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ, phù hợp với xu thế phát triển, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục trong công cuộc đẩy mạnh Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước.
 Nội dung của biện pháp:
Tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị 34 CT/TW của Bộ chính tr

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_nang_cao_chat_luong_doi_ngu_hi.doc