SKKN Một số biện pháp hướng dẫn trẻ làm, sử dụng đồ dùng đồ chơi tự tạo từ các nguyên vật liệu, phế liệu vào các lĩnh vực giáo dục cho trẻ độ tuổi mẫu giáo lớn

SKKN Một số biện pháp hướng dẫn trẻ làm, sử dụng đồ dùng đồ chơi tự tạo từ các nguyên vật liệu, phế liệu vào các lĩnh vực giáo dục cho trẻ độ tuổi mẫu giáo lớn

Với trẻ mầm non, đồ chơi của trẻ là một thế giới thu nhỏ lại, bởi thông qua đồ chơi trẻ biết nhập vai chơi thể hiện công việc của người lớn, đồ chơi không chỉ phục vụ trẻ chơi mà đồ chơi cũng chính là đồ dùng trực quan giúp trẻ học tập tốt hơn. Để trẻ học, trẻ chơi đạt kết quả tốt nhất chính là để trẻ được chơi với đồ chơi trẻ tự tạo ra từ các nguyên vật liệu, phế liệu vì người ta thường nói: Có mất công sức làm ra mối thấy quý trọng thành quả lao động, nhưng để trẻ được đến với thế giới đồ chơi tự tạo trong các lĩnh vực giáo dục quả thật rất khó vì đối với một số giáo viên trường tôi họ thường nghĩ chơi với các đồ chơi như thế trẻ không hứng thú vì nó không đẹp, mặt khác lại mất khá nhiều thời gian để làm ra nhưng không có độ bền và lại lấy nguyên vật liệu đâu mà làm nhiều đồ chơi đến thế? Còn phụ huynh họ có hiểu để quyên góp nguyên vật liệu cho mình hay không? Vì với đa số phụ huynh đưa con đến trường mầm non họ chỉ muốn con mình ngày nào cũng được học chữ, học số, được viết chữ, viết số là tốt nhất. Nói như thế không có nghĩa cô giáo nào cũng tự ti với các đồ dùng, đồ chơi tự tạo từ các nguyên vật liệu, phế liệu, riêng bản thân tôi nghĩ rằng mọi hoạt động của trẻ ở trường mầm non đạt kết quả như mong muốn nếu như trẻ được cùng trải nghiệm, nói một cách cụ thể là cho trẻ được học, được chơi.trên các sản phẩm của chính bản thân mình tạo ra thì trẻ sẽ hào hứng, vui vẻ, nhớ lâu, khắc sâu bài học hơn. Vì thế tôi luôn tìm tòi, suy nghĩ cách hướng dẫn trẻ tự làm đồ chơi từ các nguyên vật liệu, phế liệu và sử dụng các sản phẩm đó vào trong các lĩnh vực giáo dục như thế nào cho có hiệu quả nhất, đó cũng chính là thông điệp tôi quan tâm, như sinh thời Bác căn dặn tại lớp học chính trị của giáo viên cấp II, cấp III toàn miền Bắc, ngày 13/9/1958.

“Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây,

Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”.

 

doc 25 trang thuychi01 9572
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp hướng dẫn trẻ làm, sử dụng đồ dùng đồ chơi tự tạo từ các nguyên vật liệu, phế liệu vào các lĩnh vực giáo dục cho trẻ độ tuổi mẫu giáo lớn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN CẨM THỦY
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN TRẺ LÀM, SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG ĐỒ CHƠI TỰ TẠO TỪ CÁC NGUYÊN VẬT LIỆU, PHẾ LIỆU VÀO CÁC LĨNH VỰC GIÁO DỤC CHO TRẺ 
ĐỘ TUỔI MẪU GIÁO LỚN.
Người thực hiện: Quách Thị Tuyết
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Mầm non Cẩm Long
SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn
THANH HÓA NĂM 2018
ơMỤC LỤC
STT
Nội dung
Trang
A
MỞ ĐẦU
1
1. Lí do chọn đề tài
1
2. Mục đích nghiên cứu
1
3. Đối tượng nghiên cứu
1
4. Phương pháp nghiên cứu
2
B
NỘI DUNG
2
1. Cơ sở lý luận 
2
2. Thực trạng của vấn đề 
3
3. Những biện pháp tổ chức thực hiện
5
3.1. Xây dựng kế hoạch làm đồ dùng đồ chơi.
6
3.2. Sưu tầm nguyên vật liệu, phế liệu và cách hướng dẫn làm một số đồ dùng đồ chơi tự tạo từ các nguyên vật liệu, phế liệu khác nhau.
10
3.3. Sử dụng đồ dùng đồ chơi tự tạo từ các nguyên vật liệu, phế liệu trong các lĩnh vực giáo dục.
10
3.4. Sử dụng đồ chơi tự tạo từ các nguyên vật liệu, phế liêu cho trẻ qua các hoạt động khác
15
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 
17
C
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
19
1. Kết luận 
19
2. Kiến nghị
20
A. MỞ ĐẦU:
1. Lý do chọn đề tài:
Với trẻ mầm non, đồ chơi của trẻ là một thế giới thu nhỏ lại, bởi thông qua đồ chơi trẻ biết nhập vai chơi thể hiện công việc của người lớn, đồ chơi không chỉ phục vụ trẻ chơi mà đồ chơi cũng chính là đồ dùng trực quan giúp trẻ học tập tốt hơn. Để trẻ học, trẻ chơi đạt kết quả tốt nhất chính là để trẻ được chơi với đồ chơi trẻ tự tạo ra từ các nguyên vật liệu, phế liệu vì người ta thường nói: Có mất công sức làm ra mối thấy quý trọng thành quả lao động, nhưng để trẻ được đến với thế giới đồ chơi tự tạo trong các lĩnh vực giáo dục quả thật rất khó vì đối với một số giáo viên trường tôi họ thường nghĩ chơi với các đồ chơi như thế trẻ không hứng thú vì nó không đẹp, mặt khác lại mất khá nhiều thời gian để làm ra nhưng không có độ bền và lại lấy nguyên vật liệu đâu mà làm nhiều đồ chơi đến thế? Còn phụ huynh họ có hiểu để quyên góp nguyên vật liệu cho mình hay không? Vì với đa số phụ huynh đưa con đến trường mầm non họ chỉ muốn con mình ngày nào cũng được học chữ, học số, được viết chữ, viết số là tốt nhất. Nói như thế không có nghĩa cô giáo nào cũng tự ti với các đồ dùng, đồ chơi tự tạo từ các nguyên vật liệu, phế liệu, riêng bản thân tôi nghĩ rằng mọi hoạt động của trẻ ở trường mầm non đạt kết quả như mong muốn nếu như trẻ được cùng trải nghiệm, nói một cách cụ thể là cho trẻ được học, được chơi...trên các sản phẩm của chính bản thân mình tạo ra thì trẻ sẽ hào hứng, vui vẻ, nhớ lâu, khắc sâu bài học hơn. Vì thế tôi luôn tìm tòi, suy nghĩ cách hướng dẫn trẻ tự làm đồ chơi từ các nguyên vật liệu, phế liệu và sử dụng các sản phẩm đó vào trong các lĩnh vực giáo dục như thế nào cho có hiệu quả nhất, đó cũng chính là thông điệp tôi quan tâm, như sinh thời Bác căn dặn tại lớp học chính trị của giáo viên cấp II, cấp III toàn miền Bắc, ngày 13/9/1958.
“Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây,
Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”.
Bác Hồ luôn tâm niệm nhắc nhở và căn dặn cho mọi thế hệ của dân tộc Việt Nam “Trồng người” là công việc “trăm năm”, không thể nóng vội “ một sớm một chiều”, không phải làm một lúc là xong, cũng không phải tùy tiện, đến đâu hay đến đó. Thấm nhuần tư tưởng của Hồ Chí Minh, Đảng ta khẳng định “nguồn lực” con người là quý báu nhất và có vai trò quyết định đặc biệt đối với nước ta. Đặc biệt là đối với bậc giáo dục Mầm non. Đây là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân và là một chiến lược phát triển nguồn lực con người luôn được Đảng và nhà nước hết sức quan tâm.
Như chúng ta đã biết đồ chơi chính là phương tiện duy nhất giúp trẻ hoạt động trong các lĩnh vực giáo dục một cách hiệu quả nhất. Trên thị trường hiện nay đồ chơi rất đa dạng và phong phú, nhưng việc mua đủ đồ dùng, đồ chơi sẽ ảnh hưởng đến kinh tế không chỉ của gia đình mà còn ảnh hưởng đến tài chính của nhà trường, trong khi đó các phế liệu từ cuộc sống và từ gia đình trẻ lại có rất nhiều, và từ những nguyên vật liệu đó giáo viên có thể dạy trẻ tạo ra những đồ dùng đồ chơi phong phú về chủng loại và đẹp mắt. Vì vậy, dạy trẻ làm đồ dùng đồ chơi từ những nguyên vật liệu phế thải cho trẻ áp dụng các đồ chơi đó trong các lĩnh vực giáo dục là một việc làm rất bổ ích và cần thiết đối với giáo viên mầm non. Vì thế tôi chọn dề tài “Một số biện pháp hướng dẫn trẻ làm, sử dụng đồ dùng đồ chơi tự tạo từ các nguyên vật liệu, phế liệu vào các lĩnh vực giáo dục cho trẻ độ tuổi mẫu giáo lớn” để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu:
Tôi nghiên cứu đề tài này với mong muốn bản thân, đồng nghiệp trường tôi cùng trẻ biết cách làm và sử dụng đồ dùng đồ chơi tự tạo từ các nguyên vật liệu, phế liệu vào trong các lĩnh vực giáo dục của trẻ ở trường mầm non Cẩm Long.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Tổng hợp một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo lớn biết làm và sử dụng có hiệu quả đồ dùng đồ chơi tự tạo từ các nguyên vật liệu, phế liệu vào trong các lĩnh vực giáo dục.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết là tổ hợp các phương pháp đã được tôi nghiên cứu bằng con đường suy luận dựa trên các tài liệu lí thuyết đã được thu thập từ các nguồn khác nhau liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Phương pháp điều tra khảo sát thực tế: Phương pháp này dùng để nhận biết kết quả thực tế về cách hướng dẫn, trẻ làm và sử dụng đồ dùng đồ chơi tự tạo từ nguyên liệu, phế liệu vào các lĩnh vực giáo dục của trường, lớp tôi.
Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Sau khi đã thu thập được những số liệu điều tra thì vấn đề rất quan trọng là phải trình bày, xử lý những số liệu đó để khai thác có hiệu quả những số liệu thực tế, rút ra được những nhận xét kết luận khách quan về vấn đề mà tôi đang nghiên cứu tại lớp lớn C Trường Mầm Non Cẩm Long.
B. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận:
Là giáo viên mầm non chúng ta cần tạo cho trẻ cơ hội để học mà chơi, chơi mà học, chơi là cách học phù hợp nhất khi chúng ta muốn trẻ tìm tòi khám phá về thế giới xung quanh. Để trẻ chơi với đồ chơi có ý nghĩa, hơn hết hãy cho trẻ được chơi với đồ chơi do trẻ tự làm ra, khi đó trẻ sẽ vừa chơi vừa cảm nhận, tự hào về chính mình, cũng là động lực để trẻ phát huy hơn nữa khả năng khéo léo của đôi bàn tay, góc nhìn thẩm mỹ... Mặt khác, khi trẻ được tự làm đồ dùng đồ chơi từ các nguyên vật liệu, phế liệu trẻ được trao đổi với bạn bè, cô giáo, từ đó ngôn ngữ trẻ được phát triển. Qua việc cho trẻ được tự làm đồ chơi, trẻ còn được nhận ra công sức lao động, kính trọng người lớn làm các nghề trong xã hội, từ đó trẻ có thói quên giữ gìn đồ dùng đồ chơi tốt hơn.
Từ những đồ chơi trẻ được tự chính mình làm ra trẻ thấy thật hảnh hiện và sẽ tự hào hơn nếu những đồ chơi đó được áp dụng một cách hợp lý, khoa học vào trong các lĩnh vực giáo dục, bản thân tôi nghĩ rằng trẻ sẽ tự hào hứng hơn, học tập có kết quả hơn. Vì với trẻ em đồ chơi chính là đồ dùng trực quan mà trẻ mầm non nói chung, trẻ mẫu giáo lớn nói riêng tư duy của trẻ là tư duy trực quan hình tượng, đồ chơi là yếu tố thúc đẩy trẻ em thực hiện nhiều hành động và thao tác khác nhau có tác dụng rèn luyện thể lực cho trẻ. Ngoài ra, đồ dùng đồ chơi có tác dụng lớn lao đến việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ. Chính những đồ chơi này giúp trẻ được thao tác, được hoạt động, trải nghiệm, được thể hiện những nhu cầu cá nhân, được phát triển cân đối hài hòa, từ đó giúp trẻ phát triển toàn diện. Đối với trẻ em, đồ chơi cũng giống như cuốc cày đối với người nông dân, máy móc đối với người công nhân, là phòng thí nghiệm đối với nhà khoa học.
Đồ chơi còn là phương tiện giúp trẻ phát hiện ra những mối quan hệ của người với người trong xã hội dần dần biết gia nhập vào các mối quan hệ đó. Nhưng thực tế ở trường, lớp tôi việc cho trẻ được tự mình làm đồ chơi và sử dụng đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu, phế liệu vào các lĩnh vực giáo dục còn rất hạn chế vì chúng tôi nghĩ những đồ chơi đó sẽ không bao giờ đẹp hơn đồ chơi mua ngoài thị trường, độ bền ít..bởi lẽ đó tôi mạnh dạn chọn đề tài này để tìm ra các biện pháp tối ưu nhất khắc phục những nhận định chưa đúng và tầm quan trọng của đồ chơi tự tạo từ các nguyên vật liệu, phế liệu trong các lĩnh vực giáo dục cũng như trong quá trình cho trẻ được trải nghiệm làm ra đồ dùng, đồ chơi.
2. Thực trạng của vấn đề.
Trường Mầm Non Cẩm Long thuộc một xã 135 đặc biệt khó khăn của Huyện Cẩm thủy, người dân chủ yếu sống bằng nghề nông, là xã có đồng bào dân tộc mường, kinh sinh sống, trong đó dân tộc mường chiếm tới 95 % . Điều kiện kinh tế còn thấp so với mặt bằng chung trong huyện. Do vậy, trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ còn gặp không ít thuận lợi và khó khăn.
2.1. Thuận lợi
Trường Mầm Non Cẩm Long được sự quan tâm chỉ đạo của phòng GD&ĐT Huyện Cẩm Thủy, sự quan tâm của BGH nhà trường và UBND xã Cẩm Long các ban nghành đoàn thể đầu tư xây dựng cơ sở vật chất đến nay đã khang trang sạch sẽ và đi vào ổn định.
Được sự động viên quan tâm giúp đỡ hướng dẫn chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường có kinh nghiệm nhiệt tình,năng động,đoàn kết và tâm huyết với trường.
Đối với nhà trường và địa phương: Ban giám hiệu nhà trường là những người có tư tưởng vững vàng, có trình độ chuyên môn, luôn quan tâm tạo điều kiện về mọi mặt giúp đỡ giáo viên, động viên, từ đó giáo viên rất yên tâm công tác.
Bản thân và đồng nghiệp luôn yêu nghề mến trẻ, tích cực học tập nâng cao kiến thức, kỹ năng sư phạm.
Đối với phụ huynh: Phụ huynh rất quan tâm tới việc học tập và vui chơi của con em mình ở trường mầm non.
Đối với trẻ: Ngoan, đi học đều, có tinh thần thoải mái vui chơi và học tập.
2.2. Khó khăn:
Là một trường thuộc xã 135 đặc biệt khó khăn của huyện Cẩm thủy, điều kiện cơ sở vật chất thiếu thốn và còn nhiều khó khăn, kinh phí để mua đồ dùng phục vụ cho các hoạt động giảng dạy của nhà trường còn nhiều hạn hẹp.
Vẫn còn một số phụ huynh chưa có nhận thức đúng về vai trò của đồ dùng đồ chơi, phần lớn các phụ huynh đều chiều theo sở thích của con cái mình đi mua đồ chơi bán trên thị trường mà những đồ chơi ấy lại mang tính bạo lực như vậy sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới nhận thức của trẻ sau này như: súng, dao kiếm.
Đa số giáo viên chưa nghiên cứu xây dựng được kế hoạch làm đồ dùng đồ chơi từ các nguyên vật liệu, phế liệu, chưa biết sử dụng linh hoạt, hiệu quả các đồ dùng tự tạo này vào các lĩnh vực giáo dục cho trẻ.
Đối với trẻ: Còn lúng túng bỡ ngỡ trong việc tự làm ra các đồ chơi, đồ dùng tự tạo phục vụ cho các hoạt động,
Từ những thuận lợi và khó khăn thực tế trên tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng việc sử dụng đồ dùng đồ chơi tại lớp tôi như sau:
3. Kết quả khảo sát thực trạng.
TT
Nội dung
Số trẻ
Kết quả khảo sát
Đạt
Chưa đạt
Số lượng
%
Số lượng
%
1
Trẻ biết làm đồ dùng, đồ chơi từ các nguyên vật liệu, phế liệu.
30
16
53.3
14
46.7
2
Trẻ có kỷ năng sử dụng đồ dùng, đồ chơi tự tạo trong hoạt động học tập
30
14
46.7
16
53.3
3
Trẻ có kỷ năng sử dụng đồ dùng, đồ chơi tự tạo trong hoạt vui chơi
30
16
53.3
14
46.7
4
Trẻ có kỷ năng sử dụng đồ dùng, đồ chơi tự tạo trong hoạt khác
30
17
56.7
13
43.3
Từ kết quả khảo sát trên, tôi đã đưa ra: “Một số biện pháp hướng dẫn trẻ làm, sử dụng đồ dùng đồ chơi tự tạo vào các lĩnh vực giáo dục cho trẻ độ tuổi mẫu giáo lớn” nhằm mục đích nâng cao chất lượng các hoạt động trong ngày của trẻ đồng thời giúp trẻ tham gia vào các hoạt động một cách hứng thú.
3. Những biện pháp tổ chức thực hiện.
3.1. Xây dựng kế hoạch làm đồ dùng đồ chơi.
Ngay từ đầu năm học, để có thể làm đồ dùng đồ chơi từ những nguyên vật liệu phế thải cho trẻ hoạt động một cách có hiệu quả, giúp trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt động giáo dục. Trước hết tôi đã kiểm tra, phân loại đồ dùng đồ chơi phục vụ cho hoạt động học tập, đồ dùng phục vụ cho hoạt động vui chơi và các hoạt động khác theo từng chủ đề xem trong chủ đề đó còn thiếu những loại đồ dùng gì? Cần phải làm bổ sung thêm những đồ dùng gì? để phục vụ cho chủ điểm đang học và chủ điểm tiếp theo.
Ví dụ: Chủ đề Trường Mầm non cần bổ sung thêm các loại đồ chơi ngoài trời phục vụ cho góc xây dựng như: Bập bênh, xích đu, hoa, thảm cỏ...
Chủ đề bản thân: Đồ chơi cần làm là búp bê, hình bạn trai, bạn gái, dép, mũ..dùng vải vụn, ruột gối hỏng, các mảnh giấy xốp màu...
Chủ đề Thế giới động vật: Bổ sung thêm các loại động vật sống dưới nước như Con Cá, Con Rùa, Con cua...
Chủ đề: Các phương tiện giáo thông: Cần bổ sung thêm Các loại Ô tô to, Ô tô nhỏ, Đoàn Tàu, Thuyền buồm...
Những đồ dùng đồ chơi này cần bổ sung có thể mua được rất nhiều ngoài thị trường, vừa đẹp, vừa không mất thời gian và lại rất bền. Nhưng đối với trẻ lứa tuổi mầm nói chung, trẻ mẫu giáo lớn nói riêng rất thích thú tham gia các hoạt động từ học tập đến vui chơi của trẻ từ các loại đồ dùng đồ chơi tự mình làm ra. Vì qua đó trẻ tự hào, kiêu hãnh, nhận thấy mình cũng thật giỏi và biết giữ gìn sản phẩm bằng sức lao động của chính mình, mặt khác tiết kiệm được một nguồn kinh phí cho nhà trường và phụ huynh.
Sau khi đã xây dựng kế hoạch cụ thể về những đồ dùng đồ chơi còn thiếu, tôi bắt đầu tìm kiếm các nguyên vật liệu chuẩn bị cho việc làm đồ dùng đồ chơi, đây là phần việc hết sức quan trọng giúp cho việc làm đồ dùng đồ chơi diễn ra xuyên xuốt một năm học và đạt được hiệu quả. Đó là những nguyên vật liệu phế thải sẵn có tại địa phương như: Các loại que kem, Các loại chai, lọ, vỏ chai com pho, vỏ hến, thìa sữa chua, nắp chai, vỏ sữa tươi su su, vỏ ngao, vỏ thạch rau câu, nắp chai, hộp kem đánh răng, hộp thuốc, hộp bánh, vải, len vụn, vỏ chai nước giải khát, vỏ hộp sữa, ống nhựa, ống hút, thanh tre, hạt gấc, mo cau...để tạo ra sản phẩm. 
Ví dụ: Với que kem, các loại vỏ chai, lọ nước giải khát, hộp sữa chua, vỏ thạch rau câu, vỏ chai sữa, hạt Gấc...Tôi sẽ tạo ra những đồ chơi Bập bênh, xích đu, chiếc ô tô to, nhỏ, đoàn tàu, con cá, con lợn ngộ nghĩnh để phục vụ cho hoạt động có chủ định. Còn những mảng giấy màu, chai lọ nhựa, giấy bọc hoa, bìa thùng cát tông.... tôi sẽ cắt tỉa tạo thành những bông hoa, những bộ quần áo ...để trang trí môi trường nhóm lớp cho trẻ hoạt động. Nên khi bắt đầu làm đồ dùng đồ chơi cô phải tạo ra những loại đồ chơi theo đúng chủ đề hoặc theo mục đích để sử dụng đồ chơi đó như thế nào cho phù hợp.
3.2. Sưu tầm nguyên vật liệu, phế liệu và cách hướng dẫn làm một số đồ dùng đồ chơi tự tạo từ các nguyên vật liệu, phế liệu khác nhau:
3.2.1. Sưu tầm nguyên vật liệu, phế liệu:
Việc tận dụng các nguyên vật liệu phế thải sẵn có để làm đồ dùng dạy học, đồ chơi cho trẻ chơi đã trở thành việc thường xuyên của giáo viên mầm non. Để có đủ nguyên vật liệu để làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ hoạt động thu hút được sự quan tâm của cha, mẹ trẻ vào các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ tôi đã trực tiếp trao đổi và tuyên truyền tới tất cả các bậc phụ huynh trong lớp cùng bắt tay vào thu gom và tìm kiếm các nguyên vật liệu để làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ hoạt động. Tuy nhiên để thu hút được sự quan tâm của cha, mẹ trẻ vào các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ tôi đã trao đổi và tuyên truyền tới tất cả các bậc phụ huynh qua bảng tuyên truyền của lớp, qua cuộc trao đổi trực tiếp trong giờ đón, trả trẻ để phụ huynh hiểu được sự tầm quan trọng của việc làm và sử dụng đồ chơi trong các hoạt động phát triển các lĩnh vực phát triển cho trẻ đồng thời nêu lên sự bất cập của những đồ dùng đồ chơi sẵn có như vừa tốn tiền mua mà không đảm bảo an toàn khi sử dụng trong khi đó việc sử dụng những đồ dùng đồ chơi tự tạo từ những nguyên vật liệu sẵn có như: các loại chai, lọ, vỏ chai com pho, thìa sữa chua, nắp chai, lon bia... sẽ tạo ra được rất nhiều đồ dùng có ích cho trẻ chơi mà lại không tốn kém. Kết quả hầu hết phụ huynh trong lớp đều phấn khởi và tích cực quyên góp nguyên vật liệu để cô và trẻ cùng làm đồ dùng đồ chơi vì qua những việc làm nhỏ bé đó phụ huynh đã được cùng với cô giáo góp một phần không nhỏ của mình vào việc học tập của con em họ và sau mỗi lần vận động tuyên truyền như vậy tôi đã có rất nhiều các nguyên vật liệu và tạo được nhiều đồ chơi ngộ nghĩnh cho trẻ hoạt động.
Hình ảnh phụ huynh quyên góp nguyên vật liệu, phế liệu để làm đồ dùng đồ chơi 
Siêu tầm nguyên vật liệu, phế liệu nói dễ thì rất dễ nhưng bảo khó thì cực kỳ là khó, tôi nghĩ chỉ dễ khi phụ huynh được trực tiếp nhìn thấy, được so sánh giữa tiết học này với tiết học khác. Vì thế tôi lên kế hoạch dạy hai tiết tạo hình. Tiết 1: đề tài “Vẽ bập bênh”, tiết 2: đề tài: Làm bập bênh từ nguyên vật liệu phế thải. Người dự hai tiết học này: Mời ban giám hiệu nhà trường, ban chấp hành hội phụ huynh của lớp. Nhằm mục đích nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh khi quyên góp các nguyên vật liệu, phế liệu để làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo cho các chủ đề tiếp theo trong năm học. Sau khi dạy xong tôi mời tất cả mọi người cùng ngồi lại rút kinh nghiệm cho hai tiết học. Trong thời gian rất ngắn phụ huynh đã nhận ra, tiết học thứ nhất “vẽ bập bênh” trẻ thực hiện tuy hoàn thành nhiệm vụ nhưng giờ học rất buồn, trẻ không hứng thú. Tiết học thứ hai: “Làm bập bênh từ nguyên vật liệu phế thải”, với tiết học này, trẻ rất hào hứng, tích cực trao đổi cách làm cùng cô và hoàn thành nhiệm vụ một cách vui vẻ, nhiệt tình và sáng tạo như: Trẻ biết cắt dán thêm hoa, lá trang trí cho bập bênh đẹp hơn... 
Thực hiện đúng kế hoạch làm đồ dùng đồ chơi bổ sung cho chủ đề: “Bản thân”, cuối chủ đề: “Trường mầm non” tôi đã trao đổi trực tiếp với phụ huynh vào giờ đón trả trẻ để phụ huynh quyên góp: Các loại vỏ hộp bánh to nhỏ khác nhau, ruột gối hỏng, ...Để làm mũ, dép, quần áo, búp bê...
Từ việc trao đổi nhẹ nhàng giữa cô và phụ huynh trong giờ trả trẻ ngày thứ năm, thật bất ngờ sáng thứ sáu đồng hành cùng ông bà, bố, mẹ,...và bé là các vỏ hộp bánh to nhỏ khác nhau,....quyên góp tận tay cho tôi. Đó là kết quả tôi mong đợi và đã đạt được như nguyện vọng. 
3.2.2. Hướng dẫn làm đồ dùng đồ chơi tự tạo từ các nguyên vật liệu, phế liệu khác nhau:
Trước khi dạy trẻ làm được các đồ chơi, cô cần tạo sự lôi cuốn trẻ bằng một bài hát, câu thơ hoặc câu đố...có liên quan tới đồ chơi mà trẻ xắp được làm. Thông qua đó cô đàm thoại, gợi mở cho trẻ những ý tưởng về cách làm và làm từ nguyên vật liệu gì, từ đó trẻ sẽ hào hứng mong muốn được làm ra các sản phẩm mà mình yêu thích. 
Ví dụ: Dạy trẻ “Đu quay” tôi sử dụng câu hỏi mở: Từ các nguyên vật liệu, phế liệu này để làm được chiếc đu quay, theo các con ta làm như thế nào? Từ những câu hỏi như vậy tôi cho rất nhiều trẻ nói lên suy nghĩ của bản thân mình, trong quá trình trẻ nói cô luôn bao quát, gợi mở nếu trẻ bí từ. 
Trước khi trẻ làm tôi cho trẻ xem mẫu đã chuẩn bị trước, kết hợp cho trẻ xem vi deo trình tự các bước làm mà tôi đã quay từ trước. Sau đó đàm thoại lại cách làm rồi cho trẻ thực hiện từ các nguyên vật liệu thô đến sản phẩm hoàn chỉnh. Trong khi trẻ thực hiện tôi luôn kiên trì giúp đỡ, khích lệ, động viên, gợi ý trẻ sáng tạo và tuyệt đối không làm thay trẻ những công việc mà trẻ có thể tự làm được. Sau đây là một số cách làm đồ chơi từ các nguyên liệu, phế liệu mà tôi đã dạy trẻ. 
 Ví dụ 1: Làm đu quay. 
Chuẩn bị: Vỏ hộp sữa chua, thìa sữa chua, vỏ hộp váng sữa, nắp chai, keo nến, kéo.
Cách làm: Chuẩn bị các nguyên vật liệu. (Hình 1). Dùng kéo cắt vỏ váng sữa làm đôi để tạo thành chỗ ngồi trên đu quay(Hình 2) gắn thìa sữa chua, gắn các vỏ váng sữa nắp chai đẻ tạo thành chiếc đu quay (Hình 3) trang trí và hoàn thiện đu quay(Hình 4) .Khi hoàn thành xong chiếc đu quay tôi khuyến khích trẻ sáng tạo thêm nặn các bạn nhỏ ngồi trên đu quay... 
 (Hình 1) ( Hình 2) (Hình 3) (Hình 4)
Cách sử dụng: Với những chiếc đu quay ngộ nghĩnh xinh xắn này tôi dùng để dạy trẻ trong chủ đề “Trường mầm non” giờ khám phá khoa học, hoạt động góc và cho trẻ chơi tự do ở các góc.
Ví dụ 2: Làm mũ vành rộng,. 
Chuẩn bị: Vỏ váng sữa, mảnh giấy xốp màu, kéo, băng dính hai mặt Cách làm: Chuẩn bị nguyên vật liệu, dùng kéo cắt giấy xốp thành hình tròn to (Hình 1). Gấp hình tròn làm bốn, cắt góc nhọn tạo vành mũ, cắt đường riềm trang trí thành đường cong, cắt nơ tranh trí (Hình 2). Lắp vành mũ vào vỏ váng sữa (Hình3). Hoàn thiện, trang trí mũ cho đẹp (Hình 4). 
 (Hình 1) (Hình 2) (Hình 3) (Hình 4 )
Cách sử 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_huong_dan_tre_lam_su_dung_do_dung_do_c.doc