SKKN Dạy học phát huy năng lực đọc - Hiểu và vận dụng kiến thức liên môn trong bài truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy

SKKN Dạy học phát huy năng lực đọc - Hiểu và vận dụng kiến thức liên môn trong bài truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy

Hoài Thanh đã nói: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”. Mục đích của việc dạy học văn là để học sinh cảm thụ được cái hay, cái đẹp mà nhà văn muốn gửi gắm vào tác phẩm của mình, trên cơ sở đó mà tích hợp giá trị của nhân cách, thanh lọc tâm hồn con người, nâng đỡ con người. Nhận thức được ý nghĩa quan trọng đó, trong những năm qua, ngành giáo dục đã có nhiều cải cách quan trọng, đổi mới trên nhiều phương diện, rõ nhất là về chương trình sách giáo khoa và đặc biệt là phương pháp dạy học môn Ngữ văn.

Tuy nhiên, trong thực tế dạy học Ngữ văn ở cấp THPT, việc dạy đọc - hiểu một tác phẩm văn chương còn không ít khó khăn. Đặc biệt là chương trình Ngữ văn lớp 10, với các tác phẩm văn học dân gian, việc tìm ra phương pháp giúp học sinh phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong việc cảm, hiểu và yêu các tác phẩm văn chương ấy là thách thức lớn nhất đối với giáo viên. Nhất là văn học dân gian, bộ phận văn học đòi hỏi ở người tiếp nhận có tâm hồn, có sự đồng cảm và thấu hiểu sâu sắc cả về vẻ đẹp nội dung cũng như nghệ thuật của tác phẩm.

 

doc 25 trang thuychi01 12021
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Dạy học phát huy năng lực đọc - Hiểu và vận dụng kiến thức liên môn trong bài truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
 Trang
1. Mở đầu	1
- Lí do chọn đề tài	1
- Mục đích nghiên cứu	1
- Đối tượng nghiên cứu	1
- Phương pháp nghiên cứu	1
2. Nội dung	3
2.1. Cơ sở lí luận	3
2.2. Thực trạng của vấn đề............................................................................4
2.2.1. Về phía giáo viên....................................................................................... 4
2.2.2. Về phía học sinh.........................................................................................5
2.2.3. Về phía chương trình..................................................................................5
2.3. Sáng kiến kinh nghiệm..................................................................................5
2.4. Hiệu quả của sáng kiến.................................................................................14
3. Kết luận , kiến nghị..........................................................................................15
Tài liệu tham khảo	17
Phụ lục	18
1. Mở đầu
- Lí do chọn đề tài
Hoài Thanh đã nói: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”. Mục đích của việc dạy học văn là để học sinh cảm thụ được cái hay, cái đẹp mà nhà văn muốn gửi gắm vào tác phẩm của mình, trên cơ sở đó mà tích hợp giá trị của nhân cách, thanh lọc tâm hồn con người, nâng đỡ con người. Nhận thức được ý nghĩa quan trọng đó, trong những năm qua, ngành giáo dục đã có nhiều cải cách quan trọng, đổi mới trên nhiều phương diện, rõ nhất là về chương trình sách giáo khoa và đặc biệt là phương pháp dạy học môn Ngữ văn.
Tuy nhiên, trong thực tế dạy học Ngữ văn ở cấp THPT, việc dạy đọc - hiểu một tác phẩm văn chương còn không ít khó khăn. Đặc biệt là chương trình Ngữ văn lớp 10, với các tác phẩm văn học dân gian, việc tìm ra phương pháp giúp học sinh phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong việc cảm, hiểu và yêu các tác phẩm văn chương ấy là thách thức lớn nhất đối với giáo viên. Nhất là văn học dân gian, bộ phận văn học đòi hỏi ở người tiếp nhận có tâm hồn, có sự đồng cảm và thấu hiểu sâu sắc cả về vẻ đẹp nội dung cũng như nghệ thuật của tác phẩm.
 Mục đích nghiên cứu
Trong những năm đứng trên bục giảng, bản thân tôi cũng gặp khó khăn trong việc khơi gợi ở học sinh có cảm hứng đối với tác phẩm văn học dân gian. Chính vì thế, với niềm yêu thích riêng đối với văn học dân gian và với mong muốn đổi mới phương pháp dạy học, tôi đã không ngừng nghiên cứu, học hỏi tìm ra giải pháp để làm sao những giờ dạy đọc - hiểu các tác phẩm văn học dân gian thật sự hiệu quả, nhất là với các em học sinh học khối C, D, để có thể phát huy được vốn kiến thức cũng như niềm đam mê và yêu thích văn chương sẵn có của các em. Qua những năm dạy học chương trình Ngữ văn lớp 10 , cũng như bồi dưỡng học sinh giỏi, từ mục đích đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, tôi xin trao đổi kinh nghiệm của bản thân về một số giải pháp nhằm góp phần giúp học sinh đọc - hiểu tác phẩm văn học dân gian trong nhà trường hiệu quả và thiết thực nhất. 
 Đối tượng nghiên cứu
Tác phẩm văn học dân gian được đưa vào chương trình Ngữ văn ở cấpTHPT, với tổng số là 15 tiết, nằm trọn trong chương trình Ngữ văn 10, với số lượng tiết học tương đối nhiều đủ để thấy được tầm quan trọng của bộ phận văn học này. Trong khuôn khổ của đề tài, tôi chỉ đi vào nghiên cứu phương pháp dạy học phát huy năng lực đọc - hiểu và vận dụng kiến thức liên môn trong bài truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy.
- Thông qua đề tài này giúp các em học sinh khối C,D có kiến thức sâu rộng hơn về văn học dân gian nói chung và truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy nói riêng
- Phương pháp nghiên cứu
- Vận dụng thành tựu của nhiều ngành: nghiên cứu văn học, lý luận văn học, ngôn ngữ học, giáo dục học trong đó đặc biệt chú trọng vận dụng những thành tựu của những công trình nghiên cứu về văn học dân gian, thi pháp văn học dân gian và những thành tựu khoa học về phương pháp dạy học văn. 
- Kết hợp điều tra, thăm dò có phân tích thống kê, dự giờ và học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp. 
- Đúc rút kinh nghiệm từ bản thân trong quá trình giảng dạy môn ngữ văn ở trường THPT.
- Tham khảo một số tài liệu nghiên cứu về đổi mới phương pháp dạy học văn. 
2. Nội dung
2.1. Cơ sở lí luận
Dạy học đọc - hiểu tác phẩm văn chương được hiểu là “một quá trình bao gồm việc tiếp xúc với văn bản, thông hiểu cả nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa hàm ẩn cũng như thấy được vai trò, tác dụng của các hình thức, biện pháp nghệ thuật ngôn từ, các thông điệp tư tưởng, tình cảm, thái độ của người viết và cả các giá trị tự thân của hình tượng nghệ thuật”. Đọc - hiểu là hoạt động duy nhất để học sinh tiếp xúc trực tiếp với các giá trị văn học. Đọc - hiểu bắt đầu từ đọc chữ, đọc câu, hiểu nghĩa của từ và sắc thái biểu cảm, hiểu nghĩa của hình thức câu, hiểu mạch văn, bố cục và nắm được ý chính, cũng như chủ đề của tác phẩm. Lý giải những đặc sắc về nghệ thuật và ý nghĩa xã hội nhân văn của tác phẩm trong ngữ cảnh của nó. Trong quá trình học đọc, HS sẽ biết cách đọc để tích luỹ kiến thức, đọc để lý giải, đọc để đánh giá và đọc sáng tạo, phát hiện. học sinh sẽ học cách trích câu hay, trích chi tiết, trích ý, học cách thuyết minh, thuật lại nội dung văn bản đã học”. Hệ thống văn bản được lựa chọn nhằm thực hiện việc đào tạo năng lực đọc - hiểu, qua đó vừa cung cấp tri thức văn học, văn hóa dân tộc, vừa giáo dục tư tưởng, tình cảm, vừa rèn luyện kỹ năng đọc, phương pháp đọc... để sau khi ra trường, HS có thể đọc - hiểu nhiều loại văn bản thông dụng trong đời sống.
Dạy học Ngữ văn theo yêu cầu đọc - hiểu văn bản, thực chất là hình thành cho học sinh toàn bộ quá trình tiếp nhận, giải mã văn bản (kể cả hiểu và cảm thụ), giúp học sinh cách đọc văn, phương pháp đọc - hiểu để dần dần các em có thể tự đọc được văn, hiểu tác phẩm văn học một cách khoa học, đúng đắn. Vai trò của người thầy thể hiện ở năng lực tổ chức cho học sinh đọc-hiểu văn bản, từ đó hình thành cho họ cách đọc - hiểu một văn bản, nhất là văn bản văn học đồng thời hướng dẫn, gợi mở, tránh nhầm lẫn cho học sinh, chủ yếu là dạy về phương pháp đọc chứ không đọc hộ, biến học sinh thành thính giả thụ động của mình. Giáo án của thầy chủ yếu phải là giáo án về phương pháp đọc cho học sinh. Muốn thế học sinh phải được trang bị trên hai phương diện: những kiến thức để đọc văn và phương pháp đọc văn. Những kiến thức và phương pháp này chỉ có thể có được qua việc thực hành trong quá trình đọc văn thông qua các văn bản tác phẩm cụ thể, tiêu biểu cho các thể loại ở từng giai đoạn lịch sử văn học. Tất nhiên thông qua hệ thống văn bản tác phẩm tiêu biểu, chương trình cung cấp và hình thành cho học sinh những hiểu biết sơ giản về lịch sử văn học, lý luận văn học, tác gia văn học, nhưng đối tượng chính vẫn là văn bản- tác phẩm.
Sách giáo khoa biên soạn theo tinh thần trên là sách phục vụ cho mục đích dạy văn thực chất là dạy cách đọc - hiểu, cách giải mã văn bản. Trong đó nhấn mạnh việc coi trọng văn bản với tất cả các biểu hiện cụ thể của hình thức ngôn từ nghệ thuật; hình thành và rèn luyện kỹ năng phân tích văn học trên cơ sở phân tích ngôn ngữ; từ việc nghiên cứu các văn bản văn học để đạt tới những suy nghĩ sâu sắc về các cấu trúc văn học và ngôn ngữ
Như vậy, đọc - hiểu là con đường để dẫn học sinh đến với cảm thụ văn học. Đó là hình thành xúc cảm, tưởng tượng và gần gũi, “nhập thân” với những gì đã đọc, nhập thân vào tác phẩm, suy tư về một số các câu chữ, hình ảnh, lập luận và sống cùng tâm trạng, cảm xúc của nhân vật, nhân vật trữ tình hoặc của tác giả. Người cảm thụ đồng thời vừa là người tiếp nhận vừa là người phản hồi về tác phẩm. Như nhà văn Anh Đức đã tâm sự: “Khi đọc, tôi không chỉ thấy dòng chữ mà còn thấy cảnh tượng ở sau dòng chữ, trí tưởng tượng nhiều khi dẫn tôi đi rất xa, vẽ thêu ra lắm điều thú vị”. 
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực”. Vì vậy, đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn nói chung, dạy đọc Văn nói riêng theo hướng hình thành ở học sinh năng lực đọc hiểu, năng lực thưởng thức và đánh giá nghệ thuật, là một yêu cầu cấp thiết hiện nay.
2.2. Thực trạng của vấn đề
2.2.1. Về phía giáo viên
Văn học dân gian là những giá trị tinh thần quý báu mà cha ông  đã để lại cho chúng ta. Nó chính là bầu sữa mẹ nuôi dưỡng tâm hồn Việt, nuôi dưỡng nền văn hóa dân tộc Việt Nam. Đối với Nhân dân lao động, VHDG vừa là cuốn sách bách khoa của đời sống, vừa là một trong những phương tiện giáo dục những phẩm chất tốt đẹp nhất của con người như: Tình yêu Tổ quốc, lòng dũng cảm, tinh thần lạc quan, lòng ngay thẳng, ý thức về điều thiện và tinh thần đấu tranh chống điều ác ... Đối với các bộ môn khoa học xã hội, VHDG là nguồn tài liệu vô giá cho việc nghiên cứu đời sống và thế giới quan nhân dân trong các thời kỳ lịch sử khác nhau.
Việc giảng dạy tác phẩm văn học dân gian nói chung và việc giảng dạy bài dạy học phát huy năng lực đọc - hiểu của học sinh và vận dụng kiến thức liên môn trong bài truyền thuyết An Dương Vương và Mị châu Trọng Thủy nói riêng trong chương trình Ngữ văn 10, chúng tôi nhận thức được rằng việc kết hợp kiến thức giữa đọc – hiểu và vận dụng các môn học “tích hợp” vào để giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là việc làm hết sức cần thiết:
- Đòi hỏi người giáo viên giảng dạy bộ môn không chỉ nắm bắt kiến thức bộ môn mình giảng dạy mà còn cần phải không ngừng trau rồi kiến thức của những môn học khác để đáp ứng được nhu cầu giảng dạy liên môn trong tương lai.
- Giúp học sinh có kĩ năng tư duy tổng hợp liên môn để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống cũng như trong học tập các môn học khác một cách khoa học, logic và có hiệu quả mang tính ứng dụng tốt nhất.
- Chúng tôi thấy khi bài soạn có kết hợp với kiến thức của các môn học khác sẽ giúp giáo viên tiếp cận tốt hơn, hiểu rõ hơn, sâu hơn những vấn đề đặt ra trong sách giáo khoa. Từ đó bài dạy sẽ trở nên sinh động hơn.
Vì vậy việc học tập tác phẩm văn học có ý nghĩa quan trong trong việc tìm hiểu: nh©n vËt, sù kiÖn trong truyÒn thuyÕt Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy, cèt lâi lÞch sö trong mét t¸c phÈm chuçi truyÒn thuyÕt vÒ việc An Dương Vương xây Loa Thành và chế nỏ thần giữ thành, giữ nước. Từ đó giáo dục häc sinh lßng tù hµo d©n téc, ý thøc b¶o vÖ hoµ b×nh. Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn về lịch sử về chúng ta không chỉ học truyền thuyết Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy, là đủ mà phải tìm hiểu những kiến thức có liên quan như: Lịch sử, Địa lí, Mĩ thuật, Âm nhạc.
Việc vận dụng kiến thức liên môn trong học tập giúp học sinh hiểu được mối quan hệ truyền thuyết Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy khi gắn với lịch sử văn hóa dân tộc, đến nước Âu Lạc, Loa Thành và nhân vật lịch sử An Dương Vương. Dạy học theo chủ đề tích hợp trong dạy học môn Ngữ văn nhằm hình thành khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng và phát triển năng lực cho học sinh một cách có hiệu quả .Biết vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống trong bài học và vận dụng vào thực tế cuộc sống.
2.2.2. Về phía học sinh
Tác phẩm văn học dân gian với đặc điểm nổi bật là ngắn gọn, súc tích, giàu cảm xúc nên dễ thuộc, dễ nhớ. Nội dung văn học dân gian chan chứa tính nhân văn, những rung động sâu lắng đối với thiên nhiên, tình yêu, tình bạn; hình ảnh con người trong thơ rất gần gũi và quen thuộc với hình ảnh con người Việt Nam. Chính những điều đó đã tạo điều kiện cho các em học sinh dễ tiếp cận và cảm thụ văn học dân gian. Bên cạnh đó, đối tượng là học sinh khối C, D, đa số có niềm yêu thích và có vốn kiến thức về văn chương phong phú được cung cấp ở cấp học dưới. Do vậy nhu cầu học văn, nhu cầu được khám phá cái hay cái đẹp của thơ văn thường nổi trội hơn các em ở khối lớp tự nhiên, cơ bản A. Theo điều tra khảo sát học sinh các lớp khối D, có 72/96 (75%) học sinh thích học văn học dân gian; 90/96 (93,7%) học sinh cho rằng việc học văn học dân gian giúp các em có đời sống tâm hồn phong phú, giúp các em sống nhân văn hơn, nhân ái hơn. Như vậy, nhu cầu học tập của học sinh đối với văn học dân gian rất lớn. 
2.2.3. Về chương trình
Riêng trong chương trình môn Ngữ văn trung học phổ thông hiện nay, sách giáo khoa mới đã đưa vào rất nhiều các thể loại văn học, trong đó, văn học dân gian được chú trọng ở cả hai cấp học , chưa kể các tác phẩm thuộc phần văn học nước ngoài. Có thể nói, đây là một thể loại không mới nhưng có tầm quan trọng đặc biệt trong việc giáo dục nhận thức, giáo dục nhân cách, giáo dục tư tưởng tình cảm, thẩm mĩ cho các em. 
 Do đó giáo viên dạy văn khi dạy đến thể loại văn học này không thể không chú trọng đến việc dạy như thế nào đạt hiệu quả cao. Đặc biệt là những tác phẩm văn học dân gian của chương trình lớp 10 với những tác phẩm được lưu truyền đến ngày nay đó là những viên ngọc vô giá góp phần tạo nên giá trị của văn học nước nhà.
 Hơn nữa việc thi THPT quốc gia hiện nay có thêm mục Đọc – hiểu văn bản, vậy nên nếu học sinh không đọc và cảm nhận văn bản trong quá trình học thì sẽ không thể hoàn thành tốt phần thi này.
2.3. Sáng kiến kinh nghiệm
Tiết 10 - 11
TRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ MỊ CHÂU, TRỌNG THỦY
I. Mức độ cần đạt
- Nắm được đặc trưng cơ bản của truyền thuyết qua việc tìm hiểu một tác phẩm cụ thể kể về thành Cổ Loa, mối tình Mị Châu- Trọng Thủy và nguyên nhân mất nước Âu Lạc.
- Nhận thức được bài học giữ nước ngụ trong câu chuyện tình yêu.
II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
1. Kiến thức
- Bi kịch nước mất nhà tan và bi kịch tình yêu tan vỡ được phản ánh trong truyền thuyết Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy
- Bài học lịch sử về tinh thần cảnh giác với kẻ thù và cách xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa riêng với chung, nhà với nước, cá nhân với cộng đồng.
- Sự kết hợp hài hòa giữ “ cốt lõi lịch sử” với tưởng tượng, hư cấu nghệ thuật của dân dian.
2. Kĩ năng
- Đọc diễn cảm truyền thuyết dân gian.
- Phân tích văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thể loại
III. Hướng dẫn thực hiện
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: 
Dựa vào bài "Khái quát văn học dân gian", hãy cho biết đặc điểm của thể loại truyền thuyết.
3. Bài mới:
	Hoạt động của Gv& Hs
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu Tiểu dẫn
Thao tác 1: Tìm hiểu đặc trưng cơ bản của thể loại truyền thuyết.
Thao tác 2: Tìm hiểu về khu di tích Cổ Loa.
- Gv yêu cầu Hs đọc SGK và xem tranh minh họa để tóm tắt những nét chính về thành Cổ Loa 
I. Tìm hiểu chung
1. Thể loại truyền thuyết
- Chứa đựng cái lõi lịch sử.
- Nhuốm màu sắc thần kì, thấm đẫm cảm xúc đời thường.
- Được viết theo xu hướng lý tưởng hóa, thể hiện sự ngưỡng mộ và tôn vinh của nhân dân đối với những người có công với đất nước, dân tộc.
2. Khu di tích Cổ Loa
- Vị trí: làng Cổ Loa, huyện Đông Anh, ngoại 
thành Hà Nội. 
- Quần thể di tích bao gồm: đền thờ An Dương Vương, am thờ Mị Châu, giếng Ngọc, từng đoạn vòng thành cổ. 
→ Cái lõi lịch sử của truyền thuyết An Dương Vương.
- Thành Cổ Loa thuộc xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội, là kinh đô của nhà nước Âu Lạc (tên nước Việt Nam thời đó), dưới thời An Dương Vương vào khoảng thế kỷ thứ III trước Công nguyên và của nhà nước Vạn Xuân (tên nước Việt Nam thời đó) dưới thời Ngô Quyền thế kỷ X sau Công nguyên.
- Năm 1962, thành Cổ Loa được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Vị trí địa lý Vào thời Âu Lạc, Cổ Loa nằm vào vị trí đỉnh của tam giác châu thổ sông Hồng và là nơi giao lưu quan trọng của đường thủy và đường bộ. Từ đây có thể kiểm soát được cả vùng đồng bằng lẫn vùng sơn địa. 
- Cổ Loa là một khu đất đồi cao ráo nằm ở tả ngạn sông Hoàng. Sông Hoàng (tức sông Thiếp) là một con sông nhánh lớn quan trọng của sông Hồng, nối liền sông Hồng với sông Cầu trong hệ thống sông Thái Bình.
-Về phương diện giao thông đường thủy, Cổ Loa có một vị trí vô cùng thuận lợi. Đó là vị trí nối liền mạng lưới đường thủy của sông Hồng cùng với mạng lưới đường thủy của sông Thái Bình. Qua con sông Hoàng, thuyền bè ngược lên sông Hồng là vào vùng Bắc hay Tây Bắc của Bắc Bộ, nếu xuôi sông Hồng, thuyền ra đến biển cả, nếu đến vùng phía Đông Bắc bộ thì qua sông Cầu vào hệ thống sông Thái Bình đến sông Thương và sông Lục Nam Địa điểm Cổ Loa chính là đất
- GV tích hợp môn địa lí
- GV giới thiệu cho HS một số tranh ảnh (Phụ lục 1) Thành Cổ Loa và khu di tích đền thờ vua An Dương Vương
Phong Khê, lúc đó là một vùng đồng bằng trù phú có xóm làng, dân cư đông đúc, sống bằng nghề làm ruộng, đánh cá và thủ công nghiệp. Việc dời đô từ Phong Châu về đây, đánh dấu một giai đoạn phát triển của dân cư Việt cổ, giai đoạn người Việt chuyển trung tâm quyền lực từ vùng Trung du bán sơn địa về định cư tại vùng đồng bằng.
Hoạt động 2: Đọc- hiểu văn bản
Thao tác 1: Đọc 
- Gv gọi Hs đọc văn bản
- xác định bố cục văn bản.
Thao tác 2: Phân tích
- Gv hỏi: Nhân dân ta có thái độ như thế nào đối với nhân vật ADV?
 + Công trạng đầu tiên của ADV là gì? 
 + Việc xây thành của nhà vua có gì kì lạ? Xây dựng chi tiết hoang đường ấy nhằm thể hiện điều gì?
 + Công trạng thứ hai của nhà vua là gì? Trong công trạng này có chi tiết nào hoang đường không? Xây dựng chi tiết hoang đường ấy nhằm thể hiện điều gì?
=> ADV là một nhân vật lịch sử có thật nhưng những công trạng của nhà vua lại được xây dựng bằng những chi tiết hoang đường kì ảo. Những chi tiết ấy đã thần kì hóa những công trạng của nhà vua, thể hiện sự ngợi ca, tôn kính, ngưỡng mộ của nhân dân dành cho nhân vật này.
- Em biết truyền thuyết nào của nước ta cũng có hình ảnh của Rùa Vàng?
(Truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm)
Gv tích hợp môn lịch sử
GV giới thiệu cho HS một số tranh ảnh (phụ lục 2): Lẫy nỏ và mũi tên ba cạnh của chiếc "nỏ thần" huyền thoại thời kì Thục Phán An Dương Vương
II. Đọc- hiểu
Bố cục: 2 phần
- Đoạn 1: từ đầu đến "...bèn xin hòa": quá trình An Dương Vương xây thành và chế tạo nỏ thần thành công nhờ sự giúp đỡ của thần Rùa Vàng.
- Đoạn 2: còn lại: nguyên nhân khiến cơ đồ nhà nước Âu Lạc "đắm biển sâu" liên quan đến mối tình Mị Châu- Trọng Thủy.
Phân tích:
1.Nhân vật An Dương Vương
a. Những công trạng của An Dương Vương
- Xây thành Cổ Loa:
+ADV được thần linh giúp đỡ vì việc làm của nhà vua hợp với ý trời và lòng dân→ đây là cách để nhân dân ta bộc lộ niềm tự hào về chiến công xây thành, ngợi ca công lao của ADV trong công cuộc xây dựng đất nước.
- Chế nỏ
+Vua được thần linh giúp đỡ vì có ý thức đề cao cảnh giác, chuẩn bị vũ khí khi giặc chưa đến.
+ Lời của Rùa Vàng: một mặt thuyết thiên mệnh được đề cao, mặt khác vai trò của con người vẫn không bị xem nhẹ. Chiến thắng của ADV là do nhà vua đã biết "tu đức", lo cho an nguy xã tắc.
=> ADV có được cả ba yếu tố: thiên thời, địa lợi, nhân hòa nên đã thành công trong công cuộc xây dựng thành và chiến thắng quân Triệu Đà.
- Theo phân kỳ khảo cổ học, thời An Dương Vương nằm trong khoảng từ cuối giai đoạn văn hóa Đông Sơn phát triển sang đầu giai đoạn văn hóa Đông Sơn muộn, tương ứng với khoảng cuối thế kỷ 3 đến giữa thế kỷ 2 trước Công nguyên. Tại khu vực thành Cổ Loa đã phát lộ nhiều di tích khảo cổ học văn hóa Đông Sơn nói chung và gắn với thời kỳ An Dương Vương nói riêng.
- Tháng 6 năm 1959, một hố mũi tên đồng với số lượng lên tới hàng vạn chiếc đã ngẫu nhiên phát lộ tại khu vực thành Cổ Loa khi công nhân đắp đường. Mũi tên đồng Cổ Loa gồm nhiều loại dài, ngắn khác nhau nhưng đều có chung đặc điểm: đầu hình tháp 3 cạnh sắc tạo độ sát thương lớn và phần chuôi dài có tác dụng giảm lực ma sát, giữ thế cân bằng cho đường bay ổn định, đảm bảo độ chính xác tới đích bắn. Đáng chú ý, chỉ có khoảng một phần tư số mũi tên đã được tu chỉnh để sử dụng, ba phần tư còn lại là mũi tên mới ra khuôn, còn nguyên dấu vết của kỹ thuật đúc. Bởi vậy, đây có thể là kho cất giữ mũi tên vừa đúc xong, đang trong quá trình gia công để sử dụng. Do biến cố lị

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_day_hoc_phat_huy_nang_luc_doc_hieu_va_van_dung_kien_thu.doc
  • docBÌA SKKN.THƯƠNG .2017.doc