Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học văn bản “thuốc” - Lỗ tấn (Ngữ văn 12 - chương trình cơ bản) nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh

Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học văn bản “thuốc” - Lỗ tấn (Ngữ văn 12 - chương trình cơ bản) nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh

 Luật giáo dục (2005) đã nêu: “ Mục tiêu giáo dục phổ thông là giúp HS phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho HS tiếp tục học lên và đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng bảo vệ Tổ quốc” . Việc vận dụng dạy học tích hợp là yêu cầu tất yếu của nhiệm vụ dạy học và là một lí thuyết giáo dục hướng vào việc phát triển toàn diện theo các yêu cầu của mục tiêu giáo dục.

 Trong bối cảnh hội nhập thế giới và sự bùng nổ của công nghệ thông tin, học sinh có thể tiếp nhận kiến thức từ nhiều kênh, nguồn khác nhau. Các nguồn thông tin phong phú, đa chiều mà người học có thể tiếp nhận khiến mọi kiến thức được học trong nhà trường có thể trở nên cũ đi. Để việc học ở nhà trường tiếp tục có ý nghĩa đối với HS đòi hỏi việc dạy học cần được đổi mới, không chỉ dạy kiến thức mà cần phải dạy các kĩ năng, không chỉ là kiến thức khoa học một môn mà cần dạy trong sự tích hợp nhiều môn học khác nhau. Trong hệ thống các môn khoa học ở trường trung học phổ thông thì môn Ngữ văn là môn học đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục trong nhà trường.

 Tuy nhiên, thực trạng dạy và học môn Ngữ văn trong trường trung học phổ thông còn nhiều tồn tại, chưa thực sự cuốn hút HS yêu thích học văn. HS hiểu và cảm thụ văn học một cách hời hợt, nông cạn, chỉ học kiến thức rời rạc nhằm mục đích phục vụ thi cử. Đặc biệt, vấn đề giảng dạy và học văn học nước ngoài chưa được chú trọng, lí do một mặt do HS mang tư tưởng học để thi mà văn học nước ngoài không nằm trong nội dung thi, mặt khác văn học nước ngoài có phần xa lạ với tâm lí và suy nghĩ của các em.

 

doc 24 trang thuychi01 5061
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học văn bản “thuốc” - Lỗ tấn (Ngữ văn 12 - chương trình cơ bản) nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT YÊN ĐỊNH 1
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG DẠY HỌC VĂN BẢN “THUỐC” - LỖ TẤN (NGỮ VĂN 12 - CHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN) NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG, SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH
Người thực hiện: Trịnh Thị Thuý
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Ngữ văn
THANH HOÁ NĂM 2018
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
1.MỞ ĐẦU.
1
1.1. Lí do chọn đề tài.
1
1.2. Mục đích nghiên cứu.
1
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
2
2.NỘI DUNG 
2
2.1. Cơ sở lí luận của vấn đề.
2
2.2.Thực trạng của vấn đề.
3
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
3
2.3.1. Tích hợp kiến thức môn Lịch sử trong dạy học văn bản “Thuốc” của Lỗ Tấn.
3
2.3.2. Tích hợp kiến thức môn Sinh học và kết hợp với giáo dục kĩ năng sống cho HS trong dạy học văn bản “Thuốc” của Lỗ Tấn.
5
2.3.3. Tích hợp kiến thức môn GDCD kết hợp với giáo dục kĩ năng sống trong dạy học văn bản “Thuốc” của Lỗ Tấn.
6
2.3.4. Giáo án thực nghiệm
8
2.3.5. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập
18
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
19
3.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
20
3.1. Kết luận.
20
3.2. Kiến nghị.
20
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
PHỤ LỤC.
CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI
HS:	Học sinh
GV:	Giáo viên	
GDĐT:	Giáo dục đào tạo
GDCD: Giáo dục công dân
BGDĐT:	Bộ giáo dục đào tạo
THPT:	Trung học phổ thông 
SGK:	Sách giáo khoa
SGV: Sách giáo viên
TN: Thực nghiệm
ĐC: Đối chứng
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
 	Luật giáo dục (2005) đã nêu: “ Mục tiêu giáo dục phổ thông là giúp HS phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho HS tiếp tục học lên và đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng bảo vệ Tổ quốc” Mục I.1. Đoạn “Mục tiêu...Tổ quốc”, Tác giả tham khảo nguyên văn từ TLTK số 2
. Việc vận dụng dạy học tích hợp là yêu cầu tất yếu của nhiệm vụ dạy học và là một lí thuyết giáo dục hướng vào việc phát triển toàn diện theo các yêu cầu của mục tiêu giáo dục.
	Trong bối cảnh hội nhập thế giới và sự bùng nổ của công nghệ thông tin, học sinh có thể tiếp nhận kiến thức từ nhiều kênh, nguồn khác nhau. Các nguồn thông tin phong phú, đa chiều mà người học có thể tiếp nhận khiến mọi kiến thức được học trong nhà trường có thể trở nên cũ đi. Để việc học ở nhà trường tiếp tục có ý nghĩa đối với HS đòi hỏi việc dạy học cần được đổi mới, không chỉ dạy kiến thức mà cần phải dạy các kĩ năng, không chỉ là kiến thức khoa học một môn mà cần dạy trong sự tích hợp nhiều môn học khác nhau. Trong hệ thống các môn khoa học ở trường trung học phổ thông thì môn Ngữ văn là môn học đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục trong nhà trường.
	Tuy nhiên, thực trạng dạy và học môn Ngữ văn trong trường trung học phổ thông còn nhiều tồn tại, chưa thực sự cuốn hút HS yêu thích học văn. HS hiểu và cảm thụ văn học một cách hời hợt, nông cạn, chỉ học kiến thức rời rạc nhằm mục đích phục vụ thi cử. Đặc biệt, vấn đề giảng dạy và học văn học nước ngoài chưa được chú trọng, lí do một mặt do HS mang tư tưởng học để thi mà văn học nước ngoài không nằm trong nội dung thi, mặt khác văn học nước ngoài có phần xa lạ với tâm lí và suy nghĩ của các em.
	Qua thực tế giảng dạy ở trường phổ thông và những buổi dự giờ, trao đổi chuyên môn với các đồng nghiệp, tôi nhận thấy trong mỗi tiết dạy cần phải có sự sáng tạo về mặt phương pháp dạy học và áp dụng việc đổi mới phương pháp trong những lần đi học chuyên đề. Việc vận dụng tích hợp kiến thức liên môn giữa môn ngữ văn với các môn khoa học khác, với các tình huống thực tiễn của các vấn đề trong đời sống xã hội sẽ làm cho hiệu quả của bài học ngữ văn được nâng cao, giúp cho HS say mê, hứng thú, phát huy được tính chủ động, sáng tạo đồng thời giúp HS yêu môn học hơn, chiếm lĩnh kiến thức nhẹ nhàng, sinh động, vững chắc hơn.
	Từ những những lí do khách quan và chủ quan như đã nêu trên tôi mạnh dạn chọn đề tài “Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học văn bản “Thuốc” - Lỗ Tấn (Ngữ văn 12 - chương trình cơ bản) nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh” làm SKKN.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Với những tiết học sử dụng phương pháp này đã giúp học sinh chủ động chiếm lĩnh văn bản văn học, vận dụng kiến thức vào thực tiễn một cách hiệu quả hơn, không khí lớp học sôi nổi, sinh động tạo sự yêu thích và say mê học ở HS.
Không những thế, tiết học còn giúp học sinh vận dụng nhiều kiến thức của các môn học khác nhau vào chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng, phát triển năng lực, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh lớp 12A3, 12A4 và 12A6 trường THPT Yên Định 1.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Phối hợp nhiều phương pháp trong đó chủ yếu là phương pháp: 
 Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết: Đọc tài liệu tham khảo có liên quan đến đề tài, soạn bài giảng theo phương pháp, kế hoạch đã đề ra.
 Phương pháp thực hành: Soạn và thiết kế giáo án theo phương pháp vận dụng tích hợp kiến thức liên môn, tiến hành thực nghiệm tại lớp 12A3 và 12A4.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề
	Dạy học tích hợp được hiểu là một quá trình dạy học sao cho trong đó toàn bộ các hoạt động học tập góp phần hình thành ở HS những năng lực rõ ràng, có dự tính trước những điều cần thiết, nhằm phục vụ các quá trình học tập tiếp theo và chuẩn bị cho HS bước vào cuộc sống lao động Mục II.1. Đoạn “ Dạy học tích hợp  lao động”, tác giả tham khảo nguyên văn từ TLTK số 2
. Mục tiêu cơ bản của dạy học tích hợp là nâng cao chất lượng giáo dục HS phù hợp với các mục tiêu giáo dục toàn diện của nhà trường .
Dạy học tích hợp hướng tới việc tổ chức các hoạt động học tập, trong đó HS học cách sử dụng phối hợp các kiến thức và kĩ năng trong các tình huống có ý nghĩa gần với cuộc sống Mục II.1. Đoạn “ Dạy học tích hợp cuộc sống”, tác giả tham khảo nguyên văn từ TLTK số 2
. Trong quá trình học tập như vậy, các kiến thức của HS từ các môn học khác nhau được huy động và phối hợp với nhau, tạo thành một nội dung thống nhất, dựa trên cơ sở liên hệ lí luận và thực tiễn được đề cập trong các môn học đó.
	Dạy học tích hợp làm cho các quá trình học tập có ý nghĩa, bằng cách gắn quá trình học tập với cuộc sống hằng ngày, không làm tách biệt thế giới nhà trường với thế giới cuộc sống; làm cho quá trình học tập mang tính mục đích rõ rệt, sử dụng kiến thức của nhiều môn học và không chỉ dừng lại ở nội dung các môn học Mục II.1. Đoạn “Dạy học tích hợp.các nội dung môn học”, Tác giả tham khảo nguyên văn từ TLTK số 2
.
	Dạy học tích hợp phát triển các năng lực, nó luôn tạo ra tình huống để HS vận dụng kiến thức trong tình huống gần với cuộc sống. Nó làm giảm sự trùng lặp các nội dung dạy học giữa các môn học góp phần giảm tải nội dung học tập.	
Việc dạy học văn bản “Thuốc” (Lỗ Tấn) theo phương pháp tích hợp kiến thức liên môn sẽ giúp HS khắc phục tình trạng ngại học, phát huy tính, chủ động, sáng tạo, gắn bài học với thực tiễn, rèn luyện các kĩ năng trong cuộc sống. 
2.2. Thực trạng của vấn đề
Qua khảo sát thực tế tình hình giảng dạy và học tập tại trường THPT Yên Định 1, tôi nhận thấy thực trạng vấn đề như sau:
- Thuận lợi: 
 + Về phía giáo viên tâm huyết, yêu nghề, tích cực áp dụng các phương pháp giảng dạy mới, tìm tòi, sáng tạo vận dụng hiệu quả phương pháp tích hợp liên môn trong mỗi bài học và đạt hiệu quả cao, đặc biệt là đã gieo vào lòng các em tình yêu và sự say mê với các môn học.
+ Về phía HS: Trường THPT Yên Định 1, đa phần HS học theo ban tự nhiên, ban cơ bản A và cơ bản D, nên việc tiếp cận văn bản theo hướng tích hợp kiến thức liên môn có nhiều thuận lợi. Bài học vừa phong phú, sinh động, hấp dẫn vừa phát huy được khả năng suy luận sáng tạo và phù hợp với kiểu tư duy lô gic của những môn học tự nhiên nên HS rất có hứng thú học tập. 
 - Khó khăn:
 + Qua thực tế giảng dạy ở trường THPT các năm qua, tôi nhận thấy xu hướng hiện nay học sinh không chú trọng nhiều đến môn Ngữ văn, thường cho rằng môn văn chỉ học để thi xét tốt nghiệp, tâm lí ngại học, học một cách hời hợt, nhàm chán nên GV cần phải đổi mới phương pháp để gây hứng thú cho học sinh.
 + Văn bản “Thuốc”(Lỗ Tấn) thuộc phần văn học nước ngoài, không nằm trong nội dung thi THPT Quốc gia nên HS không chú trọng, hơn nữa do đặc thù về văn hoá nước ngoài khiến cho tác phẩm trở nên xa lạ với tâm lí và suy nghĩ của HS, HS mang tâm thế không thích ngay khi bắt đầu tiếp cận.
Vì vậy, vận dụng tích hợp liên môn trong giảng dạy và học tập sẽ góp phần giúp học sinh chủ động, tích cực, sáng tạo trong việc nắm kiến thức và hứng thú nhiều hơn đối với bài học.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
	Một trong những phương pháp giúp HS hứng thú, say mê học tập văn bản “Thuốc” của Lỗ Tấn là GV và HS vận dụng kiến thức liên môn vào chiếm lĩnh văn bản một cách phù hợp. Dưới đây là một số giải pháp cụ thể:
2.3.1. Tích hợp kiến thức môn Lịch sử trong dạy học văn bản “Thuốc” của Lỗ Tấn
* Tích hợp môn lịch sử
Nghệ thuật là một hình thái ý thức xã hội, nó phản ánh bản chất, quy luật của đời sống xã hội. Người nghệ sĩ phải là thư kí trung thành của thời đại mình. Vậy nên khi dạy văn bản “Thuốc” ( Lỗ Tấn) GV nên vận dụng tích hợp kiến thích lịch sử phù hợp với từng nội dung kiến thức, từng phần của bài học như sau:
Mục I. Tìm hiểu chung. mục 2: Truyện ngắn Thuốc. Mục a. Hoàn cảnh ra đời, GV Tích hợp kiến thức môn lịch sử lớp 11 (Bài 3: Trung Quốc; Bài 15: Phong trào cách mạng ở Ấn Độ và Trung Quốc (1918 – 1939) để giúp HS hiểu rõ hơn về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm: GV dùng máy chiếu cho HS quan sát hình ảnh và đặt câu hỏi: Em hãy quan sát các hình ảnh và phân tích bối cảnh xã hội Trung Quốc giai đoạn này?
 	HS: Quan sát tranh gợi ý và bằng những hiểu biết về lịch sử Trung Quốc giai đoạn nửa cuối XIX đầu XX để trả lời. GV nhận xét, bổ sung, chốt ý:
+ Bối cảnh rộng: Từ thế kỉ XVIII và nhất là sang thế kỉ XIX, các nước Tư bản phương Tây tăng cường xâm chiếm thị trường thế giới. Với những ưu thế của mình, Trung Quốc trở thành “miếng mồi ngon” cho các nước xâu xé. Lúc này, Trung Quốc được ví như một “chiếc bánh ngọt”, “chiếc bánh vẽ” mà các Đế quốc Anh, Pháp, Nga, Đức, Nhật ai cũng muốn chiếm lấy một phần cho mình. Sau chiến tranh thuốc phiện (1842), Trung Quốc bị chia năm xẻ bảy, từ một nước phong kiến biến thành nửa phong kiến, nửa thuộc địa. Điều đáng nói là trước số phận dân tộc, nhân dân Trung Quốc lại an phận chịu nhục. Đó là căn bệnh đớn hèn, tự thỏa mãn, cản trở nghiêm trọng con đường giải phóng của dân tộc.
+ Bối cảnh hẹp: Từ giữa thế kỉ XIX, nhân dân Trung Quốc vùng lên đấu tranh, tiêu biểu là cuộc cách mạng Tân Hợi (1911). Tuy thất bại nhưng đó là một dấu mốc quan trọng trong lịch sử Trung Quốc, chấm dứt chế độ phong kiến và thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc phát triển. Sự kiện lịch sử quan trọng sau cuộc cách mạng này là phong trào Ngũ Tứ 4/5/1919. Phong trào thúc đẩy việc phát triển khoa học và dân chủ. Đồng thời qua phong trào, chủ nghĩa cộng sản đã nhanh chóng truyền bá vào Trung Quốc dẫn đến sự thành lập Đảng cộng sản Trung Quốc vào tháng 7 năm 1921.
Truyện ngắn “Thuốc” của Lỗ Tấn ra đời năm 1919 đúng vào lúc cuộc vận động phong trào Ngũ Tứ bùng nổ. Nó phản ánh rõ nét sự biến chuyển của xã hội Trung Quốc thời kì ấy. Không khí ngày càng sục sôi, ngày càng dâng cao của một phong trào cách mạng chắc chắn phải có sự góp mặt của những cá nhân tiêu biểu. Thu Cận chính là một nữ chiến sĩ anh hùng như vậy. Đây cũng chính là nguyên mẫu mà Lỗ Tấn đã dựa vào đó để xây dựng hình tượng nhân vật chính trong tác phẩm – người chiến sĩ cách mạng Hạ Du. Thu Cận là một nhà cách mạng tiên phong, từng du học ở Nhật, làm báo, tham gia khởi nghĩa, bị bắt và bị hành hình ở Cổ Hiên Đình Khẩu, phủ Thiệu Hưng (quê của Lỗ Tấn). Nhà văn đã đổi tên họ: Thu - Hạ, Cận – Du khi xây dựng nhân vật trong tác phẩm của mình.
* Ý nghĩa 
Từ biện pháp tích hợp kiến thức lịch sử vào dạy và học văn bản “Thuốc” ( Lỗ Tấn) chúng ta thấy rõ hiệu quả bài học như sau:
+ Khi đặt tác phẩm “Thuốc” trong bối cảnh lịch sử ra đời thì toàn bộ giá trị, nội dung, tư tưởng của tác phẩm mới được bộc lộ một cách sâu sắc.
- Thể hiện giá trị nội dung: “Thuốc” cho người đọc thấy thực trạng của đất nước Trung Quốc lúc bấy giờ, Trung Quốc như một “chiếc bánh ngọt” bị các nước Đế quốc xâu xé, người Trung Quốc thì đớn hèn, an phận, chịu nhục. “Người Trung Quốc ngủ mê trong một cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ” (Lỗ Tấn). Đó là căn bện đớn hèn, tự thoả mãn, cản trở nghiêm trọng con đường giải phóng dân tộc.
- Thể hiện quan điểm sáng tác của Lỗ Tấn: dùng ngòi bút phanh phui các “căn bệnh tinh thần” của quốc dân lưu ý mọi người tìm phương thuốc chạy chữa. 
 - “Thuốc” (Lỗ Tấn) ra đời trong bối cảnh lịch sử ấy với một thông điệp: cần suy nghĩ nghiêm khắc để tìm ra một phương thuốc để cứư dân tộc.
+ Biện pháp này làm cho bài học trở nên sinh động, hấp dẫn, mở rộng kiến thức liên môn, tránh sự nhàm chán, đơn điệu.
 Tuy nhiên trong quá trình vận dụng, GV phải lựa chọn tài liệu phù hợp, đảm bảo hai tiêu chuẩn: giá trị giáo dưỡng – giáo dục và giá trị văn học. Tài liệu lịch sử không làm mất đi đặc trưng nội dung văn bản văn học, phân tán sự chú ý của HS vào những vấn đề đang học. 
2.3.2. Tích hợp kiến thức môn Sinh học kết hợp với giáo dục kĩ năng sống cho HS trong dạy học văn bản “Thuốc” của Lỗ Tấn
* Tích hợp môn sinh học
	Sinh học là môn khoa học về sự sống nên có tính ứng dụng thực tiễn rất cao. Với mục tiêu giáo dục HS hiện nay, phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực, sáng tạo thì việc dạy học văn cần tích hợp những kiến thức khoa học thực tiễn vào bài học để rèn luyện kĩ năng sống, kĩ năng ứng phó với thực tiễn là vô cùng cần thiết. Vậy nên, khi dạy văn bản “Thuốc” (Lỗ Tấn) GV tích hợp kiến thức môn sinh học phù hợp sẽ nâng cao hiệu quả dạy học đáp ứng mục tiêu giáo dục hơn.
Dạy mục II. Đọc - hiểu văn bản, mục 1. Tìm hiểu ý nghĩa nhan đề tác phẩm. Mục a. Nhan đề tác phẩm: HS tìm hiểu các tầng nghĩa nhan đề tác phẩm, trong các tầng nghĩa ấy có nghĩa thực, là thuốc chữa bệnh lao phổi. GV tích hợp môn Sinh học lớp 10 (Bài 32: Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch) để giúp các em hiểu rõ hơn về bệnh lao và các bệnh truyền nhiễm: GV dùng máy chiếu cho HS quan sát những hình ảnh và tư liệu về lao phổi, chia lớp thành 4 nhóm, phát phiếu học tập và giao nhiệm vụ cho HS: (Nội dung phiếu học tập số 1,2 như sau: Phiếu học tập số 1: Em hãy quan sát các hình ảnh và tư liệu và cho biết Lao là một căn bệnh như thế nào (triệu chứng, hình thức lây truyền, tác hại)? Phiếu học tập số 2: Để phòng và điều trị bệnh lao ta cần phải làm gì?).
HS quan sát hình minh hoạ và thảo luận, thực hiện nhiệm vụ và cử đại diện trả lời. Từ đó, các em khắc sâu hơn về bệnh Lao và các loại bệnh truyền nhiễm nói chung, giúp các em hình thành ý thức đúng trong việc bảo vệ và giữ gìn sức khỏe, phòng chống các bệnh truyền nhiễm, bảo vệ môi trường sống.
* Giáo dục kĩ năng sống
 Từ biện pháp tích hợp kiến thức môn sinh học GV kết hợp tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho HS bằng câu hỏi mở rộng: Địa phương em thời gian qua thường xuất hiện những loại bệnh truyền nhiễm nào? Bản thân em đã có những việc làm cụ thể gì để phòng và chống các bệnh truyền nhiễm? HS liên hệ vốn sống thực tế để trả lời. Thông qua câu trả lời của HS, GV cung cấp cho HS một số kiến thức thực tế: 
+ Một số bệnh truyền nhiễm chúng ta thường gặp như cúm, sởi, sốt xuất huyết,
+ Cá nhân mỗi người cần trang bị cho mình những hiểu biết về bệnh truyền nhiễm, chăm sóc và bảo vệ tốt sức khoẻ cá nhân, cùng nhân dân địa phương nơi cư trú thường xuyên dọn dẹp vệ sinh môi trường, vận động và tuyên truyền mọi người cùng tham gia phòng và chống các bệnh truyền nhiễm.
* Ý nghĩa:
+ Vận dụng kiến thức liên môn môn sinh học dạy học văn bản “Thuốc” (Lỗ Tấn) sẽ giúp HS thấy được thực trạng u mê, ngu muội, lạc hậu, tối tăm của người dân Trung Quốc thời bấy giờ. Đó là sự lạc hậu mê tín tin bánh bao tẩm máu người cách mạng là thần dược chữa bện ho lao.
+ Biện pháp này không chỉ làm cho bài học trở nên phong phú, đa dạng mà còn khiến cho bài học gắn liền với thực tiễn. HS nhận ra biểu hiện của bệnh lao phổi và cách phòng tránh. 
+ Cung cấp cho HS những kiến thức khoa học, thực tiễn về các bệnh dịch như lao, cúm, sưởivà những kĩ năng cần thiết trong việc phòng tránh những bệnh dịch, chăm sóc sức khoẻ trong cuộc sống hàng ngày. 
Tuy nhiên để thực hiện được biện pháp liên môn này đòi hỏi GV phải khéo léo, nắm chắc phương pháp, kiến thức khoa học và thực tiễn.
2.3.3. Tích hợp kiến thức môn GDCD kết hợp với giáo dục kĩ năng sống trong dạy học văn bản “Thuốc” của Lỗ Tấn
* Tích hợp môn GDCG
Dạy mục II. Đọc - hiểu văn bản, mục: 1. Tìm hiểu ý nghĩa nhan đề tác phẩm. Mục b. Hình ảnh chiếc bánh bao tẩm máu: GV dùng máy chiếu cho HS quan sát hình ảnh chiếc bánh bao tẩm máu người chiến sĩ cách mạng và phát vấn: Tin và dùng bánh bao tẩm máu người chiến sĩ cách mạng để chữa bệnh lao phổi có đúng với khoa học không? Vì sao?
	HS quan sát kết hợp với việc đọc tác phẩm để trả lời: Mọi người cho rằng máu Hạ Du tẩm bánh bao sẽ chữa khỏi bệnh lao, họ cam đoan thằng Thuyên ăn vào thế nào cũng khỏi. Thực tế thuốc bánh bao tẩm máu người chiến sĩ cách mạng không thể chữa khỏi bệnh ho lao. Đó là thứ thuốc độc giết người, là thứ thuốc phản khoa học, là mê tín dị đoan. 
GV nhận xét chốt vấn đề và tích hợp kiến thức môn Giáo dục công dân lớp 7 (Bài 16: Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo) bằng cách dùng máy chiếu đưa ra một số hình ảnh về mê tín dị đoan và phát vấn: Mê tín dị đoan là gì? Để lại hậu quả gì? Chúng ta cần làm gì để bài trừ mê tín dị đoan? 
HS: Vận dụng kiến thức môn học GDCD và những hiểu biết cá nhân để trả lời, GV nhận xét, bổ sung, cung cấp một số những kiến thức thực tế và pháp luật.
+ Mê tín dị đoan là tin vào những điều mơ hồ, nhảm nhí, trái với lẽ tự nhiên (tin vào bói toán, lên đồng, chữa bệnh bằng phù phép,)
+ Tác hại: ảnh hưởng đến sức khỏe, tốn thời gian và tiền bạc, thậm chí nguy hại đến tính mạng của con người.
+ Bài trừ mê tín dị đoan bằng tuyên truyền tích cực, sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật 
* GV cho học sinh xem video về việc Nhà nước ta xử lí nghiêm các hành vi mê tín dị đoan
* GV cung cấp cho HS tham khảo Luật pháp Việt Nam quy định tại điều 247 Bộ Luật Hình sự năm 1999 về xử phạt hành vi mê tín dị đoan:
 1. Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích  mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu  tháng đến ba năm.
2. Phạm tội làm chết người hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng Mục II.3.c Đoạn 1,2,3 “Người nào.mười triệu đồng”, tác giả tham khảo nguyên văn từ TLTK số 11
.
* Giáo dục kĩ năng sống
Thông qua việc tích hợp kiến thức liên môn GDCD như nói trên, GV giáo dục kỹ năng sống cho HS bằng cách nêu câu hỏi: Theo em, trong học sinh hiện nay có hiện tượng mê tín dị đoan không? Làm thế nào để chúng ta khắc phục hiện tượng đó?
 HS: Liên hệ thực tế và trả lời, GV nhận xét và chốt ý: Trong học sinh vẫn tồn tại hiện tượng mê tín dị đoan: đi lễ chùa xin thẻ đầu năm hoặc cúng bái trước khi đi thi để đạt điểm cao. Muốn khắc phục hiện tượng này, bản thân mỗi học sinh cần hiểu rõ và có ý thức văn hoá khi đi lễ chùa, học hành chu đáo và thi bằng năng lực để đạt kết quả tốt, không trông chờ vào hên xui, may rủi, GV ví dụ thực tiễn: Hiện nay tà đạo Hội Thánh Đức Chúa Trời xuất hiện và lan nhanh ở khắp cả nước, chúng lôi kéo, lợi dụng những người nhẹ dạ, cả tin, u mê, lôi kéo người dân ở mọi hình thức để lừa dối nhân dân, truyền tà đạo trái phép gây hoang mang tâm lý, khiến bao gia đình tan nát, bất hạnh. Là HS các em cần nhận thức rõ bản chất của tà đạo, phân biệt đâu là văn hoá tín ngư

Tài liệu đính kèm:

  • doctich_hop_kien_thuc_lien_mon_trong_day_hoc_van_ban_thuoc_lo_t.doc
  • docPhu luc.doc