SKKN Rèn luyện kỹ năng cho học sinh khi làm dạng đề đọc hiểu trong đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn

SKKN Rèn luyện kỹ năng cho học sinh khi làm dạng đề đọc hiểu trong đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn

 Chúng ta đang dạy văn trong một bối cảnh mà có thể trước khi thầy (cô) giáo lên lớp để chỉ ra cái hay cái đẹp trong bài thơ , học sinh đã đọc được, biết được hầu hết cái hay, cái đẹp đó rồi.

 Tôi đang muốn nói đến sự bùng nổ các loại sách tham khảo, sách thiết kế bài học, những bài văn mẫu, các phương tiện thông tin . sự thực như thế nào ? sự bùng nỗ các bài viết trên đã giúp học sinh mở mang kiến thức để có thể hiểu sâu hơn, rộng hơn tác phẩm, học được cách dùng từ, viết văn, làm văn hay hơn, tốt hơn. Nhưng bên cạch đó nó đã làm một môi trường thuận lợi để hình thành ở học sinh thói quen tư duy lười biếng, ỷ lại, thụ động . tình trạng học sinh làm văn sao chép tài liệu, bài văn mẫu, viết văn “ giọng bà cụ”, thiếu sự cảm thụ hồn nhiên, tươi mát của lứa tuổi học trò, dùng từ sáo rỗng . là một thực trạng đáng lo ngại. Giải pháp nào để khắc phục tình trạng học văn, làm văn như trên ? đó là câu hỏi cần đến nhiều câu trả lời.

 Trong nghị quyết số 29/NQ- TW ngày 04/11/2013 Hội nghị BCH trung ương lần thứ 8 ( Khóa XI) về “ Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường theo định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”.

 

doc 31 trang thuychi01 24752
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Rèn luyện kỹ năng cho học sinh khi làm dạng đề đọc hiểu trong đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH HÓA 
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG BỈM SƠN
-----š›&š›-----
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 RÈN LUYỆN KỸ NĂNG CHO HỌC SINH KHI LÀM DẠNG ĐỀ ĐỌC HIỂU TRONG ĐỀ THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN 
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hạnh
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Bỉm Sơn
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Ngữ văn
Thanh Hóa ,tháng 4 năm 2018
MỤC LỤC
Đề mục
Nội dung
Trang
I
Phần mở đầu
2
1
Lý do chọn đề tài
2
2
Mục đích nghiên cứu
3
3
Đối tượng nghiên cứu
3
4
Phương pháp nghiên cứu
3
5
Những điểm mới của SKKN
4
II
Nội dung
4
1
Cơ sở lý luận
4
2
Thực trạng vấn đề
4
3
Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
5 - 27
4
Hiệu quả của SKKN
27
III
Kết luận, kiến nghị
28 - 29
I. PHẦN MỞ ĐẦU:
1. Lí do chọn đề tài:
	Chúng ta đang dạy văn trong một bối cảnh mà có thể trước khi thầy (cô) giáo lên lớp để chỉ ra cái hay cái đẹp trong bài thơ , học sinh đã đọc được, biết được hầu hết cái hay, cái đẹp đó rồi.
	Tôi đang muốn nói đến sự bùng nổ các loại sách tham khảo, sách thiết kế bài học, những bài văn mẫu, các phương tiện thông tin ... sự thực như thế nào ? sự bùng nỗ các bài viết trên đã giúp học sinh mở mang kiến thức để có thể hiểu sâu hơn, rộng hơn tác phẩm, học được cách dùng từ, viết văn, làm văn hay hơn, tốt hơn. Nhưng bên cạch đó nó đã làm một môi trường thuận lợi để hình thành ở học sinh thói quen tư duy lười biếng, ỷ lại, thụ động ... tình trạng học sinh làm văn sao chép tài liệu, bài văn mẫu, viết văn “ giọng bà cụ”, thiếu sự cảm thụ hồn nhiên, tươi mát của lứa tuổi học trò, dùng từ sáo rỗng .... là một thực trạng đáng lo ngại. Giải pháp nào để khắc phục tình trạng học văn, làm văn như trên ? đó là câu hỏi cần đến nhiều câu trả lời. 
	Trong nghị quyết số 29/NQ- TW ngày 04/11/2013 Hội nghị BCH trung ương lần thứ 8 ( Khóa XI) về “ Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường theo định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”.
	Đảng ta đã xác định mục tiêu của đổi mới lần này là: “ Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo, đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng , khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân.
	 Để đáp ứng mục tiêu trên, hiện nay nghành giáo dục đang thực hiện công cuộc cải cách và đổi mới để đưa giáo dục Việt Nam vươn xa khu vực và thế giới. Bộ Giáo dục đã có những đổi mới tích cực như đổi mới chuong trình sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy học, lồng ghép giáo dục, kỹ năng sống vào các môn học và đổi mới kiểm tra đánh giá với mục đích nhằm khơi gợi trí tưởng tượng , khả năng sáng tạo của học sinh khi làm bài, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng nhu cầu của xã hội. Bộ Giáo dục đã có sự thay đổi cấu trúc đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn. Từ năm 2014, ngoài phần làm văn với 2 câu hỏi theo hướng mở đề bài còn có phần đọc hiểu để kiểm tra kỹ năng đọc – hiểu và cảm thụ một văn bản hoặc một đoạn trích hoàn toàn mới không nằm trong chương trình học của học sinh THPT.
	 Mặt khác, lý do tôi chọn đề tài này bởi phần đọc hiểu cũng là một phần thi khá quan trọng và chiếm một lượng điểm không nhỏ (3/10) tổng số điểm trong bài thi, là phần thi phù hợp với học sinh có trình độ học lực trung bình, cũng là phần thi mang tính chất “ gỡ điểm” cho học sinh có học lực yếu. Hơn nữa, phần thi này còn có tính chất quyết dịnh điểm thi cao hay thấp của học sinh có học lực khá, giỏi. Vì vậy giáo viên cần phải tìm ra một phương pháp để rèn luyện kỹ năng cho học sinh làm tốt phần thi này là điều rất cần thiết.
	Do vây, qua quá trình giảng dạy, nghiên cứu, học hỏi. Tôi đã chọn đề tài: “ Rèn luyện kỹ năng cho học sinh khi làm dạng đề đọc hiểu trong đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn”. Từ đó, tôi hy vọng đóng góp một phần nhỏ vào việc rèn luyện kỹ năng cho các em học sinh làm tốt dạng đề này để chuẩn bị cho kỳ thi THPT Quốc gia.
2. Mục đích nghiên cứu.
	- Xây dựng biện pháp phù hợp, giúp học sinh hiểu khái niệm đọc –hiểu.
	- Giúp các em hình dung dạng đề đọc –hiểu.
	- Rèn luyện kỹ năng cho học sinh làm phần đọc-hiểu một cách hiệu quả, không mất nhiều thời gian.
	- Góp phần nâng cao chât lượng bộ môn, điểm số trong bài thi.
3. Đối tượng nghiên cứu.
Dạng đề đọc –hiểu trong đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn.
Học sinh Trường THPT Bỉm Sơn.
4. Phương pháp nghiên cứu.
- Nhóm phương pháp lý luận: Các tài liệu tham khảo, giáo trình có nội dung liên quan.
	- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Quan sát, điều tra.
- Nhóm phương pháp xử lý thông tin: Thống kê, phân tích, tổng hợp...
5. Những điểm mới của SKKN:
	- Lần này, người viết lựa chọn đề tài này về một dạng đề trong đề thi THPT Quốc gia bằng việc rèn luyện kỹ năng để học sinh làm tốt phần thi này.
II- NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận:
- Trước hết, chúng ta thấy, chương trình ngữ văn THPT hiện hành được biên soạn sắp xếp đan xen giữa Văn học, Tiếng việt và Làm văn. Đó cũng là chương trình có xu hướng kết nối giữa nhà trường và đời sống.
1.1. Khái niệm đọc hiểu:
- Đọc hiểu là đọc kết hợp với sự hình thành năng lực giải thích, phân tích, khái quát, biện luận đúng, sai về logic, tức là kết hợp với năng lực, tư duy và biểu đạt.
- Đọc hiểu là khái niệm bao trùm có nội dung quan trọng trong quá trình dạy văn, nó là khái niệm khoa học có mức độ cao nhất của hoạt động học, đọc hiểu củng chỉ năng lực của người học.
1.2 Mục tiêu đọc hiểu: 
- Đọc hiểu là một mục tiêu của môn Ngữ văn. Nghĩa là sau khi hoàn thành môn học, học sinh phảỉ có kỹ năng đọc hiểu văn bản ở tất cả các thể loại khác nhau.
1.3. Kiểm tra kỹ năng đọc hiểu.
2. Thực trạng của vấn đề:
	Hiện nay bộ môn Ngữ văn trong các nhà trường nói chung và trường THPT Bỉm Sơn nói riêng còn gặp nhiều khó khăn.
	Thứ nhất: Về nhu cầu thực tiễn, nhiều năm trở lại đây môn Ngữ văn trong nhà trường không được học sinh và phụ huynh xem là môn học chủ đạo. Hơn nữa, xuất phát từ nhu cầu về việc làm và lựa chọn nghề nghiệp rất ít học sinh lựa chọn khối thi đại học có môn ngữ văn. Môn ngữ văn là một trong ba môn thi bắt buộc trong kỳ thi THPT Quốc gia nhưng tình trạng lười học, ngại học, học qua loa, đối phó cho qua vẫn tồn tại.
	Thứ 2: Học sinh khi bước vào bậc học THPT rất nhiều kiến thức Tiếng việt, Làm văn, Lý luận văn học, .... ở cấp THCS các em đã quên. Hơn nữa lên bậc THPT các em không được học thành bài cụ thể. Có lẽ do ở cấp THCS các em chưa va chạm nhiều với dạng đề này. Vì vậy dẫn đến các em khó có thể làm bài tốt các câu hỏi ở mức độ nhận biết.
	Thứ 3: Học sinh chưa hình dung được dạng đề đọc hiểu ở kỳ thi THPT Quốc gia bởi cấp dưới dạng đề khá đơn giản.
	Thứ 4: Học sinh khi đứng trước một đề thi chưa biết cách trả lời, trình bày , thậm chí trả lời lan man, không trọng tâm và mất nhiều thời gian không cần thiết . Đặc biệt các câu hỏi ở mức độ thông hiểu và vận dụng.
	Thứ 5: Kết quả làm bài chưa cao. Đây là kết quả phần đọc hiểu (3.0 điểm) trong đề thi thử lần 1 do trường tôi tổ chức trong năm học
TT
Lớp
Sĩ số
Điếm <1
1
12A3
40
25 = 62,5%
13= 32,5%
2 = 5%
0
2
12A7
44
30 = 68,2 %
12 = 27,3 %
2 =4,5%
0
3. Giải pháp thực hiện:
3.1. Sơ lược về việc rèn kỹ năng cho học sinh khi làm dạng đề đọc hiểu trong đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn.
3.1.1. Các dạng câu hỏi thường gặp trong đề đọc hiểu.
	Qua nghiên cứu, khảo sát đề thi các năm học 2014-2015, 2015 -2016, 2016-2017 và cách ra đề thi thử THPT Quốc gia môn ngữ văn của nhiều trường THPT trên cả nước tôi nhận thấy .
	Thứ nhất: Cấu trúc của dạng đề đọc hiểu trong đề thi THPT môn ngữ văn của nhiều năm trước là hai văn bản hoặc hai đoạn trích. Nhưng đề thi THPT Quốc gia môn ngữ văn gần đây nhất (2016-2017), đặc biệt là đề thi minh họa của Bộ giáo dục năm 2018, đề thi thử của các trường trong cả nước cấu trúc dạng đề đọc hiểu chỉ có một văn bản hoặc một đoạn trích hoàn toàn mới mà học sinh không được học trong chương trình. Mỗi văn bản, đoạn trích thường có 4 câu hỏi thuộc các mức độ khác nhau.
	Thứ 2: Các câu hỏi trong phần đọc hiểu thường có dạng như sau:
	+ Loại câu hỏi nhận biết (2 câu): Tùy từng đề thi. Có đề 1 câu.
	Yêu cầu học sinh nhận biết về phương thức biểu đạt, phong cách ngôn ngữ, thao tác lập luận, thể thơ ... Nhận biết về suy nghĩ tác giả ngay trong đề thi.
	+ Loại câu hỏi thông hiểu (1 đến 2 câu):
	Xác định nội dung chính, ý nghĩa, bài học của văn bản, đoạn trích, xác định câu chủ đề, hoặc chủ đề của văn bản, đoạn trích, đặt tên cho văn bản, đoạn trích, giải thích, ý nghĩ của một từ, một câu, một phần văn bản, đoạn trích, phân tích tác dụng, giá trị của biện pháp tu từ...
	+ Loại câu hỏi vận dụng (1 câu):
	- Loại câu hỏi này thường ở mức độ vận dụng thấp. Có nhiều câu hỏi về vận dụng: Thông điệp từ văn bản, đoạn trích trên? Thông điệp nào có ý nghĩa nhất ? Rút ra bài học từ văn bản, đoạn trích trên ? Cho một ý kiến, câu nói tác giả anh(chị) có đồng tình với quan điểm, ý kiến tác giả không ? Vì sao?...
	- Với loại câu hỏi này, ngoài quan điểm, chính kiến của tác giả học sinh có thể yêu cầu đưa thêm ý kiến riêng của bản thân.
	Từ cấu trúc đề thi, giáo viên sẽ có những kế hoạch ôn lại các kiến thức cần thiết để học sinh làm bài tốt dạng đề đọc hiểu trong đề thi THPT Quốc gia môn ngữ văn.
3.1.2. Giáo viên ôn lại các kiến thức cơ bản.
	- Các phương thức biểu đạt: gồm 6 phương thức.(tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, hành chính – công vụ).
- Phong cách ngôn ngữ: gồm 6 phong cách (sinh hoạt, nghệ thuật, hành chính, chính luận, ngữ báo chí, khoa học). 
- Thao tác lập luận: gồm 6 thao tác( giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, so sánh, bác bỏ)
- Biện pháp tu từ: Có nhiều biện pháp tu từ, song học sinh cần trọng tâm các biện pháp tu từ sau ( so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ, điệp từ, điệp ngữ, điêp cấu trúc).
- Hình thức diễn đạt: Diễn dịch, quy nạp, song hành, móc xích. 
-Phép liên kết: Phép nối, phép thế, phép lặp...
- Các thể thơ: Có 3 nhóm chính:
+ Thơ dân tộc ( Thể thơ lục bát, thể thơ song thất lục bát)
+ Thơ đường luật (Thơ ngũ ngôn, thơ thất ngôn)
+ Các thể thơ hiện đại: năm tiếng, bảy tiếng, tám tiếng, thơ tự do, thơ văn xuôi...
3.1.3. Rèn luyện kỹ năng cho học sinh trả lời câu hỏi trong phần đọc hiểu:
Điểm phần đọc hiểu chiếm gần 1/3tổng số điểm trong bài thi (3/10 điểm). Vì vậy học sinh khi đứng trước dạng đề này cần phải bố trí thời gian hợp lí. (khoảng 20 phút). Thời gian còn lại dành cho các phần thi khác trong đề thi.
* Các bước đọc hiểu:
Bước 1: -Đọc nhanh một lượt cả văn bản (đoạn trích) và câu hỏi
	- Đọc kỹ văn bản ( đoạn trích) và câu hỏi .
	- Khi đọc văn bản (đoạn trích) đối với văn bản( đoạn trích) thơ thì phải nắm được cảm xúc chủ đạo, văn bản tự sự phải nắm được cốt truyện, văn bản nghị luận phải nắm được vấn đề cần nghị luận.
	- Khi đọc câu hỏi cần xác định số câu hỏi, số vế trong từng câu. Học sinh cần chú ý vào các từ ngữ quan trọng để có những câu trả lời chính xác.
Ví dụ : Trong câu hỏi có các từ “ những”, “các” thì bao giờ cũng trả lời từ hai phương án trở lên. Còn câu hỏi có các từ “ chính”, “ chủ yếu” thì chỉ có một phương án duy nhất. Vì vậy cách trả lời cho mỗi câu hỏi là khác nhau.
Các dạng câu hỏi minh họa: 
 Câu hỏi 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên ?
 Câu hỏi 2: Chỉ ra các phương thức biểu đạt trong đoạn trích trên ?
 Câu hỏi 3: Văn bản trên có sự kết hợp các phương thức biểu đạt nào ?
Bước 2: Tiến hành trả lời các câu hỏi.
- Câu trả lời phải ngắn gọn, chính xác, chặt chẽ. Cần chú ý trả lời trọng tâm câu hỏi, tránh viết lại đề bài, giải thích lan man để không mất nhiều thời gian làm bài ( đối với loại câu hỏi nhận biết).
- Cách trình bày: Học sinh cần trình bày một cách khoa học, mạch lạc, rõ ràng. Tránh giải thích lan man dài dòng cần tập trung vào trọng tâm yêu cầu câu hỏi ( đối với loại câu hỏi thông hiểu, vận dụng).
* Rèn luyện kỹ năng hướng dẫn học sinh xác định câu trả lời đúng nhất cho từng loại câu hỏi:
+ Loại câu hỏi nhận biết: Đây là loại câu hỏi ở mức độ dễ nhằm giúp học sinh “gỡ điểm”. Song việc nhận biết về phương thức biểu đạt, phong cách ngôn ngữ, thao tác lập luận, ... ở nhiều trường hợp lại khá khó, học sinh lúng túng và dễ nhầm lẫn. Vì vậy, trong quá trình dạy tôi thường xuyên luyện học sinh xác định được những căn cứ, những dấu hiệu để nhận biết.
Ví dụ:
- Nếu đề bài cho một văn bản ( đoạn trích) thơ, ca dao mà câu hỏi xác định phương thức biểu đạt chủ yếu thì phương án trả lời : Biểu cảm.
- Nếu đề bài cho một văn bản ( đoạn trích) thơ, ca dao mà câu hỏi xác định phong cach ngôn ngữ thì phương án trả lời: Nghệ thuật
- Học sinh thường nhầm lẫn khi xác định phong cách ngôn ngữ giữa phong cách ngôn ngữ chính luận và phong cách ngôn ngữ báo chí.
- Nếu đề bài một văn bản (đoạn trích) (nguồn trích dẫn Báo Lao động, ngày 20.5).
Học sinh băn khoăn giữa phong cách ngôn ngữ báo chí và phong cách ngôn ngữ chính luận yêu cầu học sinh cần đọc kỹ văn bản ( đoạn trích) có thời gian, địa điểm, nội dung thông tin phương án trả lời: phong cách ngôn ngữ báo chí. Còn nếu văn bản(đoạn trích) không có thời gian địa điểm mà chỉ thể hiện quan điểm của người viết về một vấn đề ( nội dung thông tin) phương án trả lời: phong cách ngôn ngữ chính luận.
- Học sinh thường nhầm lẫn khi xác định phong cách ngôn ngữ nghệ thuật và phong cách ngôn ngữ chính luận.
	- Cách nhận diện cho từng loại đối tượng.
+ Cách xác định phương thức biểu đạt: Học sinh có thể dựa vào bảng phân biệt các phương thức biểu đạt trong bảng sau để nhận diện.
Tìm hiểu chung
Các phương thức biểu đạt
Khái niệm
Là việc con người sử dụng những phương pháp, cách thức khác nhau nhằm biểu đạt hết những điều người nói muốn truyền đạt tới người nghe.
Cách dùng
- Một văn bản có thể sử dụng nhiều phương thức biểu đạt.
-Một văn bản luôn có một phương thức biểu đạt chính.
Các phương thức biểu đạt
Tự sự
Miêu tả
Biểu cảm
Thuyết minh
Nghị luận
Hành chính- Công vụ
Khái niệm
Là thuật lại, kể lại diễn biến của một sự việc nào đó hoặc phác họa tính cách nhân vật ...
Là dùng ngôn ngữ giúp người khác hình dung được cụ thể sự vật, sự việc, hoặc thế giới nội tâm của con người.
Là khả năng con người bộc lộ tình cảm, những rung động trong tâm hồn với người khác.
Là dùng ngôn ngữ nhằm cung cấp, giới thiệu giảng giải những tri thức về một sự vật, hiện tượng nào đó.
Là bàn về một vấn đề nào đó nhằm thuyết phục người đọc, người nghe.
Là phương thức để giao tiếp hành chính dựa trên cơ sở pháp lý.
Đặc điểm nhận diện
Nội dung văn bản kể lại một câu chuyện có cốt truyện, đối tượng kể có các tình tiết (sự kiện) thúc đẩy câu chuyện.
Sử dụng các từ ngữ miêu tả nhằm đem lại những hình ảnh có thể cảm thấy như gặp con người, nghe thấy âm thanh, nhìn ra cảnh sắc ...
Sử dụng những từ ngữ nhằm diễn tả cảm xúc đối với người hoặc đối với sự vật, hiện tượng.
-Tính chuẩn xác, khoa học, hấp dẫn.
-Được trình bày theo hình thức kết cấu nhất định.
Các yếu tố : Luận đề, luận điểm, luận cứ, lập luận.
Phương thức này được sử dụng trong các văn bản hành chính. Tính khuôn mẫu, tính công vụ, thính minh xác
Ví dụ minh họa:
Ví dụ 1: Một hôm, mẹ Cám đưa cho Tấm và Cám mỗi đứa một cái giỏ, sai đi bắt tôm, bắt tép và hứa, đứa nào bắt được đầy giỏ sẽ thưởng cho một cái yếm đỏ. Tấm vốn chăm chỉ, lại sợ dì mắng nên mải miết suốt buổi bắt đầy một giỏ cả tôm lẫn tép. Còn Cám quen được nuông chiều, chỉ ham chơi nên mãi đến chiều chẳng bắt được gì.
Trong đoạn văn trên, tác giả dân gian kể về sự việc hai chị em Tấm đi bắt tép.
+Có nhân vật : dì ghẻ, Tấm, Cám.
+Có câu chuyện đi bắt tép của hai chị em
+Có diễn biến hành động của các nhân vật dì ghẻ, Tấm & Cám
+Có các câu trần thuật
Ví dụ 2: Trăng đang lên. Mặt sông lấp loáng ánh vàng. Núi Trùm Cát đứng sừng sững bên bờ sông thành một khối tím sẫm uy nghi, trầm mặc. Dưới ánh trăng, dòng sông sáng rực lên, những con sóng nhỏ lăn tăn gợn đều mơn man vỗ nhẹ vào hai bên bờ cát. 
(Trong cơn gió lốc, Khuất Quang Thụy)
Đoạn văn trên tả cảnh dòng sông trong một đêm trăng sáng.
Ví dụ 3: Nhớ ai bổi hổi bồi hồi
 Như đứng đống lửa như ngồi đống than
 (Ca dao)
Câu ca dao trên miêu tả cảm xúc nhớ nhung của một người đang yêu.
Ví dụ 4: Trong muôn vàn loài hoa mà thiên nhiên đã tạo ra trên thế gian này, hiếm có loài hoa nào mà sự đánh giá về nó lại được thống nhất như là hoa lan.
Hoa lan đã được người phương Đông tôn là « loài hoa vương giả » (vương giả chi hoa). Còn với người phương Tây thì lan là « nữ hoàng của các loài hoa »
Họ lan thường được chia thành hai nhóm : nhóm phong lan bao gồm tất cả những loài sống bám trên đá, trên cây, có rễ nằm trong không khí.Còn nhóm địa lan lại gồm những loài có rễ nằm trong đất hay lớp thảm mục .
 ( Trích trong SGK Ngữ văn  lớp 10 )
Đoạn trích thuyết minh về hoa lan, nhằm mục đích làm cho người đọc hiểu rõ về loài hoa này.
Ví dụ 5: Muốn xây dựng một đất nước giàu mạnh thì phải có nhiều người tài giỏi. Muốn có nhiều người tài giỏi thì học sinh phải ra sức học tập văn hóa và rèn luyện thân thể, bởi vì chỉ có học tập và rèn luyện thì các em mới có thể trở thành những người tài giỏi trong tương lai.
Ví dụ 6: Giấy xin phép nghỉ học, đơn, hợp đồng,
+ Cách nhận biết các phong cách ngôn ngữ:
Dấu hiệu nhận biết
PCNN sinh hoạt
PCNN nghệ thuật
PCNN báo chí
PCNN chính luận
PCNN khoa học
PCNN hành chính
Đặc điểm ngôn ngữ và phạm vi sử dụng
-Lời ăn tiếng nói hàng ngày.
-Dùng trong sinh hoạt giao tiếp hàng ngày
-Là ngôn ngữ gời hình, gợi cảm. Và được dùng trong sáng tác văn chương.
-Là ngôn ngữ dùng để thông báo tin tức thời sự.
-Dùng trong lĩnh vực báo chí
Là ngôn ngữ để bày tỏ qun điểm thái độ về một vấn đề thuộc lĩnh vực chính trị xã hội.
Là ngôn ngữ được dùng trong các văn bản khoa học
Là ngôn ngữ dùng trong các văn bản hành chính để giao tiếp trong phạm vi cơ quan nhà nước
Chức năng
Thông tin, bộc lộ cảm xúc
Thẩm mỹ
Tác động
Chứng minh, tác động
Thông báo, chứng minh
Thông báo
Đặc trưng cơ bản
-Tính cụ thể.
-Tính cảm xúc.
-Tính cá thể
-Tính hình tượng.
-Tính truyền cảm.
-Tính cá thể hóa.
-Tính thông tin, thời sự.
-Tính ngắn gọn.
-Tính sinh động, hấp dẫn.
-Tính công khai về quan điểm chính trị.
-Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận.
-Tính truyền cảm, thuyết phục.
-Tính trừu tương, khái quát.
-Tính lý trí, logic.
-Tính phi các thể.
-Tính khuôn mẫu.
-Tính minh xác.
-Tính công vụ.
Phương tiện ngôn ngữ
-Sử dụng từ ngữ địa phương, khẩu ngữ, giàu sắc thái biểu cảm, thân mật suồng sã.
-Sử dụng câu cảm thán, câu cầu khiến ...
-Sử dụng nhiều biện pháp tu từ.
-Sử dụng từ ngữ, câu văn, hình ảnh có tính đa nghĩa.
-Sử dụng nhiều biện pháp tu từ: So sánh, ẩn dụ, hoán dụ ...
-Sử dụng nhiều từ ngữ có tính thông tin: Địa điểm, thời gian, sự kiện ... 
-Sử dụng nhiều các từ ngữ chính trị.
-Sử dụng các kiểu câu phức hợp.
-Sử dụng biện pháp tu từ.
-Sử dụng nhiều các thuật ngữ khoa học.
-Sử dụng câu văn chính xác, chặt chẽ, logic ...
-Không sử dụng biện pháp tu từ.
-Sử dụng nhiều từ ngữ hành chính.
-Trong câu mỗi ý thường tách ra và xuống dòng.
-Không sử dụng biện pháp tu từ.
Các dạng biểu hiện
-Độc thoại, đối thoại, nhật ký, thư từ, lời nói tái hiện trong tác phẩm văn học.
-Tác phẩm tự sự, tác phẩm thơ, kịch ...
-Bản tin, phóng sự, tiểu phẩm, thời sự, quảng cáo.
-Hịch, cáo, thư, chiếu, tuyên ngôn, cương lĩnh, xã luận ....
-Chuyên khảo, luận án, luận văn, giáo trình, sách giáo khoa ...
-Nghị định, thông tư, giấy chứng nhận, đơn từ ..
Ví dụ minh họa:
Ví dụ 1: Xin hãy dạy cho cháu biết cách mỉm cười khi buồn bã. Xin hãy dạy cho cháu biết rằng không có sự xấu hổ trong những giọt nước mắt. Xin hãy dạy cho cháu biết chế giễu những kẻ yếm thế và cẩn trọng trước sự ngọt ngào đầy cạm bẫy.
Xin hãy dạy cho cháu rằng có thể bán cơ bắp và trí tuệ cho người ra giá cao nhất nhưng không bao giờ được để cho ai ra giá mua trái tim và tâm hồn mình.
Xin hãy đối xử dịu dàng nhưng đừng vuốt ve nuông chiều cháu bởi vì chỉ có sự thử thách của lửa mới tôi luyện nên những thanh sắt cứng rắn. Hãy giúp cháu có đủ can đảm biểu lộ sự kiên nhẫn và có đủ kiên nhẫn để biểu lộ sự can đảm.
 (Tríc

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_ren_luyen_ky_nang_cho_hoc_sinh_khi_lam_dang_de_doc_hieu.doc