SKKN Rèn luyện kĩ năng sống – bồi dưỡng lối sống đẹp cho học sinh thpt qua một số tác phẩm văn học lớp 12

SKKN Rèn luyện kĩ năng sống – bồi dưỡng lối sống đẹp cho học sinh thpt qua một số tác phẩm văn học lớp 12

Trong nhà trường phổ thông, Ngữ văn là một môn nền tảng, là một bộ phận quan trọng tạo nên trình độ văn hóa của con người. Môn Ngữ văn có vị trí quan trọng trong việc bồi dưỡng tâm hồn, góp phần hình thành nhân cách học sinh. Nâng cao hiệu quả của dạy học Ngữ văn trong nhà trường phổ thông không chỉ đòi hỏi cần có một sự đổi mới cơ bản về nội dung cũng như phương pháp dạy mà còn bồi dưỡng kĩ năng sống, lối sống đẹp cho học sinh. Qua tác phẩm văn chương, học sinh hiểu về cuộc đời, con người và chính bản thân mình.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, trong môi trường học đường róng lên hồi chuông đáng báo động về tình trạng xuống cấp văn hóa ứng xử, lối sống vô trách nhiệm, vô cảm, bạo lực học đường, bạo hành gia đình, lối sống thực dụng, hưởng thụ Đó cũng là vấn đề mà những người làm công tác giáo dục có tâm với nghề luôn suy nghĩ và trăn trở

Bản thân tôi luôn tâm niệm, dạy văn trước hết là dạy làm người, học văn trước hết là học làm người. Vì vậy, trong nhiều năm qua tôi rất chú trọng việc rèn luyện kĩ năng sống, bồi dưỡng lối sống đẹp cho học sinh trong quá trình dạy học Ngữ văn ở trường THPT, đặc biệt qua những tác phẩm văn chương lớp 12. Với mong muốn góp phần hoàn thiện nhân cách học sinh, phát huy hiệu quả giáo dục của Văn học nên tôi mạnh dạn chia sẻ với quý đồng nghiệp một kinh nghiệm nhỏ qua đề tài: RÈN LUYỆN KĨ NĂNG SỐNG – BỒI DƯỠNG LỐI SỐNG ĐẸP CHO HỌC SINH THPT QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN HỌC LỚP 12 .

 

docx 21 trang thuychi01 8451
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Rèn luyện kĩ năng sống – bồi dưỡng lối sống đẹp cho học sinh thpt qua một số tác phẩm văn học lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT LÊ LỢI 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
RÈN LUYỆN KĨ NĂNG SỐNG – BỒI DƯỠNG LỐI SỐNG ĐẸP CHO HỌC SINH THPT QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN HỌC LỚP 12 .
Người thực hiện: Đỗ Thị Huyền
Chức vụ: 	 Giáo viên
SKKN thuộc môn: Ngữ Văn
THANH HÓA, NĂM 2019
Mục lục
STT
NỘI DUNG
Trang
1 Mở đầu 
1
1.1 Lý do chọn đề tài
1.2 Mục đích nghiên cứu
1.3 Đối tượng nghiên cứu
1.4 Phương pháp nghiên cứu
1
1
3
3
2
Nội dung 
2.1 Cơ sở lý luận
2.2 Thực trạng của vấn đề
2.3 Giải pháp và tổ chức thực hiện
2.3.1 Giải pháp
2.3.2 Tổ chức thực hiện
2.4 Hiệu quả của SKKN
2.4.1 Hiệu quả đạt được
2.4.2 Bài học kinh nghiệm
4
4
5
6
6
7
12
12
13
3
Kết luận 
15
4
Tài liệu tham khảo
16
1. Mở đầu 
1.1 Lý do chọn đề tài
Trong nhà trường phổ thông, Ngữ văn là một môn nền tảng, là một bộ phận quan trọng tạo nên trình độ văn hóa của con người. Môn Ngữ văn có vị trí quan trọng trong việc bồi dưỡng tâm hồn, góp phần hình thành nhân cách học sinh. Nâng cao hiệu quả của dạy học Ngữ văn trong nhà trường phổ thông không chỉ đòi hỏi cần có một sự đổi mới cơ bản về nội dung cũng như phương pháp dạy mà còn bồi dưỡng kĩ năng sống, lối sống đẹp cho học sinh. Qua tác phẩm văn chương, học sinh hiểu về cuộc đời, con người và chính bản thân mình.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, trong môi trường học đường róng lên hồi chuông đáng báo động về tình trạng xuống cấp văn hóa ứng xử, lối sống vô trách nhiệm, vô cảm, bạo lực học đường, bạo hành gia đình, lối sống thực dụng, hưởng thụĐó cũng là vấn đề mà những người làm công tác giáo dục có tâm với nghề luôn suy nghĩ và trăn trở  
Bản thân tôi luôn tâm niệm, dạy văn trước hết là dạy làm người, học văn trước hết là học làm người. Vì vậy, trong nhiều năm qua tôi rất chú trọng việc rèn luyện kĩ năng sống, bồi dưỡng lối sống đẹp cho học sinh trong quá trình dạy học Ngữ văn ở trường THPT, đặc biệt qua những tác phẩm văn chương lớp 12. Với mong muốn góp phần hoàn thiện nhân cách học sinh, phát huy hiệu quả giáo dục của Văn học nên tôi mạnh dạn chia sẻ với quý đồng nghiệp một kinh nghiệm nhỏ qua đề tài: RÈN LUYỆN KĨ NĂNG SỐNG – BỒI DƯỠNG LỐI SỐNG ĐẸP CHO HỌC SINH THPT QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN HỌC LỚP 12 .
1.2. Mục đích nghiên cứu
Lứa tuổi học sinh THPT là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi khám phá song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, còn thiếu kinh nghiệm sống nên dễ bị lôi kéo kích động.
Việc giáo dục tích hợp kĩ năng sống vào tiết dạy Văn là một nhu cầu cần thiết: Thứ nhất, trang bị cho học sinh một số KNS để bước vào đời.
Thứ hai, tiết học có lồng ghép giáo dục KNS bao giờ cũng thân thiện, tích cực.
Tạo điều kiện cho học sinh thực hành và phát huy tối đa năng lực của bản thân.
1.3 Đối tượng nghiên cứu:
- Học sinh khối 12 THPT.
 Vợ chồng APhủ(Tô Hoài)
Vợ nhặt(Kim Lân)
Rừng xà nu(Nguyễn Trung Thành)
Những đứa con trong gia đình(Nguyễn Thi)
Chiếc thuyền ngoài xa(Nguyễn Minh Châu)
Văn bản Hồn Trương Ba, da hàng thịt(Lưu Quang Vũ)
1.4 Phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu lí luận:
+ Tìm đọc tài liệu có liên quan đến việc rèn kĩ năng sống cho học sinh. 
- Nghiên cứu thực tế 
+ Khảo sát thực tế học sinh: Khảo sát học sinh qua hai đợt ( đầu năm và cuối học kì 1) 
+ Phương pháp quan sát Quan sát hoạt động học tập (Xem các em có tích cực tham gia vào các hoạt động hay không? Có kĩ năng làm bài hay không?...)
+ Quan sát hoạt động giao tiếp với mọi người xung quanh (Thái độ khi nói chuyện với bạn bè, cách xưng hô với thầy cô giáo, với người lớn tuổi, hành vi tốt xấu với mọi người). 
Sử dụng phương pháp thực hành: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động học tập ,vui chơi và các hoat động ngoài giờ lên lớp để học sinh tự cảm nhận, đánh giá, nhận xét qua các hành vi và từ đó hình thành các kĩ năng; thực hiện sự phối hợp trong và ngoài nhà trường, làm tốt công tác xã hội hóa trong việc giáo dục kĩ năng sống. 
Phương pháp phân tích và tổng hợp kinh nghiệm giáo dục Phân tích các nguyên nhân dẫn đến học sinh thiếu kĩ năng sống. Tổng hợp các biện pháp giáo dục của giáo viên chủ nhiệm, của nhà trường và gia đình.
2. Nội dung
2.1 Cơ sở lý luận.
Thực hiện quyết định của Bộ GD&ĐT, các Sở GD & ĐT trong cả nước đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục, các trường học tăng cường rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh, tăng cường nguồn lực trong và ngoài nhà trường cho giáo dục đạo đức, hình thành các chuẩn đạo đức, chú ý giáo dục giá trị gia đình, văn hóa gia đình bên cạnh giáo dục lòng yêu nước và truyền thống văn hóa dân tộc. Tập trung rèn luyện cho học sinh ý thức kỷ luật, tác phong nhanh nhẹn, gọn gàng, ngăn nắp, tăng cường giáo dục kỹ năng tự phục vụ, thói quen vệ sinh tốt, kỹ năng tự bảo vệ an toàn bản thân, mạnh dạn trong giao tiếp, thân thiện với bạn bè, lễ phép với người lớn 
Nghiên cứu gần đây về sự phát triển tâm lý lứa tuổi học sinh THPT cho thấy rằng khả năng giao tiếp với mọi người, khả năng biết tự kiểm soát, thể hiện các cảm giác của mình, biết cách ứng xử phù hợp với các yêu cầu, biết giải quyết các vấn đề cơ bản một cách tự lập có những ảnh hưởng rất quan trọng đối với kết quả học tập của các em tại trường. Vì thế, ngày nay trên thế giới rất nhiều nhà trường học áp dụng phương pháp học trung tính là phương pháp học tập thông qua các giao tiếp tích cực với những người khác. Ở Việt Nam, để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học, giáo dục phổ thông đã và đang được đổi mới mạnh mẽ theo bốn trụ cột của giáo dục thế kỉ XXI mà thực chất là cách tiếp cận kĩ năng sống đó là: học để biết, học để làm, học để tự khẳng định mình và học để cùng chung sống. 
Dựa vào những cơ sở những giá trị của văn học, đặc biệt là giá trị giáo dục, chúng tôi mong muốn giúp học sinh tự giác rèn luyện kĩ năng mềm: biết lắng nghe, biết chia sẻ, biết cảm ơn, biết xin lỗi, biết chào hỏivà hình thành lối sống đẹp thông qua tác phẩm văn học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Ngữ văn, nhất là thông qua những tác phẩm văn học ngữ văn ở lớp 12.
2.2 Cơ sở thực tiễn.
Những năm gần đây, Bộ giáo dục và đào tạo phát động phong trào thi đua: "Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực" trong các nhà trường phổ thông, trong đó có nội dung: “Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh phù hợp với lứa tuổi của học sinh.” Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh là một việc làm hết sức cần thiết của xã hội, các em không chỉ biết học giỏi về kiến thức mà còn phải được tôi luyện những kĩ năng sống qua đó tạo cho các em một môi trường lành mạnh, an toàn, tích cực, vui vẻ để trang bị cho các em vốn kiến thức, kĩ năng, giá trị sống để bước vào đời tự tin hơn. Từ đó giúp cho các em sống đẹp, sống tốt, sống tử tế, sống nhân văn, sống có ích hơn.
Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam đang hội nhập với các nước trên thế giới từng bước phát triển vươn lên, những mặt tốt của xã hội được phát triển mạnh song những vấn đề mặt trái của xã hội cũng xuất hiện nhiều ảnh hưởng đến sự tồn tại, phát triển của mỗi tập thể, cá nhân trong đó có một bộ phận là giới trẻ, lứa tuổi vị thành niên. Theo guồng quay của xã hội, một số gia đình bố mẹ chỉ quan tâm, mải lo đến việc làm kinh tế mà quên mất gia đình là chiếc nôi của trẻ, quên đi việc cần tạo một môi trường gia đình đầm ấm, người lớn gương mẫu, quan tâm dạy dỗ con em; Không những thế còn có những gia đình cha mẹ nghiện ngập, cờ bạc, rượu chè,...ảnh hưởng vô cùng lớn tới tâm hồn trẻ, tới sự phát triển nhân cách của trẻ. Một số gia đình hoàn toàn phó mặc việc dạy dỗ con em mình cho nhà trường. Cũng có những gia đình có điều kiện kinh tế, quá chiều chuộng con dẫn đến trẻ thiếu sự sáng tạo, luôn ỷ lại, phụ thuộc vào người lớn; mỗi khi gặp các tình huống trong thực tế lúng túng không biết xử lý thế nào, hạn chế trong việc tự bảo vệ bản thân mình; hoặc có trẻ được chiều chỉ làm theo ý của mình chứ không làm theo ý người khác. 
Bên cạnh việc học các môn văn hoá nếu học sinh được chú ý giáo dục ý thức, được rèn kĩ năng sống biết phân biệt cái tốt, cái xấu, biết từ chối cám dỗ, biết ứng xử, biết tự quyết định đúng trong một số tình huống thì chính trẻ sẽ là người tác động tốt đến gia đình, xã hội. Hiện nay, nhiều em rất thiếu kĩ năng làm việc nhà, kĩ năng tự phục vụ, kĩ năng giao tiếp với ông bà, cha mẹ. Nhiều em không tự dọn dẹp phòng ở của chính mình, không giúp đỡ bố mẹ bất kì việc gì ngoài việc học. Phụ huynh vì bận nhiều công việc nên ít quan tâm giúp đỡ con em trong các hoạt động cần thiết, làm cho các em rất rụt rè thiếu tự tin khi giao tiếp hoặc tham gia các hoạt động bởi các em bị cuốn hút theo các trò chơi điện tử và hệ thống ảo trên hệ thống Internet. Đây là những trò chơi làm cho các em xa lánh với môi trường sống thực tế và thiếu sự tương tác giữa con người với con người, kĩ năng xã hội của học sinh ngày càng kém. Điều này dẫn đến tình trạng học sinh trở nên ích kỉ, không quan tâm đến cộng đồng. Học tập là một nhu cầu thường trực của con người trong mọi thời đại. Học tập không chỉ dừng lại ở các tri thức khoa học thuần túy mà còn được hiểu là mọi tri thức về thế giới trong đó có cả những mối quan hệ, cách thức ứng xử với môi trường xung quanh. Kĩ năng sống là một trong những vấn đề quan trọng đối với mỗi cá nhân trong quá trình tồn tại và phát triển. Chương trình học hiện nay đang gặp phải nhiều chỉ trích do quá nặng nề về kiến thức trong khi những tri thức vận dụng cho đời sống hàng ngày bị thiếu vắng. Hơn nữa, người học đang chịu nhiều áp lực về học tập khiến cho không còn nhiều thời gian cho các hoạt động ngoại khóa, hoạt động xã hội. Điều này dẫn đến sự “xung đột” giữa nhận thức, thái độ và hành vi với những vấn đề xảy ra trong cuộc sống. Mặc dù ở một số môn học, các hoạt động ngoại khóa, giáo dục kĩ năng sống đã được đề cập đến. Tuy nhiên, do nội dung, phương pháp, cách thức truyền tải chưa phù hợp với tâm sinh lí của đối tượng nên hiệu quả lồng ghép còn chưa cao.
2.3 Giải pháp và tổ chức thực hiện
2.3.1. Giải pháp.
 Giáo dục kĩ năng sống qua việc tích hợp vào các môn học. 
Để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh có hiệu quả chúng tôi đã vận dụng lồng ghép vào khi giảng dạy các tiết học chính khóa, nhất là các môn như: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân để trong những giờ học đó các em được làm để học, được trải nghiệm như trong cuộc sống thực. 
Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua công tác chủ nhiệm lớp. 
Giáo viên gần gũi và tạo mối thân thiện với học sinh. Mỗi thầy giáo, cô giáo muốn hoàn thành nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm trước hết phải có tình yêu thương học trò, có sự độ lượng, bao dung, đồng thời phải hiểu về tâm lý lứa tuổi, phải có cái nhìn tinh tế. Cùng đó, giáo viên chủ nhiệm cần am hiểu và biết cách tổ chức giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Đối với học sinh có những biểu hiện lệch lạc về nhân cách giáo viên chủ nhiệm chính là người cùng với gia đình có những biện pháp “kéo” em về với “cái thiện”. Thầy, cô giáo chủ nhiệm là cầu nối quan trọng để kết nối giữa nhà trường, gia đình và xã hội. 
Làm chủ nhiệm là một nghệ thuật, đòi hỏi người giáo viên phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo về lời ăn, tiếng nói, tác phong làm việc cho đến trình độ chuyên môn; quan hệ với trò như người thân để trò cảm thấy vừa gần gũi, vừa đáng tin cậy; kiên trì giáo dục học sinh theo kiểu “mưa dầm thấm lâu”. Giáo viên chủ nhiệm không chỉ làm công tác chuyên môn mà còn phải có tình cảm để giải quyết những tình huống phát sinh của học sinh trong lớp. Vì thế ngoài việc phải đảm bảo nội dung lên lớp vừa tạo sự hấp dẫn, sáng tạo, mới mẻ, gây hứng thú học tập cho HS. Và điều không thể thiếu là người giáo viên chủ nhiệm phải có tâm huyết với nghề và tình yêu thương đối với HS. Vậy để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua công tác chủ nhiệm lớp thì mỗi người giáo viên chủ nhiệm cần:
 - Tăng cường giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua các hình thức dạy học của mình, qua các giờ sinh hoạt để giáo dục đạo đức và nhân cách cho HS. 
- Xây dựng hành vi giao tiếp giữa “Thầy với trò” rèn luyện kĩ năng ứng xử văn hoá, lên án mọi hành vi bạo lực học đường và xã hội. 
- Thường xuyên liên hệ với cha mẹ HS, kịp thời nắm bắt thông tin, cùng kết hợp với cha mẹ HS rèn cho HS kĩ năng ứng xử văn hoá, rèn luyện sức khoẻ phòng chống bạo lực. 
- Nâng cao ý thức tự nguyện, tự giác, tự chủ phát huy được tính tích cực trong việc rèn luyện kĩ năng sống của thầy cô giáo và học sinh. Giáo dục cho HS nhận biết được lợi ích của việc rèn luyện kĩ năng về mọi mặt: cho bản thân, gia đình, xã hội và đất nước. Đồng thời biết quan tâm chia sẻ đến mọi người.
 - Tổ chức lớp cũng nên đổi mới: lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng, tổ phó cần thay đổi theo từng tháng để từng học sinh biết được các công việc của người lãnh đạo, các khó khăn gặp phải và xử lí ra sao. Đồng thời biết cảm thông với công việc của người chỉ huy. Qua đó, rèn cho các em những kĩ năng chỉ huy-lãnh đạo cần thiết. 
- Giáo viên chủ nhiệm phải thực sự đổi mới phương pháp trong việc thực hiện công tác chủ nhiệm lớp, tạo điều kiện để HS rèn luyện và tự rèn luyện. Coi trọng tự rèn luyện của HS và động viên kịp thời. 
 - Gần gũi, thương yêu ,trao đổi với học sinh để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng xu hướng sở thích của học sinh, giúp các em nêu ra “điều em muốn nói”. 
 Bởi vậy vấn đề giáo dục kĩ năng sống cho HS còn cần đến vốn sống, tình thương và nhân cách của người thầy. Học kiến thức ở thầy trước hết là ở tấm gương sống của thầy. Vì vậy để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh HS trước hết “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” 
Giáo dục kĩ năng sống qua các tiết chào cờ, sinh hoạt lớp, hoạt động tập thể ngoài giờ lên lớp. 
Để rèn kĩ năng sống cho học sinh có hiệu quả bản thân tôi còn vận dụng thông qua các hoạt động ngoài giờ học. Đó là qua các buổi ngoại khóa của trường, lớp. Thói quen hành vi và kĩ năng chỉ được hình thành thuận lợi khi các em có điều kiện tham gia các hoạt động. Trong khi tham gia các hoạt động các em sẽ gặp những tình huống cụ thể của cuộc sống buộc phải tự tìm cách giải quyết bằng trí tuệ và sức lực của mình. Từ đó giúp các em hiểu, biết cách làm và cách tự điều chỉnh hành vi cho phù hợp với chuẩn mực. 
2.3.2 Tổ chức thực hiện.
Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh phát hiện một số vấn đề xã hội trọng tâm trong các tác phẩm văn học như :
Tây Tiến(Quang Dũng):Trách nhiệm và lí tưởng của người trai với đất nước.
 Vợ chồng APhủ(Tô Hoài): Tinh thần tự đấu tranh giải phóng
Vợ nhặt(Kim Lân): Khát vọng sống và lòng nhân ái.
Rừng xà nu(Nguyễn Trung Thành): Vai trò của đồng bào dân tộc thiểu số trong công cuộc giữ nước.
Những đứa con trong gia đình(Nguyễn Thi): Mối quan hệ giữa gia đình và xã hội
Chiếc trhuyền ngoài xa(Nguyễn Minh Châu): Bạo lực gia đình và trách nhiệm của cha mẹ với con cái.
Văn bản Hồn Trương Ba, da hàng thịt(Lưu Quang Vũ): Cuộc đấu tranh với chính mình.
Ứng dụng trong một số bài học cụ thể:
Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu)
Khi dạy tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của nhà văn Nguyễn Minh Châu. GV đặt câu hỏi bằng cách đưa ra một đoạn văn: “ Lão đàn ông lập tức trở nên hùng hổ, mặt đỏ gay, lão rút trong người ra một chiếc thắt lưng của lính ngụy ngày xưa, có vẻ như những điều phải nói với nhau họ đã nói hết, chẳng nói chẳng rằng lão trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng, quất tới tấp vào lưng người đàn bà. Lão vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két, rên rỉ đau đớn:”Mày chết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ”.
Người đàn bà với vẻ cam chịu đầy nhẫn nhục, không hề chống trả cũng không tìm cách chạy trốn”
Đó là những nghịch cảnh éo le của cuộc sống khi đọc đoạn văn trên tôi nhận thấy sự bất bình căng thẳng hiện lên trong đôi mắt các em học sinh. Tôi giúp các em giải quyết căng thẳng và bức xúc bằng một câu hỏi gợi mở: 
Nguyên nhân vì sao mà người đàn bà hàng chài bị chồng đánh ấy lại không kêu la, không chống trả, không tìm cách chạy trốn. Khi các em tìm được câu trả lời: Vì đức hy sinh của người mẹ, vì tình thương con, vì cuộc sống khó khăn bế tắc mà người phụ nữ phải cam chịu. Lúc này không khí lớp học trở nên xúc động bởi sự cảm thông xen lẫn niềm xót xa thương cảm cho người phụ nữ nghèo. Từ đó tôi liên tưởng lồng ghép KNS: trong cuộc sống các em sẽ gặp không ít những khó khăn, bế tắc và sự căng thẳng. Lúc đó đòi hỏi các em cần sự tỉnh táo để xác định nguyên nhân, ứng phó với căng thẳng sao cho ít gây tổn thương nhất. 
Kỹ năng ứng phó với căng thẳng rất quan trọng, giúp con người:
+ Biết suy nghĩ và ứng phó một cách tích cực khi gặp căng thẳng.
 + Duy trì được trạng thái cân bằng, không làm tổn hại đến sức khỏe thể chất tinh thần của bản thân.
+ Xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp, không làm ảnh hưởng đến người xung quanh.
Ứng phó với căng thẳng có được nhờ sự kết hợp các kĩ năng khác như: 
Kỹ năng tự nhận thức.
Kỹ năng xử lí cảm xúc.
..
Kỹ năng tìm kiếm sự giúp đỡ.
Kỹ năng giải quyết vấn đề
Từ câu chuyện của gia đình người đàn bà hàng chài tôi liên hệ với mẩu chuyện ngắn về gia đình anh A và anh B có chung một hoàn cảnh: cả hai đều có một người cha nghiện ngập. Tuy nhiên sau này anh A lại trở thành con người có ích cho xã hội là người tiên phong trong công tác phòng chống tệ nạn xã hội và bạo lực gia đình. Còn anh B lại trở thành bản sao của người cha nghiện ngập. Vấn đề được đặt ra trong câu hỏi của nhà xã hội học là “Điều gì khiến anh lại trở nên như thế ?”. Và câu trả lời của cả hai là “Có một người cha như thế nên tôi phải như thế”. Như vậy vấn đề được đặt ra ở đây là sự ảnh hưởng của gia đình đối với mỗi cá nhân con người. Từ đó hướng dẫn học sinh hình thành nhân cách, hướng tới lối sống đẹp, nhân văn.
Tác phẩm Hồn Trương Ba, da hàng thịt(Lưu Quang Vũ) 
Tiến hành theo cách thức trên, GV cũng có thể đặt ra những tình huống cho học sinh giải quyết, phát hiện vấn đề và bày tỏ suy nghĩ của bản thân về vấn đề đó :
Tâm trạng của hồn Trương Ba như thế nào khi nhận ra bi kịch mình bị thân xác hàng thịt điều khiển, biến thành kẻ tha hóa, sa đọa?
Hãy tưởng tượng cuộc sống của Hồn Trương Ba khi ông nhập hồn vào thân xác cu Tị.
Nếu em là Trương Ba, trong màn đối thoại với Đế Thích, em sẽ giải quyết vấn đề của bản thân như thế nào? Tại sao ?
Qua đối thoại, giáo viên sẽ giúp học sinh nhận thức được bài học quý giá về tinh thần tự đấu tranh với bản thân. 
Trong văn bản, nhân vật hồn Trương Ba đã rơi vào bị kịch tha hóa, bi kịch tinh thần. Sau một quá trình nhận thức ông đã quyết liệt đấu tranh với bản thân, với cả cái chết để hướng đến một cuộc sống trong sạch và toàn vẹn . 
 Như vậy cuộc đấu tranh với bản thân là cuộc đấu tranh hết sức khó khăn, nhưng hết sức cần thiết để gìn giữ phần Người trong mỗi con người  Cuộc đấu tranh đó đòi hỏi con người phải có lòng dũng cảm, bản lĩnh và cả sự hi sinh.
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
2.4.1. Hiệu quả đạt được.
Trước hết, để thực hiện phương pháp này học sinh sẽ phải chủ động tích cực chuẩn bị bài ở nhà, tìm hiểu kĩ về tác phẩm, phát hiện những thông điệp của tác phẩm, từ đó các em có hứng thú trong tiết học trên lớp. 
Trong tiết học, giáo viên còn tổ chức tiết học bằng việc vận dụng phương pháp dạy học như phát vấn, thảo luận nhóm, bình giảng Điều này sẽ giúp không khí học tập sinh động, học sinh được tự do, mạnh dạn bày tỏ ý kiến quan điểm của mình về một vấn đề, cũng là phương thức đối thoại giữa học sinh với nhà văn, giữa học sinh với giáo viên, và giữa học sinh với học sinh, rèn luyện kĩ năng diễn đạt, tranh luận  Do vậy việc tiếp nhận tác phẩm văn học không còn mang tính thụ động, áp đặt. 
Tiếp nhận tác phẩm văn học một cách chủ động, tích cực còn sẽ giúp học sinh thấy tác phẩm văn học không phải là cái gì xa lạ, tách rời cuộc sống mà rất gần gũi, gắn bó với cuộc sống. Văn học là cuộc sống. Tiếp nhận một tác phẩm văn chương một cách tích cực, học sinh sẽ có sự thấu hiểu và đồng cảm, học hỏi được những giá trị tinh thần quý báu của nhà văn, từ đó tự điều chỉnh đời sống cá nhân theo hướng tích cực, hướng tới những giá trị tốt đẹp.
Kết quả giờ học thực nghiệm: Của 2 

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_ren_luyen_ki_nang_song_boi_duong_loi_song_dep_cho_hoc_s.docx