Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy – học kịch hiện đại qua hai trích đoạn "vĩnh biệt cửu trùng đài (trích "vũ như tô" - Nguyễn Huy Tưởng) và "hồn trương ba, da hàng thịt" (trích "hồn trương ba, da hàng thịt - Lưu Quang Vũ)

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy – học kịch hiện đại qua hai trích đoạn "vĩnh biệt cửu trùng đài (trích "vũ như tô" - Nguyễn Huy Tưởng) và "hồn trương ba, da hàng thịt" (trích "hồn trương ba, da hàng thịt - Lưu Quang Vũ)

1. Văn chương đích thực được chia thành 3 loại thể cơ bản: tự sự, trữ tình và kịch. Cả ba thể loại này đều được đưa vào sách giáo khoa chương trình THPT. Tuy nhiên, trong thực tế dạy học ở trường THPT, giáo viên và học sinh đều chú ý nhiều hơn; quan tâm nhiều hơn đến hai thể loại là tự sự và trữ tình. Trong khi đó, dù kịch là một thể loại quan trọng nhưng lại chưa được quan tâm và chú ý một cách đúng mức.

 Sự quan trọng của kịch, nhất là kịch nói hiện đại không chỉ được thể hiện trong văn chương, nghệ thuật mà được thể hiện ở nhiều phương diện như trong nhà trường và ngoài đời sống. và điều thú vị là đối với kịch những phương diện đó có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trong lịch sử phát triển của văn học nhân loại, so với các thể loại khác, kịch xuất hiện muộn hơn nhưng lại phát triển nhanh chóng do có sự gần gũi với đời sống của con người. Vì vậy, kịch trong mối quan hệ với sân khấu có thể giúp nhà văn gửi gắm những vấn đề mang tính chất thời sự nóng hổi trong cuộc sống. Nói cách khác, việc giúp học sinh tìm hiểu tốt những đoạn trích, tác phẩm kịch trong chương trình THPT có thể giúp thu hẹp khoảng cách giữa văn chương với cuộc đời. Qua đó, giúp học sinh có được những nhận thức sâu sắc, kịp thời về cuộc sống của bản thân trong mối quan hệ với gia đình, với nhân dân, thời đại và đất nước mình.

 2.Đoạn trích "Vĩnh biệt Cửu Trùng đài" (Trích "Vũ Như Tô" của Nguyễn Huy Tưởng) và "Hồn Trương Ba, da hàng thịt" (trích "Hồn Trương Ba, da hàng thịt" của Lưu Quang Vũ) được nhiều thế hệ giáo viên và học sinh đánh giá là hay và có ý nghĩa triết lí, nhân văn sâu sắc trong thực tế dạy học việc tổ chức dạy học 2 trích đoạn này chưa thực sự được đầu tư và cũng như chưa có nhiều cách tiếp cận hiệu quả như đối với những thể loại hay những tác phẩm khác trong chương trình.

 Từ đó, chúng tôi cho rằng, cần có những quan điểm đúng đắn, những sự quan tâm và đầu tư xứng đáng không chỉ cho thể loại tự sự, trữ tình mà còn cho kịch; đồng thời có cách đọc- hiểu phù hợp với một số văn bản kịch, nhất là kịch nói hiện đại Việt Nam trong chương trình THPT.

 

doc 23 trang thuychi01 6203
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy – học kịch hiện đại qua hai trích đoạn "vĩnh biệt cửu trùng đài (trích "vũ như tô" - Nguyễn Huy Tưởng) và "hồn trương ba, da hàng thịt" (trích "hồn trương ba, da hàng thịt - Lưu Quang Vũ)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
 Tên đề mục
Trang
A
Phần mở đầu 
2
I
Lí do chọn đề tài
2
II
Mục đích nghiên cứu 
2
III
Đối tượng nghiên cứu 
2
IV
Phương pháp nghiên cứu 
3
B
Phần nội dung 
4
I
Cơ sở lí luận của vấn đề 
4
II
Thực trạng của vấn đề 
5
III
Các giải pháp, biện pháp giải quyết vấn đề 
5
1.
Giáo án thể nghiệm "Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài" (Trích "Vũ Như Tô"- Nguyễn Huy Tưởng 
5
2
Giáo án thể nghiệm "Hồn Trương Ba, da hàng thịt" (Trích "Hồn Trương Ba, da hàng thịt" –Lưu Quang Vũ)
14
C
Kết luận và kiến nghị 
21
I
Kết quả ứng dụng 
21
II
Một số kết luận 
21
III
Một số kiến nghị 
21
A. PHẦN MỞ ĐẦU 
I.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 
1. Văn chương đích thực được chia thành 3 loại thể cơ bản: tự sự, trữ tình và kịch. Cả ba thể loại này đều được đưa vào sách giáo khoa chương trình THPT. Tuy nhiên, trong thực tế dạy học ở trường THPT, giáo viên và học sinh đều chú ý nhiều hơn; quan tâm nhiều hơn đến hai thể loại là tự sự và trữ tình. Trong khi đó, dù kịch là một thể loại quan trọng nhưng lại chưa được quan tâm và chú ý một cách đúng mức. 
	Sự quan trọng của kịch, nhất là kịch nói hiện đại không chỉ được thể hiện trong văn chương, nghệ thuật mà được thể hiện ở nhiều phương diện như trong nhà trường và ngoài đời sống... và điều thú vị là đối với kịch những phương diện đó có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trong lịch sử phát triển của văn học nhân loại, so với các thể loại khác, kịch xuất hiện muộn hơn nhưng lại phát triển nhanh chóng do có sự gần gũi với đời sống của con người. Vì vậy, kịch trong mối quan hệ với sân khấu có thể giúp nhà văn gửi gắm những vấn đề mang tính chất thời sự nóng hổi trong cuộc sống. Nói cách khác, việc giúp học sinh tìm hiểu tốt những đoạn trích, tác phẩm kịch trong chương trình THPT có thể giúp thu hẹp khoảng cách giữa văn chương với cuộc đời. Qua đó, giúp học sinh có được những nhận thức sâu sắc, kịp thời về cuộc sống của bản thân trong mối quan hệ với gia đình, với nhân dân, thời đại và đất nước mình...
	2.Đoạn trích "Vĩnh biệt Cửu Trùng đài" (Trích "Vũ Như Tô" của Nguyễn Huy Tưởng) và "Hồn Trương Ba, da hàng thịt" (trích "Hồn Trương Ba, da hàng thịt" của Lưu Quang Vũ) được nhiều thế hệ giáo viên và học sinh đánh giá là hay và có ý nghĩa triết lí, nhân văn sâu sắc trong thực tế dạy học việc tổ chức dạy học 2 trích đoạn này chưa thực sự được đầu tư và cũng như chưa có nhiều cách tiếp cận hiệu quả như đối với những thể loại hay những tác phẩm khác trong chương trình. 
	Từ đó, chúng tôi cho rằng, cần có những quan điểm đúng đắn, những sự quan tâm và đầu tư xứng đáng không chỉ cho thể loại tự sự, trữ tình mà còn cho kịch; đồng thời có cách đọc- hiểu phù hợp với một số văn bản kịch, nhất là kịch nói hiện đại Việt Nam trong chương trình THPT. 
II.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: 
-Với hai đoạn trích "Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài" (Trích "Vũ Như Tô" của Nguyễn Huy Tưởng) và "Hồn Trương Ba, da hàng hàng thịt" (trích "Hồn Trương Ba, da hàng thịt"- Lưu Quang Vũ). Chúng tôi, mong muốn đưa đến một cách tiếp cận, một phương pháp dạy học phù hợp để có thể đưa đến một hướng tiếp cận hiệu quả đối với hai đoạn trích kịch hiện đại, 
-Tạo cho học sinh có hứng thú hơn trong khi học kịch hiện đại nói riêng học các văn bản văn học nói chung. 
III.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: 
-HS khối lớp 11, 12 trường THPT Nông Cống I
-Hai trích đoạn của hai vở kịch nổi tiếng của kịch hiện đại Việt Nam ẩn chứa nhiều bài học nhân sinh và đạo đức có giá trị 
-Từ đó hiểu thêm về thể loại kịch và phân loại kịch hiện đại từ các đoạn trích cụ thể.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
 Trong quá trình viết SKKN, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 
-Phương pháp tổng kết kinh nghiệm 
-Phương pháp quan sát (thông qua dự giờ) 
-Phương pháp thực nghiệm sư phạm 
-Phương pháp thống kê toán học.
B. PHẦN NỘI DUNG
I.CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ: 
	Theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy- học môn Ngữ văn trong chương trình THPT, khi dạy đọc- hiểu văn bản văn học chúng ta cần phải bám sát đặc trưng thể loại. Vấn đề thể loại được coi trọng là một biểu hiện tích cực và có ý nghĩa quan trọng như kim chỉ nam hành động vậy. Bởi nếu không có nó chúng ta sẽ "lầm đường lạc lối", sẽ nhầm lẫn ngay trong những kết luận khoa học của mình. Quan điểm này được thể hiện ngay trong cả việc sắp xếp, tổ chức chương trình, SGK hiện nay. Vậy thể loại là gì? văn học bao gồm những thể loại nào? kịch có gì khác biệt so với những thể loai còn lại?...dù những vấn đề ấy không mới nhưng việc tìm hiểu một cách có hệ thống về một số vấn đề cơ bản của thể loại sẽ giúp chúng ta tránh được những thiếu sót đáng tiếc trong quá trình tìm ra phương pháp đọc- hiểu một văn bản kịch, ở đây là đối với kịch nói hiện đại 
1.Như chúng ta đã biết, thể loại là hình thức chỉnh thể của tác phẩm văn học xuất hiện lần lượt trong lịch sử văn học. Mà nói đến lịch sử văn học về mặt thể loại là nói đến "chuỗi liên tục các sự xuất hiện, biến đổi và phát triển của các thể loại văn học với các hình thức đa dạng của nó"; đồng thời các thể loại ấy cũng "bộc lộ những quy luật chung trong sự phản ánh đời sống và trong cấu tạo tác phẩm" (Lí luận văn học, Phương Lựu chủ biên, NXB Giáo dục, 2003, tr348). Do đó, để chiếm lĩnh các quy luật tổ chức thể loại người ta đã tiến hành phân loại tác phẩm văn học và để chiếm lĩnh các văn bản văn học chúng ta cần nắm vững các nguyên tắc phân loại; các thể loại cũng như các đặc trưng của thể loại ấy. Bởi vì đó là những điều thuộc về bản chất của vấn đề.
Về cơ bản, như trên đã nói, tác phẩm văn học chia thành ba thể loại: trữ tình, tự sự và trữ tình (ngoài ra còn có văn bản nghị luận và văn bản nhật dụng). Nếu như tác phẩm trữ tình gồm những tác phẩm "thông qua sự bộc lộ tình cảm của tác gỉa mà phản ánh hiện thực", loại tự sự gồm các tác phẩm "tái hiện đời sống thông qua việc miêu tả sự kiện" thì kịch gồm những tác phẩm "đem nhân vật đặt lên sân khấu để chúng tự biểu hiện hành động của chúng" (Sdđ, tr349). Kịch cũng giống tự sự ở chỗ có sự kiện nhưng sự kiện trong kịch không thuần túy là bên ngoài, không phải tự nhiên mà có mà có sự chuẩn bị, xuất phát từ một động lực mà ta không biết. Chúng ta nhìn thấy cả một quá trình phát sinh và xuất hiện của sự kiện bắt nguồn từ ý chí và tính cách cá nhân của nhân vật. Cũng cần lưu ý rằng các tính cách nay không tự khép kín trong bản thân mà là quá trình không ngừng bộc lộ ra ngoài. Điều ấy đã tạo nên xung đột thực tế trong kịch. Xung đột, do đó là đặc trưng cơ bản nhất của kịch. Tiếp cận một vở kịch nếu không làm rõ được những xung đột ấy có nghĩa là chưa hiểu rõ đặc trưng thể loại. Cốt truyện kịch chính là quá trình phát triển của xung đột, có bao gồm các giai đoạn: mở đầu (khai đoạn) -> thắt nút (mâu thuẫn xuất hiện)-> phát triển ->Cao trào (mâu thuẫn phát triển thành xung đột) ->mở nút (giải quyết mâu thuẫn). Trong loại tự sự, cốt truyện có thể không tuân thủ các giai đoạn nói trên. 
	II.THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ: 
	Trong văn học, nếu không tính văn bản nghị luận và văn bản nhật dụng, so với trữ tình và tự sự thì kịch là một đứa con "sinh sau đẻ muộn" hơn cả. Có lẽ vì thế ở góc độ thể loại, kịch thường nhắc đến sau cùng. Cũng có lẽ vì thế nên trong chương trình, SGK, văn bản kịch luôn được sắp xếp, bố trí ở cuối kỳ, cuối năm học. Ai đã từng đứng lớp đều biết rằng, đây là những thời điểm nhạy cảm, thời điểm mà sức tập trung của thầy trò đều ở mức độ thấp nhất trong 9 tháng học tập tại nhà trường. Đã thế, số lượng văn bản kịch trong chương trình cũng ít hơn nhiều so với văn bản thơ, truyện. Phải chăng vì thế mà loại thể này ít khi có mặt trong những kì thi quan trọng của học sinh (như học kỳ I, cả năm, thậm chí là cả trong kì thi tốt nghiệp THPT quốc gia)..Tất cả những điều ấy đã tác động đến thực tế dạy học kịch nói chung và kịch nói hiện đại nói riêng ở trường THPT Nông Cống I cũng như nhiều trường THPT khác; cho dù kịch là một loại thể quan trọng, là một bộ phận không thể thiếu (của văn học, của đời sống); cho dù các văn bản kịch được trích học trong SGK đều là những đoạn trích hay, rất có gía trị nghệ thuật và đời sống sâu sắc nhưng chưa được thầy trò quan tâm, đầu tư đúng mức. Điều đó lí giải vì sao thiết kế giáo án các văn bản kịch trong chương trình chưa thật sự phong phú, đa dạng và có chất lượng như các văn bản thuộc các thể loại khác. 
III. CÁC GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 
	Day- học theo tinh thần đổi mới phương pháp là cả một quá trình đòi hỏi tất cả các nhân tố (đặc biệt là người thầy) phải luôn có sự sáng tạo, đổi mới. Đặc biệt đối với các bộ môn giàu tính sáng tạo như Ngữ văn ở bậc phổ thông, việc tiếp cận một văn bản nghệ thuật luôn đặt ra những thách thức không dễ vượt qua đối với mỗi người, mỗi giờ lên lớp. Mỗi một văn bản văn học luôn có nhiều cách thức, con đường để khám phá và mỗi người có thể tìm cho mình một lối đi riêng miễn là nó phải phù hợp với thực tế giảng dạy trong nhà trường THPT hiện nay. Ở đây, chúng tôi không có tham vọng đưa ra một thiết kế chuẩn hay mẫu mực cho tất cả mọi người. Với mỗi đoạn trích, chúng tôi chỉ xin đề xuất một hướng đi, một cách tiếp cận mà theo chúng tôi là phù hợp với thực tế dạy học nói chung đối với hai văn bản kịch nói hiện đại ở Việt Nam được đưa vào chương trình THPT hiện nay. 
	Từ những vấn đề đã trình bày trên đây, tôi xin được đề xuất hướng tiếp cận hai đoạn trích qua hai giáo án thể nghiệm sau. 
GIAÓ ÁN THỂ NGHIỆM PHƯƠNG PHÁP DẠY KỊCH NÓI HIỆN ĐẠI VIỆT NAM
VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI 
(Trích: Vũ Như Tô) - Nguyễn Huy Tưởng 
A.Mục tiêu cần đạt: 
	Giúp HS: 
-Hiểu và phân tích được diễn biến tâm trạng của các nhân vật Vũ Như Tô trong mối quan hệ với nhân vật Đan Thiềm và nhân vật đám đông. Qua đó làm rõ các xung đột cơ bản trong đoạn trích (và tác phẩm) 
-Nhận thức được quan điểm của nhân dân và thái độ trân trọng của Nguyễn Huy Tưởng đối với nghệ sỹ có tâm huyết, có tài năng lớn nhưng không thể giải quyết được mâu thuẫn giữa khát vọng nghệ thuật lớn lao và thực tế xã hội không tạo điều kiện để thực hiện khát vọng ấy. 
-Những đặc sắc nghệ thuật của vở bi kịch có yếu tố lịch sử và những đặc trưng cơ bản của thể loại kịch. 
B.Phương pháp dạy học: 
C. Tiến trình dạy học: 
TIẾT 1: 
1.Kiểm tra bài cũ: 
Hỏi: Anh (chị) đã làm quen với thể loại kịch qua những tác phẩm hay đoạn trích nào ở chương trình Ngữ văn THCS? Hãy kể tên? 
-Trả lời: Án oan hại chồng (Trích "Quan âm thị Hính", lớp 7); Ông Guốc- đanh mặc lễ phục (Trích "Trưởng giả học làm sang", lớp 8); Bắc Sơn (Nguyễn Huy Tưởng) và Tôi và chúng ta (Lưu Quang Vũ), lớp 9. 
2.Dẫn vào bài mới: như vậy là các em đã làm quen với các thể loại của kịch như: kịch dân gian, kịch cổ điển phương Tây; kịch hiện đại Việt Nam. Tuy nhiên, đó mới chỉ là tiếp cận văn bản kịch chứ chưa được tìm hiểu thể loại kịch ở góc độ lí luận, từ đặc trưng thể loại, một cách có hệ thống như lớp 11,12. Học đoạn trích "Vĩnh biệt Cửu Trùng đài" trich trong vở kịch "Vũ Như Tô" của Nguyễn Huy Tưởng sẽ giúp các em nhân diện rõ hơn về thể loại kịch 
HĐ CỦA GV- HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
GV yêu cầu HS đọc kĩ phần tiểu dẫn và trả lời các câu hỏi.
?Hãy kể tên một số tác phẩm của Nguyễn Huy Tưởng. Từ đó cho biết Nguyễn Huy Tưởng thường viết về đề tài nào? 
?Các tác phẩm và đề tài đó giúp chúng ta biết gì về con người và khát vọng của Nguyễn Huy Tưởng? 
? Các tac phẩm mà NHT đã viết giúp ta hiểu gì về sở trường của nhà văn này?
?Giới thiệu vaì nét về tác phẩm
GV kể tóm tắt và yêu cầu HS đọc lại văn bản tóm tắt trong SGK tr 184-185.
GV hướng dẫn, phân công HS đọc theo vai, chú ý đọc diễn cảm, phù hợp với đặc điểm, tâm trạng nhân vật 
I.Tiểu dẫn: 
1. Tác giả: (1912- 1960)
-Tác phẩm: SGK
- Nguyễn Huy Tưởng thường viết về đề tài lịch sử: 
+NHT là người biết tôn trọng quá khứ của dân tộc và muốn từ đề tài này có được những tác phẩm hoành tráng, bi hùng về dân tộc, cho dân tộc. 
+NHT còn là 1 con người luôn trăn trở, trách nhiệm với nghề cầm bút. Trong NHT luôn có những day dứt, những xung đột giữa một bên là mong muốn có được tác phẩm vĩnh cửu, muôn đời và một bên là mong muốn tác phẩm đó kịp thời phục vụ đòi hỏi của quần chúng. 
-Sở trường: kịch và tiểu thuyết 
2. Tác phẩm "Vũ Như Tô"
-Là vở bi kịch lịch sử năm hồi viết về một sự kiện xảy ra ở kinh thành Thăng Long năm 1516-1517, dưới triều Lê Tương Dực 
-Viết xong năm 1941, hoàn thiện năm 1943-1944.
3. Đoạn trích "Vĩnh biệt Cửu trùng đài" 
-Hồi V (Một cung cấm) của vở kịch 
-Đọc văn bản.
GV hướng dẫn HS phân loại nhân vật để giúp cho việc định hướng phân tích: 
?Trong hồi V có các nhân vật nào? Đâu là nhân vật chính? Đâu là nhân vật trung tâm? 
Nhân vật trung tâm được đặt trong mối quan hệ với các nhân vật khác như thế nào? Cơ sở nào để anh (chị) phân chia như thế? 
Từ đó, GV phân nhóm HS: 
Nhóm 1: tìm hiểu Vũ Như trong mối quan hệ với Đan Thiềm
Nhóm 2: tìm hiểu Vũ Như Tô trong mối quan hệ với dân chúng, quân khởi loạn, nội giám (GV cung cấp cho mỗi nhóm một bảng phụ lục theo mẫu dưới đây(*)
II. Đọc- hiểu văn bản: 
1.Đọc hiểu khái quát: 
-Phân loại nhân vật: 
+Nhân vật chính: Vũ Như Tô, Đan Thiềm 
+Nhân vật trung tâm: Vũ Như Tô
-Mối quan hệ: 
+Vũ Như Tô- Đan Thiềm 
+Vũ Như Tô- nhân vật đám đông: dân chúng, quân khởi loạn, nội gián 
-Cơ sở của việc phân chia này là dựa trên sự tương đồng hay khác biệt trong thái độ đối với Cửu Trùng đài 
2.Đọc hiểu chi tiết: 
*Bước 1: Hướng dẫn HS hoạt động nhóm để phát hiện các chi tiết đáng chú ý trong văn bản, GV phát cho HS mỗi nhóm một bảng phụ, dưới đây là những gợi ý: 
-Nhóm 1: Vũ Như Tô- Đan Thiềm: 
?Chọn những lời thoại tiêu biểu và nhận xét về diễn biến tâm trạng của hai nhân vật Vũ Như Tô và Đan Thiềm trong hồi V? 
Vũ Như Tô
Đan Thiềm
-Nhóm 2: Vũ Như Tô- Dân chúng, quân khởi loạn, nội giám: 
? Hãy liệt kê những lời thoại biểu hiện thái độ của Vũ Như Tô, của dân chũng, quân khởi loạn, nội giám đối với Cửu Trùng Đài? Nhận xét về nội dung của những lời thoại ấy? 
Vũ Như Tô
Dân chúng, quân khởi loạn, nội giám 
TIẾT 2. 
*Bước 2: từ những ngữ liệu mà hai nhóm học sinh đã phát hiện và thống kê, GV hướng dẫn HS rút ra những đặc điểm của nhân vật 
1.Vũ Như Tô trong mối quan hệ với Đan Thiềm 
-GV đưa bảng phụ 1 (kết quả hoạt động của nhóm 1) 
Vũ Như Tô 
Đan Thiềm 
-Sao bà nói lạ? [...] Làm gì phải trốn? 
-Khi trước tôi nhờ bà mách đường chạy trốn, bà khuyên không nên bây giờ bà bảo tôi trốn, thế là nghĩa gì? 
- Phá Cửu Trùng Đài? Không đời nào! Mà tôi thì không làm gì nên tội. Họ hiểu nhầm.
-Tôi không trốn đâu (...) tôi sống với Cửu Trùng Đài, chết cũng với Cửu Trùng Đài. Hồn tôi để cả ở đây, thì tôi chạy đi đâu 
-Tấm lòng của bà, chỉ có lòng cha mẹ tôi mới sánh kịp. Nhưng tôi đã quyết, không chịu rời Cửu Trùng Đài một bước.
-Đan Thiềm, bà đứng dậy. Sao bà lẩn thẩn thế, lạy cả một đứa tiểu nhân? 
-Đan Thiềm, xin cùng bà vĩnh biệt! Đời ta chưa tận, mệnh ta chưa cùng. Ta sẽ xây một đài vĩ đại để tạ lòng tri kỷ 
- Đốt thực rồi! Ôi muôn phần căm giận! Ôi mộng lớn! Ôi Đan Thiềm! Ôi Cửu Trùng Đài!
-Nguy đến nơi rồi...Ông Cả! Ông trốn đi, mau lên không thì không kịp.
- Có nghĩa lắm. Khi trước trốn đi thì ông nguy, bây giờ trốn thì ông thoát chết.
-Ai ai cũng cho ông là thủ phạm [...] họ dấy nghãi cốt để giết ông, phá Cửu Trùng Đài. 
-Ông phải trốn đi (...) Khi dân chúng nổi lên, họ nông nổi vô cùng. Họ không phân biệt phải trái. Ông mà có mệnh hệ nào thì nước ta không còn ai tô điểm nữa
-Ông Cả ơi!
(16 lần khuyên Vũ Như Tô trốn đi)
....
-Nói với Ngô Hạch: bao nhiêu tội tôi xin chịu hết. Nhưng xin tướng quân tha cho ông Cả 
(6 lần xin tha cho Vũ Như Tô tội chết)
-Đài lớn tan tành. Ông Cả ơi! Xin cùng ông vĩnh biệt!
=>Không tin, mơ mộng, ảo tưởng cho đến giây phút cuối cùng thì mới đau đớn nhân ra sự thật phũ phàng ->vỡ mộng 
=> Lo lắng, hốt hoảng, van nài Vũ Như Tô trốn đi; biết không trốn được nữa, bà sẵn sàng đánh đổi tính mạng của mình để cứu Vũ Như Tô, sẵn sàng chết cùng Vũ Như Tô. 
-Từ ngữ liệu của nhóm 1, GV hướng dẫn HS tìm hiểu Vũ Như Tô trong mối quan hệ với Đan Thiềm: 
? Qua những lời thoại thể hiện diễn biến tâm trạng của hai nhân vật như thế nào, bộc lộ những đặc điểm gì của nhân vật?
+Gợi dẫn 1: Đan Thiềm là người khuyên Vũ Như Tô ở lại để xây Cửu Trùng Đài trong hồi I, giờ lại khuyên Vũ chạy trốn, cả hai hành động có điểm gì chung? Qua hành động đó, em đánh giá như thế nào về con người Đan Thiềm?
Gợi dẫn 2: Vì sao Vũ Như Tô nhất quyết không nghe theo lời khuyên của Đan Thiềm- một người mà ông hết mực tin tưởng, và dù ông hiểu: tấm lòng bà, chỉ cha mẹ tôi mới sánh kịp? 
? Niềm tin ấy cho thấy điều gì về con người, nhân cách Vũ Như Tô? 
?Tuy nhiên, mối quan hệ giữa Vũ Như Tô và Đan Thiềm có phải chỉ có sự khác biệt? 
Mối quan hệ ấy gợi cho ta nhớ tới mối quan hệ giữa Huấn Cao và Quản ngục trong tác phẩm "Chữ người tử tù" của Nguyễn Tuân. Đó là mối tương giao của những con người cùng yêu quý, trân trọng, nhạy cảm trước cái đẹp, cái tài. 
? Khái quát vài nét về nhân vật Vũ Như Tô?
*Sự khác biệt: 
+ Lời Vũ Như Tô: hướng đến Cửu Trùng Đài. 
+ Lời Đan Thiềm: khẩn thiết van nài Vũ Như Tô trốn đi (gần 20 lần) 
-Đan Thiềm là người đã khuyên Vũ Như Tô ở lại để xây dựng Cửu Trùng Đài trong hồi I, bây giờ lại khuyên Vũ trốn đi, cả hai đều có ý nghĩa duy nhất: bảo vệ cái tài, cái đẹp (trước đây trốn đi thì ông nguy, bây giờ trốn đi thì ông thoát chết)
+Khuyên họ Vũ trốn đi vì Đan Thiềm đau đớn nhận ra sự thất bại của giấc mộng Cửu Trùng đài. Mối quan tâm của nàng bây giờ không phải là Cửu Trùng đài mà là sự an nguy của Vũ Như Tô.
=>Điều đó chứng tỏ nàng là người thực tế, tỉnh táo, thức thời hiểu đời, hiểu người hơn Vũ Như Tô. 
-Vũ Như Tô: nhất quyết ở lại với Cửu Trùng đài: 
+Ông một mực tin tưởng "tôi không làm gì nên tôi? Họ hiểu nhầm". Tin rằng mình có thể thuyết phục được An Hòa hầu và dân chúng -> Ảo tưởng 
+Khi Đan Thiềm nói đến cái chết, Vũ Như Tô: người quân tử không bao giờ sợ chết, mà có chết cũng phải quang minh chính đại. 
+Vũ Như Tô một mực tin: mình có công chứ không có tội.
=>Niềm tin cao cả vào lí tưởng nghệ thuật của mình. Nó thể hiện một nhân cách cao cả nhưng đồng thời cũng thể hiện sự ảo tưởng, mơ mộng của Vũ Như Tô (khác với Đan Thiềm)
*Sự tương đồng: 
-Họ cùng ôm giấc mộng lớn: giấc mộng Cửu Trùng đài. 
-Họ cùng đau khi giấc mộng ấy tan tành
=> Tiếng khóc ở cuối tác phẩm là sự cộng hưởng của nỗi đau và bi kịch. 
- Vũ Như Tô là một kiến trúc sư tài ba và tâm huyết, Đan Thiềm là người ngưỡng mộ tài năng ấy đến mức sẵn sàng đánh đổi tính mạng của mình hi sinh vì cái đẹp. 
=>Mối quan hệ Vũ Như Tô và Đan Thiềm là mối quan hệ giữa người nghệ sỹ sáng tạo ra cái đẹp và ngưỡng mộ cái tài, cái đẹp ->là tri kỷ, tri âm (Tấm lòng bà, chỉ cha mẹ tôi mới sánh kịp/ Ta sẽ xây đài lớn để tạ lòng tri kỷ)
 =>Vũ Như Tô là người nghệ sỹ có tài năng siêu việt, có hoài bão lớn và niềm tin cao cả vào lý tưởng nghệ thuật của mình nhưng đồng thời cũng là người chỉ biết tôn thờ nghệ thuật rất ít có kinh nghiệm thực tế, ảo tưởng.
TIẾT 3: 
-Gv dẫn: từ thất bại của Vũ Như Tô, chúng ta hãy tìm hiểu nguyên nhân của nó. Hãy đặt Vũ Như Tô trong một mối quan hệ khác: Vũ Như Tô – dân chúng, quân khởi loạn, nội giám: 
2. Vũ Như Tô trong mối quan hệ với dân chúng, quân khởi loạn, nội giám: 
-GV sử dụng bảng phụ 2 (kết quả hoạt động của nhóm 2)
Vũ Như Tô
Dân chúng, quân khởi loạn, nội giám
-Tôi làm gì nên tôi 
-Tôi có gây thù oán gì với ai? 
-Ta tội gì. Không. ta chỉ có một hoài bão là tô điểm cho đất nước...
-Đời ta không quý bằng Cửu Trùng đài 
-Tôi không trốn đâu. Tôi sống với Cửu Trùng đài, chết cũng với Cửu Trùng đài.
-Tôi quyết ở đây.
-(Rú lên): Đốt thực rồi! Ôi đảng ác! Ôi muôn phần căm giận. 
-Thôi thế là hết. Dẫn ta ra pháp trường! 
-Câm ngay đi, quân điên rồ [...]. Người ta oán mày còn hơn oán quỷ
-Vô lí! Để Cửu Trùng đài làm gì.
- Giống vật không biết nhục.
-(Thợ theo quân phản nghịch, thế còn Cửu Trùng đài?) Kẻ phá, người đốt. 
-Còn thằng Vũ Như Tô, đem phanh thây thành trăm mảnh; ...giết chết Vũ Như Tô, giết chết bọn cung nữ.
-(tiếng hô vui vẻ): Cửu Trùng Đài đã cháy!
- Thực đáng ăn mừng 
=>Vũ Như Tô coi Cửu Trùng đài là cả phần xác, phần hồn, là tâm nguyện của cuộc đời mình. Trong cơn biến loạn tột độ, ông 

Tài liệu đính kèm:

  • docmot_so_giai_phap_nham_nang_cao_hieu_qua_day_hoc_kich_hien_da.doc
  • docxbiaskkn.docx