Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp đổi mới sinh hoạt chuyên môn

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp đổi mới sinh hoạt chuyên môn

Thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục : “ Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện đảm bảo thực hiện, đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của cơ sở giáo dục - đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học, đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học. Trong quá trình đổi mới cần kế thừa, phát huy những thành tựu, phát triển những nhân tố mới, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của thế giới; kiên quyết chấn chỉnh những nhận thức, việc làm lệch lạc. Đổi mới phải bảo đảm tính hệ thống, tầm nhìn dài hạn, phù hợp với từng loại đối tượng và cấp học; các giải pháp đồng bộ, khả thi, có trọng tâm, trọng điểm, lộ trình, bước đi phù hợp”.

Trong đó phát triển đội ngũ nhà giáo và CB quản lý giáo dục sẽ tạo nên sự chuyển biến về chất lượng GD, đáp ứng yêu cầu của đất nước trong thời kỳ CNHHĐH, phát triển đội ngũ nhà giáo và CB quản lý không chỉ là trách nhiệm của đảng, nhà nước mà còn là trách nhiệm của các nhà lãnh đạo và quản lý tại các cơ sở GD, nâng cao chất lượng đội ngũ đóng vai trò trọng tâm, việc đổi mới sinh hoạt chuyên môn tại các nhà trường là nội dung cốt lõi, nâng cao tay nghề kỹ năng sư phạm nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ toàn diện. Đối với mỗi nhà trường MN để có kết quả cao trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục đòi hỏi mỗi cán bộ quản lý, mỗi giáo viên, nhân viên phải biết vận động, tự học và sáng tạo để chuyển đổi mình theo hướng tích cực phù hợp với tình hình phát triển hiện nay. Tuy nhiên một thực trạng các nhà trường MN hiện nay nói chung và Trường MN Đông Hải nói riêng cho thấy chất lượng sinh hoạt chuyên môn còn nhiều hạn chế, chất lượng các buổi sinh hoạt chuyên môn chưa cao, còn mang tính hình thức, hành chính, chưa thực sự đi vào chiều sâu chuyên môn.

 

doc 23 trang thuychi01 17222
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp đổi mới sinh hoạt chuyên môn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Mở đầu
- Lý do chọn đề tài:
Thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục : “ Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện đảm bảo thực hiện, đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của cơ sở giáo dục - đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học, đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học. Trong quá trình đổi mới cần kế thừa, phát huy những thành tựu, phát triển những nhân tố mới, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của thế giới; kiên quyết chấn chỉnh những nhận thức, việc làm lệch lạc. Đổi mới phải bảo đảm tính hệ thống, tầm nhìn dài hạn, phù hợp với từng loại đối tượng và cấp học; các giải pháp đồng bộ, khả thi, có trọng tâm, trọng điểm, lộ trình, bước đi phù hợp”.
Trong đó phát triển đội ngũ nhà giáo và CB quản lý giáo dục sẽ tạo nên sự chuyển biến về chất lượng GD, đáp ứng yêu cầu của đất nước trong thời kỳ CNHHĐH, phát triển đội ngũ nhà giáo và CB quản lý không chỉ là trách nhiệm của đảng, nhà nước mà còn là trách nhiệm của các nhà lãnh đạo và quản lý tại các cơ sở GD, nâng cao chất lượng đội ngũ đóng vai trò trọng tâm, việc đổi mới sinh hoạt chuyên môn tại các nhà trường là nội dung cốt lõi, nâng cao tay nghề kỹ năng sư phạm nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ toàn diện. Đối với mỗi nhà trường MN để có kết quả cao trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục đòi hỏi mỗi cán bộ quản lý, mỗi giáo viên, nhân viên phải biết vận động, tự học và sáng tạo để chuyển đổi mình theo hướng tích cực phù hợp với tình hình phát triển hiện nay. Tuy nhiên một thực trạng các nhà trường MN hiện nay nói chung và Trường MN Đông Hải nói riêng cho thấy chất lượng sinh hoạt chuyên môn còn nhiều hạn chế, chất lượng các buổi sinh hoạt chuyên môn chưa cao, còn mang tính hình thức, hành chính, chưa thực sự đi vào chiều sâu chuyên môn.
Năm học 2015 – 2016 với mục tiêu: “ Đổi mới công tác quản lý nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện”. Trường mầm non Đông Hải đã đổi mới công tác quản lý sinh hoạt chuyên môn nhằm giúp giáo viên trong nhà trường có đủ điều kiện tự học tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Để việc sinh hoạt chuyên môn trong nhà trường đi đúng hướng nâng cao hiệu quả sinh hoạt chuyên môn, góp phần nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ quản lý và nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện. 
Công tác chuyên môn là hoạt động quan trọng chủ yếu quyết định sự tồn tại và phát triển của nhà trường. Một nhà trường chỉ có thể thay đổi bằng chính nội lực của mình. Động lực quan trọng để giúp nhà trường phát triển chính là mối quan hệ, giúp đỡ lần nhau trong khối đại đoàn kết và sự nổ lực vươn lên của mỗi cá nhân. Sinh hoạt chuyên môn mới thực sự là một hoạt động nhằm bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, năng lực sư phạm cho giáo viên góp phần tháo gỡ những khó khăn trong quá trình giảng dạy và thực hiện nhiệm vụ năm học. Những biện pháp khả thi có thể vận dụng vào quá trình thực tiễn, từ đó nâng cao trình độ nghiệp vụ của giáo viên góp phần bồi dưỡng giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non.
Với lý do trên mà tôi đã chọn đề tài : “Một số giải pháp đổi mới sinh hoạt chuyên môn”. 
- Mục đích nghiên cứu:
Sinh hoạt chuyên môn là hoạt động được thể hiện thường xuyên theo định kỳ nhằm bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, năng lực sư phạm cho giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp thông qua việc dự giờ, góp phần tháo gỡ những khó khăn trong quá trình giảng dạy và thực hiện nhiệm vụ. Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn là những vấn đề về thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục học sinh, thực hiện các văn bản chỉ đạo, thực thi nhiệm vụ năm học và các yêu cầu mang tính thực tiễn được mang ra thảo luận, phân tích dưới nhiều góc độ và rút ra những kết luận sư phạm, những biện pháp khả thi có thể vận dụng vào thực tiễn, từ đó nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên. Sinh hoạt chuyên môn nhằm góp phần bồi dưỡng giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non. Mục đích của sinh hoạt chuyên môn là nhằm xây dựng mối quan hệ, giúp đỡ đồng nghiệp. 
Sự đổi mới căn bản của sinh hoạt chuyên môn chính là lấy trẻ làm trung tâm, khi quan sát, đánh giá giáo viên tổ chức các hoạt động cho trẻ cần tập trung quan sát để phân tích các hoạt động học tập của trẻ, xem trẻ hứng thú tham gia hoạt động như thế nào, có điều gì chưa phát huy được tính tích cực của trẻ , từ đó điều chỉnh phương pháp dạy - học, xây dựng môi trường thân thiện, tích cực, bảo đảm phát huy được tính tích cực của trẻ. 
Với việc đổi mới trong sinh hoạt chuyên môn không chỉ bảo đảm cho tất cả trẻ có cơ hội tham gia thực sự vào quá trình học tập, giáo viên có thể quan tâm đến khả năng học tập của từng trẻ còn tạo cơ hội cho tất cả giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm và phát huy khả năng sáng tạo trong việc áp dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học thông qua việc dự giờ, trao đổi, thảo luận, chia sẻ những kinh nghiệm từ đó nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường. 
Vậy thực chất của việc sinh hoạt chuyên môn là gì? Đó chính là những vấn đề xoay quanh câu hỏi “Làm thế nào để nâng cao hiệu quả giờ dạy, chất lượng học tập của học sinh”
- Đối tượng nghiên cứu
+ Việc giảng dạy của giáo viên (Sự tiến bộ trong: Kỹ năng soạn bài. Kỹ năng quản lý trẻ. Tổ chức hoạt động giáo dục. Tổ chức hoạt động vui chơi. Tổ chức hoạt động chăm sóc. Kỹ năng làm đồ dùng đồ chơi. Tạo môi trường hoạt động. Phối kết hợp với cha mẹ trẻ).
+ Chất lượng học tập của học sinh (Kết quả phát triển trí tuệ. Kết quả chăm sóc nuôi dưỡng)
- Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp nghiên cứu lý thuyết 
+ Phương pháp điều tra khảo sát thực tế 
+ Phương pháp thu thập thông tin
+ Phương pháp thống kê, xử lý số liệu
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến:
- Đổi mới sinh hoạt chuyên môn là hoạt động chuyên môn nhưng ở đó giáo viên tập trung phân tích các vấn đề liên quan đến học sinh. Không tập trung vào việc đánh giá giờ học , xếp loại giáo viên mà nhằm khuyến khích giáo viên tìm ra nguyên nhân tại sao học sinh chưa đạt kết quả như mong muốn và có biện pháp đế nâng cao chất lượng dạy học, tạo cơ hội cho học sinh tham gia tích cực vào quá trình học tập, giúp giáo viên có khả năng chủ động điều chỉnh nội dung phương pháp dạy học sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh.
2.2. Thực trạng của vấn đề 
* Đặc điểm tình hình của nhà trường 
Trường Mầm non Đông Hải được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 10 năm 1993. Nằm rải rác 6 thôn trong toàn xã, lớp học chủ yếu mượn tạm nhà văn hóa thôn. Năm 2009 trường được sự hỗ trợ từ trái phiếu chính phủ và một số nguồn khác, tập trung xây dựng thành khu trung tâm tại thôn Đồng Lễ - Xã Đông Hải, với diện tích là 4.500m2.
Trong đó diện tích phòng học là 728 m2 diện tích sân chơi là 2.000 m2. Trường nằm tại điểm trung tâm thuận lợi về giao thông, có khuôn viên thoáng mát.
Quá trình xây dựng và phát triển, nhà trường đó có nhiều đóng góp tích cực, hiệu quả vào sự nghiệp giáo dục của địa phương. Nhiều năm liên tục đạt trường tiên tiến. Từ năm 2008 đến nay trường được công nhận danh hiệu “Tập thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”. Được nhận “Giấy khen của SGD & ĐT Tỉnh Thanh Hóa”. Tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên đạt vững mạnh, Chi bộ liên tục đạt “Trong sạch vững mạnh”. Trường được công nhận chuẩn Quốc gia mức độ 1 năm 2010 -2011.
	Tæng sè c¸n bé gi¸o viªn, nh©n viªn: 29 ng­êi, 100% ®¹t tr×nh ®é chuÈn, trong ®ã trªn chuÈn lµ 21/29 ®¹t 72,4% 
* Thuận lợi:
	- Tổ chuyên môn luôn nhận được sự quan tâm hỗ trợ kịp thời của ban giám hiệu trong mọi hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. Đoàn kết đồng thuận và nỗ lực cao của các giáo viên, các tổ chuyên môn đã thực hiện khá tốt về quy chế chuyên môn và các nội dung thi đua của nhà trường.
	- Phần lớn giáo viên có ý thức học hỏi bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
	- Đa số giáo viên tuổi đời còn trẻ được tiếp cận nguồn tri thức mới, phương pháp mới, đáp ứng được yêu cầu. Nhiệt tình trong công tác rất tâm huyết với nghề, chịu khó tìm tòi, học hỏi trau rồi kiến thức chuyên môn nghiệp vụ.
	* Khó khăn:
- Tuy nhiên vẫn còn một số giáo viên hạn chế về chuyên môn, chưa mạnh dạn trong đổi mới phương pháp dạy học dẫn đến chất lượng chăm sóc giáo dục chưa cao.
- Giáo viên 100% là nữ nên ít nhiều bị chi phối bởi công việc gia đình, thiên chức làm mẹ đã phần nào đó ảnh hưởng tới việc đầu tư chuyên môn.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị chưa đáp ứng yêu cầu giáo dục. Kinh tế địa phương còn gặp khó khăn, trình độ dân trí chưa cao nên ảnh hưởng không ít đến công tác giáo dục mầm non.
* Thực trạng của việc sinh hoạt chuyên môn Trường mầm non Đông Hải 
Sinh hoạt chuyên môn trong những năm qua trường mầm non Đông Hải đã thực hiện đúng theo quy định tại Điều 14 của điều lệ trường Mầm non. Căn cứ Quyết định số 2729 /QĐ-BGDĐT ngày 3 tháng 8 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về nhiệm vụ trọng tâm của GDMN, GDPT, GDTX và GDCN năm học 2015 – 2016. Căn cứ Quyết định số 3053/QĐ-UBND ngày 13 thảng 8 năm 2015 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành kế hoạch, thời gian năm học 2015 - 2016 của Giáo dục Mầm non, Giáo dục phổ thông, Giáo dục thường xuyên. Căn cứ công văn số 1701/SGD&ĐT- GDMN ngày 9/9/2015 của Sở Giáo dục & Đào tạo Thanh Hóa về kế hoạch công tác năm học 2015-2016- bậc học mầm non tỉnh Thanh Hóa. C¨n cø c«ng v¨n sè 567/ CV - PGD&§T vÒ viÖc h­íng dÉn thùc hiÖn nhiÖm vô gi¸o dôc MÇm non n¨m häc 2015 - 2016.
Tuy nhiên việc triển khai các buổi sinh hoạt chuyên môn hiện nay hầu như còn sơ sài, hoạt động còn hình thức, chưa có hiệu quả. 
	Tổ trưởng chưa phát huy hết vai trò của mình, thường có tâm lí coi mình cũng như giáo viên bình thường khác, chỉ lo hồ sơ đầy đủ, sạch đẹp; chưa phân công nhiệm vụ cho giáo viên theo đúng yêu cầu, nhiệm vụ; chưa chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch, chưa mạnh dạn trong việc đề xuất các ý kiến để nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn.
	Nhiều giáo viên còn coi nhẹ, chưa thực sự say mê với chuyên môn, trong các buổi sinh hoạt chuyên môn ít phát biểu ý kiến hoặc ít quan tâm đến nội dung sinh hoạt. Việc chuẩn bị nội dung cho các buổi sinh hoạt chuyên môn còn hời hợt, chưa có sức thuyết phục nên không thu hút được sự quan tâm trao đổi của giáo viên. Nội dung sinh hoạt chuyên môn chưa phong phú, hình thức còn đơn điệu, gò bó, chưa đi sâu vào các vấn đề trọng tâm đổi mới phương pháp dạy học và tháo gỡ những khó khăn cho giáo viên. Chưa chú trọng nâng cao kiến thức cho học sinh và thi giáo viên, soạn giảng giáo án điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Trong các buổi sinh hoạt, không khí thường trầm lắng, giáo viên ít phát biểu ý kiến, chưa dành thời gian để thảo luận phương pháp giảng dạy cho những nội dung giáo dục các lĩnh vực phát triển của từng độ tuổi, những vấn đề hay, khó, những tiết dạy thao giảng, chuyên đề những vấn đề mới và khó ít được mang ra bàn bạc, thảo luận.
	Các hình thức tổ chức sinh hoạt chuyên môn còn đơn điệu, không được cải tiến. Hầu như là theo một tiến trình người được phân công trình bày báo cáo chuẩn bị, các thành viên trong cuộc họp góp ý rất hạn chế. Sau đó lấy ý kiến tập thể hầu như là nhất trí. 
	Quản lý việc dạy học theo hướng tích cực còn gặp nhiều khó khăn do thiết bị không đồng bộ, thiếu, hư hỏng.
	Việc quản lý chỉ đạo còn chưa chặt chẽ, chưa sát sao, thiếu sự đôn đốc và kiểm tra thường xuyên. Chưa có sự đổi mới và đột phá nên hiệu quả thấp.
- Kết quả, khảo sát thực trạng .
* Đối với trẻ: Qua khảo sát chất lượng học sinh đầu năm học 2015 -2016 có kết quả như sau:
Tổng số Trẻ KS
Kết quả phát triển trí tuệ
Kết quả chăm sóc nuôi dưỡng
Tốt
Khá
TB
Kênh BT
Kênh thấp còi
316
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
160
50,6%
110
34,8%
46
14,6%
294
93%
22
7%
* Đối với Giáo viên: Dự hoạt động chăm sóc giáo dục 15 đồng chí giáo viên đầu năm học 2015 -2016.
TT
 Mức dộ 
Nội dung 
Tốt
Khá
TB
GV
TL
GV
TL
GV
TL
1
Kỹ năng soạn bài
5
33%
6
40%
4
27%
2
Kỹ năng quản lý trẻ
5
33%
7
47%
3
20%
3
Tổ chức hoạt động giáo dục
4
27%
6
40%
5
33%
4
Tổ chức hoạt động vui chơi
4
27%
5
33%
6
40%
5
Tổ chức hoạt động chăm sóc
7
47%
5
33%
3
20%
6
Kỹ năng làm đồ dùng đồ chơi
5
33%
6
40%
4
27%
7
Tạo môi trường hoạt động
5
33%
6
40%
4
27%
8
Phối kết hợp với cha mẹ trẻ
7
47%
6
40%
2
13%
	Trước thực trạng trên là người quản lý tôi nhận thấy cần phải đổi mới sinh hoạt chuyên môn để từng bước góp phần thực hiện có chất lượng và hiệu quả nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ theo chương trình giáo dục mầm non do bộ giáo dục và đào tạo ban hành. Hỗ trợ thực hiện các chuyên đề, chuyên đề về thực hành, các hội thi giáo viên giỏi, học sinh giỏi, giúp giáo viên hiểu biết sâu sắc hơn trong việc sinh hoạt chuyên môn nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên. 
2.3. Các giải pháp:
- Xây dựng kế hoạch sinh hoạt chuyên môn phù hợp.
 Sinh hoạt chuyên môn là một quá trình của giáo viên tham gia vào các khâu từ chuẩn bị, thiết kế bài dạy sáng tạo, dạy thực nghiệm, dự giờ và chia sẽ các ý kiến sâu sắc về những gì đã diễn ra trong hoạt động của trẻ. Đây là hoạt động học tập lẫn nhau, học tập trong thực tế, là nơi thử nghiệm và trải nghiệm những cái mới, là nơi kết nối lý thuyết với thực hành, giữa ý định và thực tế.
Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ cán bộ giáo viên chúng ta có thể làm phiếu xin ý kiến của giáo viên về nhu cầu cá nhân, xác định mức độ quan tâm của họ đối với nội dung, chủ đề, chuyên đề nào. Sau đó thu thập phân tích trên cơ sở đó lên kế hoạch tổng thể cho cả năm, xác định nội dung hoạt động ưu tiên, xác định kết quả sẽ đạt được sau khi thực hiện các hoạt động bồi dưỡng, xác định danh sách các thành viên cho mỗi nội dung hoạt động được bồi dưỡng.
Ví dụ 1 : Lịch sinh hoạt tháng 8.
Thời gian
Nội dung
Ghi chú
Tháng 8/2014
- Buổi sáng các ngày trong tuần các lớp ổn định nề nếp trẻ.
- Buổi chiều tập trung trang trí lớp, làm đồ dùng đồ chơi tự tạo để trưng bày các góc lớp.
- Phân công GV đến từng hộ gia đình điều tra độ tuổi 0-60 tháng tuổi.
- Huy động trẻ trong độ tuổi ra lớp.
- Thống nhất thời gian thực hiện chủ đề trong năm học.
- Luyện tập văn nghệ chuẩn bị cho khai giảng năm học.
- Học chuyên đề tại Phòng GD&ĐT
- Triển khai chuyên đề vừa tiếp thu ở phòng cho toàn thể CBGV.
Ví dụ 2 : Chương trình sinh hoạt chuyên môn tháng 10 
TT
Nội dung
Thời gian
Thực hiện
Bộ phận thực hiện
Kết quả
1
Giới thiệu và thống nhất nội dung thực hiện sinh hoạt chuyên môn.
Tuần 1
BGH+Tổ trưởng
2
Triển khai nội dung tạo môi trường hoạt động cho trẻ trong nhóm lớp theo chủ đề “ Gia đình”
Tuần 1
TTGV
3
Thi GVG cấp trường
Tuần 2
TTGV
4
Kiện toàn hồ sơ, sổ sách nâng cao chất lượng toàn diện.
Tuần 1
GVCN
	Từ những kế hoạch cụ thể như trên,tôi tin rằng sinh hoạt chuyên môn sẽ trở thành hoạt động có sức hấp dẫn với tất cả giáo viên. Giáo viên sẽ được học hỏi lẫn nhau. 
	 Khi xây dựng kế hoạch xong cần phô tô phát cho mỗi cán bộ giáo viên trong nhà trường mỗi người một bản để có thời gian nghiên cứu góp ý kiến xây dựng. 
- Nâng cao vai trò của tổ trưởng các tổ chuyên môn.
Theo Điều 14 chương 2 Điều lệ trường Mầm non qui định nhiệm vụ của tổ trưởng tổ chuyên môn là :“ Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm học nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và các hoạt động giáo dục khác;Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và quản lý sử dụng tài liệu, đồ dùng, đồ chơi, thiết bị giáo dục của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường, nhà trẻ; Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non; Đề xuất khen thưởng, kỷ luật giáo viên. Tổ chuyên môn sinh hoạt định kỳ ít nhất hai tuần một lần”.
Soi vào các nhiệm vụ trên tôi đã chỉ đạo đối với tổ trưởng chuyên môn và giáo viên cốt cán: Trực tiếp cùng giáo viên dạy minh họa chuẩn bị bài dạy. Làm nòng cốt khi thảo luận trong sinh hoạt chuyên môn và thực hiện hiệu quả sinh hoạt chuyên môn. Truyền đạt sự đồng thuận và quyết định của nhà trường cho tổ khối của mình cũng như truyền đạt lại các ý kiến của các giáo viên cho các nhóm. Tổ trưởng trực tiếp chủ trì việc tổ chức sinh hoạt theo chủ đề tại tổ. Cụ thể: 
Tất cả giáo viên đều phải được tham gia sinh hoạt chuyên môn vì mục đích của sinh hoạt chuyên môn mới là xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa các thành viên trong nhà trường và tạo ra cơ hội học tập cho tất cả mọi người. Trong sinh hoạt chuyên môn cần tích cực chia sẻ, hỗ trợ đồng nghiệp chuẩn bị bài dạy minh họa. Tác phong đúng mực khi dự giờ, tránh những hành động làm ảnh hưởng đến giờ học, tôn trọng tin tưởng mở rộng tâm hồn học hỏi đồng nghiệp. Một số tiết dạy mẫu tại trường cho giáo viên học tập rút kinh nghiệm.
Tổ trưởng chuyên môn cần có một thái độ cầu thị, tôn trọng ý kiến đóng góp của các thành viên tiếp thu và chia sẽ, sẵn sàng giải thích hoặc điều chỉnh kế hoạch nếu góp ý đó là hợp lý và cuối cùng kế hoạch được hoàn chỉnh.Tổ chuyên môn cần bám sát kế hoạch của ngành, của trường và điều kiện thực tế để xây dựng kế hoạch theo năm, tháng, tuần cho phù hợp.
- Đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt chuyên môn, đồng thời phân công nhiệm vụ cho giáo viên trong trường phù hợp năng lực, trình độ, sở trường.
	 Việc tổ chức sinh hoạt chuyên môn là một hoạt động cơ bản, chủ yếu giúp giáo viên có điều kiện trao đổi, đóng góp ý kiến hay cho mỗi bài dạy, buổi sinh hoạt chuyên môn có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào Phó hiệu trưởng và tổ trưởng chuyên môn. Do vậy tôi và các tổ trưởng chuyên môn cần suy nghĩ kĩ và chuẩn bị trước một cách chu đáo cần đổi mới về nội dung lẫn hình thức sinh hoạt chuyên môn cho từng buổi. 
	Để buổi sinh hoạt đem lại hiệu quả thiết thực cho cán bộ giáo viên tôi đã chuẩn bị cho buổi sinh hoạt như sau :
	Bước 1: Thống nhất chọn chuyên đề, lĩnh vực, đề tài dạy mà giáo viên còn vướng mắc. 
	Bước 2: Xây dựng và dạy chuyên đề lý thuyết để thống nhất giữa lý thuyết và thực hành.
	Bước 3: Chọn và phân công giáo viên dạy thực hành phù hợp năng lực sở trường, có nhiều kinh nghiệm, thành tích chuyên môn tùy vào từng lĩnh vực mà sẽ chọn giáo viên có khả năng tổ chức dạy thí điểm cho toàn trường rút kinh nghiệm, chẳng hạn lĩnh vực phát triển thẩm mỹ tôi chọn cử giáo viên khéo tay như cô Lê Thị Diệp, Cô Nguyễn Thị Quỳnh. Lĩnh vực phát triển nhận thức tôi chọn cử cô : Lê Thị Thu Huyền, Nguyễn Thị Hường. Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ tôi chọn cô : Nguyễn Thị Huệ, Hoàng Thị Hương, nếu tiết dạy thực hành trên giáo án điện tử tôi chọn cô : Lê Thị Hà, Đỗ Thị Hương. 
	Bước 4: Định hướng cho giáo viên soạn giáo án áp dụng linh hoạt phương pháp truyền thống và hiện đại.
Ví dụ: Không nên lạm dụng quá nhiều vào giáo án điện tử nên phối hợp hài hòa giữa vật thật, mô hình, sa bàn, tranh ảnh. Đối với những giáo viên có kỹ năng tốt về soạn giảng, biết điều tiết các hoạt động đảm bảo thời gian thì thống nhất giữa người dạy lý thuyết và người dạy thực hành về phương pháp dạy. Đối với những giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc phân phối thời gian, chọn lọc lượng kiến thức cần cung cấp, tổ chức các trò chơi mang tính tư duy thì phải định hướng cho giáo viên biết được nội nào cần quan tâm. Bên cạnh đó phải gợi ý giáo viên chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi cho trẻ trong từng tiết dạy phù hợp đề tài, phù hợp với chủ đề và chỉ cần chuẩn bị một số lượng vừa đủ để có thể sử dụng suốt trong các hoạt động ở tiết dạy. Nhưng để biết cách khai thác triệt để tác dụng đồ dùng đồ chơi và để trẻ không nhàm chán thì khi chuyển từ hoạt động 1 sang hoạt động 2 giáo viên đưa ra thêm 1 hoặc 2 nhóm đối tượng khác hoặc thêm đồ dùng, đồ chơi cùng chủng loại nhưng có màu sắc đẹp.
	 Bước 5: Duyệt giáo án: Các tiết dạy chuyên đề chính là các tiết dạy mẫu, giúp giáo viên tham khảo các phương pháp, kỹ năng, kiến thức cần cung cấp nên việc duyệt giáo án cũng cần thi

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_doi_moi_sinh_hoat_chu.doc