SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tổ chức thực hiện tốt Chuyên đề Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tổ chức thực hiện tốt Chuyên đề Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

“Lấy trẻ làm trung tâm” là một quan điểm tiến bộ về vị trí của trẻ và vai trò của giáo viên, quan điểm này định hướng cho giáo viên trong việc xây dựng, sử dụng hiệu quả môi trường giáo dục, lập kế hoạch giáo dục và tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ trong trường mầm non [1]. Việc giáo dục lấy trẻ làm trung tâm không chỉ trú trọng tới sự phát triển trí tuệ, phát triển thể chất, khả năng giao tiếp xã hội mà còn nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ. Hoạt động giáo dục theo quan điểm “lấy trẻ làm trung tâm” không chỉ quan tâm tới “ Trẻ học được cái gì” mà còn trú trọng tới “ Trẻ học như thế nào” tức là cho trẻ những trải nghiệm học tập tích cực để phát triển những đam mê ham học hỏi và khả năng tự học của trẻ.Vì vậy khi dạy trẻ giáo viên cần dựa trên nhu cầu, hứng thú, khả năng và thế mạnh của từng trẻ, từ đó giúp giáo viên ý thức được tầm quan trọng trong việc vận dụng phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm vào việc thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục mầm non một cách hiệu quả, đảm bảo chất lượng và sự phát triển toàn diện phù hợp với từng cá nhân trẻ. Song muốn đạt được điều đó thì cần phải có một môi trường giáo dục phù hợp. Trong thực tế có rất nhiều môi trường giáo dục như môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, môi trường vật chất Môi trường vật chất trong trường mầm non bao gồm các trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, không gian phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động sinh hoạt hằng ngày của trẻ. Môi trường vật chất tạo cho trẻ những cơ hội tốt để trẻ thỏa mãn nhu cầu hoạt động và phát triển toàn diện về mặt thể chất, trí tuệ thẩm mĩ, đạo đức, xã hội. Môi trường xã hội được hiểu là toàn bộ những điều kiện xã hội như chính trị, văn hóa, các mối quan hệ giúp trẻ hình thành nhân cách của mình. Môi trường xã hội đặc biệt được nói đến ở đây là môi trường giao tiếp trong trường mầm non, bao gồm sự giao tiếp giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với những người xung quanh. Môi trường này vừa mang tính chất sư phạm, vừa mang tính chất gia đình song môi trường giáo dục có thể khác nhau nhưng đều quan trọng đối với giáo dục mầm non thì môi trường đó cần phải cung ứng các điều kiện cần thiết để kích thích và phục vụ trẻ hoạt động một cách tích cực, chăm sóc trẻ tốt. qua đó, nhân cách trẻ sẽ được phát triển tốt và thuận lợi.

docx 21 trang thuychi01 6492
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tổ chức thực hiện tốt Chuyên đề Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Mở đầu:
1.1 Lý do chọn đề tài:
“Lấy trẻ làm trung tâm” là một quan điểm tiến bộ về vị trí của trẻ và vai trò của giáo viên, quan điểm này định hướng cho giáo viên trong việc xây dựng, sử dụng hiệu quả môi trường giáo dục, lập kế hoạch giáo dục và tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ trong trường mầm non [1]. Việc giáo dục lấy trẻ làm trung tâm không chỉ trú trọng tới sự phát triển trí tuệ, phát triển thể chất, khả năng giao tiếp xã hội mà còn nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ. Hoạt động giáo dục theo quan điểm “lấy trẻ làm trung tâm” không chỉ quan tâm tới “ Trẻ học được cái gì” mà còn trú trọng tới “ Trẻ học như thế nào” tức là cho trẻ những trải nghiệm học tập tích cực để phát triển những đam mê ham học hỏi và khả năng tự học của trẻ.Vì vậy khi dạy trẻ giáo viên cần dựa trên nhu cầu, hứng thú, khả năng và thế mạnh của từng trẻ, từ đó giúp giáo viên ý thức được tầm quan trọng trong việc vận dụng phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm vào việc thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục mầm non một cách hiệu quả, đảm bảo chất lượng và sự phát triển toàn diện phù hợp với từng cá nhân trẻ. Song muốn đạt được điều đó thì cần phải có một môi trường giáo dục phù hợp. Trong thực tế có rất nhiều môi trường giáo dục như môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, môi trường vật chất Môi trường vật chất trong trường mầm non bao gồm các trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, không gian phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động sinh hoạt hằng ngày của trẻ. Môi trường vật chất tạo cho trẻ những cơ hội tốt để trẻ thỏa mãn nhu cầu hoạt động và phát triển toàn diện về mặt thể chất, trí tuệ thẩm mĩ, đạo đức, xã hội. Môi trường xã hội được hiểu là toàn bộ những điều kiện xã hội như chính trị, văn hóa, các mối quan hệ giúp trẻ hình thành nhân cách của mình. Môi trường xã hội đặc biệt được nói đến ở đây là môi trường giao tiếp trong trường mầm non, bao gồm sự giao tiếp giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với những người xung quanh. Môi trường này vừa mang tính chất sư phạm, vừa mang tính chất gia đình song môi trường giáo dục có thể khác nhau nhưng đều quan trọng đối với giáo dục mầm non thì môi trường đó cần phải cung ứng các điều kiện cần thiết để kích thích và phục vụ trẻ hoạt động một cách tích cực, chăm sóc trẻ tốt... qua đó, nhân cách trẻ sẽ được phát triển tốt và thuận lợi.
Việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình thực hiện chương trình giáo dục mầm non trong những năm gần đây. Năm học 2017-2018, nhằm thực hiện có chất lượng, đạt hiệu quả nội dung này Sở GD&ĐT Thanh Hóa đã có kế hoạch số 237/KH-SGDĐT ngày 15/2/1017 về việc xây dựng kế hoạch triển khai chuyên đề “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2016-2020 [2]
Trên tinh thần đó ngày 27 tháng 12 năm 2017 Phòng GD&ĐT Quảng Xương đã có kế học số 83/KH-PGD&ĐT Triển khai chuyên đề “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2016-2020 với mục tiêu: “Bảo đảm tất cả trẻ đều được tạo cơ hội học tập qua chơi và bằng nhiều cách khác nhau phù hợp với nhu cầu, hứng thú và khả năng của bản thân trẻ. Môi trường giáo dục trong các trường mầm non mang tính “mở”, kích thích sự tập trung chú ý, tư duy và cảm xúc tích cực của trẻ, thúc đẩy trẻ tham gia hiệu quả vào các hoạt động chơi và trải nghiệm đa dạng. Cán bộ quản lý, giáo viên mầm non được nâng cao nhận thức và năng lực về quản lý, tổ chức chăm sóc, giáo dục trẻ, thực hiện chương trình giáo dục mầm non theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm phù hợp điều kiện cụ thể của trường, nhóm lớp, địa phương. Huy động sự tham gia của nhà trường, gia đình và xã hội, tạo sự thống nhất cùng quan tâm xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”.[3] đồng thời chỉ đạo các trường mầm non trong huyện đẩy mạnh việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, phù hợp với điều kiện thực tế của trường, lớp và khả năng của trẻ theo các nội dung của bộ tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường Mầm non.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục trẻ, đáp ứng với yêu cầu giáo dục hiện nay; thực hiện chủ trương đổi mới phương pháp giáo dục trong toàn ngành nói chung và bậc học Mầm non nói riêng; cùng với những kinh nghiệm, hiểu biết của bản thân và mong muốn làm thế nào để giúp giáo viên tổ chức tốt các hoạt giáo dục, đồng thời phát huy tính sáng tạo trong thiết kế môi trường hoạt động cho trẻ, tôi đã chọn đề tài "Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tổ chức thực hiện tốt chuyên đề “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” để làm đề tài nghiên cứu.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Nhằm thực hiện việc chỉ đạo giáo viên tổ chức thực hiện tốt các hoạt động phát triển về thể chất, ngôn ngữ, trí tuệ, tình cảm – kỹ năng xã hội, khả năng thẩm mỹ, sáng tạo của trẻ.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Trẻ trong độ tuổi Mầm non;
 Chương trình giáo dục Mầm non;
 Một số nội dung xây dựng môi trường lấy trẻ lam trung tâm.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin
Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
2. Nội dung của sáng kiến:
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Có thể nói việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường Mầm non là thực sự cần thiết và quan trọng, nó được ví như người giáo viên thứ hai trong công tác tổ chức, hướng dẫn cho trẻ thỏa mãn nhu cầu vui chơi, và hoạt động hàng ngày.
Khi trẻ được hoạt động trong môi trường giáo dục phù hợp sẽ hình thành và phát triển ở trẻ những chức năng tâm, sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời của trẻ.
	Môi trường giáo dục đa dạng, phong phú sẽ kích thích tính tích cực chủ động của trẻ từ việc tự lựa chọn góc chơi, đồ chơi đến việc tự quyết định và tìm cách giải quyết nhiệm vụ. Trẻ sẽ dần biết tự chịu trách nhiệm với hành động của mình và biết đánh giá những thành công hay thất bại trong quá trình chơi, trẻ sẽ dần rút ra những bài học cho bản thân mình. Trong quá trình hoạt động, trẻ sẽ phối hợp chơi cùng nhau như cùng xây dựng, cùng chơi gia đình, bác sĩ,  trên cơ sở đó giúp trẻ tái hiện lại các mối quan hệ gia đình, cộng đồng. Qua đó, trẻ học được cách làm việc với người khác, học cách lắng nghe và chia sẻ suy nghĩ của bản thân với bạn bè, góp phần không chỉ đối với sự phát triển thể chất mà còn thỏa mãn nhu cầu nhận thức và mở rộng hiểu biết cho trẻ.Từ đó kích thích trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo, trẻ cởi mở hơn giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ với môi trường xung quang tạo cơ hội cho trẻ được chia sẻ, giãi bày tâm sự, nguyện vọng, mong ước giữa trẻ với cô, với bạn bè, nhờ vậy mà cô hiểu trẻ hơn, trẻ hiểu nhau hơn, hoạt động phối hợp nhịp nhàng hơn nên hiệu quả hoạt động cũng cao hơn, trẻ yêu trường, yêu lớp, yêu cô giáo và bạn bè hơn.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
* Thuận lợi:
Trường mầm non Mầm non Quảng Giao được thành lập năm 1995 và được phát triển cùng với sự phát triển của địa phương, đến nay đã hơn 20 năm xây dựng và trưởng thành. Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo và sự chỉ đạo trực tiếp của phòng giáo dục và đào tạo, trường mầm non Quảng Giao đã từng bước phấn đấu xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia theo các tiêu chí do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.
Trường có một khuôn viên đẹp, thoáng mát, cơ sở vật chất tương đối đầy đủ đảm bảo cho giáo viên và học sinh thực hiện các hoạt động và xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm.
Trường có khu vực chơi vận động riêng cho trẻ, có đủ 5 loại đồ chơi ngoài trời theo đúng quy định trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.
Được sự quan tâm của Ủy ban nhân dân, các ban ngành đoàn thể trong xã, sự giúp đỡ, chỉ đạo sát sao của phòng giáo dục và đào tạo, tạo mọi điều kiện để nhà trường, giáo viên tổ chức thực hiện các hoạt động trong việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ loàm trung tâm. 
Trường có đội ngũ giáo trẻ, nhiệt tình có tinh thần trách nhiệm, nắm vững các phương pháp trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ. 
* Khó khăn:
Cơ sở vật chất và đồ dùng học liệu, đồ dùng tự tạo còn ít, chủ yếu là đồ dùng mua sẵn.
Diện tích phòng, nhóm không được rộng gây khó khăn trong công tác sắp xếp, bố trí môi trường giáo dục.
Một số nhóm lớp hình ảnh ở các góc còn chưa phù hợp, còn quá to hoặc quá nhỏ, vụn vặt. cách bài trí chưa đẹp
Việc tạo môi trường xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm còn chưa chú trọng, chưa đồng bộ.
Chính vì thế mà ngay từ năm học tôi đã khảo sát, đánh giá giáo viên, đánh giá trên trẻ và đã thu được kết quả như sau:
Bảng khảo sát giáo viên, trẻ mẫu giáo đầu năm học
 *Đối với giáo viên
Nội dung khảo sát
Tổng số giáo viên khảo sát
Mức độ sử dụng
Thường xuyên
Chưa thường xuyên
TS
Tỷ lệ
%
TS
Tỷ lệ
%
1. Tiêu chí 1: Môi trường giáo dục.
18
9
50
9
50
2. Tiêu chí 2: Xây dựng kế hoạch giáo dục.
18
9
50
9
50
3. Tiêu chí 3: Tổ chức hoạt động giáo dục
18
13
72
5
28
4. Tiêu chí 4: Đánh giá sự phát triển của trẻ
18
18
100
0
0
5. Tiêu chí 5: Sự phối hợp giữa nhà trường, cha mẹ và cộng đồng trong giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
18
18
100
0
0
* Đới với học sinh.
1. Trẻ được trải nghiệm các hoạt động một cách thường xuyên:
- Học qua thực tế.
175
110
63
65
37
- Học qua việc làm
175
175
116
106
66.2
60.5
59
69
33.8
39.5
- Học qua khám phá tìm tòi
2. Trẻ được giao tiếp với mọi người trong mọi hoạt động
- Chia sẻ với bạn.
175
103
59
72
41
- Giao tiếp và chia sẻ cùng cô
175
96
55
79
45
- Giao tiếp và chia sẻ với mọi người
175
92
52.5
83
47.5
3. Trẻ biết suy ngẫm vận dụng những điều đã học từ các hoạt động để giải quyết các tình huống.
- Biết vận dụng những điều đã lĩnh hội để giao tiếp với mọi người...
175
84
48
127
52
- Biết tự mình giải quyết các tình huống.
175
86
49
89
51
4. Trẻ biết trao đổi những điều mà trẻ mong muốn với mọi người.
- Biết trao đổi với bạn
175
101
58
74
42
- Biết trao đổi với cô
175
106
60.5
69
39.5
- Trao đổi với mọi người xung quanh.
175
91
52
84
47
Qua bảng khảo sát trên chứng tỏ cho ta thấy hầu hết các giáo viên trong nhà trường đã sử dụng đầy đủ các biện pháp, có một số biện pháp được sử dụng thường xuyên hơn, liên tục như sử dụng yếu tố thi đua, động viên khích lệ trẻ kịp thời, nhận xét đánh giá trẻ trong quá trình thực hiện các hoạt động như: Trẻ biết suy ngẫm vận dụng những điều đã học từ các hoạt động để giải quyết các tình huống, trẻ biết trao đổi những điều mà trẻ mong muốn với mọi người được giáo viên lựa chọn hơn. Bên cạnh đó còn có một số biện pháp ít được giáo viên lựa chọn như Trẻ được trải nghiệm các hoạt động một cách thường xuyên, trẻ được giao tiếp với mọi người trong mọi hoạt động, tận dụng tối đa điều kiện sẵn có ở sân trường để cho trẻ thực hiện các hoạt động nhiều lần vận động khác nhau, tạo cho trẻ sự thoải mái rèn luyện kỹ năng vận động. Việc lồng ghép tích hợp đan sen giữa các hoạt động với nhau chưa được thường xuyên. Đứng trước tình trạng trên bản thân là người chịu trách nhiệm chính của nhà trường tôi dã nghiên cứu, tìm tòi và tìm ra được một số biện pháp sau.
2.3. Các biện pháp tổ chức thực hiện:
Biện pháp 1: Làm tốt công tác tham mưu, tuyên truyền nhằm thực hiện tốt chuyên đề “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”:
Là Hiệu trưởng với chức năng chỉ đạo chung mọi hoạt động trong nhà trường, tôi xác định phải nắm rõ được vai trò ý nghĩa và nguyên tắc của việc “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”, chính vì thế tôi luôn tự trau dồi, học hỏi, nghiên cứu tài liệu liên quan đến chuyên đề. Từ những căn cứ các tài liệu bản thân tôi rút ra những vấn đề cần thiết cho việc xây dựng, mua sắm CSVC, trang thiết bị để thực hiện các hoạt động giáo dục trong nhà trường theo yêu cầu. 
Xác định xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là một nhiệm vụ quan trọng và rất cần thiết trong quá trình thực hiện nhiệm vụ năm học, vì vậy vào đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát điều kiện cơ sở vật chất nhà trường đồng thời phác thảo mô hình các góc hoạt động trong lớp, các khu hoạt động ngoài trời và các thiết bị phục vụ cho hoạt động của trẻ. Với điều kiện thực tế của nhà trường đó là sân chơi hẹp, đồ chơi ngoài trời chưa có nhiều, tôi đã nghiên cứu quy hoạch lại sân chơi, sắp xếp lại đồ chơi cho phù hợp. Tuy nhiên vấn đề khó khăn trong việc thực hiện đó là nhà trường không có nguồn kinh phí lớn để xây dựng, mua sắm các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động, vui chơi của trẻ, do đó tôi đã xây dựng kế hoạch cụ thể chi tiết, tham mưu với địa phương các cấp, các ngành, các nhà hảo tâm, phối hợp với các bậc phụ huynh ủng hộ đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị cho nhà trường. 
Đối với địa phương, khi đã hiểu được tầm quan trọng của việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm thì đã tăng cường cơ sở vật chất, có kế hoạch phát triển giáo dục mầm non ở địa phương, chỉ đạo các đoàn thể trong xã, động viên tuyên truyền các tầng lớp nhân dân, các bậc phụ huynh ủng hộ nhà trường. Từ đó mà có tác động lớn để nâng cao chất lượng các hoạt động trong nhà trường. 
Khi đã được xã thống nhất về chủ trương tôi đã tiến hành họp Ban đại diện cha mẹ học sinh và cha mẹ học sinh toàn trường bàn bạc, thảo luận thống nhất kế hoạch xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Bằng nhiều hình thức truyên truyền cuối cùng nhà trường đã được phụ huynh nhiệt tình ủng hộ mua sắm đồ dùng, đồ chơi trang thiết bị phục vụ cho hoạt động giáo dục trong nhà trường.
Sau khi đã được địa phương, phụ huynh ủng hộ về kinh phí tôi thiết nghĩ muốn xây dựng được môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đạt hiệu quả cao thì giáo viên phải là người nắm chắc về vai trò ý nghĩa và nội dung của chuyên đề vì vậy tôi tiến hành chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch . 
Biện pháp 2: Chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch 
Xác định được nhiệm vụ của giáo viên mầm non, không chỉ đơn thuần là chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mà còn là nơi giáo dục giúp trẻ phát triển toàn diện đức trí, thể, mỹ ngay từ tuổi mầm non. Để trẻ hứng thú, tích cực tham gia các hoạt động, mỗi giáo viên mầm non cần thực hiện tốt nội dung “Đổi mới phương pháp hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục theo hướng lấy trẻ làm trung tâm”. Việc giáo viên hướng dẫn trẻ chơi trong các hoạt động là việc quan trọng nhất trong ngày của cô và trẻ. Chính vì vậy, ngay từ đầu năm học, bản thân dựa trên kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của phòng Giáo dục đã cùng với các đồng chí Phó hiệu trưởng tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề nhằm trao đổi, hướng dẫn giúp giáo viên hiểu rõ nội dung “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”; từ đó giáo viên từng nhóm, lớp đã phối kết hợp chặt chẽ với phụ huynh, gần gũi trẻ tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý, sở thích cá nhân từng trẻ, nhất là trẻ hiếu động, những trẻ cá biệt trong lớp để lựa chọn xây dựng kế hoạch riêng cho bản thân và cho lớp học mà mình chủ nhiệm. Trong kế hoạch phải thể hiện rõ các mục tiêu cụ thể phản ánh được “ kết quả mong đợi đáp ứng với sự phát triển của trẻ theo giai đoạn, thời điểm phù hợp và theo Chương trình giáo dục mầm non, phù hợp với sự phát triển của trẻ và điều kiện thực tế của trường, lớp, không nhấn mạnh vào việc cung cấp cho trẻ những kiến thức, kĩ năng đơn lẻ mà theo hướng tích hợp, coi trọng việc hình thành và phát triển các năng lực, kĩ năng sống cho trẻ, thể hiện tính tích hợp, tạo sự gắn kết, tác động một cách thống nhất đồng bộ đến sự phát triển của trẻ, khuyến khích trẻ tham gia hoạt động giáo dục bằng vận động thân thể và các giác quan dưới nhiều hình thức khác nhau”.[4]
Ví dụ: Chủ đề: Trường mầm non, Thế giới thực vật... giáo viên lên kế hoạch tạo môi trường bên trong và bên ngoài lớp như thế nào cho phù hợp với nội dung chủ đề và thuận tiện cho lớp của lớp mình.
Ở bất kỳ chủ đề nào giáo viên đều phải thực hiện tốt việc sắp xếp, trang trí môi trường giáo dục trong ngoài lớp luôn sáng – xanh – sạch đẹp.
Mỗi giáo viên luôn quan tâm, chú trọng bố trí, sắp xếp các góc hoạt động hợp lý; thường xuyên thay đổi, bổ sung đồ dùng, đồ chơi từng góc theo từng chủ đề đa dạng, hấp dẫn, phù hợp với trẻ từng độ tuổi để khuyến khích trẻ có thể sử dụng theo nhiều cách sáng tạo khác nhau. 
Ví dụ: Lớp mẫu giáo lớn ( Hoa Hồng1) xây dựng kế hoạch được Ban giám hiệu duyệt, kiểm tra sau đó giáo viên bám sát vào kế hoạch tổ chức mọi hoạt động đều hướng tới từng trẻ để tạo cơ hội cho trẻ được học tập, vui chơi nhằm hỗ trợ trẻ phát triển ở tất cả các lĩnh vực; không dạy cho trẻ những gì quá khó đối với trẻ.
Giáo viên tăng cường trò chuyện với trẻ, lắng nghe và tôn trọng trẻ; gợi ý, khuyến khích, động viên trẻ. Khi trẻ chơi, giáo viên chơi cùng trẻ; gợi mở, tạo tình huống mở để trẻ giải quyết tình huống; tổ chức cho trẻ “Học bằng chơi, chơi mà học” giúp trẻ hoàn thiện dần các kỹ năng cá nhân.
Ngoài ra, để chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt chuyên đề bản thân đã thực hiện tốt các buổi sinh hoạt chuyên môn nhà trường, sinh hoạt tại các tổ chuyên môn, qua tham quan, học hỏi kinh nghiệm và tự học tập. Bồi dưỡng giáo viên qua các chuyên đề, hội giảng, hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp: Chỉ đạo giáo viên phối kết hợp chặt chẽ với gia đình, cộng đồng tạo môi trường giáo dục an toan, thân thiện cho trẻ. Tạo sự thống nhất giữa cha mẹ trẻ với nhà trường trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
Hình ảnh giáo viên đang tham gia thảo luận chuyên đề xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm
Qua thực hiện biện pháp trên bản thân thấy rằng tất cả các giáo viên trong nhà trường đều hiểu và biết được việc xây dựng kế hoạch cho một chủ đề, chủ điểm là vô cùng quan trọng nếu lên kế hoạch không sát hoặc lơ là thì sẽ không mang lại hiệu quả cao. Giáo viên đã bám sát kế hoạch một cách thường xuyên, liên tục hơn. Tích cực cho trẻ được tận dụng tối đa điều kiện sẵn có ở khuôn viên bên ngoài sân trường và ở trong lớp học để cho trẻ được trải nghiệm, giao tiếp, suy ngẫm, trao đổi... tạo mọi cơ hội cho trẻ được tham gia vào các hoạt động một cách thường xuyên.
Biện pháp 3: Xây dựng môi trường trong và ngoài lớp.
Môi trường ở đây không chỉ dừng lại ở trường lớp học mà tận dụng tất cả không gian trong và ngoài lớp học nhằm tạo điều kiện cho trẻ được học, được trải nghiệm, được khám phá mọi lúc, mọi nơi. Mỗi trẻ có những hứng thú, cách học và tốc độ học tập khác nhau và chúng cần môi trường học tập thực sự tốt làm bước đệm bền vững để phát triển.
Dựa trên những đặc điểm sinh lý của trẻ là người đứng đầu đơn vị tôi thường xuyên chỉ đạo giáo viên phải tự mình tìm ra những ý tưởng, phương pháp, biện pháp mới để xây dựng môi trường hoạt động cho trẻ giúp trẻ được trải nghiệm, kích thích và phục vụ trẻ hoạt động một cách tích cực, chăm sóc trẻ tốt... qua đó, nhân cách trẻ sẽ được phát triển tốt và thuận lợi”.
*Chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường trong lớp:
Để lớp học thêm lôi cuốn trẻ, tôi cùng với phó hiệu trưởng nhà trường thống nhất lựa chọn một số giáo viên có năng khiếu tạo hình, có sáng tạo cùng xây dựng, tạo môi trường trong, ngoài lớp và thực hành tại một lớp điểm đó là lớp mẫu giáo lớn do cô Nguyễn Thị Hiền phụ trách.
Sắp xếp các góc:
Dựa vào diện tích lớp học và dựa vào nguyên tắc sắp xếp góc, tôi chỉ đạo giáo viên sắp xếp góc phù hợp với mục tiêu và yêu cầu giáo dục theo chủ đề, chủ điểm. Đủ số lượng góc để trẻ chơi hàng ngày đảm bảo phù hợp với độ tuổi, vị trí góc phải hợp lý, thuận tiện cho trẻ hoạt động, các góc yên tĩnh xa góc hoạt động ồn ào, giữa các góc hoạt động tôi cho chèn các biểu bảng phụ để tạo ranh giới không được làm quá cao so với trẻ phải làm vừa tầm trẻ để việc nhìn cũng như việc quan sát của giáo viên không bị cản trở. Sau mỗi chủ điểm tôi nhắc nhở và chỉ đạo giáo viên thường xuyên thay đổi vị trí hoặc sắp xếp sại một số góc để tạo cảm giác mới lạ, kích thích hứng thú của trẻ.
Ví dụ: Ở góc xây dựng khi thực hiện chủ điểm “Trường Mầm non” thì cho trẻ xây dựng mô hình trường Mầm non, nhưng ở chủ điểm “Quê hương đất nước” thì góc xây dựng có thể

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_giao_vien_to_chuc_thuc_hien_to.docx