Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn trong trường mầm non
Nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay là vấn đề quan tâm hàng đầu của ngành giáo dục và toàn xã hội. Chất lượng giáo dục mầm non phụ thuộc vào nhiều yếu tố, năng lực chuyên môn của giáo viên là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến chất lượng chăm sóc giáo giáo dục trẻ. Chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn là điểm mấu chốt để nâng cao chất lượng giáo dục.
Tổ chuyên môn là một hệ thống tổ chức nhà trường được ghi trong điều lệ trường mầm non, tổ chuyên môn có chức năng thực thi nhiệm vụ chuyên môn của nhà trường. Nhiệm vụ của tổ chuyên môn là xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch giáo dục, phân phối chương trình độ tuổi và kế hoạch năm hoc của nhà trường. Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên trong tổ. Điều hành hoạt động của tổ, quản lý kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên
Trong trường học các tổ chuyên môn có mối quan hệ hợp tác với nhau dưới sự chỉ đạo của tổ chức Đảng, Ban giám hiệu nhà trường nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu giáo dục trẻ trong năm học của nhà trường
Sinh hoạt tổ chuyên môn là một hoạt động chuyên môn không thể thiếu trong hoạt động của nhà trường đây là dịp để giáo viên trao đổi chuyên môn, góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn sẽ xuất hiện nhiều ý tưởmg sáng tạo trong thực hiện công tác chuyên môn. Chất lượng, hiệu quả sinh hoạt tổ chuyên môn tốt thì năng lực chuyên môn của giáo viên được nâng lên. Vậy làm thế nào để nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn?
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THẠCH THÀNH TRƯỜNG MẦM NON THẠCH BÌNH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN TRONG TRƯỜNG MẦM NON ” Người thực hiện: Tào Thị Lan Chức vụ: Phó Hiệu trưởng Đơn vị công tác: Trường mầm non Thạch Bình SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý THẠCH BÌNH, NĂM 2016 MỤC LỤC TT NỘI DUNG Trang I. MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài 2 2 Mục đích nghiên cứu 3 3 Đối tượng nghiên cứu 3 4 Phương pháp nghiên cứu 3 II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1 Cơ sở lý luận của vấn đề nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn 3 2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 4 3 Các biện pháp đã sử dụng để nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn trong trường mầm non 6 3.1 Biện pháp 1: Tăng cường sự quản lý của BGH đối với tổ chuyên môn 6 3.2 Biện pháp 2: Triển khai có chất lượng và hiệu quả các chuyên đề trong tổ chuyên môn 9 3.3 Biện pháp 3: Tổ chức tốt các tiết dự giờ, thao giảng – Tích cực bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên 10 3.4 Biện pháp 4: Rèn luyện phong cách lên lớp cho giáo viên 11 3.5 Biện pháp 5: Tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn 12 3.6 Biện pháp 6: Giải quyết một số vấn đề thảo luận thường gặp phải trong sinh hoạt tổ chuyên môn 14 3.7 Biện pháp 7: Tổ trưởng chuyên môn luôn tự bồi dưỡng năng lực tổ chức, điều hành các buổi sinh hoạt chuyên môn 16 4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục trong nhà trường 17 III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1 Kết luận 18 2 Kiến nghị 19 I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay là vấn đề quan tâm hàng đầu của ngành giáo dục và toàn xã hội. Chất lượng giáo dục mầm non phụ thuộc vào nhiều yếu tố, năng lực chuyên môn của giáo viên là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến chất lượng chăm sóc giáo giáo dục trẻ. Chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn là điểm mấu chốt để nâng cao chất lượng giáo dục. Tổ chuyên môn là một hệ thống tổ chức nhà trường được ghi trong điều lệ trường mầm non, tổ chuyên môn có chức năng thực thi nhiệm vụ chuyên môn của nhà trường. Nhiệm vụ của tổ chuyên môn là xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch giáo dục, phân phối chương trình độ tuổi và kế hoạch năm hoc của nhà trường. Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên trong tổ. Điều hành hoạt động của tổ, quản lý kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên Trong trường học các tổ chuyên môn có mối quan hệ hợp tác với nhau dưới sự chỉ đạo của tổ chức Đảng, Ban giám hiệu nhà trường nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu giáo dục trẻ trong năm học của nhà trường Sinh hoạt tổ chuyên môn là một hoạt động chuyên môn không thể thiếu trong hoạt động của nhà trường đây là dịp để giáo viên trao đổi chuyên môn, góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn sẽ xuất hiện nhiều ý tưởmg sáng tạo trong thực hiện công tác chuyên môn. Chất lượng, hiệu quả sinh hoạt tổ chuyên môn tốt thì năng lực chuyên môn của giáo viên được nâng lên. Vậy làm thế nào để nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn? Thực tế trong nhà trường cho thấy có tổ chuyên môn hoạt động rất mạnh nhưng vẫn còn có tổ chuyên môn hoạt động một cách thụ động, ỷ lại với nhiều tồn tại như: hoạt động trên giấy tờ sổ sách, ít bàn về chuyên môn, hoặc hoạt động qua loa đại khái cho đủ thủ tục hành chính. Bên cạnh đó, tổ trưởng chưa phát huy hết vai trò của mình, thường có tâm lý coi mình cũng như giáo viên bình thường khác, chỉ lo hồ sơ đầy đủ, sạch đẹp; chưa chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch, chưa mạnh dạn trong việc đề xuất các ý kiến để nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn. Đó là còn chưa kể đến nhiều tổ trưởng chuyên môn có trình độ và nghiệp vụ non kém, ngại va chạm hoặc có thái độ quân bình chủ nghĩa khi dự giờ, rút kinh nghiệm và đánh giá tiết dạy của các tổ viên. Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn chưa phong phú, hình thức còn đơn điệu, gò bó, chưa đi sâu vào các vấn đề trọng tâm đổi mới phương pháp dạy học và tháo gỡ những khó khăn cho giáo viên trong tổ. Trong các buổi sinh hoạt, không khí thường trầm lắng, giáo viên ít phát biểu ý kiến; những vấn đề mới và khó ít được mang ra bàn bạc, thảo luận. Xuất phát từ những hiện trạng và tính cấp thiết của vấn đề trên, xây dựng tổ chuyên môn hoạt động có nền nếp, chất lượng chính là sự đầu tư có hiệu quả về chất lượng giảng dạy trong nhà trường. Với nhiệm vụ là Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn tôi chọn đề tài: “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn trong trường mầm non” để nghiên cứu và tìm ra những biện pháp hiệu quả nhất, áp dụng thực hiện tại trường mầm non Thạch Bình. 2. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu tình hình, đội ngũ giáo viên của trường mầm non Thạch Bình về số lượng, trình độ thực tiễn và hiệu quả tổ chức các hoạt động của các tổ chuyên môn trong nhà trường. Chỉ ra được thực trạng và yêu cầu cần thiết phải nâng cao chất lượng tổ chuyên môn. Vai trò của tổ trưởng chuyên môn trong tổ chức các buổi sinh hoạt tổ. Phân tích, nhận xét thực trạng và đề xuất được những giải pháp, biện pháp xây dựng tổ chuyên môn hoạt động có hiệu quả trong trường mầm non 3. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng của đề tài nghiên cứu này là tổng kết các hoạt động của tổ chuyên môn trong trường mầm non Thạch Bình. Chủ yếu là giáo viên và tổ truởng chuyên môn. Cơ sở của tổng kết kinh nghiệm là thông qua hoạt động thực tế của các tổ chuyên môn Trường mầm non Thạch Bình 4. Phương pháp nghiên cứu : Phương pháp nghiên cứu lý luận Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin Phương pháp thống kê sử lý số liệu II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1. Cơ sở lý luận của vấn đề nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn Tổ chuyên môn là một hệ thống tổ chức nhà trường được ghi trong điều lệ trường mầm non, tổ chuyên môn có chức năng thực thi nhiệm vụ chuyên môn của nhà trường. Tại điều 14 chương II văn bản hợp nhất số 05/2014-VBHN-BGDĐT đã ghi rõ nhiệm vụ của tổ chuyên môn gồm: Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm học nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và các hoạt động giáo dục khác; Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; Kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và quản lý sử dụng tài liệu, đồ dùng, đồ chơi, thiết bị giáo dục của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường, nhà trẻ; Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non; Đề xuất khen thưởng, kỷ luật giáo viên. Tổ trưởng chuyên môn là ngườu chịu trách nhiệm chính trong việc nâng cao chất lượng tổ chuyên môn. Tổ trưởng chuyên môn phải có khả năng tiếp nhận và tổ chức thực hiện các thông tin quản lý vì đây là công việc hết sức quan trọng đối với người quản lý chuyên môn. Vì khả năng tiếp nhận xử lý và tổ chức tốt các thông tin sẽ đem lại lại hiệu quả tối ưu. Tổ chuyên môn gồm các giáo viên đứng lớp, trực tiếp tổ chức chăm sóc và dục trẻ, cho nên bất kỳ giáo viên nào cũng phải biết mình có một vai trò quan trọng ảnh hưởng rộng rãi đến chất lượng giáo dục của một tập thể giáo viên trong nhà trường và ngược lại trẻ nào đến trường cũng được tiếp nhận sự giáo dục của tập thể giáo viên. Cho nên chất lượng giáo dục của nhà trường đạt hiệu quả cao hay thấp không chỉ phụ thuộc ở một giáo viên mà đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ của toàn thể giáo viên trong tổ. Chính vì thế tổ chuyên môn phải đoàn kết, hỗ trợ và giúp đỡ nhau trong công tác, luôn tạo ra bầu không khí thoải mái, lành mạnh trong tổ. Mọi thành viên trong tổ luôn có ý thức phấn đấu vươn lên về mọi mặt, học hỏi nhau cùng tiến bộ. Nắm vững và tổ chức thực hiện tốt đường lối và quan điểm giáo dục của Đảng; Thực tiễn cho thấy, trường nào công tác chỉ đạo của Ban giám hiệu càng cụ thể rõ ràng, khoa học thì việc sinh hoạt của tổ chuyên môn càng có chất lượng, có nề nếp. Nội dung sinh hoạt của tổ chuyên môn càng bám sát mục tiêu, yêu cầu của chương trình và nhiệm vụ năm học thì càng tháo gỡ kịp thời những khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giảng dạy của giáo viên. Ngược lại, trường nào công tác chỉ đạo chuyên môn thiếu khoa học, buông lỏng thì việc sinh hoạt tổ chuyên môn sẽ không đảm bảo thời gian và kém chất lượng. Chính vì vậy công tác chuyên môn là hoạt động quan trọng, chủ yếu, quyết định sự tồn tại và phát triển của nhà trường. Tổ chuyên môn là một bộ phận cấu thành, nơi thực thi nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ, động lực quan trọng để giúp nhà trường phát triển chính là hoạt động có hiệu quả của tổ chuyên môn 2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 2.1.Thuận lợi: Trường mầm non Thạch Bình có đội ngũ giáo viên trẻ nhiệt tình trong công tác có tinh thần trách nhiệm cao. Đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên trong trường đủ về số lượng, đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn 100% Được sự hỗ trợ về chuyên môn của Ban giám hiệu nhà trường, chỉ đạo sát sao về chuyên môn của Phòng giáo dục Đào tạo huyện. Giáo viên tích cực tham gia thực hiện cuộc vận động ”Mỗi thầy, cô giáo là tấm gương về đạo đức, tự học, sáng tạo” do các cấp phát động. Tổ trưởng chuyên môn là giáo viên dạy giỏi cấp huyện, gương mẫu, có uy tín, năng lực chuyên môn vững. Giáo viên trong tổ có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau trong công tác. 2.2 Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi trên trường mầm non Thạch Bình gặp không ít những khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn thể hiện: * Về năng lực chuyên môn của giáo viên: Đội ngũ giáo viên trường đào tạo từ nhiều hệ khác nhau, trình độ chuyên môn chưa đồng đều, một số giáo viên chưa nhiệt tình trong công tác làm ảnh hưởng đến hiệu quả giáo dục. Một bộ phận giáo viên tiếp thu và vận dụng các chuyên đề vào giảng dạy ở mức đạt yêu cầu; giáo viên lớn tuổi chưa tiếp cận được với công nghệ thông tin. Nhà trường có 2 điểm trường nên khó khăn cho việc chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn. Một số giáo viên trẻ kỹ năng giao tiếp, ứng xử còn nhiều hạn chế, thiếu tự tin và chưa mạnh dạn phát biểu ý kiến trong các cuộc họp chuyên môn * Về nghiệp vụ quản lý tổ chuyên môn: Nhìn chung, các tổ chuyên môn mới chỉ tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo quy định, nội dung sinh hoạt còn rập khuôn ở kiểm tra hồ sơ sổ sách chưa trú trọng đến thay đổi nội dung, do vậy chưa phát huy hết sức mạnh của tổ chuyên môn trong việc nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường Sinh hoạt tổ chuyên môn chưa thật sự đi vào chiều sâu nội dung, phương pháp, hiệu quả tiết dạy. Đa số chỉ dừng lại yêu cầu chung cơ bản, thiếu tính nâng cao hoặc xoáy sâu vào trọng tâm của tiết dạy. Việc tự học, tự nghiên cứu để bồi dưỡng thêm về kiến thức và năng lực lãnh đạo tổ chuyên môn còn hạn chế, thường thì làm theo kế hoạch đã định sẵn của Hiệu trưởng, ít tìm tòi, nghiên cứu xây dựng, hoặc đề xuất ý kiến có tính sáng tạo đối với Ban giám hiệu. 2.3. Thực trạng năng lực chuyên môn * Về số lượng – cơ cấu: Về số lượng: - Tổ chuyên môn: 02 tổ là tổ nhà trẻ và tổ mẫu giáo. - Giáo viên đứng lớp: 22 giáo viên tỷ lệ 1,8 giáo viên/lớp. Tổ nhà trẻ 04 giáo viên; tổ mẫu giáo 18 giáo viên Về cơ cấu: Tỉ lệ nữ 100% Tuổi đời cao nhất: 53 tuổi; thấp nhất: 25 tuổi Thâm niên công tác: cao nhất 30 năm; Thấp nhất: 01 năm Trình độ chuyên môn: Đạt chuẩn: 22/22 GV tỷ lệ 100%; Trên chuần: 14/22 tỷ lệ 64% * Bảng khảo sát trình độ chuyên môn và hệ đào tạo của giáo viên năm học 2015 - 2016 TT Trinh độ đào tạo Số lượng Hệ đào tạo Đang đi học năng cao Chính quy Tại chức 1 Đại học 9 1 8 5 2 Cao đẳng 5 4 1 3 Trung cấp 8 0 8 * Kết quả chất lượng chuyên môn năm học 2014 – 2015 TT Hoạt động Kết quả Tốt Khá TB Yếu 1 Đánh giá chất lượng sinh hoạt tổ 0 1 1 0 2 Thao giảng, dự giờ 5 12 5 0 3 Kiểm tra chuyên môn 3 13 4 2 4 Giáo viên giỏi trường 9 11 2 0 5 Giáo viên giỏi huyện 3 0 0 0 6 Đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp GVMN 6 12 4 0 Từ kết quả đánh giá chất lượng các hoạt động của tổ chuyên môn ở trên tôi nhận thấy chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn của trường mầm non Thạch Bình trong năm học 2014 – 2015 chưa cao thể hiện qua bảng số liệu khảo sát đánh giá cuôi năm. Chất lượng sinh hoạt tổ chưa cao dẫn đến chất lượng giảng dạy, tỷ lệ giáo viên giỏi các cấp còn rất thấp. Qua các đợt thao giảng, dự giờ, kiểm tra chuyên môn số giáo viên đạt loại tốt đang ở mức khiêm tốn. Chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn chưa cao thể hiện ở nội dung sinh hoạ chưa phong phú, hình thức còn đơn điệu, gò bó, chưa đi sâu vào các vấn đề trọng tâm đổi mới phương pháp dạy học và tháo gỡ những khó khăn cho giáo viên trong tổ, kế hoạch xây dựng không sát với tình hình thực tế chuyên môn của tổ. Trong các buổi sinh hoạt không khí thường trầm lắng, những vấn đề mới và khó chưa được mang ra bàn bạc, thảo luận. Mặt khác tổ trưởng chưa phát huy hết vai trò của mình trong tổ chức các buổi sinh hoạt tổ, chưa chủ động trong xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ còn thụ động với kế hoạch của Ban giám hiệu, chưa mạnh dạn trong việc đề xuất các ý kiến để nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn. Khi tổ sinh hoạt thì chỉ có thư ký ghi chép một cách qua loa để có biên bản đảm bảo hồ sơ tổ. Các thành viên trong tổ không trao đổi, không có ý kiến, nếu tổ trưởng có triển khai hướng dẫn chỉ đạo một số vấn đề trong kế hoạch nhà trường thì không ghi chép nên sau đó không nhớ để thực hiện. Chính vì thế nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn là một vấn đề cần thiết của trường mầm non Thạch Bình. Là Hiệu phó nhà trường, tôi đã nghiên cứu tài liệu, hoc hỏi những đơn vị bạn làm tốt công tác chuyên môn để tìm ra những biện pháp mới phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường với một mong muốn nâng cao chất lượng chuyên môn trường mầm non Thạch Bình đáp ứng được yêu cầu của chương trình giáo dục mầm non trong năm học 2015 – 2016. 3. Các biện pháp đã sử dụng để nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn trong trường mầm non 3.1. Biện pháp 1: Tăng cường sự quản lý của BGH đối với tổ chuyên môn. * Thực hiện tốt công tác chỉ đạo của Ban giám hiệu: Công tác chỉ đạo của Ban giám hiệu là một khâu quan trọng trong nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn. Tôi tham mưu và cùng với Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch chỉ đạo của Ban giám hiệu đối với tổ chuyên môn cụ thể như sau: Bước 1: Thành lập tổ chuyên môn, bổ nhiệm tỏ trưởng, tổ phó chuyên môn: Đây là bước quan trọng trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Nếu Hiệu trưởng phân công giáo viên đứng lớp không phù hợp với năng lực chuyên môn, phù hợp với hoàn cảnh của từng giáo viên thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nhà trường. Là hiệu phó phụ trách chuyên môn tôi hiẻu rất rõ hoàn cảnh, năng lực sở trường, trình độ chuyên môn của từng giáo viên trong nhà trường nên tôi đã tham mưu cho hiệu trưởng trong việc phân công giáo viên ở trong các tổ chuyên môn và đề cử tổ trưởng, tổ phó chuyên môn để Hiệu trưởng ra quyết định thành lập các tổ chuyên môn và bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó chuyên môn. Ví dụ: Khi bổ nhiệm tổ trưởng tôi tham mưu cho hiệu trưởng nên bổ nhiệm giáo viên có thời gian công tác từ 5 năm trở lên có trình độ đại học, là giáo viên dạy giỏi cấp huyện nhiều năm và quan trọng là phải có uy tín đối với giáo viên trong tổ Bước 2: Công khai kế hoạch nhà trường thực hiện trong năm học về qui mô, cơ cấu, chất lượng, hiệu quả và dự kiến các hoạt động sẽ tiến hành trong năm học như: Khai giảng, đăng ký chỉ tiêu năm học, kế hoạch thao giảng, thi giáo viên giỏi, bồi dưỡng giáo viên, kế hoạch kiểm tra đánh giá hoạt động dạy học .... Công tác này sẽ giúp các tổ chuyên môn có định hướng có kế hoạch cụ thể cho hoạt động chuyên môn của tổ mình. Ví dụ: Nhà trường công khai kế hoạch chỉ tiêu năm học phấn đấu huy động trẻ ra lớp đạt 22% đối với trẻ nhà trẻ và 95% đối với trẻ mẫu giáo để các tổ chuyên môn biết từ đó xây dựng kế hoạch chỉ đạo giáo viên trong tổ tuyên truyền vận động phụ huynh đưa trẻ ra lớp đảm bảo kế hoạch. Bước 3: Hoàn thiện cơ cấu tổ chức thực hiện hiệu quả kế hoạch năm học: Đây là bước giao nhiệm vụ cụ thể cho tổ trưởng, tổ phó chuyên môn để xây dựng phát triển tổ chuyên môn mình phụ trách, phân công trách nhiệm liên đới giữa các thành viên trong tổ. Công tác này sẽ tạo cho bộ máy hoạt động thông suốt, trôi chảy đạt hiệu quả cao. Ví dụ: Chuẩn bị tốt công tác khai giảng năm học Ban giám hiệu chỉ đạo tổ chuyên môn khối mẫu giáo phân công các lớp tập văn nghệ để biểu diễn trong ngày khai giảng. Ban giám hiệu đưa ra số lượng tiết mục yêu cầu về chất lượng các tiết mục khi biểu diễn có đánh giá sau khai giảng. Tổ trưởng, tổ phó phải có trách nhiệm phân công đôn đốc để đạt chất lượng yêu cầu của Ban giám hiệu. Bước 4: Chỉ đạo việc thực hiện mục tiêu, chương trình dạy học: Ban giám hiệu chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch chung cả tổ, hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học, quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên ( bằng việc thực hiện đầy đủ đúng tiến độ thời gian, soạn bài, lên lớp, quá trnh tổ chức các hoạt động dạy trẻ). Tiến hành hoạt động kiểm tra đánh giá dạy học và thực hiện kế hoạch dạy học trong năm học: xây dựng kế hoạch kiểm tra, tổ chức lực lượng kiểm tra đánh giá, hoàn thiện hoạt động dạy học, hoàn thiện quản lý hoạt động dạy học. Ví du: Trong chỉ tiêu kế hoạch năm học của nhà trường phấn đấu 100% nhóm lớp đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào tổ chức các hoạt động giáo dục. Căn cứ trên kế hoạch của nhà trường tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch mỗi giáo viên một tuần phải có 2 tiết sử dụng CNTT vào dạy trẻ, tổ trưởng thông qua kế hoạch của tổ đến toàn thẻ giáo viên trong tổ từ đó giáo viên tự nghiên cứu thực hiện theo đúng kế hoạch tổ và nhà trường xây dựng. Tổ trưởng và Ban giám hiệu sẽ kiểm tra để đánh giá hiệu quả thực hiện của giáo viên *Thực hiện tốt vai trò của Ban giám hiệu trong công tác chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn của tổ chuyên môn . Ban giám hiệu phải thường xuyên có mặt trong các buổi sinh hoạt của tổ chuyên môn, kịp thời nắm bắt thông tin, nắm bắt nhu cầu của giáo viên, các vướng mắc về chuyên môn để có biện pháp đáp ứng, giải đáp kịp thời. Nắm bắt được vấn đề này trong các buổi sinh hoạt của tổ chuyên môn tôi luôn có mặt để dự họp cùng với tổ. Tôi yêu cầu các tổ chuyên môn chủ động đưa các vấn đề cần tháo gỡ trong tháng ra bàn bạc thảo luận cách thực hiện trong buổi họp tổ, có thể tổ chức thành chuyên đề nhằm giúp giáo viên định hướng được các phương pháp giảng dạy phù hợp. Khơi gợi cho giáo viên mạnh dạn bày tỏ ý kiến của mình. Đặt vấn đề giúp giáo viên động não tìm ra cách giải quyết. Mỗi giáo viên đều đưa ra cách giải quyết, nhiều giáo viên sẽ đưa ra nhiều cách giải quyết khác nhau, từ đó lựa chọn ra những cách thực hiện phù hợp nhất. Khi tham gia sinh hoạt tôi đóng vai trò là thành viên chứ không phải cán bộ quản lý đến giám sát. Để tạo không khí bình đẳng, dân chủ, thân thiện trong buổi sinh hoạt, tôi không áp đặt ý kiến của mình, không đánh giá ý kiến của người khác, lắng nghe ý kiến của mọi thành viên với thái độ trân trọng, tôi cũng nhận một phần việc như các thành viên khác trong tổ là trong quá trình dự sinh hoạt, tôi ghi chép các nội dung chính hoặc những vấn đề mà giáo viên còn vướng mắc, khi phát biểu đóng góp ý kiến không vội vã kết luận vấn đề một cách chủ quan mà phân tích tổng hợp các ý kiến rồi đưa ra quyết định để có sức thuyết phục Ví du : Trong buổi sinh hoạt chuyên môn tổ mẫu giáo cuối tháng 9/2015. Thực hiện kế hoạch của tổ là mỗi giáo viên phải có 02 tiết ứng dụng CNTT vào tổ chức các hoạt động day trẻ trong một tuần. Trong tháng 9 khi đi kiểm tra chuyên môn tôi thấy có 01 số giáo viên chưa thực hiện được. Tôi yêu cầu tổ trưởng chuyên môn đưa vấn đề đó ra bàn bạc tại cuộc họp tổ để tìm cách thào gỡ và cho giáo viên thảo luận: Có 02 nhóm ý kiến đưa ra : Nhóm1 : Một số giáo viên có ý kiến sử dụng CNTT chưa thành thạo nên xây dựng 01 giáo án điện tử rất khó. Nhóm 2 : Một số giáo viên lại có ý kiến thời gian trên lớp từ 10 – 11h, thời gian về nhà lại phải công việc gia
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_h.doc