Báo cáo sáng kiến Một số biện pháp nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch giáo dục trong trường mầm non

Báo cáo sáng kiến Một số biện pháp nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch giáo dục trong trường mầm non

Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục là một việc làm hết sức quan trọng, kế hoạch (giáo án) giúp giáo viên hình dung rõ ràng mọi công việc, từ đó chủ động trong chuẩn bị các hoạt động, các thiết bị, đồ dùng phù hợp với hình thức giáo dục trên lớp. Đồng thời dần đưa các hoạt động vào nền nếp, giúp trẻ phải đạt các mục tiêu đề ra. Đối với giáo dục mầm non, theo quy định có 4 loại kế hoạch giáo dục: Kế hoạch năm học, kế hoạch tháng (chủ đề), kế hoạch tuần, kế hoạch ngày. Căn cứ mục tiêu, nội dung kế hoạch năm học, giáo viên phải xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục chủ đề (tháng), tuần, ngày.

Đã nhiều năm làm công tác quản lí trường mầm non, qua theo dõi, quan sát, kiểm tra tôi nhận thấy một số vấn đề trong kế hoạch giáo dục như sau:

Một số giáo viên có tinh thần trách nhiệm, xác định được tầm quan trọng , biết cách thức và lập kế hoạch rất khả thi, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của lớp, của trường. Bên cạnh đó còn một bộ phận giáo viên chưa coi trọng khâu xây dựng kế họach giáo dục; có biểu hiện xem nhẹ công việc này dẫn đến chất lượng kế hoạch giáo dục chưa sát, chưa hiệu quả đối với trẻ.

Một số giáo viên khác còn lúng túng, thiếu tự tin trong xây dựng kế họach, kế hoạch mang tính đối phó hoặc chưa biết lựa chọn nội dung, mục tiêu, các hình thức giáo dục còn đơn điệu, dẫn đến chất lượng giáo dục trẻ/ lớp chưa đạt mục tiêu theo yêu cầu của từng giai đoạn. Xây dựng kế hoạch đôi khi chưa gắn với thực tiễn, lồng ghép, tích hợp nội dung trong các hoạt động giáo dục trên lớp chưa linh hoạt, dẫn đến trẻ không đạt kiến thức, mục tiêu theo kế hoạch.

 

docx 4 trang thanh tú 22 07/10/2022 4430
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo sáng kiến Một số biện pháp nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch giáo dục trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
BÁO CÁO SÁNG KIẾN 
"Một số biện pháp nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch giáo dục trong trường mầm non"
I. Tác giả sáng kiến
- Họ tên : Nguyễn Nhâm Nhị
- Chức vụ : Hiệu trưởng
- Đơn vị: Trường Mầm non Duyệt Trung
II. Lĩnh vực áp dụng: Nâng cao chất lượng giáo dục mầm non.
III. Thực trạng trước khi áp dụng sáng kiến
Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục là một việc làm hết sức quan trọng, kế hoạch (giáo án) giúp giáo viên hình dung rõ ràng mọi công việc, từ đó chủ động trong chuẩn bị các hoạt động, các thiết bị, đồ dùng phù hợp với hình thức giáo dục trên lớp. Đồng thời dần đưa các hoạt động vào nền nếp, giúp trẻ phải đạt các mục tiêu đề ra. Đối với giáo dục mầm non, theo quy định có 4 loại kế hoạch giáo dục: Kế hoạch năm học, kế hoạch tháng (chủ đề), kế hoạch tuần, kế hoạch ngày. Căn cứ mục tiêu, nội dung kế hoạch năm học, giáo viên phải xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục chủ đề (tháng), tuần, ngày.
Đã nhiều năm làm công tác quản lí trường mầm non, qua theo dõi, quan sát, kiểm tra tôi nhận thấy một số vấn đề trong kế hoạch giáo dục như sau:
Một số giáo viên có tinh thần trách nhiệm, xác định được tầm quan trọng , biết cách thức và lập kế hoạch rất khả thi, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của lớp, của trường. Bên cạnh đó còn một bộ phận giáo viên chưa coi trọng khâu xây dựng kế họach giáo dục; có biểu hiện xem nhẹ công việc này dẫn đến chất lượng kế hoạch giáo dục chưa sát, chưa hiệu quả đối với trẻ.
Một số giáo viên khác còn lúng túng, thiếu tự tin trong xây dựng kế họach, kế hoạch mang tính đối phó hoặc chưa biết lựa chọn nội dung, mục tiêu, các hình thức giáo dục còn đơn điệu, dẫn đến chất lượng giáo dục trẻ/ lớp chưa đạt mục tiêu theo yêu cầu của từng giai đoạn. Xây dựng kế hoạch đôi khi chưa gắn với thực tiễn, lồng ghép, tích hợp nội dung trong các hoạt động giáo dục trên lớp chưa linh hoạt, dẫn đến trẻ không đạt kiến thức, mục tiêu theo kế hoạch.
Từ thực trạng nêu trên, là cán bộ quản lí nhà trường, tôi luôn suy nghĩ: nên làm gì, làm như thế nào, bắt đầu từ đâu? Trước băn khoăn, trăn trở, tôi đã tìm hiểu nguyện vọng của giáo viên,từ đó tôi đã lựa chọn “Một số biện pháp nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch giáo dục trong trường mầm non’’ góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ và đã được tập thể nhất trí, ủng hộ cao. Đây là một trong những động lực thúc đẩy tôi thực hiện ý tưởng này.
IV. Mô tả bản chất sáng kiến 
1)Tính mới, tính sáng tạo, tính khoa học
Báo cáo sáng kiến có tính mới được áp dụng lần đầu tiên tại đơn vị. Không trùng với sáng kiến của năm học trước. Kinh nghiệm qua một năm triển khai thực hiện cho thấy 4 biện pháp sau đây rất phù hợp với nhiều giáo viên trong trường mầm non:
Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của giáo viên về xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục
Giao quyền chủ động cho giáo viên trongviệc lập kế hoạch giáo dục 
Sau khảo sát đầu năm học, chuyên môn phối hợp với công đoàn kí cam kết giữa giáo viên với nhà trường về chất lượng giáo dục, nuôi dưỡng đảm bảo mục tiêu, yêu cầu theo từng giai đoạn (chủ đề, tuần, ngày) 
Dìu dắt giáo viên, giao cho tổ trưởng, hoặc cán bộ quản lý nhà trường kèm cặp giúp đỡ, chú trọng công tác thực hành xây dựng kế hoạch. Chú trọng phương pháp huấn luyện để phát triển kĩ năng cho giáo viên trong quá trình xây dựng kế hoạch... Khi cần giáo viên chủ động đề xuất, yêu cầu cán bộ quản lý giúp đỡ, hỗ trợ hoặc giải đáp thắc mắc bất kể thời gian nào.
Giáo viên chủ động phối hợp, trao đổi, phản biện theo cặp, theo nhóm, về công tác xây dựng thông qua kế hoạch (những sản phẩm cụ thể ), giáo viên hình thành nhận thức đúng, bền vững về vị trí tầm quan trọng của việc xây dựng kế hoạch. 
Biện pháp 2: Động viên, khuyến khích giáo viên
Trong quá trình quản lý chỉ đạo bản thân luôn tuân thủ nguyên tắc đó là: Tránh chê bai giáo viên, kịp thời khích lệ dù là tiến bộ nhỏ nhất, tạo niềm tin, niềm vui trong giáo viên và là động lực thúc đẩy tinh thần trách nhiệm trong công việc. Nhưng khi cần, cán bộ quản lý vẫn hỗ trợ tích cực đối với giáo viên còn hạn chế trong lập kế hoạch và đòi hỏi người quản lí chỉ rõ những điểm mạnh trong kế hoạch, đồng thời chỉ ra những phần còn hạn chế và tư vấn cho giáo viên tự điều chỉnh để phù hợp với trẻ ở lớp mình phụ trách.
Thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn tháng, nhân rộng những kế hoạch sáng tạo, động viên những kế hoạch, những lĩnh vực mà giáo viên đã làm tốt để tập thể tham khảo, lựa chọn, áp dụng.
Biện pháp 3: Quy trình lập một bản kế hoạch có tính khả thi (gợi ý)
Bước 1: Khảo sát thực trạng trẻ, cở sở vật chất, lựa chọn tài liệu 
Trước khi xây dựng kế hoạch giáo dục đòi hỏi mỗi giáo viên phải nắm được nhu cầu, khả năng, hứng thú của trẻ để lựa chọn những mục tiêu phù hợp với chủ đề lựa chọn, xem xét cơ vật vật chất đã đáp ứng cho việc thực hiện chủ đề chưa? Cần bổ xung cái gì? (Đề nghị nhà trường, phụ huynh hỗ trợ cái gì, cái nào giáo viên, trẻ tự bổ xung qua thực hiện chủ đề...). Lựa chọn tài liệu hỗ trợ xây dựng kế hoạch: Chương trình giáo dục mầm non; Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục mầm non; Hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục và tổ chức thực hiện. 
Bước 2: Tiến hành lập xây dựng kế hoạch
Dựa trên kết quả khảo sát (bước một) giáo viên tiến hành xây dựng kế hoạch bằng cách lựa chọn mục tiêu, nội dung, hoạt động phù hợp đảm bảo rằng số lượng mục tiêu phải tỷ lệ thuận với thời gian thực hiện chủ đề, mục tiêu, nội dung phải cụ thể, rõ ràng, càng cụ thể việc thực hiện càng dễ. Các hoạt động cần lựa chọn đa dạng thông qua: hoạt động đón, trả trẻ; Hoạt động học; Hoạt động góc; Hoạt động ngoài trời; vệ sinh ăn trưa; hoạt động chiều
Bước 3: Thực hiện kế hoạch
Trên cơ sở đã xây dựng được một bản kế hoạch giáo dục sát với điều kiện thực tế, mỗi giáo viên căn cứ vào đó để tổ chức các hoạt động giáo dục một cách linh hoạt nhất
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch giáo dục sau thực hành, giáo viên tự rút ra bài học kinh nghiệm để điều chỉnh cho tháng sau khả thi cao hơn tháng trước.
Biện pháp 4: Trú trọng công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch của giáo viên
Ngoài việc dự giờ theo kế hoạch, cán bộ quản lý cần phải kiểm tra đột xuất, thường xuyên việc thực hiện kế hoạch qua các hoạt động giáo dục. Một cách kiểm tra rất hiệu quả đó là kiểm tra qua trẻ để đánh giá chất lượng giáo dục. Sau khi kết thúc chủ đề cán bộ quản lý, tổ trưởng chuyên môn kiểm tra trẻ thông qua các phương pháp trò chuyện, sử dụng bài tập... thông qua đó đánh giá kế hoạch giáo dục của giáo viên có hiệu quả hay không.
2) Hiệu quả
- Cán bộ quản lý, giáo viên nâng cao nhận thức về tầm quan trọng trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục; Tinh thần của giáo viên phấn chấn, vui vẻ và đã chủ động tích cực mạnh dạn hơn. Giáo viên bước đầu có kỹ năng xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp với điều kiện của lớp và tình hình trẻ
- Xây dựng kế hoạch sát với điều kiện cơ sở vật chất, lớp học, tiết kiệm thời gian, nâng cao kỹ năng, tính cẩn thận trong việc lập kế hoạch. Tận dụng nguyên vật liêu sẵn có để phục vụ chủ đề. 
- Trên tinh thần tự học, tự bồi dưỡng dần hình thành thói quen tích cực, tự tin và an tâm khi thực hiện công tác xây dựng kế hoạch phù hợp với tình hình của trẻ và đơn vị sẵn có. Kết quả cụ thể như sau:
Nội dung
TS
GV
Trước khi thực hiện SK
Sau khi thực hiện SK
Ghi chú
Tốt
Khá
TB
Tốt
Khá
TB
Nhận thức tầm quan trọng KH
16
04
08
04
08
08
0
Xây dựng đúng quy trình
16
02
06
08
10
06
0
Chất lượng KH
16
03
09
04
08
06
02
3) Khả năng và điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
Với sáng kiến này có thể triển khai ở tất cả các trường mầm non có đủ điều kiện cơ bản tối thiểu cần thiết thực hiện chương trình giáo dục mầm non
Để bảo đảm sự thành công trong xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục giáo viên biết lựa chọn mục tiêu, nội dung, hoạt động, đồ dùng trang thiết bị, môi trường hoạt động phù hợp.
Giáo viên được tập huấn, chú trọng kỹ năng thực hành, trao đổi chia sẻ những kinh nghiệm hay. Cán bộ quản lý nhận thức đúng đắn đầy đủ về việc lập kế hoạch; gần gũi tôn trọng giáo viên; có đầy đủ năng lực đám nghĩ, dám làm.
4) Thời gian tổ chức áp dụng sáng kiến
Sáng kiến đã được áp dụng tại trường mầm non Duyệt Trung trong năm học 2017-2018 và có thể cho những năm học tiếp theo.
V. Kết luận
Sau một năm tổ chức thực hiện tôi cảm nhận được chính những đòi hỏi của công việc đã dạy cho chúng tôi ngày một hoàn thiện hơn. Đặc biệt trong công tác xây dựng kế hoạch giáo dục. Bước đầu đã đạt được những kết quả một cách toàn diện đó là: Hình thành một tập thể tự tin mạnh dạn có phương pháp làm việc tốt, các cá nhân chủ động tích cực có ý thức tự học tự vươn lên đáp ứng yêu cầu công việc. Chất lượng nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ được cải thiện và nâng cao. Tuy nhiên thời gian áp dụng mới chỉ được một năm. Vì vậy cần tiếp tục thực hiện và có những điều chỉnh, hoặc bổ xung những giải pháp kịp thời để giáo viên xây dựng được bản kế hoạch xác thực, cụ thể giúp cho chất lượng giáo dục được nâng cao.
       Xác nhận của Hội đồng                                                                                    Người viết báo cáo
              Sáng kiến cơ sở 

Tài liệu đính kèm:

  • docxbao_cao_sang_kien_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_xay_d.docx