Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp huy động trẻ ăn bán trú ở trường Mầm non vùng khó khăn dân tộc thiểu số

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp huy động trẻ ăn bán trú ở trường Mầm non vùng khó khăn dân tộc thiểu số

Cơ sở lí luận.

Như chúng ta đã biết Đảng và nhà nước ta đã thực sự coi trọng GDMN, coi GDMN là nền móng then chốt chất lượng cho các bậc học tiếp theo. do vậy, từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đã đề ra mục tiêu, chiến lược phát triển GDMN giai đoạn 2015-2020, mục tiêu được đặt ra đến năm 2020 là " xây dựng hoàn chỉnh và phát triển bậc học MN cho hầu hết trẻ em trong độ tuổi" đồng thời mục tiêu cụ thể là phải đảm bảo hầu hết trẻ 5 tuổi được học chương trình MN 5 tuổi chuẩn bị vào lớp 1.

Quyết định 161.2002/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về một số chính sách phát triển GDMN cũng nêu rõ" ưu tiên phát triển GDMN ở nơi có điều kiện khó khăn, các vùng nứi cao, vùng đồng bào dân tộc giảm sự chênh lệch về chất lượng giữa vùng khó khăn và các địa bàn thuận lợi khác, “Giáo dục Mầm non phải đa dạng, phong phú, tương ứng với một hệ thống cơ sở vật chất phù hợp, hướng tới đảm bảo công bằng cho mọi trẻ em”, trong đó chú trọng chỉ tiêu và chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Đặc biệt ngành học Mầm Non huyện Krông Ana đã xây dựng và huy động trẻ bán trú đạt 100%, yêu cầu về công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại Trường mầm non Hoa Sen đã được đặt ngang tầm với công tác giáo dục MN trong huyện nhà.

Nghị quyết Đại hội Đảng Bộ xã EaBông, đã nêu chỉ rõ “ Thực hiện tốt công tác xây dựng các thôn buôn đạt chuẩn văn hóa trên địa bàn xã trong đó có mục tiêu Nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục toàn diện trong các trường MN trên địa bàn xã. Để thực hiện được nhiệm vụ của ngành, nhiệm vụ của địa phương giao cho; như đã nói ở trên thì nhà trường phải tập trung giải quyết những vấn đề cơ bản sau:

 Tiếp tục công tác chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ, muốn làm tốt công tác chăm sóc nuôi dưỡng mà vấn đề cốt lõi.

Làm sao để huy động phụ huynh gửi con vào bán trú đạt chỉ tiêu, Để thực hiện các chỉ tiêu đó cũng như sự mong đợi của lãnh đạo các cấp và nhân dân trong toàn xã.

 

doc 18 trang hoathepmc36 28/02/2022 5123
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp huy động trẻ ăn bán trú ở trường Mầm non vùng khó khăn dân tộc thiểu số", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ BIỆN PHÁP HUY ĐỘNG TRẺ ĂN BÁN TRÚ Ở TRƯỜNG MẦM NON VÙNG KHÓ KHĂN DTTS.
I. Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết trong xã hội hiện nay, con người luôn bận rộn với trăm công nghìn việc, để đảm bảo được nhu cầu của cuộc sống trong đó phải kể đến các bậc phụ huynh. Chính vì vậy nhu cầu gửi trẻ ăn bán trú tại trường hiện nay ngày càng được quan tâm .Việc tổ chức cho trẻ ăn trưa tại trường đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của địa phương, thay vào hàng ngày người dân đưa trẻ đi nương rẫy hay phải chuẩn bị bữa ăn cho trẻ tại nhà, nay người dân đã hoàn toàn yên tâm cho con em mình ăn ngủ tại trường từ sáng đến chiều để yên tâm lao động, sản xuất, góp phần xóa đói, giảm nghèo. Xác định được tầm quan trọng trong việc tổ chức ăn bán trú cho trẻ ở các điểm trường vùng đồng bào DT trong chiến lược phát triển giáo dục lâu dài của nhà trường.
Trường Mầm non Hoa Sen thuộc xã EaBông là một xã vùng khó khăn của Huyện Krông Ana Trường được phân luồng quản lý trẻ em từ 0-5 tuổi tại 7 thôn buôn, trong đó có 4 buôn là đồng bào DTTS nên còn nhiều hủ tục lạc hậu, đa số Cha mẹ Học sinh chưa hiểu hết tầm quan trọng của GDMN, đặc biệt nhiều gia đình chưa dạy trẻ biết tiếng phổ thông, mọi giao tiếp hoàn toàn bằng tiếng mẹ đẻ dẫn đến việc huy động trẻ ra lớp còn gặp rất nhiều khó khăn, công tác huy động trẻ ăn bán trú để thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới còn khó khăn hơn. 
Việc tổ chức cho trẻ ăn trưa tại trường, nhất là tại các điểm trường vùng DTTS, có vai trò hết sức quan trọng: Tỉ lệ huy động trẻ đi học chuyên cần ngày một nâng cao, chất lượng bữa ăn đảm bảo góp phần giảm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng; việc trẻ ăn ngủ cùng cô tại trường nhằm gắn kết tình cảm giữa cô và trẻ, giáo viên có nhiều thời gian giao lưu trò chuyện với trẻ bằng tiếng phổ thông từ đó chất lượng chăm sóc, giáo dục được nâng lên, tạo sự công bằng cho trẻ trong việc chăm sóc và giáo dục tại các điểm trường, cũng như các điểm trường ở trung tâm. Là một Hiệu trưởng trường Mầm non vùng khó khăn, tôi trăn trở, suy nghĩ làm sao để trường chúng tôi tiến kịp với các trường MN khác trên địa bàn và để có những kết quả đã đạt được đáp ứng với yêu cầu mới của Gíao dục hiện nay. Xác định được tầm quan trọng trong việc tổ chức ăn bán trú cho trẻ ở các điểm trường vùng DTTS trong chiến lược phát triển giáo dục của nhà trường. Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài này" Một số biện pháp huy động trẻ ăn bán trú ở các điểm lẻ vùng khó khăn DTTS" để nghiên cứu và đưa vào áp dụng tại trường MN 
Hoa Sen xã EaBông
 	2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
	- Mục tiêu: Huy động trẻ đi học chuyên cần ngày một nâng cao, chất lượng bữa ăn đảm bảo, góp phần giảm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng; việc trẻ ăn ngủ cùng cô tại trường nhằm gắn kết tình cảm giữa cô và trẻ, giáo viên có nhiều thời gian, giao lưu trò chuyện với trẻ bằng tiếng phổ thông từ đó chất lượng chăm sóc, giáo dục được nâng lên, nhằm huy động trẻ DTTS trong độ tuổi MN ăn bán trú tại trường MN Hoa Sen đạt chất lượng.
- Nhiệm vụ: 
- Nghiên cứu lý luận về hình thức tổ chức học bán trú ở trường mầm non.
- Khảo sát thực tế việc thực hiện học bán trú tại đơn vị và một số đơn vị bạn.
- Phân tích kết quả nghiên cứu, xây dựng kế hoạch, biện pháp phù hợp với thực tế dơn vị và địa phương.
-  Đề xuất ý kiến những bài học kinh nghiệm về công tác tổ chức học bán trú cho trẻ mầm non vùng khó khăn DTTS.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là Học sinh dân tộc tại các điểm trường MN Hoa Sen, biện pháp huy động trẻ vào bán trú ở trường mầm non vùng khó khăn DTTS tại trường Mầm non Hoa Sen.
4. Giới hạn đề tài.
	 Nội dung nghiên cứu chỉ trong phạm vi hẹp đó là Nghiên cứu, một số biện pháp huy động trẻ ăn bán trú tại các điểm lẻ ở trường mầm non Hoa Sen thuộc vùng khó khăn DTTS.
	5. Phương pháp nghiên cứu.
 	a. Phương pháp nghiên cứu lý luận.
- Phương pháp phân tích - tổng hợp tài liệu.
- Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập..
 	b. Phương pháp nghiên cứu thực tiển.
- Phương pháp điều tra nghiên cứu từ thực tế.
- Phương pháp tổng kết hình thức tổ chức ăn bán trú trong trường Mầm non.
- Phương pháp khảo nghiệm thực nghiệm những nguyên nhân dẫn đến việc huy động trẻ ăn bán trú thấp
 c. Phương pháp thống kê toán học.
Tiến hành tổng hợp và kết luận về nội dung nghiên cứu. 
	II. NỘI DUNG
	1. Cơ sở lí luận.
Như chúng ta đã biết Đảng và nhà nước ta đã thực sự coi trọng GDMN, coi GDMN là nền móng then chốt chất lượng cho các bậc học tiếp theo. do vậy, từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đã đề ra mục tiêu, chiến lược phát triển GDMN giai đoạn 2015-2020, mục tiêu được đặt ra đến năm 2020 là " xây dựng hoàn chỉnh và phát triển bậc học MN cho hầu hết trẻ em trong độ tuổi" đồng thời mục tiêu cụ thể là phải đảm bảo hầu hết trẻ 5 tuổi được học chương trình MN 5 tuổi chuẩn bị vào lớp 1.
Quyết định 161.2002/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về một số chính sách phát triển GDMN cũng nêu rõ" ưu tiên phát triển GDMN ở nơi có điều kiện khó khăn, các vùng nứi cao, vùng đồng bào dân tộc giảm sự chênh lệch về chất lượng giữa vùng khó khăn và các địa bàn thuận lợi khác, “Giáo dục Mầm non phải đa dạng, phong phú, tương ứng với một hệ thống cơ sở vật chất phù hợp, hướng tới đảm bảo công bằng cho mọi trẻ em”, trong đó chú trọng chỉ tiêu và chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Đặc biệt ngành học Mầm Non huyện Krông Ana đã xây dựng và  huy động trẻ bán trú đạt 100%, yêu cầu về công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại Trường mầm non Hoa Sen đã được đặt ngang tầm với công tác giáo dục MN trong huyện nhà. 
Nghị quyết Đại hội Đảng Bộ xã EaBông, đã nêu chỉ rõ “ Thực hiện tốt công tác xây dựng các thôn buôn đạt chuẩn văn hóa trên địa bàn xã trong đó có mục tiêu Nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục toàn diện trong các trường MN trên địa bàn xã. Để thực hiện được nhiệm vụ của ngành, nhiệm vụ của địa phương giao cho; như đã nói ở trên thì nhà trường phải tập trung giải quyết những vấn đề cơ bản sau:
 Tiếp tục công tác chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ, muốn làm tốt công tác chăm sóc nuôi dưỡng mà vấn đề cốt lõi.
Làm sao để huy động phụ huynh gửi con vào bán trú đạt chỉ tiêu, Để thực hiện các chỉ tiêu đó cũng như sự mong đợi của lãnh đạo các cấp và nhân dân trong toàn xã.
 	2. Thực trạng
- Trường Mầm non Hoa Sen được thành lập năm 1986 thuộc xã EaBông; thuộc vùng đặc biệt khó khăn, Đa số nhân dân là đồng bào DTTS; đời sống kinh tế của người dân còn nhiều khó khăn. Chủ yếu là trồng cây nông nghiệp ngắn ngày, được sự phân luồng trường MN Hoa Sen điều tre phổ cập và công tác tuyển sinh trên 7 thôn buôn gồm có 5 điểm trường, nằm rãi rác ở các thôn buôn, Buôn Mlớt, Buôn Năc, Buôn Kruế, Thôn Hòa trung, Hòa tây, Hòa đông, Buôn Sah.
 	- Thuận lợi
Tập thể CBQL, GV nhà trường nhiệt tình, tâm huyết, trách nhiệm; Đội ngũ GV- NV trẻ, có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ năng lực chuyên môn, nhiệt tình, yêu nghề khả năng quản lý lớp tốt, ứng xử giao tiếp với trẻ với phụ huynh hòa nhã, thân thiện tạo được niềm tin với nhân dân trong xã.
Cơ sở vật chất trường lớp tương đối ổn định.
Nhận thức của phụ huynh ngày một nâng lên.
- Khó khăn:
Trường Mầm non Hoa sen là trường đặc biệt khó khăn của huyện Krông Ana, trường có 5 điểm lẻ/7 thôn buôn; mỗi điểm cách xa điểm chính trường từ 1 - 5 km, học sinh hầu hết là người dân tộc tại chỗ.
Cơ sở vật chất ở một vài điểm lẽ chưa đáng ứng cho nhu cầu sinh hoạt của trẻ: Phân hiệu buôn Buôn Sah, Buôn Năk và Mlớt còn học nhờ tại nhà cộng đồng 
	Bếp nấu ăn tạm bợ, đồ dùng phục vụ bán trú còn nhiều hạn chế.
	Nhân viên cấp dưỡng phục vụ cho công tác bán trú chưa đảm bảo, nhà trường phải hợp đồng cấp dưỡng ngắn hạn. Đặc biệt là về mùa mưa kéo dài, việc đưa cơm đi lại giữa các điểm lẻ có nhiều bất cập và khó khăn. 
	Thói quen sinh hoạt, phong tục tập quán đã ăn sâu vào đời sống nhân dân nên không thích nghi với công tác tổ chức ăn bán trú tại trường. Hơn thế nữa điều kiện kinh tế của nhân dân chủ yếu sống nghề làm nông, ngoài tiền hỗ trợ ăn bán trú của nhà nước, người dân chưa có ý thức cũng như điều kiện đầu tư cho con em mình đóng thêm vào công tác ăn bán trú hàng ngày. 
 	3. Nội dung và hình thức của giải pháp.
	a. Mục tiêu của giải pháp.
 	- Để thực hiện tốt tổ chức ăn bán trú tại đơn vị .Tôi xin trình bày một số biện pháp dưới dạng sáng kiến kinh nghiệm với đề tài : Một số biện pháp huy động trẻ ăn bán trú ở trường mầm non vùng khó khăn DTTS nhằm:
+ Huy động tỉ lệ trẻ ăn bán trú ở trường tại các điểm lẻ vùng khó khăn DTTS tại trường MN Hoa Sen đạt chỉ tiêu.
+ Giảm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng, phát triển kinh tế của địa phương, đảm bảo cho việc chăm sóc và giáo dục trẻ 
+ Chế độ dinh dưỡng tốt sẽ là nền tảng cho sự phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần, mà chỉ có khi trưởng thành mới có thể biết được. Bên cạnh chế độ dinh dưỡng trong bữa ăn, việc vệ sinh trước, trong và sau khi ăn cũng có phần rất quan trọng trong việc hình thành thói quen cho trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện về nhân cách sau này.
+ Những biện pháp đó sẽ cùng đội ngũ cán bộ GVNV trong nhà trường duy trì, củng cố và nâng cao hơn nữa vấn đề “ một số biện pháp huy động trẻ ăn bán trú ở trường mầm non vùng khó khăn DTTS" trong giai đoạn tiếp theo.
	b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.
Xác định rõ mục tiêu nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, đặc biệt trẻ ở các điểm lẻ còn nhiều khó khăn thiếu thốn, nhà trường đã xây dựng kế hoạch lâu dài và đề ra các giải pháp thực hiện tổ chức ăn bán trú cho trẻ ở các điểm trường, vùng đồng bào dân tộc vùng khó khăn cụ thể như sau.
Chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp cơ thể trẻ phát triển tối ưu về trí lực, thể lực, vóc dáng và khả năng tiếp thu các loại hình kiến thức cũng như bù đắp năng lượng đã mất trong quá trình hoạt động vận động và trải nghiệm trước đó của trẻ ở trường mầm non.
	Biện pháp 1: Tham mưu cùng chính quyền địa phương; lãnh đạo PGD&ĐT huyện; tuyên truyền đến các bậc CMHS và nhân dân về lợi ích của công tác ăn ở bán trú tại trường, đều được các bậc CMHS ủng hộ.
- Thành lập ban tuyên truyền của nhà trường, trong đó có sự tham gia của cấp ủy, chính quyền địa phương, đại diện hội phụ nữ, văn hóa xã, đoàn thah niên, đại diên ban CMHS. Xây dựng kế hoạch phối kết hợp chặt chẻ với các ban ngành đoàn thể để làm tốt công tác tuyên truyền. Chỉ đạo, phân công mỗi đảng viên phụ trách công tác tuyên truyền cho một điểm lẻ.
 Ban giám hiệu đứng đầu là Hiệu trưởng chịu trách nhiệm làm công tác tham mưu để thu hút tối đa mọi nguồn lực. Trước hết tích cực tham mưu với cấp uỷ Đảng, chính quyền và các đoàn thể để đưa chủ trương, mục tiêu, kế hoạch của trường về công tác huy động trẻ bán trú ở trường Mầm Non đến từng cán bộ, Đảng viên và nhân dân.
- Họp hội đồng sư phạm thống nhất các phương án tổ chức ăn bán trú tại các điểm lẻ, phân công các thành viên đi xuống thôn, buôn gặp gỡ già làng. Hội phụ nữ thôn, các đoàn thể để vận động tuyên tuyền về việc chăm sóc và giáo dục cho trẻ học, ăn ở bán trú.
- Chỉ đạo các lớp xây dựng kế hoạch chuẩn bị thật chu đáo cho công tác tuyên truyền của lớp, qua trực tiếp với phụ huynh, tuyên truyền thông qua các bậc phụ huynh với nhau: Nhằm làm cho số phụ huynh có tư tưởng tiến bộ, ủng hộ chủ trương kế hoạch của nhà trường, để tuyên truyền đến những phụ huynh chưa hiểu biết nhiều, về lợi ích của việc cho con em mình ăn ở lại tại trường.
- Để mở rộng phạm vi tuyên truyền chúng tôi kết hợp đài phát thanh của 
xã tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh. Ngoài ra phân công Ban giám hiệu cùng với đảng viên, giáo viên ở từng địa bàn buôn, tranh thủ hoà nhập vào các cuộc họp thôn buôn, họp phụ nữ để tuyên truyền trong các tổ chức để mọi phụ huynh nhận thức lợi ích của việc cho con đi học ăn ở bán trú tại trường và gửi con vào ăn bán trú một cách tốt nhất. 
 	- Mặt khác chúng tôi thường tổ chức giao lưu, các buôn kết nghĩa trên địa bàn khu vực trường tạo nên sự gắn bó thân tình, từ đây sẽ thuận lợi hơn cho công tác tuyên truyền.
 	- Công tác tuyên truyền được thực hiện xuyên suốt từ lúc xây dựng kế 
hoạch cho đến lúc triển khai và những năm tiếp theo.
 	Biện pháp 2: : Tổ chức họp cha mẹ HS của từng lớp tuyên truyền và đưa ra phương án:
Muốn tuyên truyền vận động có hiệu quả thì bản thân người Hiệu trưởng phải có trình độ lí luận, hiểu sâu sắc về vấn đề mình đưa ra mới có sức thuyết phục. Hiệu trưởng phải chuẩn bị bài phát biểu chu đáo, bố cục phải rõ ràng và trong quá trình điều hành Hiệu trưởng phải linh hoạt, khả năng ửng xử tốt trong mọi tình huống.
Công tác tuyên truyền đã hoàn tất chúng tôi tiếp tục tổ chức họp phụ huynh của từng lớp, các thành phần tham gia có Hội phụ nữ xã, Trưởng thôn, đại diện các đoàn thể của thôn, Hội trưởng hội PHHS, Ban giám hiệu và đặc biệt là tất cả các phụ huynh đều tham gia, cùng đưa ra các phương án để bàn bạc và thống nhất.
	- Phương án 1: Huy động trẻ mang cơm theo, nhà trường sử dụng tiền nhà nước hổ trợ nấu canh và thức ăn mặn cho trẻ.
	- Phương án 2: Trẻ mang theo cơm đi học ở lại cả ngày, tiền hổ trợ của nhà nước trả cho phụ huynh.
	- Phương án 3: Trẻ đi học nộp ngày ăn là 5.000đ kết hợp tiền nhà nước hổ trợ, nấu ăn tại 1 điểm trường chở cơm đi đến các điểm.
	Tuyên truyền đến các bậc phụ huynh thấy được lợi ích và tạo điều kiện cho con bán trú (ăn, ngủ trưa) tại trường, Các cháu được giáo dục ở tất cả các lĩnh vực nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt: Đức- Trí - Thể - Mĩ.
	Sau khi đưa ra thảo luận dân chủ đã thống nhất các phương án, ( phương án 3 được phụ huynh nhất trí cao) và đưa vào Nghị quyết để cùng thực hiện 
	Biện pháp 3: Nâng cao chất lượng nuôi dưỡng- chăm sóc- giáo dục trẻ
- Tổ chức thí điểm tại 2 điểm trường, Buôn Năc và Buôn Kruế, bước đầu đạt 78% cho các bé ăn ở lại, 10% mang cơm theo. Bước sang học kỳ II nhà trường tổ chức thêm 2 điểm, để rút kinh nghiệm trong tổ chức chỉ đạo, 
 - Tăng cường chỉ đạo giáo viên thực hiện chương trình đúng sự chỉ đạo, đặc biệt chú trọng việc đổi mới hình thức tổ chức dạy học lấy trẻ làm trung tâm và phát huy hết tính tích cực của trẻ, tạo môi trường thân thiện, phong phú, an toàn cho trẻ hoạt động... 
 	- Chú trọng vào công tác tăng cường Tiếng Việt giúp trẻ có kỷ năng giao tiếp bằng tiếng Việt rõ ràng, lưu loát, mạch lạc, tạo cho trẻ có đầy đủ vốn tiếng Việt để bước vào học lớp 1 tiếp thu kiến thức rõ ràng, thuận lợi hơn. Chỉ đạo giáo viên tích cực làm đồ dùng, đồ chơi phong phú, phù hợp chủ đề chủ điểm để bổ sung cho các góc chơi của trẻ. Khuyến khích giáo viên chủ động, sáng tạo, linh hoạt trong việc thiết kế các hình thức tổ chức dạy học sinh động, hấp dẫn, thu hút trẻ. tích cức chú ý rèn luyện cho các cháu mạnh dạn, tự tin, thích hoạt động tập thể, thích giao lưu với bạn bè, từ đó các cháu thích được đi học, tỷ lệ chuyên cần và tỷ lệ bé ngoan tăng cao. Vì vậy nhiều phụ huynh đã đến trường xin cho con đi học và học bán trú.
- Tham mưu với Trung tâm Y tế mở các lớp bồi dưỡng cho đội ngũ nhân viên và cán bộ quản lý bán trú theo chuyên đề. Đặc biệt vào đầu năm học nhà trường tiến hành mời những nhân viên nấu ăn được hợp đồng và một số phụ huynh tại các điểm lẻ đến trường để bồi dưỡng, tư vấn cách chế biến thực phẩm, cách quản lý giữ gìn thực phẩm, cách sử dụng dụng cụ nhà bếp hợp lý khoa học
- Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn của trường, của các tổ chuyên môn, tôi đều chỉ tập trung cho giáo viên trao đổi, thảo luận về kỷ năng chăm sóc trẻ, về đổi mới hình thức dạy học, cách chọn bài phù hợp khi lên mạng hoạt động, cách tổ chức hoạt động góc theo hướng đổi mới, và chương trình tăng cường tiếng Việt, Triển khai tới 100% cán bộ giáo viên nắm được kế hoạch, nội dung của phong trào thi đua" Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực". Giáo dục trẻ có ý thức xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, có hành vi, thái độ thân thiện, ứng xử phù hợp để giữ gìn và bảo vệ môi trường. Bồi dưỡng cho giáo viên về cách thiết kế giờ học sinh động, hấp dẫn, cách lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục an toàn giao thông đường bộ, giáo dục dinh dưỡng và VS ATTP vào các môn học để dạy trẻ.
- Cân đo theo biểu đồ tăng trưởng theo từng giai đoạn và khám sức khỏe định kỳ cho trẻ 100%, để kịp thời có những biện pháp giảm tỷ lệ SDD như thay đổi, chế biến các món ăn hợp khẩu vị để trẻ ăn hết xuất.
 	Tuyên truyền vận động cha mẹ trẻ tăng khẩu phần trứng, sửa cho trẻ trong tuần, chỉ đạo giáo viên chú ý tới trẻ SDD nhiều hơn trong bửa ăn, tăng cường công tác tuyên truyền kiến thức dinh dưỡng hợp lý và VSATTP cho phu huynh
Biện pháp 4: Huy động nguồn xã hội hóa giáo dục.
- Tham mưu với lãnh đạo phòng GD&ĐT, UBND xã đầu tư cơ sở vật chất: mua sắm, trang thiết bị , nguồn nước... Thời gian đầu nhà trường vận động tuyên truyền rộng ra đến các nhà hảo tâm, các chương trình dự án, sự đóng góp của đội ngũ CB-GV-NV trong nhà trường đầu tư mua sắm các thiết bị, dụng cụ nấu ăn, thực phẩm, góp phần nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ.
- Để huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng xã hội tham gia công tác xã hội hoá giáo dục. Như vậy, người Hiệu trưởng cần ý thức rõ được yêu cầu phù hợp để điều hành các hoạt động ở đơn vị mình, có sự liên kết, thoả thuận, hợp đồng trách nhiệm để cụ thể hoá từng công việc sao cho đạt được hiệu quả cao. 
- Nhà trường đã đi các cơ sở vận động các mạnh thường quân và các doanh nghiệp nhỏ lẻ trên địa bàn cụ thể như sau.
- Được sự đồng tình của Hội đồng sự phạm cũng như các cấp chúng tôi thành lập một nhóm đến từng cơ sở buôn bán nhỏ lẽ, gặp mặt các nhà hảo tâm để tuyên truyền và huy động về xây dựng CSVC như , ngoài ra còn 
Năm 2015 huy động và xây dựng được công trình vệ sinh tại buôn Kruế phục vụ các cháu ở bán trú với số tiền 40 triệu đồng, huy động được 200kg gạo, 10 lít dầu ăn, mắm,muối cải thiện bữa ăn cho trẻ. tổ chức lể tặng quà “Áo ấm mùa đông” cho 89 trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn với số tiền 10.050.000đ mua quà quần, áo, dép
Năm 2016 huy động các mạnh thường quân tổ chức phát quà “ Kết nối yêu thương” cho các bé có hoàn cảnh khó khăn vượt khó mỗi xuất quà trị giá 150 ngàn đồng, cuối năm học chúng tôi đã huy động được 100% trẻ ăn ở lại bán trú.
Năm 2017 huy động gạch, xi măng, nhân công xây dựng một bếp ăn tại phân hiệu chính với số tiền là 61 triệu đồng.
- Xây dựng các mối quan hệ cụ thể, phù hợp với nhiều tầng bậc, vai trò của từng lực lượng xã hội trong quá trình phối kết hợp (song ở phương diện nào, nhà trường luôn luôn phải giữ vai trò nòng cốt). Để huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng xã hội tham gia công tác xã hội hoá giáo dục, 
- Phối hợp với phụ huynh và cộng đồng nhằm không ngừng cải thiện và nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ, đa dạng hóa các nguồn thực phẩm tại chỗ theo mùa;
Biện pháp 5: Xây dựng thực đơn đảm bảo khẩu phần ăn hàng ngày cho trẻ. 
- Tất cả các chất dinh dưỡng đều hết sức cần thiết cho cơ thể trẻ ở lứa tuổi  mầm non vì thế trong mỗi bữa ăn hàng ngày của trẻ ta phải kết hợp nhiều loại thực phẩm . Mỗi loại thực phẩm lại cung cấp một số chất nhất định , cách tốt nhất để trẻ ăn đủ chất là phải đan xen thêm nhiều loại thực phẩm trong bữa ăn , có như vậy thực đơn mới phong phú đa dạng.
- Khi xây dựng thực đơn phải chú ý đến các món ăn của trẻ nhất là khâu chế biến như băm nhỏ , thái nhỏ , nấu phải nhừ, mềm kể cả rau . Các món ăn mặn ta có thể chế biến thêm nước sốt kèm theo để trẻ dễ ăn hơn .
- Ăn uống còn phụ thuộc vào điều kiện khí hậu theo từng mùa . Như mùa khô nóng bức nhu cầu về các món có nhều nước tăng lên và những món canh chua canh cua  trẻ rất thích ăn . Còn về mùa mưa thời tiết lạnh ta có thể sử dụng các món ăn mặn, chiên nóng nhiều hơn .
-  Với mức tiền thu 10.000đ/ngày/trẻ, để xây dựng được thực đơn đầy đủ năng lượng và dinh dưỡng lại đảm bảo lượng calo và đạt tỷ lệ các chất đòi hỏi người kế toán phải tính toán theo khả năng tài chính hiện có . Để đảm bảo bữa ăn được phong phú đa dạng thực đơn ngày nào cũng phải có thịt ,cá ,trứng , canh rau, hoa  quả ta phải biết phối hợp thực phẩm đắt với thực phẩm rẻ .
- Nguyên tắc này rất quan trọng mà số tiền cho lại có hạn nhờ có nó mà trong mỗi bữa ăn hàng ngày của trẻ, trẻ vẵn được ăn đầy đủ các loại thực phẩm rẻ đến các loại thực phẩm đắt và 

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_huy_dong_tre_an_ban_t.doc