Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường Mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường Mầm non

2.1.1. Thuận lợi:

 Đội ngũ có ý thức trách nhiệm cao trong công việc, nhiệt tình tâm huyết với nghề. 100% giáo viên có trình độ đào tạo đạt chuẩn.

 Tập thể cán bộ giáo viên, nhân viên trong trường đoàn kết cùng quyết tâm phấn đấu xây dựng, giữ vững trường tiên tiến xuất sắc và trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia. Đội ngũ cán bộ giáo viên tâm huyết với nghề, luôn yêu nghề, mến trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao, luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Các đồng chí trong ban Giám hiệu nhà trường tận tụy với công việc, tâm huyết với nghề, năng động, sáng tạo trong công tác quản lý, trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng.

 Nhà trường luôn chăm lo điều kiện làm việc cũng như đời sống tinh thần cho đội ngũ: tăng trưởng cơ sở vật chất hàng năm, bổ sung thay thế các trang thiết bị đồ dùng dạy học.

Nhà trường luôn nhận được sự chỉ đạo sát sao về chuyên môn của Phòng Giáo dục-Đào tạo, được sự quan tâm của lãnh đạo địa phương, tạo điều kiện giúp đỡ, động viên về tinh thần, vật chất. để nhà trường hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của ngành.

 Đa số các lớp học thoáng mát đảm bảo cho trẻ vui chơi và học tập. Các cháu đến trường được học theo chương trình đúng độ tuổi.

 Các bậc phụ huynh có trình độ nhận thức cao, có sự phối hợp chặt chẽ với nhà tr¬ường trong việc thống nhất các biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ, tích cực ủng hộ nhà trư¬ờng về tinh thần và cơ sở vật chất.

 2.1.2. Khó khăn:

Giáo viên còn hạn chế về tính linh hoạt, sáng tạo trong việc áp dụng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, tay nghề của giáo viên không đồng đều. Năng lực sư phạm và trình độ tay nghề chưa tương xứng với bằng cấp đào tạo. Giáo viên chưa nhận thức đầy đủ về phương pháp “Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”.

Phương pháp của giáo viên mới dừng lại ở đổi mới hình thức tổ chức các hoạt động, chưa tích hợp nội dung và phương pháp giáo dục thông qua các hoạt động, nội dung nặng về kiến thức theo môn học và thiếu thực tế.

Trẻ đông, lớp học, sân bãi chật hẹp nên việc tổ chức chuyên đề phát triển vận động cho trẻ còn hạn chế.

 

doc 19 trang hoathepmc36 28/02/2022 6651
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SÁNG KIẾN CẢI TIÊN KỸ THUẬT
HỌ VÀ TÊN: Võ Thị Ngân- PHT MN Hoa Mai
“Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non”
	1. Phần mở đầu
	1.1. Lý do chọn đề tài:
	Trong những năm gần đây, Bộ giáo dục và đào tạo luôn chú trọng việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện nói chung, chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non nói riêng. Đây là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu. Để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ Mầm non cần rất nhiều yếu tố khác nhau, nhưng một trong những yếu tố quan trọng là đổi mới tổ chức hoạt động giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm".
	Lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non là một quan điểm giáo dục tiến bộ về vị trí của trẻ em và vai trò của giáo viên. Quan điểm này định hướng cho giáo viên mầm non trong việc xây dựng, sử dụng hiệu quả môi trường giáo dục, lập kế hoạch giáo dục và tổ chức hoạt động cho trẻ trong trường mầm non.
	Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là việc các giáo viên không chỉ truyền đạt kiến thức cho trẻ một cách thụ động mà các giáo viên tạo ra các điều kiện, các cơ hội để mọi đứa trẻ được chủ động, sáng tạo, tích cực hoạt động, tự chiếm lĩnh kiến thức và kinh nghiệm. Để đạt được điều này, các giáo viên cần nắm được hứng thú, nhu cầu, trình độ, khả năng của từng trẻ trong lớp, trên cơ sở đó lựa chọn được nội dung, phương pháp phù hợp với từng nhóm, từng cá nhân trẻ. Trong quá trình giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cần đảm bảo sự hứng thú, nhu cầu, kỹ năng, thế mạnh của mỗi trẻ đều được hiểu, đánh giá đúng và được tôn trọng. Mỗi đứa trẻ đều có cơ hội tốt nhất để thành công. Để giáo dục lấy trẻ làm trung tâm được thực hiện một cách tốt nhất và có hiệu quả nhất thì xây dựng môi trường giáo dục trong các trường mầm non, việc lập kế hoạch giáo dục, tổ chức các hoạt động vui chơi, hợp tác với phụ huynh trong việc chăm sóc giáo dục trẻ là việc làm rất cần thiết và không thể thiếu.
	Tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là đảm bảo tính khoa học, tính vừa sức và nguyên tắc đồng tâm phát triển từ dễ đến khó, đảm bảo tính liên thông giữa các độ tuổi, giữa nhà trẻ, mẫu giáo và các cấp học tiếp theo, thống nhất giữa cuộc sống hiện thực gắn với cuộc sống và kinh nghiệm của trẻ, chuẩn bị cho trẻ từng bước hoà nhập vào cuộc sống. Hơn nữa là một cán bộ quản lý cần biết cách vận dụng quan điểm tiếp cận này vào việc hướng dẫn và hổ trợ giáo viên thực hiện chương trình giáo dục mầm non đảm bảo chất lượng và sự phát triển toàn diện, phù hợp với từng cá nhân trẻ, đạt được mục tiêu giáo dục đề ra.
	Trong những năm qua nhà trường đã xác định: Công tác nâng cao chất lượng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của từng năm học. Mặc dù hiện nay đã đạt được một số kết quả đáng kể, song việc áp dụng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại đơn vị vẫn còn những vấn đề bất cập. Giáo viên vẫn còn mơ hồ trong việc lập kế hoạch lấy trẻ làm trung tâm, tổ chức các hoạt động học, hoạt động vui chơi lấy trẻ làm trung tâm...
Từ các cơ sở nêu trên, cho thấy tính cấp bách và tầm quan trọng của vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non là vô cùng cần thiết. Trong quá trình công tác, cá nhân tôi với tư cách là một cán bộ quản lý phụ trách chuyên môn, đã cố gắng tìm tòi, nghiên cứu, học hỏi bạn bè, đồng nghiệp để nâng cao kiến thức và phương pháp quản lý, nhất là công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, đồng thời mạnh dạn nghiên cứu và sử dụng “ một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non”. Đây cũng là lí do mà tôi chọn đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non” ở đơn vị nơi tôi công tác làm sáng kiến cải tiến kỹ thuật năm học 2016-2017. 
	1.2. Điểm mới và phạm vi áp dụng của đề tài:
	1.2.1. Điểm mới của đề tài: 
	Trên thực tế có nhiều đồng nghiệp đã viết về đề tài này. Tuy nhiên mỗi đề tài đề cập đến những khía cạnh khác nhau của việc giáo dục lấy trẻ làm trung tâm phù hợp với tình hình thực tế ở từng đơn vị. Bên cạnh đó, qua việc vận dụng đề tài này vào thực tiễn rất nhiều giáo viên tỏ ra đam mê, yêu thích. Đặc biệt đối với trẻ có sự chuyển biến thật sự về mọi mặt đức trí thể mỹ. Trẻ tự tin, mạnh dạn, chủ động trong mọi hoạt động.
Năm học 2016-2017, cấp học mầm non đang tiếp tục thực hiện chuyên đề về xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm để không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non trên toàn huyện.
Để đạt được hiệu quả cao trong công tác chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non, bản thân tôi đã tham khảo một số đề tài của một số đồng nghiệp, các đồng nghiệp đã làm về chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non. Riêng bản thân tôi mạnh dạn đưa một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non.
Điểm mới của đề tài: Tôi đã sử dụng một số biện pháp mới có tính khả thi cao, phù hợp với tình hình của nhà trường, tác động và có hiệu quả rất lớn về giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đối trẻ trong toàn trường. Các biện pháp như: Xây dựng và thực hiện kế hoạch chương trình kịp thời theo những đổi mới của chương trình về phát triển vận động và hoạt động lấy trẻ làm trung tâm; Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong xây dựng và sử dụng môi trường giáo dục; Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong tổ chức hoạt động học, hoạt động vui chơi cho trẻ; Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong hợp tác với cha mẹ chăm sóc giáo dục trẻ.
1.2.2. Phạm vi áp dụng của đề tài: 
Với đề tài này, tôi đã áp dụng tại trường mầm non nơi tôi công tác nhằm nâng cao chất lượng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non trong năm học 2016-2017. Đề tài này có thể áp dụng rộng rãi, có hiệu quả đối với các trường mầm non trên địa bàn huyện, tỉnh nói riêng và có thể áp dụng rộng rãi trên toàn quốc.
Nội dung đề tài được viết trên tinh thần tổng hợp những kinh nghiệm của bản thân, chủ yếu là những giải pháp trong công tác chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non bảo đảm tất cả trẻ đều được tạo cơ hội học tập qua chơi bằng các hình thức khác nhau phù hợp với nhu cầu hứng thú và khả năng của bản thân trẻ; Cán bộ quản lý, giáo viên mầm non được nâng cao về nhận thức và năng lực về quản lý, tổ chức chăm sóc và giáo dục trẻ. Huy động sự tham gia của nhà trường, gia đình và xã hội, tạo sự thống nhất cùng quan tâm xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm.
2. Phần nội dung
	2.1. Thực trạng của nội dung cần giải quyết:
Trong những năm qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có rất nhiều văn bản hướng dẫn đưa hình thức giáo dục lấy trẻ làm trung tâm vào thực hiện ở các trường mầm non. Bám sát các văn bản chỉ đạo của Bộ, Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Bình, Phòng Giáo dục và Đào tạo Lệ Thủy đã có Kế hoạch triển khai thực hiện phong trào thi đua trong các trường học nói chung và trường mầm non nói riêng. Một trong những nội dung của phong trào là "Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm". 
Thực hiện sự chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo Lệ Thủy, nhà trường tiếp tục thực hiện chương trình giáo dục mầm non theo hướng lấy trẻ làm trung tâm vào quá trình chăm sóc giáo dục trẻ, tổ chức nhiều đợt tập huấn bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên và tổ chức các hoạt động thao giảng dự giờ giáo viên, từ đó giúp cho giáo viên tự rút ra được ưu điểm của phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm và tổ chức tốt các hoạt động giáo dục cho trẻ. Đồng thời thu hút sự hứng thú tham gia tích cực của trẻ trong nhà trường. 
	Quá trình thực hiện đề tài tại đơn vị, tôi nhận thấy có được những thuận lợi và gặp phải một số khó khăn sau:
	2.1.1. Thuận lợi: 
	Đội ngũ có ý thức trách nhiệm cao trong công việc, nhiệt tình tâm huyết với nghề. 100% giáo viên có trình độ đào tạo đạt chuẩn.
	Tập thể cán bộ giáo viên, nhân viên trong trường đoàn kết cùng quyết tâm phấn đấu xây dựng, giữ vững trường tiên tiến xuất sắc và trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia. Đội ngũ cán bộ giáo viên tâm huyết với nghề, luôn yêu nghề, mến trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao, luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
Các đồng chí trong ban Giám hiệu nhà trường tận tụy với công việc, tâm huyết với nghề, năng động, sáng tạo trong công tác quản lý, trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng.
	Nhà trường luôn chăm lo điều kiện làm việc cũng như đời sống tinh thần cho đội ngũ: tăng trưởng cơ sở vật chất hàng năm, bổ sung thay thế các trang thiết bị đồ dùng dạy học.
Nhà trường luôn nhận được sự chỉ đạo sát sao về chuyên môn của Phòng Giáo dục-Đào tạo, được sự quan tâm của lãnh đạo địa phương, tạo điều kiện giúp đỡ, động viên về tinh thần, vật chất... để nhà trường hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của ngành.
	Đa số các lớp học thoáng mát đảm bảo cho trẻ vui chơi và học tập. Các cháu đến trường được học theo chương trình đúng độ tuổi.
	Các bậc phụ huynh có trình độ nhận thức cao, có sự phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong việc thống nhất các biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ, tích cực ủng hộ nhà trường về tinh thần và cơ sở vật chất.
	2.1.2. Khó khăn:
Giáo viên còn hạn chế về tính linh hoạt, sáng tạo trong việc áp dụng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, tay nghề của giáo viên không đồng đều. Năng lực sư phạm và trình độ tay nghề chưa tương xứng với bằng cấp đào tạo. Giáo viên chưa nhận thức đầy đủ về phương pháp “Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”.
Phương pháp của giáo viên mới dừng lại ở đổi mới hình thức tổ chức các hoạt động, chưa tích hợp nội dung và phương pháp giáo dục thông qua các hoạt động, nội dung nặng về kiến thức theo môn học và thiếu thực tế.
Trẻ đông, lớp học, sân bãi chật hẹp nên việc tổ chức chuyên đề phát triển vận động cho trẻ còn hạn chế.
2.1.3. Nguyên nhân của thực trạng trên:
Qua trao đổi với các đồng nghiệp và tìm hiểu thực tế ở trường, bản thân tôi nhận thấy sở dĩ có thực trạng trên là do một số nguyên nhân sau:
Do trình độ đội ngũ đào tạo chủ yếu "tại chức"; vừa học, vừa làm. Một số giáo viên mới vào nghề, nhiều giáo viên đã lớn tuổi. Mặt khác, giáo viên chưa bắt kịp với sự đổi mới phương pháp dạy và học. Một số giáo viên chưa có ý thức vươn lên trong nghề nghiệp.
Trường được quy hoạch theo quy mô nhỏ từ trước không thể mở rộng được.
 2.1.4. Điều tra thực tiễn:
Tính linh hoạt, sáng tạo trong việc áp dụng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm của giáo viên (đánh giá thông qua dự các hoạt động đầu năm): 35% đạt yêu cầu.
Sự mạnh dạn, tự tin, chủ động tham gia các hoạt động của trẻ: 30% đạt yêu cầu.
Trước thực trạng trên, đối chiếu với yêu cầu nhiệm vụ của cấp học trong giai đoạn hiện nay. Là một cán bộ quản lý phụ trách chuyên môn tôi xác định trách nhiệm của mình trong việc xây dựng, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ và cũng chính là động lực để giúp tôi suy nghĩ, trăn trở, nghiên cứu, tìm tòi thử nghiệm các biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc-giáo dục trẻ xứng đáng là địa chỉ tin cậy của các bậc phụ huynh trong và ngoài địa bàn.
	2.2. Các biện pháp thực hiện:
	2.2.1. Tăng cường bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ:
	Bồi dưỡng chuyên môn theo kế hoạch định kì đầu năm, hàng tháng là một việc làm không thể thiếu của cán bộ quản lý. Đây là một trong những hình thức góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ rõ rệt. Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là mục tiêu hàng đầu để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Vì vậy công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ là việc đầu tiên tôi luôn chú trọng. Từ đầu năm học, tôi bám vào kế hoạch của phòng giáo dục để lên kế hoạch cụ thể cho từng tháng. Tổ chức bồi dưỡng dưới hình thức chỉ đạo giáo viên tự nghiên cứu kỹ các nội dung chương trình, sách hướng dẫn thực hiện chương trình, các tài liệu có liên quan đến giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Sau đó giáo viên tự rút ra những ưu điểm của phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Tổ chức cho giáo viên thảo luận nêu được những vướng mắc trong quá trình nghiên cứu tài liệu và thực hiện chương trình. Thực hiện được việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng, giúp giáo viên có thêm kiến thức, kỹ năng mới trong thực hiện giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Đồng thời qua đó cũng giúp Ban giám hiệu chúng tôi có những định hướng đúng để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn trong suốt cả năm học thiết thực và hiệu quả hơn.
	Tổ chức thao giảng cho giáo viên cũng là một biện pháp bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên có hiệu quả. Xuyên suốt trong quá trình năm học, tôi đã bám vào kế hoạch cụ thể từng tháng, tổ chức bồi dưỡng thông qua thao giảng. Cho giáo viên trực tiếp xây dựng kế hoạch thực hiện các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, thực hành các hoạt động đã xây dựng. Sau đó, tập trung cho giáo viên trao đổi, góp ý cụ thể, phân tích, đánh giá, rút kinh nghiệm cho từng kế hoạch để giáo viên nắm vững hơn về nội dung, hình thức, phương pháp và cách thức tổ chức các hoạt động theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
	Các vấn đề cần trao đổi là sự chuẩn bị về đồ dùng, giáo cụ trực quan như thế nào, về nội dung kiến thức, về kỹ năng, thái độ ra sao, phù hợp khả năng, nhu cầu, hứng thú, vốn kinh nghiệm của trẻ chưa,. Phương pháp dạy học có phù hợp với khả năng của trẻ, có giúp trẻ đạt được mục tiêu đề ra hay không? Phương pháp và hình thức tổ chức có dưới dạng trò chơi hay không? Hoạt động có sự xen kẽ động tĩnh hay chưa, trình tự hoạt động có đi từ dễ đến khó hay chưa? Cách tổ chức lớp của giáo viên có phát huy được tính tích cực của trẻ không? Có quan tâm đến các trẻ cá biệt, nhút nhát không... từ đó rút ra những ưu, khuyết điểm và nguyên nhân cho bản thân giáo viên được dự giờ và các giáo viên khác cùng được tiếp thu học hỏi kinh nghiệm.
	Dự giờ góp ý xếp loại cũng là một trong những biện pháp góp phần bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên có hiệu quả. Một trong những yếu tố dự giờ có hiệu quả nhất là cần phải thay đổi cách dự giờ từ việc hướng tập trung vào giáo viên sang hướng tập trung vào trẻ. Một hoạt động có thành công hay không không phải chỉ quan sát đánh giá quá trình lên lớp, tác phong của giáo viên mà lấy trẻ làm trung tâm, lấy kết quả trong quá trình hoạt động của trẻ làm thước đo năng lực của giáo viên. Vì vậy, người dự cần chú ý chọn vị trí ngồi cho thích hợp để dễ dàng quan sát trẻ hoạt động. Từ đó có thể đánh giá hoạt động nào giáo viên tổ chức chưa thành công để góp ý, đánh giá, bổ sung rút ra bài học cho quá trình tổ chức các hoạt động cho mỗi giáo viên, đồng thời người dự cũng rút được những điểm hay, những kinh nghiệm từ người dạy. 
	Ngoài hình thức bồi dưỡng tập trung thông qua thảo luận, dự giờ thao giảng thì tôi cũng chú ý đến hình thức tự học qua tài liệu, qua mạng internet. Như chúng ta biết, việc tự học tự bồi dưỡng là ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi giáo viên. Tuy nhiên là phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn kiêm phụ trách công đoàn tôi đã chú ý hơn trong việc quan tâm giúp đỡ, động viên khuyến khích quá trình học tập của từng giáo viên kịp thời. Cung cấp thêm một số tài liệu cho giáo viên tìm đọc. Xây dựng tủ sách nhà trường với nhiều đầu sách phong phú, đa dạng phục vụ cho dạy và học. Đặc biệt là những đầu sách phục vụ nâng cao chất lượng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Trong quá trình giáo viên thực hiện, tôi đã chú ý kiểm tra đánh giá kịp thời từng chuyên đề theo tháng, nắm bắt được khả năng tiếp cận kiến thức và vận dụng thực tế của mỗi giáo viên. Tôi thấy hình thức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ hàng tháng rất có hiệu quả trong việc nâng cao năng lực cũng như khả năng vận dụng linh hoạt hoạt động lấy trẻ làm trung tâm vào thực tế của mỗi giáo viên.
2.2.2. Chỉ đạo giáo viên xây dựng và thực hiện kế hoạch chương trình 
	Ngay từ đầu năm học, bản thân tôi đã chủ động xây dựng Kế hoạch chỉ đạo chương trình giáo dục. Dựa vào đặc điểm, nội dung và kết quả mong đợi của từng độ tuổi để xây dựng kế hoạch đầy đủ 5 lĩnh vực phù hợp với yêu cầu đề ra. Ngoài việc xây dựng các nội dung theo quy định, khác với những năm trước chúng tôi đã mạnh dạn đưa những nội dung mới vào hoạt động học. Trong đợt bồi dưỡng chuyên môn đầu năm học bản thân tôi đã hướng dẫn và tổ chức cho giáo viên thảo luận về kế hoạch chung của nhà trường (có thể điều chuyển một số nội dung, đề tài cho phù hợp với chủ đề). Sau đó để giáo viên cụ thể hóa kế hoạch của nhà trường phù hợp với tình hình thực tế của lớp, lựa chọn đề tài, bài thơ, câu chuyện, bài hát, bản nhạcđưa vào kế hoạch cho phù hợp. Kế hoạch thực hiện chương trình của các lớp được chúng tôi kiểm tra, phê duyệt kĩ càng. 
Đối với nội dung xây dựng hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, tôi đã tham mưu Hiệu trưởng trong việc xây dựng kế hoạch năm, tháng, tuần cụ thể, rõ ràng. Tôi đặc biệt chú ý xây dựng kế hoạch sát với thực tiễn đang diễn ra trong các lớp, dễ nhìn thấy sự tiến bộ hay không tiến bộ của trẻ để có biện pháp giáo dục có hiệu quả. Giáo viên tập trung hơn vào đứa trẻ. Kế hoạch càng ngắn hạn giáo viên quan tâm đến đứa trẻ nhiều hơn. Giáo viên dễ dàng thực hiện những gì họ muốn dạy trẻ hơn. Mục tiêu xác định rõ ràng, cụ thể hơn giúp giáo viên thuận lợi hơn trong việc đạt được mục tiêu đặt ra. 
Ví dụ:
 - Đối với kế hoạch năm, mục tiêu đưa ra cần phù hợp với sự phát triển của trẻ. Mục tiêu dựa trên chương trình giáo dục mầm non, dựa trên chuẩn phát triển của trẻ, mục tiêu phải tính đến đặc điểm của vùng miền.
- Đối với kế hoạch tháng, mục tiêu phải phù hợp với sự phát triển của trẻ và theo giai đoạn của kế hoạch giáo dục năm học.
- Đối với kế hoạch tuần, mục tiêu phù hợp với sự phát triển của trẻ, thể hiện cụ thể các mục tiêu của kế hoạch giáo dục tháng. Các mục tiêu của kế hoạch có sự kế thừa, điều chỉnh để phù hợp với sự tiến bộ của trẻ.
- Đối với kế hoạch ngày, thể hiện cụ thể các nội dung và hoạt động từ kế hoạch giáo dục tuần phù hợp với trẻ theo chế độ sinh hoạt.
Kế hoạch được xây dựng dựa vào khả năng, nhu cầu học tập, kinh nghiệm sống của trẻ để xác định mục tiêu, nội dung cụ thể. Khi tổ chức các hoạt động, tôi chú ý nhấn mạnh cho giáo viên nhận ra được điểm mấu chốt của việc lấy trẻ làm trung tâm có nghĩa là tổ chức hoạt động luôn đặt trẻ vào trung tâm của quá trình giáo dục, tạo mọi cơ hội cho trẻ được tham gia vào các hoạt động.
Khi lựa chọn nội dung, phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm tôi chú ý giúp giáo viên hiểu được đổi mới phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm không có nghĩa là loại bỏ hoàn toàn phương pháp cũ. Về cơ bản vẫn phải tuân thủ các bước trong suôt tiến trình của tiết học, phải dựa trên phương pháp dạy đặc trưng của các bộ môn. Đổi mới phương pháp là cách giáo viên tổ chức hoạt động giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm” dựa trên sự hiểu biết, hứng thú, nhu cầu của trẻ mà ta đưa ra phương pháp tổ chức, hoạt động phù hợp khả năng của trẻ. Hình thức tổ chức tiết học đa dạng, phong phú tùy vào sự sáng tạo của mỗi giáo viên để tiết học trở nên nhẹ nhàng, không gò bó áp đặt trẻ theo đúng tính nhất định “ Học mà chơi, chơi mà học” theo đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mầm non.
Nhìn chung giáo viên đã biết cách xây dựng kế hoạch năm, tháng, tuần, ngày phù hợp theo hình thức mới, tổ chức thực hiện phần nào có hiệu quả các hoạt động lấy trẻ làm trung tâm. 
2.2.3. Đầu tư chỉ đạo cho giáo viên xây dựng lớp điểm theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm: 
Việc chỉ đạo giáo dục lấy trẻ làm trung tâm thông qua hình thức xây dựng lớp điểm cũng là một trong những biện pháp hữu hiệu trong việc nâng cao chất lượng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Thông qua hình thức lớp điểm, giáo viên trong trường được học tập, từ cách trang trí sắp xếp đồ dùng đồ chơi các góc, nề nếp các cháu, làm đồ dùng đồ chơi tự

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chi_dao_nang_cao_chat.doc