Báo cáo Sáng kiến Những biện pháp nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ mầm non

Báo cáo Sáng kiến Những biện pháp nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ mầm non

Trẻ em là niềm hạnh phúc, niềm vui của mỗi gia đình và là tương lai của mỗi dân tộc. Chính vì thế mà việc chăm sóc nuôi dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm có một vị trí vô cùng quan trọng và cần thiết không thể thiếu được với trẻ em nói chung, trẻ trong trường mầm non nói riêng. Vậy, muốn trẻ em được thông minh nhanh nhẹn trước hết phải nói đến sức khoẻ của trẻ. Trẻ có khoẻ mạnh thì mới có kết quả tốt trong học tập.

 Như chúng ta đã biết, ở lứa tuổi Mầm non cơ thể trẻ phát triển chưa hoàn thiện bộ máy tiêu hoá chưa hoàn chỉnh. Trẻ chưa có ý thức về ăn sạch cho nên việc ăn uống của trẻ không cẩn thận chu đáo dẫn đến gây ngộ độc thức ăn, rối loạn tiêu hoá. Ảnh hưởng đến lớn đến sức khoẻ của trẻ. Vì vậy nuôi dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm là rất cần thiết, trẻ được ăn uống đủ chất đảm bảo vệ sinh giúp cho trẻ phát triển tốt về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mĩ và tình cảm xã hội. Việc nâng cao chất lượng nuôi dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm là nhiệm vụ quan trọng trong trường Mầm non. Do vậy phải làm tốt từ khâu lên thực đơn cân đối phù hợp và hợp đồng chọn mua hoặc tự tạo nguồn thực phẩm sạch cho đến cách chế biến thức ăn, cách phòng chống ngộ độc thức ăn cho trẻ là việc không thể thiếu được đối với người làm công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong trường Mầm non.

 

doc 22 trang thanh tú 22 5415
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo Sáng kiến Những biện pháp nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
A- ĐẶT VẤN ĐỀ
“Sức khoẻ trẻ em hôm nay là sự phồn vinh của đất nước ngày mai”
Sức khoẻ ảnh hưởng đến thể lực và trí tuệ, là yếu tố quyết định đến sự phát triển của trẻ sau này.
Sức khoẻ là một yếu tố không thể thiếu của con người. Để thế hệ trẻ được khoẻ mạnh, thông minh sáng tạo, có thể đáp ứng được yêu cầu đổi mới của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì việc nuôi dạy trẻ là yêu cầu rất lớn.
Ai cũng biết rằng tất cả các ngôi nhà được xây lên phải bắt đầu từ nền móng, móng nhà có vững chắc thì ngôi nhà đó mới bền vững. Trong hệ thống giáo dục có một bậc học được ví như nền móng của một ngôi nhà đó là bậc học đầu tiên - bậc học mầm non.
Chăm sóc giáo dục trẻ luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu của gia đình, nhà trường, toàn xã hội đặc biệt là bậc học mầm non. Bác Hồ kính yêu đã nói:
"Một năm bắt đầu từ mùa xuân, đời người bắt đầu từ tuổi thơ".
Chính vì vậy phải chăm sóc giáo dục trẻ ngay từ tuổi mầm non là một trong những phương diện hữu ích nhằm nâng cao một số kiến thức cơ bản để thúc đẩy sự phát triển trí tuệ, phát triển các chức năng tâm lý, góp phần hình thành nhân cách cho trẻ, làm hành trang cho trẻ chuẩn bị bước vào trường phổ thông, tạo nền móng cho trẻ tiếp thu kiến thức mới.
Với mục tiêu và tính chất đó, để đáp ứng với yêu cầu thực tế, hiện nay mỗi nhà trường phải từng bước lên cao chất lượng hiệu quả giáo dục. Đặc biệt là công tác chăm sóc nuôi dưỡng. Vì công tác chăm sóc nuôi dưỡng trong truờng mầm non là nhiệm vụ vô cùng quan trọng và cần thiết. Nó đòi hỏi ngành giáo dục đặc biệt là ngành học mầm non phải thực hiện tốt việc chăm sóc và giáo dục trẻ, yêu thương chân trọng trẻ, một thế hệ con người khoẻ mạnh, cơ thể phát triển cân đối hài hoà chắc chắn, được nuôi dưỡng đầy đủ, được hưởng một chế độ dinh dưỡng hợp lý ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển về thể lực cũng như trí tuệ. Trẻ có ăn uống đầy đủ lượng và chất mới có khả năng phát triển toàn diện để hoạt động khám phá xung quanh. Có sức khoẻ mới có khả năng chống lại bệnh tật đồng thời tạo điều kiện nhanh chóng phục hồi sức khoẻ.
	Nấu ăn cho trẻ tuy dễ mà khó, nó đòi hỏi người nấu ăn không chỉ giỏi về chuyên môn mà còn hiểu được tâm sinh lý của trẻ. Có như vậy mới có thể nấu được bữa ăn cho trẻ đủ chất đủ lượng, các chất dinh dưỡng có tỷ lệ phù hợp, cân đối mà trẻ vẫn thấy ngon miệng. Nâng cao chất lượng bữa ăn để đủ chất, đủ lượng cho trẻ. Mà cán bộ giáo viên, nhân viên trong trường nhận thức được rằng đây là một trong những nhiệm vụ vô cùng quan trọng, cần thiết về chiến lược đào tạo con người trong thời đại hiện nay.
Đứng trước nhiệm vụ năm học mới, tôi đã đi sâu nghiên cứu, cải biến, chế biến món ăn nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ ngày một ngon hơn, chất lượng hơn hợp khẩu vị cho trẻ.
	Nhận thức rõ tầm quan trọng trong việc nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ và những yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm của người nấu ăn là hết sức cần thiết. Vì vậy tôi chọn đề tài “Những biện pháp nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ mầm non” để nghiên cứu
B– GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lý luận:
“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”
Trẻ em là niềm hạnh phúc, niềm vui của mỗi gia đình và là tương lai của mỗi dân tộc. Chính vì thế mà việc chăm sóc nuôi dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm có một vị trí vô cùng quan trọng và cần thiết không thể thiếu được với trẻ em nói chung, trẻ trong trường mầm non nói riêng. Vậy, muốn trẻ em được thông minh nhanh nhẹn trước hết phải nói đến sức khoẻ của trẻ. Trẻ có khoẻ mạnh thì mới có kết quả tốt trong học tập.
	Như chúng ta đã biết, ở lứa tuổi Mầm non cơ thể trẻ phát triển chưa hoàn thiện bộ máy tiêu hoá chưa hoàn chỉnh. Trẻ chưa có ý thức về ăn sạch cho nên việc ăn uống của trẻ không cẩn thận chu đáo dẫn đến gây ngộ độc thức ăn, rối loạn tiêu hoá. Ảnh hưởng đến lớn đến sức khoẻ của trẻ. Vì vậy nuôi dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm là rất cần thiết, trẻ được ăn uống đủ chất đảm bảo vệ sinh giúp cho trẻ phát triển tốt về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mĩ và tình cảm xã hội. Việc nâng cao chất lượng nuôi dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm là nhiệm vụ quan trọng trong trường Mầm non. Do vậy phải làm tốt từ khâu lên thực đơn cân đối phù hợp và hợp đồng chọn mua hoặc tự tạo nguồn thực phẩm sạch cho đến cách chế biến thức ăn, cách phòng chống ngộ độc thức ăn cho trẻ là việc không thể thiếu được đối với người làm công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong trường Mầm non.
II. Cơ sở thực tiễn:
	Trong thực tế những năm gần đây cho thấy, số trẻ em đến trường Mầm non đó có chiều hướng gia tăng, tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng vẫn còn đó là do các bậc phụ huynh chưa nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng cũng như tác hại lớn của việc chăm sóc nuôi dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm thường cho trẻ ăn theo cảm tính, càng ăn nhiều càng tốt không cần cân đối các chất, vệ sinh an toàn thực phẩm
	Nhân viên nhà bếp thực hiện nội quy vệ sinh đôi lúc chưa nghiêm túc, hiểu về vệ sinh an toàn thực phẩm chưa sâu. Chính điều đó khiến tôi suy nghĩ, trăn trở mình phải làm gì đây và thực hiện như thế nào để nâng cao chất lượng bữa ăn tại trường và đáp ứng được nhu cầu nguyện vọng của các bậc phụ huynh khi gửi con tại trường.
Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã gặp rất nhiều thuận lợi đồng thời cũng có một số khó khăn nhất định
1. Thuận lợi: 
 	Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo đặc biệt là PGD Huyện đã xây dựng những văn bản chỉ đạo quy chế chuyên môn tổ chức tập huấn đầu đủ cho 100% các nhân viên nuôi dưỡng, học tập và nâng cao trình độ chuyên môn. Được sự quan tâm đặc biệt của BGH Trường MN . Ban giám hiệu xây dựng kế hoạch cụ thể, chỉ đạo sát sao tổ nuôi từng việc xây dựng thực đơn theo tuần. theo mùa, để khâu giao nhận thực phẩm sơ chế thực phẩm, chế biến để nấu chín và chia ăn.
Nhà trường thường xuyên tạo điều kiện cho tôi được thăm quan học hổi kinh nghiệm của trường bạn, tham gia dự các đợt tập huấn kiến thức về VSATTP các lớp nữ công gia chánh do PGD tổ chức đội ngũ nhận viên chúng tôi đều có trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn.
 	Nhân viên khỏe mạnh nhiệt tình với công việc đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
Bếp được xây dựng theo quy cách một chiều, đường đi của thực phẩm đi theo một chiều hợp lý và rất vệ sinh các thiết bị của nhà bếp hiện đại khang trang sạch đẹp và rất tiện dụng.
Bản thân tôi là một người cô nuôi luôn luôn yêu nghề, gắn bó với nghề và không ngừng phát huy những kiến thức mà đã được học tập rèn luyện bản thân trau rồi kiến thức để nghiêm túc thực hiện quy trình chế biến món ăn cho trẻ đảm bảo bữa ăn của trẻ đủ chất, đủ lượng.
2/ Khó khăn:
Tuy đã có hợp đồng tin cậy với các đơn vị có con dấu pháp lý nhưng vì dịch bệnh tràn lan nên việc lựa chọn thực phẩm sạch, an toàn còn gặp nhiều khó khăn.
Tiền ăn của trẻ còn thấp so với khu vực nên ảnh hưởng nhiều đến việc lựa chọn thực phẩm phong phú và đa dạng.
Thời tiết thất thường ảnh hưởng nhiều đến nhu cầu dinh dưỡng của trẻ.
Còn một số phụ huynh còn chưa hiểu biết về nhu cầu dinh dưỡng của trẻ nên cho trẻ ăn lúc nhiều quá trẻ không hấp thụ được
III. CÁC BIỆN PHÁP 
1. Biện pháp 1: Làm tốt công tác tuyên truyền 
- Tôi thường xuyên kết hợp với giáo viên chủ nhiệm các lớp tìm hiểu nguyên nhân vì sao một số gia đình không cho trẻ ăn bán trú tại lớp. Tôi đến từng gia đình gặp gỡ trao đổi vận động gia đình nên cho trẻ ăn và phân tích cho phụ huynh hiểu rõ về tác dụng của việc cho trẻ ăn bán trú tại trường.
- Muốn cho các bậc phụ huynh tham gia một cách tích cực vào công tác phòng chống suy dinh dưỡng. Trước hết tôi đã cho họ thấy được giá trị dinh dưỡng của từng loại thực phẩm và cân đối giữa các thực phẩm đó, cho họ biết việc ăn bán trú của trẻ tại trường là rất quan trọng, để từ đó phụ huynh hiểu rõ về việc ăn bán trú tại trường hơn và đăng kí cho con em mình ăn bán trú ngày một đông hơn. 
2. Biện pháp 2: Kết hợp với kế toán xây dựng thực đơn, tính khẩu phần ăn cho trẻ
Nhận thức rõ được tầm quan trọng chăm sóc dinh dưỡng của trẻ, với tinh thần trách nhiệm cao, tôi thường xuyên theo dõi các bữa ăn của các cháu xem thức ăn có hợp khẩu vị với trẻ không để có các biện pháp hợp lý để điều chỉnh chế biến thức ăn cho các cháu, toi cùng với tổ trưởng tổ nuôi đã tham mưu phối hợp với kế toán và hiệu phó nuôi để xây dựng thực đơn của trẻ theo ngày tuần và phù hợp theo mùa, cân đối về dinh dưỡng. Nghĩa là phải đủ chất, đủ lượng, cân đối giữa thức ăn động và thực vật đầy đủ 4 nhóm thực phẩm sau:
- Nhóm cung cấp chất béo (Lipit) như: Dầu, mỡ, đậu, lạc vừng vừa cung cấp năng lượng cao vừa làm tăng cảm giác ngon miệng giúp trẻ hấp thu các chất vitamin và chất béo như A, D, E, K.
- Nhóm chất bột đường (Gluxit) như: Cơm, mì, bún, phởNhóm cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể và cơ bắp
- Nhóm cung cấp chất đạm (Protit) như: Thịt tôm cua cáChúng tạo kháng thể đặc biệt cho các tế bào xây dựng cơ bắp khoẻ, chắc
- Nhóm cung cấp vitamin và khoáng chất như: các loại rau quả, đặc biệt là các loại rau quả có màu xanh thẫm như rau ngót, rau rền, rau cải, mùng tơi.và các loại quả có màu đỏ như: xoài, đu đủ, cà chua, gấccung cấp các loại vi dưỡng chất đóng vai trò làm chất xúc tác giữa các thnàh phần hoá học trong cơ thể.
Ví dụ: Dưới đây là một số thực đơn được thực hiện ở trường trong ngày, tuần, tháng cung cấp đầy đủ nhu cầu năng lượng bảo đảm cho một trẻ nhà trẻ đạt từ 600-651 Kcalo Mẫu giáo đạt từ 615-726 kcalo
Tỷ lệ bữa chính mẫu giáo là là 70% kcalo. 
 Bữa phụ là 30% kcalo
Tỷ lệ 2 bữa chính Nhà trẻ đều là 50% kcalo. Đảm bảo các chất Cansi và B1
Cân đối tiền ăn giữa hai bữa chính và bữa phụ trong ngày đều phù hợp với lượng calo theo quy định.
THỰC ĐƠN CỦA BÉ
 TUẦN II + IV : MÙA ĐÔNG
NĂM HỌC 2017-2018
THỨ
BỮA CHÍNH (TRƯA)
BỮA CHÍNH (CHIỀU) NHÀ TRẺ
BỮA PHỤ
MẪU GIÁO
 2
- Cá tươi xốt thịt cà chua 
 Canh chua giá đỗ 
Phở gà rau thơm
 Sữa bột
Phở gà rau thơm
 Sữa bột
 3
- Thịt bò, lợn hầm củ quả
-Canh rau thập cẩm nấu cua
Bún mọc rau thơm
Sữa bột
Bún mọc rau thơm
Sữa bột
 4
 Trứng thịt đảo bông
 Canh bắp cải nấu thịt 
Thịt xốt đậu
Canh khoai tây nấu
Sữa bột
Xôi gấc
 Sữa bột
 5
Thịt gà thịt lợn hầm hạt sen
Canh bí xanh nấu tôm nõn
Cháo thịt bò rau thơm
Sữa bột
 Cháo thịt bò rau thơm
Sữa bột
 6
 Tôm tươi xốt thịt 
 Canh khoai tây nấu thịt 
 Thịt dim,canh rau cải
Sữa bột
 Mỳ ngan rau cải
 Sữa bột
 7
 -Thịt kho nước cốt dừa
 Canh bầu nấu tôm 
 Bánh dinh dưỡng
 Sữa bột
 Bánh dinh dưỡng
 Sữa bột
THỰC ĐƠN CỦA BÉ
TUẦN I + III: MÙA ĐÔNG
NĂM HỌC 2017-2018
THỨ
 BỮA CHÍNH (TRƯA)	
BỮA CHÍNH (CHIỀU)
NHÀ TRẺ
BỮA PHỤ 
MẪU GIÁO
2
Thịt gà, thịt lợn om nấm 
Canh bí xanh nấu tôm nõn
Mỳ bò rau thơm
 Sữa bột
Mỳ bò rau thơm
 Sữa bột
3
 Tôm tươi xốt thịt cà chua
Canh củ quả nấu thịt
Thịt xốt đậu
Canh chua giá đỗ
 Sữa bột
 Súp gà ngô non
 Sữa bột
4
Thịt bò lợn hầm ngũ sắc
 Canh rau thập cẩm nấu 
Bún mọc rau thơm
Sữa bột
Bún mọc rau thơm
Sữa bột 
5
Cá ba sa xốt thịt cà chua
- Canh rau cải nấu lạc
Thịt gà xốt,Canh đậu nấu
Sữa bột
Phở gà rau thơm
Sữa bột
6
Thịt xốt đậu
Canh bầu nấu ngao
Cháo ngan rau thơm
Sữa bột
Cháo ngan rau thơm
 Sữa bột
7
Trứng thịt xốt nấm 
Canh bắp cải nấu thịt
Bánh dinh dưỡng
 Sữa bột
Bánh dinh dưỡng
 Sữa bột
- Tổ tôi lên kế hoạch xây dựng thực đơn cho trẻ theo tuần, theo mùa, theo tháng, chọn thực phẩm giàu chất đạm động vật và thực vật bổ sung kết hợp lẫn nhau. 
 	- Xác định số bữa ăn của trẻ trong tuần, trong ngày của từng chế độ ăn uống( Số bữa chính, số bữa phụ) . 
 	- Chọn các loại rau phù hợp theo mùa
 	- Chọn cách chế biến món ăn cho từng độ tuổi
 * Lựa chọn các loại thực phẩm phù hợp để thay thế
 	- Chất đạm: phối hợp đạm động vật và thực vật
 	- Chất béo: kết hợp mỡ động vật và dầu thực vật
 	- Chất đường bột: chủ yếu là gạo có thể thay thế bằng bún, bánh phở.
 	- Vitamin, khoáng chất: rau quả tươi là nguồn cung cấp quan trọng.
 	- Khi đi chợ không có thực phẩm trong thực đơn thì tôi thay thế thực phẩm trong cùng nhóm
 Ví dụ: + Gạo thay thế bằng bún, bánh phở
 +Thịt lợn tôi thay bằng thịt bò hoặc thịt gà
 + Các loại rau tôi thay bằng các loại quả như bầu, bí
 	Khi thay đổi tôi luôn chú ý tới lượng tương đương và giá trị dinh dưỡng.
 Xây dựng khẩu phần ăn cho trẻ
 	- Tôi luôn đảm bảo khẩu phần, đủ về số lượng và chất lượng.
 	- Đảm bảo cân đối giữa các chất
P =15-25 L =25-35 G =45-52
 	- Đảm bảo dinh dưỡng, năng lượng đưa vào cơ thể: 
 	Mẫu giáo 	+ Bữa chính: 70%
 	+ Bữa phụ: 30%
 	Nhà trẻ 2 bữa chính đều đạt 50%
 	Cân đối giữa đạm động vật và đạm thực vật = 50/ 50
3. Biện pháp 3: Thực hiện nghiêm túc nội quy, quy chế của nhà bếp.
 	- Là một cô nuôi trực tiếp chế biến món ăn cho trẻ, việc chấp hành nội quy nhà bếp là vô cùng quan trọng và cần thiết
 	- Trước khi vào chế biến thực phẩm tôi luôn thực hiện những nội quy như sau:
 	+ Vệ sinh bếp và nơi chế biến thực phẩm sạch sẽ 
 	+ Dụng cụ phải được để gọn gàng, ngăn nắp
+ Luộc bát thìa của trẻ 1 lần/ tuần
+ Phân công lịch trực trưa rõ ràng
Phối hợp với bếp trưởng phân công dây truyền phù hợp với từng người, từng công việc, người nào việc nấy để thực hiện công việc không bị chồng chéo lên nhau, phải kết hợp chặt chẽ đều tay, nhịp nhàng
Ví dụ: Bếp ăn có 17 người thay nhau nấu chính theo tuần 
- Bản thân tôi là cô nấu chính phải phải biết sắp xếp gọn gàng ngăn nắp chỗ đun nấu của mình, đồ dùng dụng cụ nấu ăn phải để đúng nơi quy định để trong khi làm việc không phải đi tìm.
- Bếp phải đảm bảo bếp một chiều
- Phải có hai cửa và ba khu vực
 	+ Khu tập kết và sơ chế thực phẩm sống
 	+ Khu chế biến thực phẩm 
 	+ Khu pha chế – chế biến thực phẩm – chia thức ăn
- Vệ sinh nơi chế biến thực phẩm 
 	+ Hằng ngày trước khi bếp hoạt động tôi mở cửa thông thoáng có đủ ánh sáng tự nhiên và nhân tạo, lau chùi sàn bệ, kiểm tra toàn bộ hệ thống ga trước khi hoạt động
 	+ Khu vực chế biến thực phẩm không để nước đọng, xa nhà vệ sinh và khu chăn nuôi, rác thải dọn ngay trước khi tập kết thực phẩm.
- Chính việc phân công công việc cũng như sắp xếp dụng cụ gọn gàng thuận lợi nên tôi có nhiều thời gian chế biến các món ăn phức tạp có chất dinh dưỡng cao
4. Biện pháp 4: Bản thân tôi luôn cố gắng nhiệt tình chăm lo cho bữa ăn của trẻ
- Là người nấu ăn tôi luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao làm được điều đó thì cần rất nhiều yếu tố, sự cố gắng của bản thân mình là yếu tố quan trọng đóng vai trò tích cực trong sự nghiệp trồng người
- Luôn tìm tòi học hỏi trường bạn, chị em đồng nghiệp. Thường xuyên xem sách báo, ti vi cũng là một cách sưu tầm những món ăn ngon, mới không quá phức tạp lại phù hợp với trẻ.
- Luôn hưởng ứng tham gia các hội thi mà phòng giáo dục và nhà trường tổ chức để giao lưu, trao đổi kinh nghiệm nhằm tích luỹ thêm vốn kiến thức nấu ăn cho bản thân.
- Sau thời gian công tác tôi cũng có một số kinh nghiệm cho bản thân và tôi thấy rằng: Để có món ăn ngon, đạt chất lượng thì phải tiến hành các bước sau:
a. Bước 1: Nhận thực phẩm
- Dù món ăn có ngon, đẹp mắt hay hấp dẫn đến đâu mà không đạt yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm thì cũng ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ của trẻ, bữa ăn đó không đạt chất lượng, không đạt yêu cầu
- Theo tôi lựa chọn thực phẩm là khâu đầu tiên trong quá trình chế biến thức ăn và nó đóng vai trò quan trọng. Lựa chọn thực phẩm không tốt không những ảnh hưởng đến bữa ăn mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ người sử dụng. Vì vậy nguyên liệu thực phẩm trước tiên phải an toàn tuyệt đối, tươi ngon, sạch sẽ, phải được ký kết hợp đồng, sử dụng nguồn thực phẩm sạch. Về khâu này trường tôi từ lâu đã sử dụng thực phẩm sạch nên tôi rất an tâm trong việc chế biến các món ăn cho trẻ
- Khâu nhận nguyện liệu là quan trọng vì nguyên liệu quyết định đến thành phẩm của các món ăn. Nếu như nguyên liệu không đảm bảo (mốc ôi thiu, không rõ nguồn gốc sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng món ăn cho nên khi chọn nguyên liệu tôi phải chọn như sau:
+ Gạo: Thơm ngon, sáng mầu, không ẩm mốc
+ Thịt lợn có tươi sáng, mềm mại, có độ đàn hồi tốt
+ Trứng: ngoài vỏ sáng, có một lớp màng mỏng nổi lên những hạt giống như bụi phấn, cầm trứng soi vào đèn ta thấy khối lòng đỏ hiện lên như một bóng mờ nằm chính giữa
+ Tôm: Vỏ có độ bóng sáng, trong xám, trơn láng, cứng và dài
+ Cá: Mình tươi, mắt trong sạch, vây bám chắc vào thân, mang đỏ tươi, chất nhầy trong, thịt đàn hồi tốt.
+ Rau củ quả tươi ngon không bị dập nát, héo úa
- Khi lựa chọn thực phẩm xong, tôi bắt tay vào sơ chế thực phẩm. Thực phẩm sơ chế phải thực hiện theo các bước sau:
+ Phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và dinh dưỡng
+ Sơ chế phải đảm bảo kỹ thuật
Ảnh: Sơ chế thực phẩm
+ Thực hiện đúng quy trình sơ chế như: Loại bỏ những phần già không ăn được và những phần gân sơ có giá trị dinh dưỡng thấp, phải rửa sạch rau quả khi còn tuơi, ngâm ngập rau quả trong nước 15 phút rồi rủa nhiều lần dưới vòi nước sạch, rửa từng lá, từng tàu, từng củ quả, bằng nước sạch tránh rập nát rửa xong mới được cắt thái:
b. Bước 2: Tẩm ướp nguyên liệu 
- Lựa chọn nguyên liệu là khâu quan trọng, xong tẩm ướp nguyên liệu cũng rất cần thiết, sau khi sơ chế xong tôi phải tẩm ướp thực phẩm đúng liều lượng, phối hợp các loại gia vị đúng theo yêu cầu cảm quan của món ăn. Nhờ có các loại gia vị mà tôi có thể chế biến nhiều món ăn khác nhau, mang màu sắc đẹp với hương vị hấp dẫn
Ví dụ: Thì là, gừng hợp với cá
Tỏi, gừng quế chi hợp với thịt bò
Hành hợp với thịt lợn
Lá chanh hợp với thịt gà
- Tẩm ướp nguyên liệu khoảng 10-15 phút trước khi phi hành tỏi thơm đem xào nấu
c. Bước 3: Kỹ thuật chế biến thức ăn
Đây là khâu quyết định một bữa ăn ngon đạt độ cảm quan cao. Vì muốn cho trẻ ăn ngon miệng, ăn hết xuất, thì việc chế biến món ăn cho trẻ là vô cùng quan trọng. Khi thực phẩm mua về tôi chế biến món ăn phong phú.
Chế biến món ăn cho trẻ phải đảm bảo sạch sẽ, giữ được các chất dinh dưỡng trong quá trình chế biến món ăn và bảo quản hoặc muốn làm tăng giá trị dinh dưỡng, bằng cách tôi phối hợp các nguyên liệu ra vị với nhau, thức ăn phải thơm ngon, có độ chín thích hợp, hấp dẫn đối với trẻ.
 * Các bước tiến hành trong quá trình chế biến thực phẩm.
- Lựa chọn thực phẩm.
- Nhặt rửa chọn lọc.
- Rửa kỹ và sạch.
- Băm, xay nhỏ.
- Nấu, chia thực phẩm.
Để trẻ ăn ngon miệng, ăn hết xuất thì thức ăn phải có mùi vị thơm ngon hấp dẫn, thay đổi thường xuyên cách chế biến, trong quá trình nấu nướng, biết cách phối hợp từng mùi vị riêng biệt tạo nên mùi vị đặc trưng
- Nghệ thuật tạo màu làm tăng giá trị cảm quan của sản phẩm, tăng giá trị dinh dưỡng
- Nghệ thuật tạo mùi làm tăng thêm mùi thơm đặc trưng, không làm sinh ra các mùi lạ, khử bỏ những mùi không mong muốn
- Trong quá trình phối hợp các thực phẩm tránh các thực phẩm kị nhau như:
+ Không xào giá với gan lợn 
+ Hoa quả nên ăn trước bữa ăn hoặc sau bữa ăn khoảng 60 phút
- Từ nguyên liệu thực phẩm còn tươi sống trở thành những món ăn chín nhiều chất dinh dưỡng, hợp vệ sinh, có mùi thơm ngon tạo điều kiện cho cơ thể hấp thụ tiêu hoá được dễ dàng mỗi món ăn đều có một độ chín thích hợp
Ví dụ: Đối với thịt động vật yêu cầu chín mềm, các loại củ chín bở giúp cô thể hấp thu tốt các chất đường bột 
- Khi chế biến tôi lưu ý tới nhiệt độ và thời gian cần đun của các loại thực phẩm tránh hao hụt, giảm lượng vitamin trong thực phẩm như: rau cải, rau muống có màu xanh, đậu cá rán có màu vàng
Do biết đi sâu nghiên cứu tìm tòi, học hỏi, tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý trẻ với tình thương yêu con trẻ tôi đã mạnh dạn xây dựng một số biện pháp thay đổi cách chế biến món ăn của bếp tôi ngon hơn, chất lượng hơn, hợp khẩu vị của trẻ hơn mà tôi thấy các cháu trường tôi rất thích. Sau đây tôi xin trình bầy cách chế biến một số món ăn đó:
5. Biện pháp 5: Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm 
 	- Muốn trẻ em mau lớn thì ăn uống phải đủ về số lượng và chất lượng nhưng phải ăn sạch uống sạch tránh mắc bệnh tiêu hoá và nhiễm trùng đường ruột.
 	- Thực tế hiện nay cho thấy vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm là mối quan tâm hàng đầu của nhà nước và toàn xã hội là một công việc mang tính xã hội cao đòi hỏi các cấp các ngành quan tâm ngay từ việc nuôi trồng đến sản xuất bảo quản chế biến sử dụng cùng tham gia giải quyết.
 	- Để phòng tránh ngộ độc thực phẩm trong trường Mầm

Tài liệu đính kèm:

  • docbao_cao_sang_kien_nhung_bien_phap_nang_cao_chat_luong_bua_an.doc