SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ Mẫu giáo tại trường Mầm non Thiệu Thành huyện Thiệu Hóa

SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ Mẫu giáo tại trường Mầm non Thiệu Thành huyện Thiệu Hóa

Môi trường giáo dục đầu đời đóng vai trò thiết yếu trong việc xây dựng nền tảng phát triển tổng thể con người. Do vậy giáo dục mầm non rất quan trọng cho từng cá nhân lẫn cả một dân tộc. Đảng và Nhà nước ta đã xác định "Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục mầm non có sứ mệnh rất quan trọng: thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẫm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1, hình thành và phát triển ở trẻ những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời" [3].

 Vậy để hoàn thành sứ mệnh mà Đảng và Nhà nước giao thì mỗi cán bộ, giáo viên mầm non chúng ta cần phải làm gì để hoàn thành nhiệm vụ cao cả này? chúng ta cần phải nghiên cứu, tìm tòi để tìm ra các phương pháp, biện pháp chỉ đạo, tổ chức tốt các hoạt động trong ngày cho trẻ, giúp trẻ phát triển hài hòa 5 mặt đức, trí, thể, mỹ và lao động.

 Hoạt động ngoài trời là một hoạt động không thể thiếu trong chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ bởi thông qua đó, trẻ được tiếp xúc, gần gũi với thiên nhiên, hít thở bầu không khí trong lành, đồng thời được khám phá, thoả mãn sự tò mò của trẻ và quan tâm đến những gì xảy ra trong cuộc sống xung quanh mình. Qua hoạt động vui chơi ngoài trời rèn luyện sự nhanh nhẹn, hứng thú với môi trường tự nhiên từ đó trẻ mạnh dạn, tự tin, biết quan tâm đến những người xung quanh. Đặc biệt thông qua hoạt động ngoài trời trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên, với ánh nắng mặt trời tạo vitamin D giúp xương trẻ rắn chắc, da dẻ hồng hào, có sức đề kháng tốt chống lại bệnh tật [2].

 Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động ngoài trời đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ Mẫu giáo nói riêng. Để giúp giáo viên tổ chức tốt "Hoạt động ngoài trời" tạo cơ hội cho trẻ phát huy tính tích cực, bộc lộ hết khả năng, thõa mãn nhu cầu hoạt động, nhu cầu tìm hiểu khám phá thế giới xung quanh từ đó phát triển toàn diện cho trẻ đặt nền móng vững chắc cho các chủ nhân tương lai của đất nước, Tôi quyết định đi sâu nghiên cứu “Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ Mẫu giáo tại trường Mầm non Thiệu Thành” huyện Thiệu Hóa”.

 

doc 22 trang thuychi01 6906
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ Mẫu giáo tại trường Mầm non Thiệu Thành huyện Thiệu Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
 Môi trường giáo dục đầu đời đóng vai trò thiết yếu trong việc xây dựng nền tảng phát triển tổng thể con người. Do vậy giáo dục mầm non rất quan trọng cho từng cá nhân lẫn cả một dân tộc. Đảng và Nhà nước ta đã xác định "Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục mầm non có sứ mệnh rất quan trọng: thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẫm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1, hình thành và phát triển ở trẻ những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời" [3]..
 Vậy để hoàn thành sứ mệnh mà Đảng và Nhà nước giao thì mỗi cán bộ, giáo viên mầm non chúng ta cần phải làm gì để hoàn thành nhiệm vụ cao cả này? chúng ta cần phải nghiên cứu, tìm tòi để tìm ra các phương pháp, biện pháp chỉ đạo, tổ chức tốt các hoạt động trong ngày cho trẻ, giúp trẻ phát triển hài hòa 5 mặt đức, trí, thể, mỹ và lao động. 
 Hoạt động ngoài trời là một hoạt động không thể thiếu trong chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ bởi thông qua đó, trẻ được tiếp xúc, gần gũi với thiên nhiên, hít thở bầu không khí trong lành, đồng thời được khám phá, thoả mãn sự tò mò của trẻ và quan tâm đến những gì xảy ra trong cuộc sống xung quanh mình. Qua hoạt động vui chơi ngoài trời rèn luyện sự nhanh nhẹn, hứng thú với môi trường tự nhiên từ đó trẻ mạnh dạn, tự tin, biết quan tâm đến những người xung quanh. Đặc biệt thông qua hoạt động ngoài trời trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên, với ánh nắng mặt trời tạo vitamin D giúp xương trẻ rắn chắc, da dẻ hồng hào, có sức đề kháng tốt chống lại bệnh tật [2].
 Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động ngoài trời đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ Mẫu giáo nói riêng. Để giúp giáo viên tổ chức tốt "Hoạt động ngoài trời" tạo cơ hội cho trẻ phát huy tính tích cực, bộc lộ hết khả năng, thõa mãn nhu cầu hoạt động, nhu cầu tìm hiểu khám phá thế giới xung quanh từ đó phát triển toàn diện cho trẻ đặt nền móng vững chắc cho các chủ nhân tương lai của đất nước, Tôi quyết định đi sâu nghiên cứu “Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ Mẫu giáo tại trường Mầm non Thiệu Thành” huyện Thiệu Hóa”.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
 Giúp giáo viên đứng lớp có những biện pháp tổ chức hướng dẫn trẻ hoạt động ngoài trời đạt hiệu quả cao, giúp trẻ tích cực khám phá thiên nhiên, hiểu biết về thế giới xung quanh trẻ. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
“Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ Mẫu giáo tại trường Mầm non Thiệu Thành”.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
Phương pháp quan sát điều tra.
Phương pháp thống kê phân loại.
Phương pháp khái quát tổng hợp, so sánh.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
2.1.Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
 Hoạt động ngoài trời là một trong những hoạt động vui chơi mà trẻ hứng thú nhất, mang lại cho trẻ nhiều niềm vui và kiến thức cần thiết về thế giới xung quanh trẻ. Trẻ nhận thức được thế giới xung quanh bằng cách tiếp xúc, tìm hiểu, khám phá và quan tâm đến những gì xảy ra ở cuộc sống xung quanh mình. Qua hoạt động ngoài trời trẻ thỏa mãn nhu cầu hoạt động, nhu cầu tìm hiểu, khám phá của bản thân. Hoạt động vui chơi ngoài trời tạo cho trẻ sự nhanh nhẹn và hứng thú với môi trường tự nhiên đồng thời trẻ tự tin, mạnh dạn trong cuộc sống [1]. 
 Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lí trẻ lứa tuổi Mẫu giáo đây là lứa tuổi mà vui chơi là hoạt động chủ đạo, trẻ "học mà chơi, chơi mà học" hoạt động vui chơi là con đường tiếp xúc độc đáo của trẻ Mẫu giáo với cuộc sống người lớn, nhờ hoạt động này trẻ bước vào giai đoạn đầu tiên của quá trình hình thành nhân cách. Hoạt động vui chơi có tác động giúp trẻ phát triển đầy đủ toàn diện về nhận thức, tình cảm, ý chí cũng như các nét tính cách và năng lực xã hội. Trong đó vui chơi ngoài trời là một hoạt động không thể thiếu đối với trẻ. Khi vui chơi ngoài trời hay còn gọi là hoạt động ngoài trời trẻ được quan sát thế giới xung quanh, được tìm hiểu khám phá những điều mới lạ từ thiên nhiên, từ cuộc sống xung quanh trẻ, được hít thở không khí trong lành, được vui chơi, được tự do hoạt động trong môi trường tự nhiên [1]. Tuy nhiên trong thực tế tại trường chúng tôi một số giáo viên mới chỉ coi trọng hoạt động có chủ định mà chưa quan tâm đến hoạt động ngoài trời, cho rằng cứ cung cấp kiến thức, kỹ năng trên các giờ hoạt động có chủ định là được không cần thiết phải đầu tư vào các hoạt động khác nhiều. Giáo viên thường chú trọng giờ học, giờ chơi trong lớp ngại đưa cháu ra sân hoạt động ngoài trời vì sợ không bao quát được cháu, không đảm bảo được an toàn cho cháu. Bên cạnh đó sự nhạy bén, nắm bắt, tham gia các hoạt động của học sinh Mẫu giáo trường tôi trước khi tôi làm sáng kiến trẻ chưa tích cực, chưa mạnh dạn tham gia các hoạt động, đặc biệt là hoạt động ngoài trời, trẻ chưa tự hoạt động độc lập được một mình, chưa tự khởi xướng được các trò chơi mà phải có sự hướng dẫn, chỉ bảo của cô.
 Đây chính là nguyên nhân ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của trẻ. Vậy Tôi cần phải làm gì? Đây là vấn đề quan trọng đòi hỏi phải được quan tâm cải thiện cấp bách. Sau khi nghiên cứu và nhận thức rõ tầm quan trọng của hoạt động ngoài trời đối với trẻ Mẫu giáo, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục, chuẩn bị tâm thế, hành trang cho trẻ Mẫu giáo bước vào trường phổ thông. Tôi quyết định đi sâu nghiên cứu “ Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ Mẫu giáo tại trường Mầm non Thiệu Thành”.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
* Thuận lợi:
	- Năm học 2017-2018 trường mầm non Thiệu Thành được công nhận trường Chuẩn quốc gia mức độ 1 nên được sự đồng ý của UBND xã Thiệu Thành cho phép nhà trường kêu gọi các nhà hảo tâm tham gia ủng hộ phát triển xã hội hóa giáo dục vì vậy năm học này nhà trường đã huy động được một số đồ dùng, thiết bị phục vụ cho hoạt động của nhà trường. Trong năm học này nhà trường đạt trường chuẩn quốc gia nên nhà trường có đầy đủ trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi phục vụ cho công tác giảng dạy của cô, vui chơi của trẻ.
	- Có hội phụ huynh luôn quan tâm đến các hoạt động của nhà trường đặc biệt là chi hội phụ huynh của các lớp Mẫu giáo, đã đầu tư đồ dùng đồ chơi cho con em mình đầy đủ, hưởng ứng mọi phong trào của trường của lớp đề ra.
- Trường mầm non Thiệu Thành có đội ngũ cán bộ, giáo viên 100% đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn 82%. Cán bộ giáo viên năng nổ, nhiệt tình trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, coi trẻ như con em mình.
	- Bản thân là một quản lý còn trẻ, được tiếp thu đầy đủ các chuyên đề, luôn tham khảo sách báo, tập san, các thông tin đại chúng để tìm ra các phương pháp, biện pháp chỉ đạo giáo viên tổ chức tốt các hoạt động trong ngày cho trẻ, phù hợp với trẻ ở trường, lớp mình, giúp trẻ tích cực tham gia các hoạt động học tập và vui chơi.
* Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi trường, lớp, tôi cũng gặp không ít những khó khăn trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ và đặc biệt là việc tổ chức tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ.
- Vào đầu năm học 2017-2018 sau khi các lớp ổn định sĩ số và nề nếp, Tôi lên kế hoạch dự giờ đặc biệt là dự giờ hoạt động ngoài trời tôi nhận thấy giáo viên thường thực hiện qua loa hoặc ít khi tổ chức trò chơi vận động, cho trẻ chơi tự do với các đồ chơi ngoài trời và chơi các trò chơi tĩnh nhiều.
 - Giáo viên không thường xuyên tổ chức hoạt động ngoài trời, tổ chức không đúng giờ (trễ hơn hoặc sớm), ra không đúng giờ làm xáo trộn lịch hoạt động.
- Đa số phụ huynh làm ruộng và đi làm ăn xa, con cái thường giao cho ông bà chăm sóc và đưa đón. Vì vậy sự quan tâm của phụ huynh đối với trẻ không được thường xuyên và chu đáo.
 - Một số cháu lớp Mẫu giáo bé chưa qua Nhà trẻ mà là năm đầu tiên ra lớp còn bỡ ngỡ với các hoạt động học và chơi ở lớp, chưa mạnh dạn tham gia vào các hoạt động cùng cô, cùng bạn.
* Khảo sát của thực trạng:
- Đối với giáo viên:
Tổng số giáo viên Mẫu giáo
Giáo viên thường xuyên tổ chức hoạt động ngoài trời 
Giáo viên chưa thường xuyên tổ chức hoạt động ngoài trời
 7
Số giáo viên
%
Số giáo viên
%
3
43%
4
57%
- Kết quả trên trẻ:
STT
Nội dung khảo sát
Tổng số trẻ khảo sát
Trẻ tích cực
Trẻ chưa tích cực
Số trẻ
%
Số trẻ
%
1
Trẻ tích cực tham gia hoạt động quan sát có mục đích
243
121
48.8
122
50.2
2
Trẻ tích cực tham gia chơi trò chơi vận động
243
120
49.4
123
50.6
3
Trẻ tích cực tham gia các trò chơi tự do
243
119
49
124
51
 Kết quả trên cho ta thấy chất lượng hiệu quả giáo dục chưa cao, các nội dung của hoạt động ngoài trời còn hạn chế. Đối với Trường chuẩn quốc gia với kết quả khảo sát đó, tôi luôn trăn trở suy nghĩ mình phải có biện pháp chỉ đạo như thế nào để cho việc tổ chức hoạt động ngoài trời đạt kết quả cao hơn. 
2.3. Các biện pháp và tổ chức thực hiện
Hoạt động ngoài trời là một hoạt động không thể thiếu trong chế độ sinh hoạt hằng ngày của trẻ mầm non nói chung và trẻ Mẫu giáo nói riêng. Nó là một trong những hoạt động vui chơi mà trẻ hứng thú nhất, hoạt động này đem lại cho trẻ nhiều niềm vui và kiến thức cần thiết về thế giới xung quanh. Để chỉ đạo giáo viên tổ chức tốt hoạt động ngoài trời thõa mãn nhu cầu tìm hỉểu, nhu cầu khám phá, vui chơi của trẻ Mẫu giáo, nhằm nâng cao chất lượng hoạt động ngoài trời sau đây là các giải pháp và cách tổ chức thực hiện tôi đã đưa ra trong quá trình làm sáng kiến:
Biện pháp 1: Bồi dưỡng kiến thức cho giáo viên.
 Bồi dưỡng kiến thức cho giáo viên là một hoạt động không thể thiếu trong kế hoạch hoạt động chuyên môn của nhà trường hằng năm. Đầu năm học 2017-2018 tôi cùng ban giám hiệu nhà trường đã xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ giáo viên trong trường. Đặc biệt là bồi dưỡng kiến thức để tổ chức tốt hoạt động ngoài trời cho trẻ Mẫu giáo. Như chúng ta đã biết hoạt động ngoài trời có 3 nội dung rõ rệt đó là: Quan sát có mục đích, chơi vận động và chơi tự do. Để giáo viên tổ chức tốt 3 nội dung này tôi đã lên kế hoạch và bồi dưỡng kiến thức cho giáo viên những kiến thức cần thiết sau: 
* Bồi dưỡng kiến thức để giáo viên tổ chức tốt nội dung quan sát có mục đích: 
+ Bồi dưỡng kiến thức về một số sự vật, hiện tượng xung quanh.
Để giúp giáo viên Mẫu giáo nắm vững kiến thức về một số sự vật, hiện tượng khi tổ chức nội dung "quan sát có mục đích" trong hoạt động ngoài trời và giải quyết được các tình huống xảy ra trong quá trình cho trẻ hoạt động mà chưa có sự chuẩn bị trước, giải đáp được những câu hỏi vì sao? làm thế nào?... đáp ứng được sự tò mò, ham hiểu biết của trẻ. Từ những tình huống trên tôi cùng với ban giám hiệu nhà trường lổng ghép vào những buổi sinh hoạt tổ chuyên môn, buổi hội nghị cán bộ giáo viên... để bồi dưỡng cho cán bộ giáo viên một số kiến thức cơ bản về sự vật và các hiện tượng tự nhiên gần gũi xung quanh trẻ. 
Ví dụ: Để giải đáp những câu hỏi "Vì sao?" Tôi đã cùng với giáo viên chia sẻ những kiến thức cơ bản về sự vật hiện tượng và đi đến thống nhất đưa vào dạy trẻ.
 - Vì sao lại có mưa? (Nước biển, sông, hồ... bị ánh nắng mặt trời đốt nóng, bốc thành hơi nước, hơi nước bốc lên cao gặp không khí lạnh sẽ ngưng tụ lại thành những hạt nước nhỏ, những hạt nước nhỏ này hội tụ với nhau tạo thành những tầng mây. Khi những giọt nước ở trong những đám mây mưa không thể giữ thêm được nữa thì hạt nước sẽ rơi xuống đất và hình thành nên mưa).
	- Vì sao sau cơn mưa lại xuất hiện cầu vồng? (Sau một trận mưa to, trong bầu không khí có rất nhiều những hạt mưa nhỏ li ti bay lơ lửng. Những giọt nước này có thể coi là những lăng kính lơ lửng trên trời. Khi ánh nắng mặt trời chiếu vào những giọt nước này thì ánh sáng bị những lăng kính này “phân tích” thành 7 màu là các màu: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, tràm, tím sau đó lại phản xạ trở lại. Kết quả của quá trình này tạo nên một cây cầu vồng 7 sắc rực rỡ.
- Vì sao lại có sấm, chớp? Vào những ngày hè nóng nực, không khí nóng ở mặt đất mang theo rất nhiều hơi nước không ngừng bốc lên trời cao hình thành những đám mây kèm theo mưa rất to. Những đám mây mưa này lại bị sự tác động của không khí nóng từ mặt đất bốc lên, khiến chúng tích điện và mang một điện tích lớn. Khi đám mây tích điện trái dấu tiếp cận thì xảy ra hiện tượng sấm chớp.
Trên đây chỉ là một số giải đáp trả lời các câu hỏi vì sao, còn rất nhiều các giải đáp trả lời các câu hỏi vì sao và làm thế nào khác nữa về sự vật và các hiện tượng mà tôi đã bồi dưỡng cho giáo viên để đưa vào dạy trẻ. 
+ Chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên làm một số thí nghiệm:
 Để giúp trẻ hiểu rõ hơn về sự vật và các hiện tượng tự nhiên Tôi cùng với BGH nhà trường tổ chức hướng dẫn giáo viên làm một số thí nghiệm đơn giản để giáo viên làm cho trẻ quan sát như: làm mưa, làm gió, vật chìm vật nổi, làm chìm một vật đang nổi, tạo cầu vồng, tạo cơn gió xoáy, sự nảy mầm phát triển của cây...
Ví dụ: Làm mưa
- Mục đích: Giúp trẻ biết được quá trình tạo thành mưa
 Phát triển khả năng phán đoán của trẻ
- Chuẩn bị: Cốc thủy tinh có nắp đậy, nước nóng, một vài viên đá lạnh
- Thí nghiệm: Đổ nước nóng vào cốc thủy tinh, quan sát và nhận xét điều gì đang xảy ra? (Nước bốc hơi). Đậy nắp cốc nước và bỏ vài viên đá lạnh lên nắp cốc nước, điều gì sẽ xảy ra (Nước ngưng tụ lại thành giọt) cùng quan sát đến lúc hơi nước ngưng tụ lại thành giọt nước và rơi trở lại cốc. Như vậy có thể nói mưa do hơi nước bốc hơi ngưng tụ lại và tạo thành mưa.
Ví dụ: Làm chìm một vật đang nổi
- Chuẩn bị: Một vài đồ chơi nổi trong nước như (bóng nhỏ), một chậu nước, một cốc thủy tinh to.
- Thí nghiệm: Đặt quả bóng nhỏ vào chậu nước và cùng quan sát, nhận xét đồ chơi nổi trong nước. Úp cốc thủy tinh vào quả bóng đang nổi trên nước và đẩy cốc nước xuống cho miệng cốc chạm vào đáy chậu. Cùng quan sát, nhận xét hiện tượng gì xảy ra? (quả bóng cũng đi xuống đáy chậu). Cùng nhau đoán và lý giải hiện tượng xảy ra. Như vậy không khí trong cốc không thể cho nước tràn vào cốc. Khi đẩy cốc xuống làm nước trong cốc đi xuống và vì thế quả bóng nổi trên nước cũng đi xuống theo và chạm vào đáy chậu.
Hình ảnh: Hướng dẫn GV làm thí nghiệm"Làm chìm một vật đang nổi"
+ Chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên tổ chức cho trẻ quan sát các sự vật, hiện tượng xảy ra bất thường không nằm trong kế hoạch:
Ngoài việc tổ chức cho trẻ thực hiện hoạt động ngoài trời theo kế hoạch giáo dục ngày mà giáo viên đã lên, Tôi chỉ đạo giáo viên linh hoạt trong các tình huống để tận dụng mọi cơ hội dạy trẻ quan sát các sự vật, hiện tượng xảy ra bất thường như: Dông, mưa, cầu vồng, sấm chớp, nhật thực, máy bay... giúp trẻ tìm hiểu khám phá thế giới xung quanh một cách hiệu quả.
Ví dụ: Khi đang cho trẻ hoạt động ngoài trời "Quan sát vườn rau" chủ đề thế giới thực vật, bỗng nhiên có một chiếc máy bay bay qua giáo viên nên dừng cho trẻ quan sát vườn rau và tận dụng cơ hội để hướng trẻ quan sát máy bay, trò chuyện nhanh về đặc điểm, âm thanh phát ra từ máy bay...
Hay khi trẻ đang học, chơi trong lớp trời bỗng có hiện tượng sắp mưa "Dông". Chỉ đạo giáo viên cho trẻ dừng hoạt động đang thực hiện, cho trẻ ra hiên lớp để quan sát hiện tượng dông (Nếu trời không có sấm chớp). Qua đó trẻ biết được "Dông" là hiện tượng trời sắp mưa có gió thổi mạnh, mây đen kéo đến, trời đất bỗng tối sầm (có khi kèm theo tiếng sấm và tia chớp)... Sau cơn dông là những trận mưa rào, Tôi hướng giáo viên cho trẻ quan sát mưa: đứng trong hiên (Nếu trời không có sấm chớp) có thể cho trẻ giơ tay hứng những giọt mưa để cảm nhận được những hạt mưa đang xối xả rơi xuống và lắng nghe âm thanh của mưa.... Trẻ được tri giác trực tiếp, được quan sát, lắng nghe các âm thanh tự nhiên của sự vật, hiện tượng. Từ đó các giác quan của trẻ được phát triển và trẻ lĩnh hội kiến thức một cách chính xác, hiệu quả.
* Bồi dưỡng kiến thức để giáo viên tổ chức tốt các trò chơi ngoài trời:
+ Trò chơi vận động:
 Trò chơi vận động nhằm phát triển thể lực, rèn luyện sức khỏe nó là một trong những hình thức hữu hiệu để giáo dục phát triển vận động cho trẻ. Cho dù là trò chơi quen thuộc nhưng mỗi lần chơi mang lại cho trẻ những cảm xúc mới, mãnh liệt bởi chính khả năng sáng tạo to lớn của chúng trong trò chơi, đưa vào trò chơi những yếu tố mới. 
Vậy để trẻ chơi hết mình, tích cực, chủ động, sáng tạo khi chơi. Tôi đã chỉ đạo giáo viên căn cứ nhu cầu và khả năng vận động của trẻ trường, lớp mình để biết được trẻ thích chơi những trò chơi gì? và trẻ biết những trò chơi vận động nào? khả năng vận động của trẻ ra sao? để lựa chọn trò chơi cho phù hợp. Cùng với giáo viên trao đổi, chia sẻ để tìm ra cách tổ chức trò chơi vận động tốt nhất nhằm phát triển tối đa khả năng hoạt động và phát triển vận động cho trẻ. 
Mỗi buổi chơi ngoài trời nên có khoảng 1-2 trò chơi. Trong buổi chơi ngoài trời đầu tiên (của tuần), trò chơi thứ nhất nên chọn giống với trò chơi vận động trong giờ thể dục (trước đó), trò chơi thứ 2 tổ chức theo nguyện vọng của nhóm trẻ hay tất cả trẻ. Trong những buổi chơi ngoài trời tiếp theo cô có thể cho trẻ làm quen với trò chơi mới, đồng thời tổ chức các trò chơi đã quen thuộc nhưng có biến đổi nhằm nâng cao yêu cầu luyện tập cho trẻ.
Ví dụ: Đối với trẻ Mẫu giáo 3-4 tuổi có thể chơi các trò chơi vận động ngoài trời không mấy phức tạp có sự tham gia của giáo viên như: Mèo và chim sẻ, rồng rắn lên mây, trời nắng trời mưa, chim bay cò bay...
Hay trẻ từ 4-6 tuổi có thể chơi các trò chơi phức tạp dần theo độ tuổi (kỹ thuật chơi, luật chơi): Mèo đuổi chuột, chuyền bóng, tung và bắt bóng, ai đá trúng đích, nhảy lò cò, chạy tiếp cờ, kéo co ... sau một vài lần chơi giáo viên điều chỉnh một vài yếu tố chơi để tăng hứng thú cho trẻ. Ví dụ: Nhảy lò cò – Nhảy lò cò theo đôi, chuyền bóng- chuyền bóng cho bạn trai (chuyền bóng cho bạn gái)...
* Chơi tự do:
Đây là một hình thức cho trẻ chơi theo ý thích nhưng dưới sự định hướng của cô, bao quát của cô. Cô chuẩn bị một số nhóm chơi như: nhóm chơi với các vật liệu thiên nhiên cát, sỏi, nước, cây, cỏ, hoa, lá, hột hạt.... Nhóm chơi với các thiết bị đồ chơi ngoài trời cầu trượt, đu quay, bập bênh, nhà bóng.... Nhóm chơi với các đồ chơi cô mang theo: bóng, vòng, phấn, đất nặn... Giáo viên giới thiệu các khu vực chơi và ý tưởng chung, sau đó để trẻ tùy ý lựa chọn trò chơi, địa điểm chơi và cách chơi. Nếu trẻ chưa lựa chọn được trò chơi giáo viên gợi ý để trẻ lựa chọn các trò chơi và về nhóm chơi. 
Với phần chơi tự do này Tôi chỉ đạo giáo viên hướng dẫn cho trẻ một số hoạt động lao động đơn giản vừa sức như: chăm sóc cây lau lá, tưới nước, nhổ cỏ, nhặt lá sân trường, thu dọn đồ dùng đồ chơi sau khi chơi...
 Khi cho trẻ chơi tự do trẻ không ở yên một chỗ mà có thể tản ra các nhóm và ngoài tầm kiểm soát của cô, vì vậy Tôi yêu cầu giáo viên cần phải chú ý bao quát trẻ để nhắc nhở trẻ không đi quá xa, tránh những nơi nguy hiểm, quan sát để giải quyết kịp thời những xung đột của trẻ trong quá trình chơi, sẵn sàng giúp đỡ khi trẻ cần và phải đảm bảo an toàn cho trẻ.
Hình ảnh: Trẻ chơi tự do
Vào những ngày thời tiết không thuận lợi (mưa hoặc quá lạnh) Tôi chỉ đạo giáo viên có thể hướng dẫn trẻ quan sát hiện tượng thay đổi thời tiết, cho trẻ chơi các trò chơi, tham gia vào các hoạt động mà trẻ yêu thích trong lớp hoặc trong phòng giáo dục thể chất để đảm bảo sức khỏe cho trẻ. 
Sau khi được bồi dưỡng kiến thức để tổ chức tốt 3 nội dung của hoạt động ngoài trời như: Quan sát có mục đích (bồi dưỡng kiến thức về các sự vật và hiện tượng tự nhiên, được hướng dẫn làm một số thí nghiệm, chỉ đạo quan sát những hiện tượng xảy ra bất thường). Được chia sẻ tìm ra cách tổ chức tốt các trò chơi ngoài trời (Trò chơi vận động, chơi tự do) cán bộ giáo viên trong trường tự tin hơn khi tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ, xử lý các tình huống xảy ra một cách linh hoạt, khéo léo đầy tự tin đem đến cho trẻ sự thõa mãn nhu cầu tìm hiểu, nhu cầu khám phá thế giới xung quanh, nhu cầu vui chơi ngoài trời. Trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt động.
Biện pháp 2: Xây dựng lịc

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_nham_nang_cao_chat_luong_to_ch.doc