SKKN Xây dựng nội dung sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học nhằm bồi dưỡng kiến thức, nâng cao năng lực và rèn luyện kỹ năng cho cán bộ giáo viên

SKKN Xây dựng nội dung sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học nhằm bồi dưỡng kiến thức, nâng cao năng lực và rèn luyện kỹ năng cho cán bộ giáo viên

Tổ chuyên môn là đơn vị cơ sở trực tiếp nhất đối với các hoạt động của giáo

viên, là nền tảng để tổ chức và triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn

một cách cụ thể và hiệu quả. Tổ chuyên môn có vai trò quan trọng trong quá

trình thực hiện đổi mới Phương pháp dạy học (PPDH) và Kiểm tra đánh

giá (KTĐG), là “trung tâm” bồi dưỡng giáo viên nhằm giúp giáo viên nâng cao

năng lực chuyên môn nói chung và thực hiện tốt việc đổi mới PPDH và KTĐG

nói riêng. Đồng thời, tổ chuyên môn là nơi quản lý trực tiếp, bồi dưỡng giáo viên

về nhận thức, chuyên môn nghiệp vụ; phát hiện ra những điểm mạnh, điểm yếu,

thuận lợi và khó khăn của từng giáo viên trong quá trình giảng dạy và giáo dục.

Là một bộ phận chủ yếu, giữ vai trò quyết định trong công tác bồi dưỡng nâng

cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên. Chỉ có ở tổ chuyên môn, giáo

viên mới có điều kiện trực tiếp và thuận lợi nhất để rèn luyện và từng bước nâng cao trình độ tay nghề của mình.[1] .

 Sinh hoạt tổ chuyên môn có tính tổ chức, chủ động và mang tính tập thể cao, là nơi thực hiện các hoạt động chia sẻ đồng nghiệp về chuyên môn, là môi trường tốt nhất cho những giáo viên còn hạn chế về năng lực và chưa có kinh nghiệm trong giảng dạy, nhất là giáo viên mới vào nghề, có dịp để trao đổi, học tập kinh nghiệm, nâng cao trình độ tay nghề. Tuy nhiên, hiện nay ở nhiều nhà trường, hoạt động của tổ chuyên môn thông thường là xây dựng kế hoạch, viết biên bản sinh hoạt theo quy định chế độ sinh hoạt thường kì, đánh giá công tác chuyên môn trong thời gian qua, triển khai công tác thời gian tới, tổ chức dự giờ, thao giảng giáo viên dạy giỏi cấp trường , .nên chưa phát huy được hiệu quả của tổ chuyên môn, các buổi sinh hoạt chuyên môn chưa giúp giáo viên giải quyết được các vấn đề vướng mắc trong công tác giảng dạy cũng như chưa bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao được năng lực cho cán bộ giáo viên.[1]

Để việc sinh hoạt tổ chuyên môn trong nhà trường đi đúng hướng, đạt được mục tiêu thì cần thiết phải quản lí, chỉ đạo nội dung này một cách khoa học, chặt chẽ và có những biện pháp quản lí khả thi, nội dung sinh hoạt phải phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay và phù hợp với điều kiện thực tế về đội ngũ giáo viên, tình hình học sinh trong nhà trường. Từ nhận thức trên, là một quản lý phụ trách chuyên môn trong nhà trường tôi mạnh dạn “ Xây dựng nội dung sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học nhằm bồi dưỡng kiến thức, nâng cao năng lực và rèn luyện kỹ năng cho cán bộ giáo viên ”. Với mong muốn, thông qua các buổi Sinh hoạt chuyên môn, giáo viên nắm được các phương pháp dạy học mới, phát huy được năng lực cá nhân, sự sáng tạo của học sinh trong quá trình giảng dạy. Thông qua đó, giáo viên được bồi dưỡng kiến thức, rèn luyện kỹ năng và nâng cao năng lực.

 

doc 18 trang thuychi01 6973
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Xây dựng nội dung sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học nhằm bồi dưỡng kiến thức, nâng cao năng lực và rèn luyện kỹ năng cho cán bộ giáo viên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ THANH HÓA
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 XÂY DỰNG NỘI DUNG SINH HOẠT CHUYÊN MÔN DỰA TRÊN NGHIÊN CỨU BÀI HỌC NHẰM BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC, NÂNG CAO NĂNG LỰC, RÈN LUYỆN KỸ NĂNG CHO CÁN BỘ GIÁO VIÊN
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Oanh
 Chức vụ: Phó Hiệu trưởng
 Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Ba Đình, TP Thanh Hóa
 SKKN thuộc lĩnh mực: Quản lí
 THANH HOÁ NĂM 2019
MỤC LỤC
Trang
1. Mở đầu
 1.1. Lí do chọn đề tài.
 1.2. Mục đích nghiên cứu..
 1.3.Đối tượng nghiên cứu.....................
 1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. Nội dung
 2.1. Cơ sở lí luận....
 2.2. Thực trạng chất lượng sinh hoạt chuyên môn hiện nay...........
 2.2.1. Vài nét về đặc điểm tình hình nhà trường ..
 2.2.2. Thực trạng chất lượng sinh hoạt chuyên môn hiện nay..
 2.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn ở Trường Tiểu học Ba Đình, tp Thanh Hóa..
 2.3.1. Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy, cách nghĩ, cách làm cho đội ngũ giáo viên cốt cán.
 2.3.2. Giải pháp 2: Bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ giáo viên
 2.3.2.1.Chuyên đề về các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực...
 2.3.2.2. Chuyên đề về dạy học theo hướng phát triển năng lực cho học sinh
 2.2.2.3. Chuyên đề tìm hiểu về hình thức sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học
 2.3.3. Giải pháp 3: Lập kế hoạch Sinh hoạt chuyên môn trong năm học.. . 
 2.4. Kết quả đạt được
 2.4.1. Về tổ trưởng và giáo viên .
 2.4.2. Về Dạy-Học: .. 
 2.5. Bài học kinh nghiệm
 2.5.1. Đối với tổ khối
 2.5.2. Đối với giáo viên
3. Kết luận - kiến nghị
 3.1. Kết luận...
 3.2. Kiến nghị
1
2
2
2
 3
4
4
5
 5
6
6
7
8
10 
12
12
13
13
13
14
14
Mở đầu
Lý do chọn đề tài:
Tổ chuyên môn là đơn vị cơ sở trực tiếp nhất đối với các hoạt động của giáo 
viên, là nền tảng để tổ chức và triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn 
một cách cụ thể và hiệu quả. Tổ chuyên môn có vai trò quan trọng trong quá 
trình thực hiện đổi mới Phương pháp dạy học (PPDH) và Kiểm tra đánh 
giá (KTĐG), là “trung tâm” bồi dưỡng giáo viên nhằm giúp giáo viên nâng cao 
năng lực chuyên môn nói chung và thực hiện tốt việc đổi mới PPDH và KTĐG 
nói riêng. Đồng thời, tổ chuyên môn là nơi quản lý trực tiếp, bồi dưỡng giáo viên 
về nhận thức, chuyên môn nghiệp vụ; phát hiện ra những điểm mạnh, điểm yếu, 
thuận lợi và khó khăn của từng giáo viên trong quá trình giảng dạy và giáo dục. 
Là một bộ phận chủ yếu, giữ vai trò quyết định trong công tác bồi dưỡng nâng 
cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên. Chỉ có ở tổ chuyên môn, giáo 
viên mới có điều kiện trực tiếp và thuận lợi nhất để rèn luyện và từng bước nâng cao trình độ tay nghề của mình.[1] . 
 Sinh hoạt tổ chuyên môn có tính tổ chức, chủ động và mang tính tập thể cao, là nơi thực hiện các hoạt động chia sẻ đồng nghiệp về chuyên môn, là môi trường tốt nhất cho những giáo viên còn hạn chế về năng lực và chưa có kinh nghiệm trong giảng dạy, nhất là giáo viên mới vào nghề, có dịp để  trao đổi, học tập kinh nghiệm, nâng cao trình độ tay nghề. Tuy nhiên, hiện nay ở nhiều nhà trường, hoạt động của tổ chuyên môn thông thường là xây dựng kế hoạch, viết biên bản sinh hoạt theo quy định chế độ sinh hoạt thường kì, đánh giá công tác chuyên môn trong thời gian qua, triển khai công tác thời gian tới, tổ chức dự giờ, thao giảng giáo viên dạy giỏi cấp trường , .nên chưa phát huy được hiệu quả của tổ chuyên môn, các buổi sinh hoạt chuyên môn chưa giúp giáo viên giải quyết được các vấn đề vướng mắc trong công tác giảng dạy cũng như chưa bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao được năng lực cho cán bộ giáo viên.[1]
Để việc sinh hoạt tổ chuyên môn trong nhà trường đi đúng hướng, đạt  được mục tiêu thì cần thiết phải quản lí, chỉ đạo nội dung này một cách khoa học, chặt chẽ và có những biện pháp quản lí khả thi, nội dung sinh hoạt phải phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay và phù hợp với điều kiện thực tế về đội ngũ giáo viên, tình hình học sinh trong nhà trường. Từ nhận thức trên, là một quản lý phụ trách chuyên môn trong nhà trường tôi mạnh dạn “ Xây dựng nội dung sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học nhằm bồi dưỡng kiến thức, nâng cao năng lực và rèn luyện kỹ năng cho cán bộ giáo viên ”. Với mong muốn, thông qua các buổi Sinh hoạt chuyên môn, giáo viên nắm được các phương pháp dạy học mới, phát huy được năng lực cá nhân, sự sáng tạo của học sinh trong quá trình giảng dạy. Thông qua đó, giáo viên được bồi dưỡng kiến thức, rèn luyện kỹ năng và nâng cao năng lực.
. Mục đích nghiên cứu:
Dựa vào việc tìm hiểu thực trạng của các buổi sinh hoạt chuyên môn ở trường tiểu học hiện nay, xây dựng nội dung sinh hoạt chuyên môn sâu nhằm bồi dưỡng kiến thức, nâng cao năng lực và rèn luyện kỹ năng cho cán bộ giáo viên để các buổi sinh hoạt sinh hoạt chuyên môn thực sự hữu ích, tránh tình trạng hội họp hình thức. 
Đối tượng nghiên cứu:
Nội dung, chương trình, phương pháp dạy học các môn học ở tiểu học.
Nội dung và hình thức tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn.
Cán bộ giáo viên Trường Tiểu học Ba Đình, tp Thanh Hóa.
Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.
Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
Phương pháp thống kê, xử lý số liệu. 
2. Nội dung 
2. 1. Cơ sở lý luận:
Sinh hoạt chuyên môn là hoạt động thường xuyên của nhà trường ít nhất 2 lần/tháng vào tuần thứ hai và tuần thứ tư của tháng. Để một buổi sinh hoạt chuyên môn có hiệu quả, các chuyên đề phải thỏa  mãn tối thiểu các điều kiện sau: 
- Phải được bắt nguồn từ việc giải quyết các vấn  đề khó, hoặc các vấn đề mới phát sinh trong thực tế giảng dạy. 
- Bám sát định hướng đổi mới phương pháp giáo dục và kiểm tra đánh giá hiện nay.  
 - Mang tính phổ biến và khả thi. 
- Đảm bảo nguồn lực và các điều kiện cơ sở vật chất. 
Nâng cao sinh hoạt chuyên môn không chỉ giúp mỗi giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn cho bản thân mà còn là môi trường để tình đồng nghiệp nảy nở và phát triển giữa tất cả giáo viên, giúp họ hỗ trợ lẫn nhau trong công tác; hình thành môi trường học tập tốt đẹp cũng như truyền thống, bản sắc văn hóa riêng của nhà trường.   
 Ngoài ra, sinh hoạt chuyên môn còn nhằm nâng cao khả năng nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong hoạt động giáo dục, góp phần thực hiện các mục tiêu đổi mới của Ngành. [2]
2. 2. Thực trạng chất lượng sinh hoạt chuyên môn hiện nay
2.2.1. Vài nét về đặc điểm tình hình nhà trường
Trường Tiểu học Ba Đình được thành lập năm 1955, tiền thân là trường thị xã 4, sau đó đổi tên là trường cấp 1,2 Ba Đình, đến năm 1981 trường được mang tên là trường Phổ thông cơ sở Ba Đình. Do yêu cầu và mục tiêu của giáo dục, năm học 1994-1995 trường sát nhập với trường phổ thông cơ sở Quang Trung. Nhà trường được giao nhiệm vụ giáo dục và giảng dạy cấp Tiểu học, vì thế nhà trường được mang tên là trường Tiểu học Ba Đình cho đến nay .
 	Năm học 2018 – 2019 nhà trường có 53 cán bộ giáo viên, trong đó: Trình độ Đại học: 48 đ/c (90,7%); Cao đẳng 4 đ/c( 7,5%); Trung học 1 đ/c (1,8%) 
 	Nhà trường có 3 tổ chuyên môn, Chi bộ đảng gồm 38 đảng viên, Chi đoàn Thanh niên của nhà trường có 15 đoàn viên. 
Tổng số học sinh : 1379 em / 32 lớp.
 	 * Thuận lợi : 
 	Trường tiểu học Ba Đình thuộc phường Ba Đình, là phường trung tâm văn hóa, chính trị, thương mại của Thành phố Thanh Hóa. Trường tọa lạc trên khu đất vuông vắn, rộng rãi, thoáng mát với diện tích 5120m2, rất thuận lợi cho công tác giáo dục học sinh.
 	Cán bộ, nhân dân phường Ba Đình đa số là cán bộ công chức, giàu lòng yêu nước, cần cù chăm chỉ và có trình độ dân trí cao.
 Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học đầy đủ, rất thuận lợi cho việc đổi mới phương pháp dạy học và tổ chức các hoạt động giáo dục. 
 Nhà trường có truyền thống thi đua dạy tốt học tốt, đội ngũ cán bộ quản lý có năng lực, có tinh thần đoàn kết trong công tác chỉ đạo điều hành, đội ngũ giáo viên nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, có trình độ chuyên môn vững vàng, trách nhiệm cao trong công việc. Hiện nay, nhà trường có 5 giáo viên giỏi Quốc gia, 31 giáo viên giỏi cấp Tỉnh, 47 giáo viên giỏi cấp Thành phố. 
 * Khó khăn : 
 Đội ngũ cán bộ, giáo viên đủ về số lượng nhưng chưa thực sự đồng bộ về trình độ và cơ cấu bộ môn.
 2.2.2 . Thực trạng chất lượng sinh hoạt chuyên môn hiện nay
Sinh hoạt chuyên môn là hoạt động hết sức quan trọng, được nhà trường quan tâm và là việc làm thường xuyên. Đây là một trong những hình thức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên, giúp giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn và phương pháp giảng dạy. Lâu nay, công tác sinh hoạt chuyên môn được nhà trường chỉ đạo và thực hiện rất tốt, đem lại hiệu quả đáng trân trọng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn tồn tại những hạn chế sau:
- Chưa phát huy được vai trò của tổ trưởng chuyên môn trong việc xây dựng kế hoạch, chỉ đạo điều hành sinh hoạt tổ.
- Tổ chức sinh hoạt chuyên môn không có kế hoạch cụ thể, không có nội dung trọng tâm cho từng buổi, từng học kì. Nội dung các buổi sinh hoạt chuyên môn chủ yếu còn triển khai công việc hành chính.
- Một số ít giáo viên còn ngại có ý kiến đề xuất, ngại va chạm nên việc góp ý cho đồng nghiệp để rút kinh nghiệm còn cầm chừng, giữ ý. 
Với cương vị là Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn của nhà trường, bản thân tôi đã rất trăn trở để làm sao các buổi sinh hoạt chuyên môn phải thật sự có chất lượng nhằm bồi dưỡng được kiến thức, nâng cao năng lực chuyên môn, rèn luyện kỹ năng sư phạm cho giáo viên trong hoạt động dạy học. Đồng thời, tháo gỡ những khó khăn về đổi mới phương pháp, đổi mới các hoạt động đánh giá học sinh.tạo cơ hội để mỗi cán bộ giáo viên phát huy khả năng sáng tạo, đóng góp sáng kiến kinh nghiệm, nâng cao chất lượng giáo dục.
Để thực hiện được điều này, tôi thiết nghĩ, ngoài việc tập trung về những vấn đề chuyên môn như những điểm mới, những thay đổi phương pháp trong giảng dạy và đánh giá học sinh, thì cần chú trọng đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt chuyên môn thông qua hoạt động dự giờ, nghiên cứu bài học. Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học(NCBH) cũng là hoạt động sinh hoạt chuyên môn nhưng ở đó giáo viên tập trung phân tích các vấn đề liên quan đến người học như: Học sinh học thế nào? Học sinh đang gặp khó khăn gì trong học tập? Nội dung và phương pháp dạy học có phù hợp, có gây hứng thú cho học sinh không, kết quả học tập của học sinh có được cải thiện không? Cần điều chỉnh gì và điều chỉnh như thế nào? Từ những phân tích, thảo luận đó giáo viên tìm ra nguyên nhân tại sao học sinh chưa đạt kết quả như ý muốn và có biện pháp để nâng cao chất lượng dạy học, nâng cao năng lực bản thân thông qua việc điều chỉnh nội dung, phương pháp, hình thức dạy học cho phù hợp với đối tượng học sinh của lớp mình.
	Từ những suy nghĩ trên, năm học 2018 – 2019, tôi đã xây dựng nội dung sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học nhằm bồi dưỡng kiến thức, nâng cao năng lực và rèn luyện kỹ năng cho cán bộ giáo viên.
2.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn ở Trường Tiểu học Ba Đình, tp Thanh Hóa
2.3.1. Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy, cách nghĩ, cách làm cho đội ngũ giáo viên cốt cán
	Mỗi tổ chuyên môn đều có 1 tổ trưởng, 1 tổ phó. Đây là những giáo viên cốt cán, có trình độ chuyên môn vững vàng, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, luôn tích cực đi đầu, xung phong gương mẫu trong mọi hoạt động, được sự tín nhiệm của Ban giám hiệu và có uy tín trước tập thể cán bộ giáo viên. Bởi vậy, để đổi mới hoạt động của tổ chuyên môn, phát huy được hiệu quả các buổi sinh hoạt thì các tổ trưởng, tổ phó phải thay đổi nhận thức, thay đổi cách nghĩ, cách làm. Chính vì vậy, sau khi tiếp thu nhiệm vụ năm học của ngành và tiếp nhận công văn 617 ngày 02/10/2019 của Phòng Giáo dục thành phố về hướng dẫn thực hiện một số nội dung chuyên môn năm học 2018 – 2019, tôi đã họp với các đồng chí tổ trưởng, tổ phó để triển khai công việc, bàn bạc, thống nhất về việc đổi mới nội dung sinh hoạt tổ, tập trung đi sâu theo hướng Nghiên cứu bài học ngay trong năm học này và được các đồng chí trong Ban giám hiệu nhà trường, các đồng chí tổ khối trưởng ủng hộ thống nhất. 
2.3.2. Giải pháp 2: Lập kế hoạch Sinh hoạt chuyên môn trong năm học
Sau khi thống nhất trong Ban lãnh đạo nhà trường về chủ trương trong việc đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học, tôi đã phối hợp với các đồng chí tổ trưởng lên kế hoạch sinh hoạt chuyên môn trong năm học như sau:
STT
Thời gian thực hiện
Quy mô
Nội dung
Người thực hiện
1
 14h ngày
5/10/2018
( Tuần 4 )
Cấp trường
Triển khai Chuyên đề về các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực
 Đ/c 
Nguyễn Thị Oanh (PHT)
2
14 h ngày 19/10/2018
( Tuần 6 )
Cấp trường
Triển khai Chuyên đề về dạy học theo hướng phát triển năng lực cho học sinh
Đ/c 
Phạm Thúy Lan 
( PHT )
3
 14h ngày 02/11/2019
( Tuần 8 )
Cấp trường
Triển khai Chuyên đề tìm hiểu về hình thức sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học
 Đ/c
Nguyễn Thị Oanh
( PHT )
 4
 14h ngày 16/11/2018
( Tuần 10)
Cấp tổ
- Xây dựng KHBH tiết Toán lớp 5 “Héc tô mét vuông, Đề ca mét vuông” theo phương pháp và Kỹ thuật dạy học tích cực
- Tổ chuyên môn 4,5 thảo luận xây dựng tiết dạy.
5
14h ngày 30/11/2018
( Tuần 12)
Cấp tổ
- Dạy minh họa tiết Toán lớp 5 “Héc tô mét vuông, Đề ca mét vuông” theo phương pháp và Kỹ thuật dạy học tích cực
- Thảo luận về tiết dạy minh họa.
- Đ/c Thủy (khối 5) dạy minh họa, gv trong tổ dự giờ.
- GV tổ 4, 5
6
14h ngày 14/12/2018
( Tuần 14)
Âm nhạc
- Xây dựng tiết dạy minh họa “ Sử dụng hiệu quả bộ gõ trong tiết dạy hát ”.
- GV Âm nhạc và tổ 4, 5 thảo luận và xây dựng tiết dạy
7
14h ngày 28/12/2018
( Tuần 16)
Âm nhạc
- Dạy minh họa tiết Hát nhạc“ Sử dụng hiệu quả bộ gõ trong tiết dạy hát ”..
- Thảo luận về tiết dạy minh họa.
- Đ/c Hải Yến (GV dạy nhạc) dạy minh họa, gv trong tổ dự giờ.
- GV dạy Hát nhạc và tổ 4, 5
8
14h ngày 11/01/2019
( Tuần 18)
Mỹ thuật
- Xây dựng tiết dạy: “Sử dụng kỹ năng sáng tạo trong dạy học theo phương pháp Mỹ thuật Đan Mạch cho HS Tiểu học”
- GV Mỹ thuật và tổ 4, 5 thảo luận và xây dựng tiết dạy
9
14h ngày 25/01/2019
( Tuần 20)
Mỹ thuật
- Dạy minh họa tiết Mỹ thuật “Sử dụng kỹ năng sáng tạo trong dạy học theo phương pháp Mỹ thuật Đan Mạch cho HS Tiểu học”
- Thảo luận về tiết dạy minh họa.
- Đ/c Ánh (GV dạy Mỹ thuật) dạy minh họa, gv trong tổ dự giờ.
- GV dạy Mỹ thuật và tổ 4, 5
10
14h ngày 15/02/2019
( Tuần 22)
Cấp tổ
Xây dựng KHBH Tập làm văn theo hướng phát triển năng lực cho học sinh.
- Tổ 4,5 thảo luận và xây dựng tiết dạy
11
14h ngày 01/03/2019
( Tuần 24)
Cấp tổ
- Dạy minh họa tiết Tập làm văn theo hướng phát triển năng lực cho học sinh.
- Thảo luận về tiết dạy minh họa.
- Đ/c Trinh dạy minh họa, gv trong tổ dự giờ.
- GV tổ 4, 5
12
14h ngày 15/3/2019
( Tuần 26)
Cấp tổ
- Xây dựng tiết dạy Chuyên đề Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp kết hợp với giáo dục lịch sử địa phương.
- Tổ 4,5 thảo luận và xây dựng tiết dạy
13
14h ngày 29/3/2018
( Tuần 28)
Cấp tổ
- Dạy minh họa tiết Chuyên đề Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp kết hợp với giáo dục lịch sử địa phương.
- Thảo luận về tiết dạy minh họa.
- Đ/c Vi Hương dạy minh họa, gv trong tổ dự giờ.
- GV tổ 4, 5
Sau khi xây dựng xong kế hoạch sinh hoạt chuyên môn theo từng tuần và có thời gian cụ thể, tôi đã phổ biến công khai kế hoạch để tất cả cán bộ giáo viên nắm được chủ trương, yêu cầu và nhiệm vụ của mình trong từng buổi sinh hoạt để thực hiện. Bước tiếp theo tôi cùng các đồng chí trong Ban giám hiệu đã tiến hành tập huấn bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ giáo viên toàn trường thông qua 3 chuyên đề: Chuyên đề về phương pháp và các kỹ thuật dạy học tích cực, chuyên đề dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh, chuyên đề tìm hiểu về hình thức sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học.
2.3.3. Giải pháp 3: Bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ giáo viên
Chuyên đề về các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực
Thời gian, địa điểm thực hiện: 5/10/2018 ( tuần thứ 4 của năm học), tại Trường TH Ba Đình, TP Thanh Hóa.
Đối tượng: Cán bộ giáo viên toàn trường.
Mục đích: Giúp giáo viên hiểu và sử dụng hiệu quả các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực trong giảng dạy.
Nội dung: Hướng dẫn, tập huấn cho giáo viên hiểu được 8 phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực, các nguyên tắc và cách sử dụng các phương pháp kĩ thuật đó trong giảng dạy. 8 Kĩ thuật dạy học tích cực đó là:
(1) Kỹ thuật đặt câu hỏi: Là GV đặt câu hỏi để HS trả lời hoặc HS đặt câu hỏi cho GV để nhận thức kiến thức, kĩ năng và phát triển năng lực, phẩm chất. Dùng trong hầu hết các môn học và loại bài.
(2) Kỹ thuật “ Chúng em biết 3”: Dùng trong thảo luận nhóm nhằm tập hợp những thông tin được chọn lọc qua thảo luận. Chọn 3 ý kiến tốt nhất.
(3) Kỹ thuật trình bày 1 phút: Kĩ thuật này dùng trong quá trình học sinh học bài trên lớp, vào cuối mỗi bài để HS ghi nhớ nội dung cốt lõi của bài và diều thu hoạch được từ bài học.
(4) Kỹ thuật hoạt động nhóm: Là kỹ thuật HS được học hợp tác theo nhóm để thực hiện những nhiệm vụ cụ thể cùng nhau.
(5) Kỹ thuật đóng vai: Là việc tổ chức cho HS thực hành một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định
(6) Kỹ thuật đọc tích cực: Là việc tăng cường khả năng tự học và giúp HS tự hiểu bài thông qua hoạt động đọc lướt, đọc để đoán hiện tượng, đọc để tìm ý chính, tím ý tổng quát
(7) Kỹ thuật viết tích cực: Là kỹ thuật được sử dụng sau tiết học để tóm tắt nội dung đã học, để HS phản hồi cho GV việc nắm kiến thức của các em.
 	(8) Kĩ thuật KWLH (tự học thông minh)
K (đã biết): Kiến thức/ hiểu biết học sinh đã có -> HS ghi lại
W ( muốn biết) : Những điều HS muốn biết -> HS ghi ra
 L (học được) : Những điều học sinh tự giải đáp/ Trả lời
H (biết thêm) : Cách thức để HS tìm tòi nghiên cứu, mở rộng thêm từ chủ đề bài học. .[3]
 2.3.2.2 .Chuyên đề về dạy học theo hướng phát triển năng lực cho học sinh
Thời gian, địa điểm thực hiện: 19/10/2018 ( tuần thứ 6 của năm học), tại Trường TH Ba Đình, TP Thanh Hóa.
Đối tượng: Cán bộ giáo viên toàn trường.
Mục đích: Giúp giáo viên hiểu về phương pháp dạy học phát triển năng lực học sinh và cách thức sử dụng phương pháp này trong tiết dạy.
Nội dung:
Đổi mới phương pháp dạy học đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học. Để đảm bảo được điều đó, phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành và phát triển năng lực tự học (sử dụng sách giáo khoa, nghe, ghi chép, tìm kiếm thông tin...), trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo của tư duy; phải thực hiện chuyển từ phương pháp dạy học theo lối truyền thụ kiến thức sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất. Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên - học sinh theo hướng cộng tác nhằm phát triển năng lực xã hội. Bên cạnh việc học tập những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học cần bổ sung các chủ đề học tập tích hợp liên môn nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp.
Việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực thể hiện qua bốn đặc trưng cơ bản sau:
(1) Dạy học thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập, giúp học sinh tự khám phá những điều chưa biết chứ không thụ động tiếp thu những tri thức được sắp đặt sẵn. Giáo viên là người tổ chức và chỉ đạo học sinh tiến hành các hoạt động học tập phát hiện kiến thức mới, vận dụng sáng tạo kiến thức đã biết vào các tình huống học tập hoặc tình huống thực tiễn...
(2) Chú trọng rèn luyện cho học sinh biết khai thác sách giáo khoa và các tài liệu học tập, biết cách tự tìm lại những kiến thức đã có, suy luận để tìm tòi và phát hiện kiến thức mới... Định hướng cho học sinh cách tư duy như phân tích, tổng hợp, đặc biệt hoá, khái quát hoá, tương tự, quy lạ về quen để dần hình thành và phát triển tiềm năng sáng tạo.
(3) Tăng cường phối hợp học tập cá thể với học tập hợp tác, lớp học trở thành môi trường giao tiếp GV

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_xay_dung_noi_dung_sinh_hoat_chuyen_mon_dua_tren_nghien.doc