SKKN Một số giải pháp chỉ đạo thực hiện hoạt động nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại trường mầm non Thiệu Thành

SKKN Một số giải pháp chỉ đạo thực hiện hoạt động nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại trường mầm non Thiệu Thành

Chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ sức khỏe cho trẻ trong trường mầm non là việc hết sức quan trọng mà toàn Đảng, toàn dân cần phải quan tâm đến. Riêng đối với bậc học mầm non việc chăm sóc, nuôi dưỡng và bảo vệ sức khỏe của trẻ được đặt lên hàng đầu, vì mục tiêu giáo dục mầm non là hình thành nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa giúp cho trẻ khỏe mạnh hồn nhiên vui tươi phát triển cơ thể cân đối hài hòa. Nếu chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ không tốt sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, tỷ lệ suy dinh dưỡng cao ảnh hưởng đến trí tuệ của trẻ. Do đó việc nuôi dưỡng và giáo dục dinh dưỡng và phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ là hết sức cần thiết, chính vì vậy việc chăm sóc nuôi dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ là vô cùng quan trọng.

Việc cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu cho trẻ em ở những năm đầu đời là quan trọng, Vì nó đặc biệt cần cho quá trình phát triển trí lực và thể lực sau này của trẻ. Theo các chuyên gia dinh dưỡng trẻ từ 2-5 tuổi nếu trẻ có được chế độ dinh dưỡng hợp lý thì về sau sẽ có thể chất tốt hơn so với các trẻ khác cùng lứa tuổi mà không có chế độ dinh dưỡng tốt.

Chính vì vậy, đối với con người nói chung, trẻ mầm non nói riêng muốn tham gia các hoạt động được tốt thì điều đầu tiên nói đến phải có sức khỏe tốt, đặc biệt sức khỏe của trẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: chế độ chăm sóc dinh dưỡng hợp lý, vệ sinh phòng bệnh, môi trường hoạt động của trẻ trong đó: chế độ dinh dưỡng hợp lý là yếu tố có vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển thể chất của trẻ, chế độ dinh dưỡng hợp lý là trẻ được ăn uống đủ chất, cân đối giữa các chất như:đạm - mỡ- đường - vitamin và chất khoáng. Nếu trẻ thiếu ăn, ăn không đủ các chất, không hợp lý, vệ sinh cá nhân, môi trường không tốt đều gây cho trẻ bệnh tật, ốm đau ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, do vậy công tác chăm sóc - nuôi dưỡng ở trường mầm non chiếm một vị trí vô cùng quan trọng vì ở lứa tuổi này trẻ được ăn ngủ, học cả ngày ở trường và đây cũng là giai đoạn để cơ thể trẻ phát triển tốt nhất, các cơ quan của cơ thể đang trên đà hoàn thiện và hình thành nhân cách của trẻ tốt nhất của cuộc đời, đồng thời đây cũng là thời kỳ chuẩn bị những kiến thức cơ bản cần thiết cho trẻ bước vào bậc học phổ thông một cách vững chắc nhất.

 

doc 19 trang thuychi01 5801
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp chỉ đạo thực hiện hoạt động nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại trường mầm non Thiệu Thành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC 
STT
NỘI DUNG
Trang
I
MỞ ĐẦU
1
1
Lí do chọn đề tài
1
2
Mục đích nghiên cứu
2
3
Đối tượng nghiên cứu
2
4
Phương pháp nghiên cứu
2
II
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2
1
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2
2
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
3
3
Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
4
4
Giải pháp 1: Bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên, nhân viên
4
5
Giải pháp 2: Xây dựng và thực hiện nghiêm túc nội qui trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ:
7
6
Giải pháp 3: Phối hợp tuyên truyền kiến thức về nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe trẻ theo khoa học cho các bậc phụ huynh
7
7
Giải pháp 4: Xây dựng thực đơn dinh dưỡng phù hợp với thực tế nhà trường, nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ
9
8
Giải pháp 5: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và xã hội hóa giáo dục nhằm xây dựng mua sắm, bảo quản cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho công tác vệ sinh dinh dưỡng an toàn thực phẩm
12
9
Giải pháp 6: Xây dựng môi trường đảm bảo an toàn trong sạch
13
 10
Giải pháp 7: Tăng cường công tác kiểm tra chế độ ăn và nuôi dưỡng- chăm sóc trẻ:
15
11
Hiệu quả của SKKN
16
III
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
17
1
Kết luận
17
2
Kiến nghị
18
I. MỞ ĐẦU
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ sức khỏe cho trẻ trong trường mầm non là việc hết sức quan trọng mà toàn Đảng, toàn dân cần phải quan tâm đến. Riêng đối với bậc học mầm non việc chăm sóc, nuôi dưỡng và bảo vệ sức khỏe của trẻ được đặt lên hàng đầu, vì mục tiêu giáo dục mầm non là hình thành nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa giúp cho trẻ khỏe mạnh hồn nhiên vui tươi phát triển cơ thể cân đối hài hòa. Nếu chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ không tốt sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, tỷ lệ suy dinh dưỡng cao ảnh hưởng đến trí tuệ của trẻ. Do đó việc nuôi dưỡng và giáo dục dinh dưỡng và phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ là hết sức cần thiết, chính vì vậy việc chăm sóc nuôi dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ là vô cùng quan trọng.
Việc cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu cho trẻ em ở những năm đầu đời là quan trọng, Vì nó đặc biệt cần cho quá trình phát triển trí lực và thể lực sau này của trẻ. Theo các chuyên gia dinh dưỡng trẻ từ 2-5 tuổi nếu trẻ có được chế độ dinh dưỡng hợp lý thì về sau sẽ có thể chất tốt hơn so với các trẻ khác cùng lứa tuổi mà không có chế độ dinh dưỡng tốt.
Chính vì vậy, đối với con người nói chung, trẻ mầm non nói riêng muốn tham gia các hoạt động được tốt thì điều đầu tiên nói đến phải có sức khỏe tốt, đặc biệt sức khỏe của trẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: chế độ chăm sóc dinh dưỡng hợp lý, vệ sinh phòng bệnh, môi trường hoạt động của trẻ trong đó: chế độ dinh dưỡng hợp lý là yếu tố có vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển thể chất của trẻ, chế độ dinh dưỡng hợp lý là trẻ được ăn uống đủ chất, cân đối giữa các chất như:đạm - mỡ- đường - vitamin và chất khoáng. Nếu trẻ thiếu ăn, ăn không đủ các chất, không hợp lý, vệ sinh cá nhân, môi trường không tốtđều gây cho trẻ bệnh tật, ốm đau ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, do vậy công tác chăm sóc - nuôi dưỡng ở trường mầm non chiếm một vị trí vô cùng quan trọng vì ở lứa tuổi này trẻ được ăn ngủ, học cả ngày ở trường và đây cũng là giai đoạn để cơ thể trẻ phát triển tốt nhất, các cơ quan của cơ thể đang trên đà hoàn thiện và hình thành nhân cách của trẻ tốt nhất của cuộc đời, đồng thời đây cũng là thời kỳ chuẩn bị những kiến thức cơ bản cần thiết cho trẻ bước vào bậc học phổ thông một cách vững chắc nhất.
Song thực tế hiện nay vẫn còn một số giáo viên và phụ huynh chưa quan tâm đúng mức đến công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, kiến thức nuôi dạy trẻ còn hạn chế, do đó tình trạng trẻ bị suy dinh dưỡng, thấp còi mắc các loại bệnh như: viêm phế quản, sâu răngcòn quá nhiều. 
Với tầm quan trọng đó đòi hỏi người giáo viên phải có trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có phẩm chất đạo đức như một người mẹ yêu con. Họ chính là lực lượng lao động nâng cao hiệu quả chăm sóc, giáo dục trẻ của nhà trường. Người cán bộ quản lý phải biết phát huy được nội lực đội ngũ, tạo điều kiện cho họ được cống hiến sức mình, biết động viên khích lệ và xây dựng các phong trào thi đua thường xuyên, có hiệu quả cao. Đồng thời xây dựng khối đoàn kết để tạo nên sức mạnh tổng hợp của một tập thể sư phạm, xây dựng nhà trường phát triển vững mạnh. Chính vì vậy, năm học 2015 - 2016 tôi đã chọn cho mình đề tài đi sâu vào nghiên cứu đó là “Một số giải pháp chỉ đạo thực hiện hoạt động nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại trường mầm non Thiệu Thành” 
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Mục đích của đề tài là nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tại trường Mầm non Thiệu Thành đạt kết quả cao và phát triển toàn diện về mọi mặt.
Giúp cho đội ngũ cán bộ giáo viên nâng cao kiến thức dinh dưỡng và công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tại trường mầm non đạt kết quả cao hơn.
 Đề cập đến một số cơ sở khoa học của công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ của trường MN Thiệu Thành
 Chỉ ra thực trạng về công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ của trường MN Thiệu Thành. Đề xuất một số kinh nghiệm để góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng tại trường MN Thiệu Thành.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Nghiên cứu “Một số giải pháp chỉ đạo thực hiện hoạt động nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại trường mầm non Thiệu Thành” 
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Nghiên cứu những tài liệu có liên quan để phân tích, tổng hợp, lấy tư liệu về những quan điểm có liên quan đến chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.
- Phương pháp trực quan, giám sát.
- Phương pháp sưu tầm.
- Phương pháp đánh giá chất lượng CSND. 
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Như chúng ta đã biết sức khỏe là vốn quý của con người. Ăn uống là cơ sở tạo cho con người có một thể lực tốt. Ăn uống theo nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể, đảm bảo đủ về lượng và chất thì cơ thể mới phát triển một cách toàn diện được. Dinh dưỡng là nhu cầu sức khỏe của mỗi người, trẻ em cần dinh dưỡng để phát triển thể lực, trí tuệ, người lớn cần dinh dưỡng để duy trì và phát huy sự sống để làm việc, cống hiến cho xã hội. Nếu trẻ không được nuôi dưỡng tốt sẽ chậm lớn, còi cọc, chậm phát triển về mọi mặt. Ngược lại, nếu trẻ được chăm sóc tốt sẽ mau lớn, khỏe mạnh phát triển tốt về mọi mặt xứng đáng là chủ nhân tương lại của đất nước. 
Nhờ sự phát triển của dinh dưỡng học mà người ta đã biết trong thức ăn có chứa tất cả các thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể đó là: Chất đạm, chất béo, vitamin và muối khoáng nếu dư thừa hoặc thiếu hụt các chất dinh dưỡng này trong cơ thể thì sẽ gây ra nhiều bệnh tật hoặc có thể dẫn tới tử vong nhất là đối với trẻ nhỏ. Nhờ áp dụng dinh dưỡng vào cuộc sống sức khỏe mà khoa học đã khám phá ra tầm quan trọng của dinh dưỡng trong đời sống sức khỏe con người. Do đó mà chế độ dinh dưỡng không hợp lý sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ, việc đảm bảo chế độ ăn hàng ngày cho trẻ được an toàn, vệ sinh, dinh dưỡng hợp lý cân đối các chất là rất quan trọng và cần thiết trong các bữa ăn của trẻ. Để chế biến được những món ăn phong phú, thơm ngon, hấp dẫn, đạt tiêu chuẩn về vệ sinh dinh dưỡng cho trẻ đòi hỏi cô nuôi phải luôn tìm tòi, học hỏi, khám phá ra những món ăn ngon, mới lạ, hấp dẫn và phù hợp với trẻ để chế biến cho trẻ ăn tại trường. Phải tuyên truyền và phối kết hợp chặt chẽ với các bậc phụ huynh về công tác chăm sóc, giáo dục và nuôi dưỡng trẻ.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
a. Tình hình nhà trường:
Trường Mầm non Thiệu Thành là trường đã được qui hoạch thành một khu trung tâm thuận tiện cho việc phụ huynh đưa đón trẻ đến trường.
Phòng học có diện tích đủ để trẻ hoạt động theo điều lệ trường mầm non, nhà trường mua sắm thiết bị đồ dùng phục vụ bán trú tương đối đầy đủ.
Các cấp ủy Đảng, chính quyền luôn quan tâm đến giáo dục đặc biệt là giáo dục Mầm non. Bên cạnh đó còn được sự quan tâm của các cấp các nghành luôn kề vai, sát cánh ủng hộ nhà trường trong mọi lĩnh vực, phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao...
Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường có: 24 đồng chí.
Trong đó: CB quản lý 03 đ/c; giáo viên 14đ.c; nhân viên 07 đ/c
 Đại học: 11 đ/c; Cao đẳng: 02 đ/c; Trung cấp: 11đ/c. 
Số lượng học sinh trong độ tuổi được huy động ra lớp cuối năm học: 274 cháu.
100% giáo viên có trình độ chuẩn trở lên, nhiệt tình, tâm huyết với nghề luôn giúp đỡ lẫn nhau tạo điều kiện cho việc học hỏi kinh nghiệm từ các bạn đồng nghiệp.
Cơ sở vật chất tương đối đầy đủ để thuận lợi cho việc dạy và học. Cảnh quan nhà trường thoáng mát, có cây che bóng mát.
Một số phụ huynh đã quan tâm đến giáo dục mầm non, luôn phối hợp chặt chẽ trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ.
Giáo viên trong trường đã đạt chuẩn và trên chuẩn, yêu nghề mếm trẻ, luôn quan tâm đến chất lượng giáo dục của nhà trường
b. Thuân lợi:
Nhà trường có qui mô rộng rãi thoáng mát, môi trường xanh, sạch, đẹp cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ chuyên môn và công tác nuôi dưỡng tương đối đầy đủ như bếp một chiều, có hệ thống nước sạch, có vuờn rau sạch phục vụ trẻ ăn bán trú tại trường.
Trình độ chuyên môn của cán bộ giáo viên 100% đạt chuẩn và trên chuẩn, đội ngũ cán bộ giáo viên trẻ, nhiệt tình, năng lực chuyên môn vững vàng, nhận thức được tầm quan trọng trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.
c. Khó khăn:
Ngoài những thuận lợi trên nhà trường còn gặp không ít khó khăn:
Do đặc điểm của địa phương là một xã thuần nông với nghề trồng rau, cấy lúa nên phụ huynh chưa quan tâm đến chất lượng bữa ăn cho trẻ.
Bên cạnh còn một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc chăm sóc nuôi dưỡng theo khoa học của con mình ở gia đình cũng như nhà trường.
Giá cả thị trường luôn thay đổi, ảnh hưởng đến giá lương thực, thực phẩm để tổ chức bữa ăn cho trẻ đủ về chất, đảm bảo về lượng.
Đội ngũ giáo viên, nhân viên có nhiều biến động về sức khoẻ, tỷ lệ giáo viên nuôi con nhỏ và đang trong độ tuổi sinh nở nhiều. Đội ngũ giáo viên trẻ thiếu kinh nghiệm trong thực hiện công việc chăm sóc giáo dục trẻ, số giáo sinh có năng lực sư phạm yêu nghề gắn bó với công việc ngày càng thiếu.
d. Kết quả khảo sát ban đầu:
 Trước khi áp dụng các giải pháp của đề tài “Một số giải pháp chỉ đạo thực hiện hoạt động nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại trường mầm non Thiệu Thành” tôi tiến hành khảo sát tình hình sức khỏe hiện tại của 254 trẻ.
KẾT QUẢ KHẢO SÁT BAN ĐẦU
Độ tuổi
Tổng số trẻ
Cân nặng
Chiều cao
Trẻ mắc bệnh
Sâu răng
Kênh bình thường
Kênh
 SDD (Dưới -2 và -3)
Cao hơn so với tuổi
Kênh bình thường
 Kênh thấp còi
Cao hơn tuổi
Nhà trẻ
(24 – 36 tháng)
40
32
08
0
34
6
0
03
Mẫu giáo
214
193
21
0
193
21
0
43
Cộng
254
225
29
0
227
27
0
46
Tỷ lệ
100%
88.6%
11.4%
0
89.4%
10.6%
0
18
Kết quả trên ta thấy tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng và mắc các loại bệnh đầu năm còn rất cao, các cháu mắc bệnh phần đa là bị sâu răng và viêm phế quản.
3. Các giải pháp để thực hiện:
*Giải pháp 1: Bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên, nhân viên:
 Để nâng cao chất lượng trong công tác chăm sóc sức khỏe cho học sinh thì việc bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên có kiến thức sâu rộng về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm là cần thiết, từ những chăn trở dó bản thân tôi được phân công phụ trách công tác nuôi dưỡng vì vậy tôi đã tham mưu với hiệu trưởng chú trọng trong công tác bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ giáo viên, nhân viên với các nội dung về công tác nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe, vệ sinh phòng bệnh- phòng dịch, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ.
* Đối với giáo viên:
Nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng chăm sóc trẻ ăn các cô giáo chuẩn bị giờ ăn cho trẻ phải đảm bảo yều cầu sau:
Chuẩn bị bàn ăn phải sạch sẽ, gọn gàng, đủ cho trẻ ngồi, trên bàn phải có đĩa đựng cơm rơi, khăn ẩm để lau tay, bát thìa phải đủ so với trẻ.
Khi ăn các cô giáo phải đeo khẩu trang, trong khi cho trẻ ăn cô cần chú ý đến những trẻ biếng ăn để động viên cháu ăn hết suất.
Thông qua giờ ăn các cô giáo dục cho trẻ phát triển về nhận thức, ngôn ngữ.
Ví dụ: Về nhận thức giúp trẻ nhận biết được những thức ăn như thịt, cá, trứng, trẻ ăn sạch uống sạch
Về ngôn ngữ: Trẻ biết kể tên các thực phẩm mà trẻ được ăn như: Thịt, cá, trứng.
Thông qua các hoạt động lồng ghép và giáo dục dinh dưỡng ví dụ cho trẻ đi tham quan vườn trường. Các cô giới thiệu cho trẻ biết lợi ích của từng loại cây trong vườn trường.
Thông qua giờ ăn, các cô giáo giới thiệu cho trẻ biết hôm nay có những món gì.
Ví dụ: Ăn thịt thì trẻ biết được thịt cung cấp cho cơ thể chất gì?
Kiểm tra sức khỏe cho trẻ, để bổ sung chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng. Nhà trường đã rèn cho trẻ thói quen tự chăm sóc bản thân bằng cách tự tuyên truyền trong bữa ăn.
Ví dụ: Hôm nay lớp mình ăn cơm với những thức ăn gì? Ngon không? Bạn nào ăn giỏi? Từ những giải pháp nhỏ này đã giúp trẻ cố gắng ăn hết suất.
Lồng giáo dục dinh dưỡng qua các hoạt động:
Tôi chỉ đạo giáo viên lên kế hoạch đưa giáo dục dinh dưỡng vào các hoạt động, đây là vấn đề quan trọng bởi trẻ thường xuyên được chơi mà học.
Ví dụ: Hoạt động ngoài trời gây hứng thú cho trẻ giáo viên có thể đọc đồng dao, hò, vè về các loaị rau, quả ở chủ đề thế giới thực vật.
Giáo viên có thể lồng ghép giáo dục dinh dưỡng:
Ví dụ: Trong giờ đón - trả trẻ là thời gian thuận lợi trong việc tuyên truyền, giáo dục dinh dưỡng cho trẻ, cho phụ huynh đặc biệt là trẻ. Bằng hình thức các cô hỏi thăm các phụ huynh về chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ ở nhà, hỏi trẻ ở nhà trẻ được ăn cơm với gì? 
Trong các giờ học và hoạt động góc, các cô giáo cần phải giải thích cho trẻ thấy được giá trị của từng loại thức ăn, ăn uống đầy đủ sẽ làm cơ thể khỏe mạnh, da dẻ hồng hào, thông minh học giỏi, nếu ăn không đủ chất sẽ gầy còm ốm yếu.
Ví dụ: Khi tổ chức hoạt động góc qua trò chơi “Cửa hàng rau quả” khi mua hàng các cháu phải biết chọn thực phẩm tươi ngon, thực phẩm không bị rập nát. Qua trò chơi “Nấu ăn” các cháu biết rửa tay và vệ sinh đồ dùng, rửa sạch thực phẩm trước khi chế biến, phải biết ăn chín uống sôi
Với chức năng là một phó hiệu trưởng quản lý công tác chăm sóc nuôi dưỡng bán trú trong nhà trường tôi tham mưu với Hiệu trưởng đưa nội dung tuyên truyền các tài liệu về vệ sinh dinh dưỡng và an toàn thực phẩm lồng ghép trong các cuộc họp, trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, đối với các cháu suy dinh dưỡng nhà trường phối hợp với các phụ huynh tăng cường nguồn dinh dưỡng trong các bữa ăn hàng ngày của trẻ để trẻ phát triển tốt. 
Mặt khác tuyên truyền qua tranh dinh dưỡng và an toàn thực phẩm của các cơ quan chức năng cung cấp.
Ví dụ 1: Tích hợp nội dung giáo dục dinh dưỡng - sức khỏe vào chủ đề Gia đình. Ở chủ đề này chỉ đạo giáo viên lồng ghép tích hợp những nội dung sau: Làm quen với các món ăn tại trường, tập ăn hết suất, rèn luyện hành vi văn minh trong ăn uống: Biết mời cô và các bạn trước khi ăn; ngồi ăn ngay ngắn, không co chân lên ghế; cầm thìa bằng tay phải tự xúc ăn gọn gàng, tránh đổ vãi, ăn từ tốn, nhai kỹ, không nói chuyện và đùa nghịch trong khi ăn.
Nhà trường phối hợp với trạm y tế xã khám sức khỏe định kỳ cho các cháu cụ thể:
Khám sức khỏe cho các cháu 2 lần/năm, tẩy giun cho các cháu mỗi năm 1lần, tổ chức cho các cháu suy dinh dưỡng uống vitamina. Qua khám sức khỏe phát hiện cháu nào mắc bệnh, giáo viên thông báo ngay với phụ huynh biết để điều trị kịp thời cho trẻ.
Kiểm tra sổ y tế: Theo dõi sức khỏe của cháu trên biểu đồ tăng trưởng, đối chiếu so sánh rút kinh nghiệm cho việc nuôi dưỡng chăm sóc sức khỏe cho trẻ.
Theo dõi sức khỏe trẻ theo đúng qui định: Các cháu đến trường được cân – đo 3 tháng/lần, các cháu suy dinh dưỡng tổ chức theo dõi biểu đồ hàng tháng. Sau mỗi lần cân- đo các lớp đều ghi danh sách và thông báo kết quả để phụ huynh nắm được tình hình sức khỏe của con em mình. Đối với trẻ sụt cân, đứng cân, chúng tôi yêu cầu giáo viên tìm hiểu nguyên nhân từ cha mẹ trẻ để có sự phối hợp và có hướng khắc phục trong cách chăm sóc trẻ tốt hơn.
 Đặc biệt là tập luyện bồi dưỡng và chỉ đạo thực hiện tốt các công tác nâng cao chất lượng giáo dục và vệ sinh dinh dưỡng, vệ sinh nhóm lớp, cá nhân và vệ sinh môi trường.
* Đối với cấp dưỡng:
Bồi dưỡng kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm cho 100% cô cấp dưỡng qua các lớp tập huấn do Phòng Giáo dục phối hợp trung tâm y tế huyện tổ chức. 
Tổ chức bồi dưỡng về kiến thức và kỹ năng cho cô cấp dưỡng ngay từ đầu năm học.
Qua các buổi sinh hoạt chuyên môn ở tổ cùng nhau trao đổi, thảo luận về cách chọn mua thực phẩm sạch, đảm bảo vệ sinh môi trường nơi chế biến thực phẩm, rau củ, quả, kỹ thuật chế biến thực phẩm, cách bảo quản thực phẩm.
*Giải pháp 2: Xây dựng và thực hiện nghiêm túc nội qui trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ:
Chăm sóc nuôi dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non là vô cùng quan trọng mà mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong nhà trường phải thực hiện nghiêm túc các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, thường xuyên tổ chức, tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức vệ sinh an toàn thực phẩm trong cộng đồng.
Thực hiện theo kế hoạch của phòng giáo dục và trung tâm y tế huyện thường xuyên kiểm tra khám sức khoẻ định kỳ cho cô nuôi xem có đủ tiêu chuẩn về sức khoẻ, không mắc các bệnh truyền nhiễm đáp ứng được công việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.
Xây dựng kế hoạnh phòng ngừa, khắc phục ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền nhiễm qua thực phẩm trong nhà trường.
Bảo đảm đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà trường. Đặc biệt chú ý các nội dung sau:
Về điều kiện thiết bị, dụng cụ: Tất cả các thiết bị dụng cụ nấu nướng, chế biến, sử dụng, bảo quản, chứa đựng phải đảm bảo tiêu chuẩn quy định. 
Về điều kiện con người: Đảm bảo mỗi nhân viên nuôi dưỡng hàng năm được khám sức khỏe định kỳ, học tập kiến thức và thực hành tốt chế độ vệ sinh cá nhân.
Hàng tuần hàng tháng họp lấy ý kiến đóng góp của giáo viên và mọi người xung quanh để đúc kết kinh nghiệm cho những lần chế biến sau.
Kiểm soát chặt chẽ nguồn cung cấp thực phẩm: Nguồn gốc, thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm, khâu chế biến nấu nướng, khâu bảo quản vận chuyển. Phối hợp với chính quyền địa phương kiểm soát các cơ sở kinh doanh, dịch vụ ăn uống, cấm các loại hàng rong bán quà xung quanh trường học khi không đủ điều kiện vệ sinh theo quy định. 
*Giải pháp 3: Phối hợp tuyên truyền kiến thức về nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe trẻ theo khoa học cho các bậc phụ huynh.
 Công tác tuyên truyền huy động trẻ ăn bán trú tại trường góp phần giải phóng sức lao động nói chung và phụ nữ nói riêng, yên tâm công tác đảm bảo thời gian lao động và thời gian nghỉ ngơi, trẻ được ăn ngủ tại trường không phải đi lại mệt nhọc, vất vả, đảm bảo an toàn trên đường đi, tạo điều kiện cho trẻ học tập, vui chơi, tham gia vào các hoạt động được tốt hơn.
	Công tác phối hợp tuyên truyền là một việc làm thường xuyên và rất cần thiết. Giúp cho các bậc phụ huynh nắm được những phương pháp chăm sóc, nuôi dạy trẻ theo khoa học. Vì vậy ban giám hiệu nhà trường đã xây dựng một số nội dung kiến thức cơ bản trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ để truyền đạt đến các bậc phụ huynh học sinh cụ thể:
* Đối với phụ huynh:
	Tuyên truyền phổ biến kiến thức cho các bậc phụ huynh đóng vai trò quan trọng trong việc huy động trẻ ăn bán trú và nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non cũng như trong cộ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_chi_dao_thuc_hien_hoat_dong_nham_nang.doc