SKKN Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học môn Vật lí 11

SKKN Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học môn Vật lí 11

 Ngày nay cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, nhịp độ gia tăng dân số, tốc độ phát triển công nghiệp và hoạt động đô thị hóa cũng đã làm cho môi trường bị ô nhiễm.

 Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của toàn hội trong đó có học sinh. Tuy nhiên rất nhiều học sinh không mấy quan tâm, thậm chí thờ ơ với việc bảo vệ môi trường.

 Trong quá trình dạy học, giáo viên có đề cập đến biện pháp bảo vệ môi trường nhưng chưa thường xuyên, còn mang tính chất thông báo, lồng ghép nội dung tích hợp vào bài dạy chưa tự nhiên và thiếu sự gần gũi với đời sống thực tế của học sinh.

 Trong số các môn học ở trường THPT thì môn Vật lí là một trong những môn học thực nghiệm, mang tính thực tiễn cao, cung cấp cho học sinh rất nhiều các kiến thức cơ bản về thế giới tự nhiên nói chung và về môi trường xung quanh. Chúng ta hoàn toàn vừa có thể đưa ra các biện pháp giáo dục môi trường liên quan đến từng nội dung trong các bài học cụ thể lại vừa gần gũi với sự hiểu biết của học sinh. Chính điều này sẽ kích thích sự tò mò, sáng tạo, hứng thú học tập, mở rộng sự hiểu biết của học sinh, đặc biệt là hướng sự quan tâm của các em tới môi trường để từ đó biết cách bảo vệ môi trường. Vì vậy, để đáp ứng được những yêu cầu đặt ra, trong quá trình giảng dạy bộ môn vật lí việc lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường là vấn đề không thể thiếu.

 Từ những lí do trên, tôi đã chọn đề tài: “ Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học môn Vật lí 11” làm sáng kiến kinh nghiệm góp một phần nhỏ bé của mình vào công cuộc bảo vệ môi trường.

 

doc 23 trang thuychi01 22121
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học môn Vật lí 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
 Mở đầu
1
Lí do chọn đề tài
1
Mục đích nghiên cứu
1
Đối tượng nghiên cứu
1
Phương pháp nghiên cứu
1
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2
Các giải pháp chủ yếu
3
Xác định mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường
3
Xây dựng nội dung tích hợp phù hợp với nội dung bài học
3
Thu thập tài liệu sinh động và có sức thuyết phục
3
Sử dụng máy chiếu để dạy nội dung tích hợp
3
 Bài 1: Điện tích. Định luật Cu- lông
4
 Bài 2: Thuyết electron. Định luật bảo toàn điện tích.
5
	 Bài 3: Điện trường và cường độ điện trường
7
 Bài 5: Điện thế. Hiệu điện thế
8
 Bài 8: Điện năng. Công suất điện
10
 Bài 10: Ghép các nguồn điện thành bộ
11
 Bài 15: Dòng điện trong chất khí
13
 Bài 19: Từ trường
14
 Bài 26: Khúc xạ ánh sáng
16
 Bài 31: Mắt
17
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
19
Kết luân, kiến nghị
20
1. Mở đầu.
1.1. Lí do chọn đề tài. 
 Ngày nay cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, nhịp độ gia tăng dân số, tốc độ phát triển công nghiệp và hoạt động đô thị hóa cũng đã làm cho môi trường bị ô nhiễm..
 Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của toàn hội trong đó có học sinh. Tuy nhiên rất nhiều học sinh không mấy quan tâm, thậm chí thờ ơ với việc bảo vệ môi trường. 
 Trong quá trình dạy học, giáo viên có đề cập đến biện pháp bảo vệ môi trường nhưng chưa thường xuyên, còn mang tính chất thông báo, lồng ghép nội dung tích hợp vào bài dạy chưa tự nhiên và thiếu sự gần gũi với đời sống thực tế của học sinh.
 Trong số các môn học ở trường THPT thì môn Vật lí là một trong những môn học thực nghiệm, mang tính thực tiễn cao, cung cấp cho học sinh rất nhiều các kiến thức cơ bản về thế giới tự nhiên nói chung và về môi trường xung quanh. Chúng ta hoàn toàn vừa có thể đưa ra các biện pháp giáo dục môi trường liên quan đến từng nội dung trong các bài học cụ thể lại vừa gần gũi với sự hiểu biết của học sinh. Chính điều này sẽ kích thích sự tò mò, sáng tạo, hứng thú học tập, mở rộng sự hiểu biết của học sinh, đặc biệt là hướng sự quan tâm của các em tới môi trường để từ đó biết cách bảo vệ môi trường. Vì vậy, để đáp ứng được những yêu cầu đặt ra, trong quá trình giảng dạy bộ môn vật lí việc lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường là vấn đề không thể thiếu. 
 Từ những lí do trên, tôi đã chọn đề tài: “ Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học môn Vật lí 11” làm sáng kiến kinh nghiệm góp một phần nhỏ bé của mình vào công cuộc bảo vệ môi trường.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
- Giúp học sinh hiểu được bản chất của các vấn đề môi trường, nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề môi trường như một nguồn lực để sinh sống, lao động và phát triển.
- Giúp học sinh nâng cao được giá trị về mặt vận dụng kiến thức, giải thích hiện tượng vật lí trong đời sống; rèn luyện một số kỹ năng sống và nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường. 
 Tuy nhiên chúng ta không lạm dụng vấn đề này nhiều, phải đảm bảo đủ kiến thức cơ bản và thời gian cho tiết học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
 Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học vật lí lớp 11 vào một số bài cụ thể.
1.4. Phương phap nghiên cứu.
Để thực thi đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết ( phân tích, tổng hợp tài liệu internet, tập san, tập báo có liên quan đến đề tài).
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
- Phương pháp sử dụng công nghệ thông tin.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm. 
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến.
 - Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật. (Điều 3, luật bảo vệ môi trường 2005).
- Hiện nay vấn đề môi trường đang rất nóng bỏng. Những hiểm họa suy thoái của môi trường đang ngày càng đe dọa cuộc sống của con người, cụ thể: Trái Đất ngày càng nóng lên, tầng ozôn bị thủng, các nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng bị cạn kiệt,... Hậu quả là khí hậu ngày càng khắc nghiệt, hạn hán kéo dài, mưa bão, lũ lụt, dịch bệnh ngày càng gia tăng. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là ý thức về vấn đề môi trường của người dân còn kém.
 Nhận thấy tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản để thể chế hóa việc bảo vệ môi trường, trong đó có công tác giáo dục bảo vệ môi trường.
 Trên tinh thần đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chính thức đưa nội dung tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào các môn học nhằm giúp học sinh hiểu biết bản chất các vấn đề môi trường, nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của môi trường đối với đời sống, sản xuất để từ đó có những hành động thiết thực xây dựng và bảo vệ môi trường. 
 Bộ môn vật lí là bộ môn thực nghiệm, việc tích hợp các nội dung về giáo dục bảo vệ môi trường vào bài học nhằm giúp học sinh khắc sâu kiến thức một cách nhẹ nhàng, từ đó có những hành động thiết thực, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sống.
 2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
 - Để nắm rõ thực trạng hiểu biết về kiến thức môi trường trong môn Vật lí của học sinh khối 11 trường THPTHoàng Lệ Kha, khi bắt đầu nghiên cứu lí luận để viết sáng kiến này tôi đã tiến hành 1 bài kiểm tra 15 phút (sau khi học sinh học xong Tiết 6 –Điện tích. Định luật Culông) với câu hỏi về kiến thức môi trường như sau:
 Câu hỏi. Tầng điện li được hình thành như thế nào? Nêu tác dụng cuả tầng điện li và mối quan hệ giữa tầng điện li đối với sự biến đổi khí hậu Trái Đất?
Kết quả học sinh trả lời câu hỏi trên như sau: 17,4% học sinh trả lời đúng, 30,8% học sinh trả lời nhưng chưa đầy đủ, 51,8% không có câu trả lời hoặc trả lời sai.
 Qua kết quả kiểm tra có thể thấy tỉ lệ học sinh hiểu biết về môi trường (sự cần thiết phải bảo vệ môi trường và biết cách bảo vệ môi trường) còn rất hạn chế, có hơn 51% số học sinh không quan tâm hoặc không hiểu biết về kiến thức môi trường liên quan trong môn Vật lí.
- Thời lượng của một tiết học còn hạn chế (45 phút), nên giáo viên giảng dạy ngại đi sâu vào việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường, còn mang tính thông
báo chưa thu hút được sự chú ý của học sinh.
 Trước thực trạng trên, trong năm học 2018 – 2019 tôi đã viết sáng kiến kinh nghiệm “Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Vật lí lớp 11 ” nhằm: xây dựng nội dung, chương trình tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường và đề xuất một số phương pháp dạy học tích hợp giáo dục môi trường trong môn Vật lí lớp 11 đạt hiệu quả cao.
2.3. Các giải pháp chủ yếu. 
2.3.1. Xác định mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường.
 Nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa để xây dựng mục tiêu dạy học, trong đó có các mục tiêu giáo dục môi trường. Giáo viên cần phân tích chương trình, sách giáo khoa theo từng chương, từng bài để có cái nhìn tổng thể về các đơn vị kiến thức, kỹ năng và mối liên hệ giữa chúng để phát hiện cơ hội tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào từng đơn vị kiến thức hợp lí, từ đó lập kế hoạch khai thác các nội dung giáo dục môi trường trong suốt quá trình dạy, không bị sa vào tình huống ngẫu nhiên, tùy tiện.
2.3.2. Xây dựng nội dung tích hợp phù hợp với nội dung bài học.
 Căn cứ vào mối liên hệ giữa kiến thức bộ môn với nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, giáo viên cần làm rõ sẽ tích hợp nội dung nào là hợp lí, thời lượng là bao nhiêu. Theo các nguyên tắc chung về giáo dục môi trường thì các nội dung giáo dục môi trường phải gần gũi với kinh nghiệm sống của học sinh, để học sinh nhận thức đúng về vai trò của môi trường đối với cuộc sống. Đối với bộ môn Vật lý, việc giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh cần thông qua từng bài học cụ thể trong chương trình. Do đó giáo viên phải xây dựng nội dung tích hợp phù hợp với nội dung của từng bài học một cách tự nhiên và gần gũi nhất.
2.3.3. Thu thập tài liệu sinh động và có sức thuyết phục.
- Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, việc tìm kiếm tài liệu trên mạng internet rất dễ dàng. Đây là một điều kiện thuận lợi cho việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung và việc tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường nói riêng.
- Sau khi xây dựng được nội dung tích hợp, giáo viên cần lựa chọn những hình ảnh sinh động, có sức thuyết phục và phù hợp với yêu cầu tâm lí của các em, kết hợp với phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh.
2.3.4. Sử dụng máy chiếu để dạy nội dung tích hợp.
Việc sử dụng máy vi tính kết hợp với máy chiếu để dạy học sẽ phát huy cao tính trực quan của bài dạy. Đặc biệt vấn đề ô nhiễm môi trường không chỉ đòi hỏi cung cấp kiến thức, kỹ năng mà quan trọng là hình thành thái độ trước các vấn đề về môi trường, điều này sẽ đạt hiệu quả cao khi các em chứng kiến những hình ảnh về thực trạng môi trường và hậu quả của ô nhiễm môi trường. 
 Để cụ thể vấn đề trên , tôi đã xây dựng phương pháp giảng dạy các kiến thức cho một số bài có tích hợp bảo vệ môi trường trong bộ môn vật lí 11 trung học phổ thông như sau:
 Bài 1: ĐIỆN TÍCH. ĐỊNH LUẬT CULÔNG.
a. Vị trí tích hơp: Ngay sau khi học sinh tìm hiểu xong phần sự nhiễm điện của các vật. Điện tích. Tương tác điện.
b. Nội dung tích hợp: 
- Sự hình thành tầng điện li. Tác dụng của tầng điện li.
- Mối quan hệ giữa tầng điện li với sự biến đổi khí hậu của Trái Đất.
c. Mức độ tích hợp: Tích hợp bộ phận.
d. Phương pháp tích hơp: Phân tích, tổng hợp, hoạt động nhóm.
* Hoạt động của giáo viên:
 - Tổ chức chia nhóm và giao nhiệm vụ từng nhóm tìm hiểu.
 - Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
 Câu 1: Tầng điện li hình thành như thế nào? Tác dụng của tầng điện li?
 Câu 2: Quan hệ giữa tầng điện li với sự biến đổi khí hậu của Trái Đất?
* Hoạt động của học sinh:
- Thảo luận nhóm, đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Nhóm còn lại nhận xét và bổ sung.
Giáo viên phân tích, nhận xét, đánh giá và chốt kiến thức:
Câu 1:
 - Sự hình thành tầng điện li: Tầng điện li là lớp bên trên của khí quyển ở độ cao từ 80 km đến khoảng 1000 km so với Trái Đất, nơi chịu nhiều tác dụng các bức xạ sóng ngắn (bao gồm bức xạ tử ngoại, bức xạ Rơntgen) của mặt trời và các bức xạ khác từ vũ trụ tới nên chứa nhiều ion và điện tử tự do. Tầng điện li không chỉ có mặt ở Trái Đất mà còn có thể có mặt trên các hành tinh khác trong vũ trụ.
 - Tác dụng của tầng điện li:
  + Phản xạ và truyền sóng điện từ đi xa.
 + Chặn bức xạ có hại của Mặt Trời và  bức xạ khác từ vũ trụ tới. 
Câu 2: Quan hệ giữa tầng điện li với sự biến đổi khí hậu của Trái Đất.
- Các bức xạ Mặt Trời trước khi đến Trái Đất phải qua tầng điện li để lọc bỏ các bức xạ có hại; khi Trái Đất quay lượng bức xạ tại một điểm trên Trái Đất thay đổi tạo nên các mùa trong năm.
 - Khi tầng điện li thay đổi thì lượng bức xạ Mặt Trời đến Trái Đất thay đổi làm
Trái Đất nóng lên, gây ra những trận động đất, biến đổi khí hậu, ảnh hưởng lớn đến các mùa trong năm và con người.
e. Giải pháp giáo dục bảo vệ môi trường: Chúng ta cần bảo vệ tầng điện li bằng cách không làm ô nhiễm môi trường, tiết kiệm năng lượng, trồng cây xanh và bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
 Bài 2: THUYẾT ELECTRON. ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐIỆN TÍCH
a. Vị trí tích hợp: Ngay sau phần vận dụng thuyết electron để giải thích các hiện tượng nhiễm điện.
b. Nội dung tích hợp: 
- Sơn tĩnh điện: Công nghệ phun sơn chất lượng cao và tránh ô nhiễm môi trường.
- Công nghệ lọc khí thải, bụi nhờ tĩnh điện.
c. Mức độ tích hợp: Tích hợp bộ phận.
d. Phương pháp tích hợp : Phân tích, tổng hợp, hoạt động nhóm.
 * Hoạt động của giáo viên: Yêu cầu học sinh quan sát hình ảnh, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi. 
 Phun sơn tĩnh điện Bột sơn khô 
 Câu 1: Nêu ứng dụng hiện tượng tĩnh điện để giảm ô nhiễm môi trường?
 Câu 2: Công nghệ sơn tĩnh điện là gì? Những ưu điểm của sơn tĩnh điện so với công nghệ phun sơn thông thường?
*Hoạt động của học sinh:
- Thảo luận nhóm, cử đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Nhóm còn lại nhận xét và bổ sung kết quả.
Giáo viên phân tích, tổng hợp và chốt kiến thức: 
Câu 1: Hiện tượng tĩnh điện được ứng dụng trong Công nghệ phun sơn tĩnh điện và các thiết bị lọc bụi tĩnh điện nó góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường được sử dụng trong các nhà máy, xí nghiệp bao gồm: lọc bụi tĩnh điện loại UR, lọc bụi tĩnh điện loại EGA, lọc bụi tĩnh điện loại UGT.
Câu 2: Công nghệ sơn tĩnh điện là công nghệ hiện đại được phát minh ra với mục đích phục vụ cho nhu cầu của con người và hoạt động dựa trên nguyên lý tĩnh điện. Nghĩa là khi sản phẩm được đưa vào sản xuất thì sẽ được thực hiện qua các trình tự khác nhau, khi được phun sơn thì vật cần sơn và thiết bị sẽ được tích điện trái chiều nhằm tạo độ bám dính cao giúp cho sản phẩm có khả năng chống oxy hóa tốt, và làm cho bề mặt có màu sắc chuẩn xác và bóng mịn. Do đó, sản phẩm khi được áp dụng bằng công nghệ sơn tĩnh điện thường có tuổi thọ rất cao, có thể áp dụng được với mọi sản phẩm ở cả trong nhà lẫn ngoài trời.
Các sản phẩm có thể sử dụng được công nghệ thường là những sản phẩm được làm từ các vật liệu như sắt, thép, nhựa, gỗ
- Nguyên lý hoạt động và quy trình sơn tĩnh điện được thi công chính bằng súng phun và bộ điều khiển tự động gồm buồng phun sơn và thu hồi bột sơn, buồng hấp bằng tia hồng ngoại tuyến.
 *Những ưu điểm vượt trội của công nghệ sơn tĩnh điện:
Trong công nghệ phun sơn thông thường, người ta dùng súng có khí nén để phun những hạt sơn nhỏ li ti đến bám vào vật cần sơn. Hiện nay người ta cải tiến công nghệ phun sơn này bằng công nghệ phun sơn tĩnh điện bằng cách làm cho vật cần sơn nhiễm điện âm, và các hạt phun ra từ súng nhiễm điện dương. Như vậy các hạt sơn phun ra đều bị hút và bám hết vào vật cần sơn.
- Về kinh tế:
 + Quy trình sơn tĩnh điện dễ dàng tự động hoá tiết kiệm được chi phí nhân công. (dùng hệ thống phun sơn bằng súng tự động).
 + 99% lượng sơn tĩnh điện được sử dụng triệt để (bột sơn dư trong quá trình phun sơn tĩnh điện được thu hồi để sử dụng lại).
 + Không cần sơn lót. Làm sạch dễ dàng những khu vực bị ảnh hưởng khi phun sơn hay do phun sơn không đạt yêu cầu.
 + Tiết kiệm thời gian hoàn thành sản phẩm
 - Về đặc tính sử dụng: Dễ dàng vệ sinh khi bột sơn bám lên người thực hiện thao tác hoặc các thiết bị khác. Không sử dụng dung môi: không gây ô nhiễm môi trường
Ứng dụng được trong nhiều lĩnh vực công nghiệp khác nhau (công nghiệp hàng không, công nghiệp hàng hải, công nghiệp xây dựng)
 - Về chất lượng: Tuổi thọ thành phẩm lâu dài (> 5 năm), độ bóng cao, không bị ăn mòn bởi hóa chất hoặc bị ảnh hưởng của tác nhân hóa học hay thời tiết.Màu sắc phong phú và có độ chính xác 
 e. Giải pháp giáo dục bảo vệ môi trường: Để giảm bụi, khí thải công nghiệp và sinh hoạt gây ra chúng ta cần trồng nhiều cây xanh, sử dụng tiết kiệm năng lượng, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, hạn chế ô nhiễm môi trường.
Bài 3 : ĐIỆN TRƯỜNG VÀ CƯỜNG ĐỘ ĐIỆN TRƯỜNG 
a. Vị trí tích hợp: Ngay sau khi học xong phần II. Đường sức điện trường.
b. Nội dung tích hợp: Điện trường gần mặt đất: con người luôn sống trong không gian có điện trường và chịu chịu ảnh hưởng của nó.
c. Mức độ tích hợp: Liên hệ thực tế.
d. Phương pháp tích hợp: Phân tích, tổng hợp, hoạt động nhóm.
* Hoạt động của giáo viên: Yêu cầu học sinh quan sát hình ảnh, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.
Câu 1: Ô nhiễm điện từ trường là gì? Những tác hại của ô nhiễm điện từ trường?
Câu 2: Làm gì để hạn chế tác hại của điện từ trường?
*Hoạt động của học sinh:
- Thảo luận theo nhóm . Cử đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.
 Giáo viên phân tích, tổng hợp, đánh giá và chốt kiến thức: Chúng ta đang sống trong thời đại điện từ, bao quanh ta là những đường dây tải điện, điện thoại, wifi, ti vi, tủ lạnh, vi tính, máy giặt, lò vi sóng Ô nhiễm không khí giết chết hàng triệu người mỗi năm nhưng còn một loại ô nhiễm vô hình nhưng tác hại của nó cũng không hề thua kém đó là ô nhiễm điện từ trường.
Câu 1: Ô nhiễm điện từ trường là những bức xạ vô hình phát sinh từ kỹ thuật vô tuyến điện và việc truyền tải điện năng. Đó là hệ thống lưới điện 50Hz ngoài trời và trong nhà, điện thoại không dây, điện thoại di động, các cột, các trạm thu phát điện thoại di động, các thiết bị báo động vô tuyến, lưới thông tin không dây, màn hình máy tính, ti vi, thậm chí cả đèn tiết kiệm điện... Đặc biệt, các biến thế công suất dùng biến điện cao áp thành điện áp 220V gây ra nhiễu điện từ trường rất mạnh. Tại các thành phố, hầu hết các đài, cột phát sóng điện từ (viễn thông, phát thanh truyền hình...) đều nằm ngay trong khu dân cư; số đài phát sóng của các hãng taxi cũng ngày một tăng. Hậu quả là người dân đang phải sống trong "bể sóng điện từ". Nhiều nghiên cứu cho thấy, loại sóng này có những ảnh hưởng nguy hại đối với sức khỏe.
-Những tác hại của ô nhiễm điện từ trường:
 Những nghiên cứu khoa học cho thấy, ô nhiễm điện từ trường là một trong những nguyên nhân chính gây ra các triệu chứng như nhức đầu, mất ngủ, mệt mỏi mãn tính, huyết áp thay đổi thất thường, mẫn cảm ngoài da, ung thư máu ở
trẻ em, ...
Các triệu chứng trên do nhiễu điện từ trường ảnh hưởng và gây rối loạn nhịp sinh học, hệ thống miễn dịch và làm hạ thấp mức melatonin trong cơ thể. Sự thông tin giữa các tế bào với nhau và hệ thống thần kinh bị điện từ trường tác động mạnh mẽ. Cơ chế sinh ra ung thư do điện từ trường cũng tương tự như các tia phóng xạ. Hiệu ứng ion hóa làm biến dị gen và sinh ung thư.
Câu 2: Làm gì để hạn chế tác hại của điện từ trường?
 - Hãy tránh xa các nguồn gây ra ô nhiễm điện từ trường. Vì cứ khoảng cách xa gấp hai lần thì tác dụng của điện từ trường giảm đi gấp 4 lần. Điện trường nơi gần màn hình máy tính, ti vi có thể lên tới 500V/m.
Tuy nhiên, tác hại của điện trường do màn hình máy tính lớn hơn nhiều so với màn hình của ti vi vì người sử dụng máy tính phải ngồi gần màn hình hơn. Các bàn làm việc, phòng làm việc nên tránh xa các tủ điện, các đường cáp điện tải điện chung cho cả tòa nhà.
 - Nên ngắt nguồn điện với tất cả các vật dụng không dùng đến. Bạn nên dùng thanh có nhiều ổ điện  hiện có bán nhiều trên thị trường, nhưng nên chọn loại có công tắc kép (khi ngắt điện cả hai dây dẫn điện đều được ngắt điện). Như thế ta có thể ngắt điện dễ dàng và triệt để các thiết bị khi không dùng 
d. Giải pháp giáo dục bảo vệ môi trường: Tuyên truyền có hiệu quả công tác an toàn hành lang lưới điện cho dân, đề xuất các giải pháp; đặc biệt là những giải pháp về kỹ thuật, quy hoạch, thiết kế lưới điện... để giảm ảnh hưởng của lưới điện đến cảnh quan môi trường, hạn chế tác động của điện từ trường tới cuộc sống, sinh hoạt của người dân.
Bài 5: ĐIỆN THẾ. HIỆU ĐIỆN THẾ
 a.Vị trí tích hợp: Ngay sau khi học sinh tìm hiểu xong phần hiệu điện thế.
 b.Nội dung tích hợp:
 - Ứng dụng hiện tượng tĩnh điện để giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
 - Tìm hiểu thiết bị lọc bụi tĩnh điện được sử dụng trong các nhà máy.
c. Phương pháp tích hợp: Phân tích, tổng hợp, hoạt động nhóm.
* Hoạt động của giáo viên:
 - Tổ chức chia nhóm và giao nhiệm vụ từng nhóm tìm hiểu.
 - Yêu cầu học sinh quan sát tranh, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.
 Khí thải công nghiệp Khí thải khi tham gia giao thông
 Khí thải do sinh hoạt của con người Hệ thống xử lí khí thải nhà máy
Câu 1: Nêu ứng dụng hiện tượng tĩnh điện để giảm ô nhiễm môi trường?
Câu 2: Tìm hiểu thiết bị lọc bụi tĩnh điện sử dụng trong các nhà máy (đọc phần “ em có biết” )?
* Hoạt động của học sinh: 
- Thảo luận nhóm, cử đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Các nhóm còn lại nhận xét và bổ sung.
 Cuối cùng giáo viên phân tích, tổng hợp và chốt kiến thức:
Câu 1: Hiện tượng tĩnh điện được ứng dụng trong các thiết bị lọc bụi tĩnh điện nó góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường được sử dụng trong các nhà máy, xí nghiệp bao gồm: lọc bụi tĩnh điện loại UR, lọc bụi tĩnh điện loại EGA, lọc bụi tĩnh điện loại UGT.
Câu 2: Tìm hiểu thiết bị lọc bụi tĩnh điện sử dụng trong các nhà máy?
- Thiết bị được chia thành 2 vùng, vùng iôn hoá và vùng thu góp.
+ Vùng iôn hoá có căng các sợi dây mang điện tích

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_tich_hop_giao_duc_bao_ve_moi_truong_trong_day_hoc_mon_v.doc