SKKN Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Vật lí 11 NC và 12 NC ở trường THPT Quảng Xương 4 nhằm giáo dục học sinh kiến thức về bảo vệ môi trường sống

SKKN Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Vật lí 11 NC và 12 NC ở trường THPT Quảng Xương 4 nhằm giáo dục học sinh kiến thức về bảo vệ môi trường sống

Môi trường có một vai trò cực kì quan trọng đối với đời sống. Đó không chỉ là nơi tồn tại sinh trưởng và phát triển mà còn là nơi lao động và nghỉ ngơi, hưởng thụ và trau rồi những nét đẹp văn hoá thẩm mĩ, Đó là không gian sinh sống của con người và sinh vật, là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất; đồng thời là nơi lưu giữ và cung cấp thông tin về sự đa dạng các nguồn gen các loài động thực vật, các hệ sinh thái tự nhiên, các cảnh quan thiên nhiên,

Ngày nay vấn đề ô nhiễm môi trường, phá vỡ cân bằng sinh thái đã là vấn đề quan tâm chung của nhân loại. Vì vậy, người ta coi vấn đề môi trường là một trong các "vấn đề toàn cầu". Ở nước ta, đó cũng là vấn đề được quan tâm sâu sắc của tất cả các ngành, các cấp. Ngày 27 tháng 12 năm 1993 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật Bảo vệ môi trường; Ngày 17 tháng 10 năm 2001 Thủ tướng Chính phủ đã quyết định về việc phê duyệt đề án “đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân”; Ngày 31 tháng 01 năm 2005, ngành giáo dục và đào tạo đã có chỉ thị về việc tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường, trong đó nhiệm vụ trọng tâm là trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng về môi trường và bảo vệ môi trường bằng nhiều hình thức phù hợp như thông qua các môn học và hoạt động ngoại khoá,.

 

doc 26 trang thuychi01 5642
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Vật lí 11 NC và 12 NC ở trường THPT Quảng Xương 4 nhằm giáo dục học sinh kiến thức về bảo vệ môi trường sống", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU
Môi trường có một vai trò cực kì quan trọng đối với đời sống. Đó không chỉ là nơi tồn tại sinh trưởng và phát triển mà còn là nơi lao động và nghỉ ngơi, hưởng thụ và trau rồi những nét đẹp văn hoá thẩm mĩ,Đó là không gian sinh sống của con người và sinh vật, là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất; đồng thời là nơi lưu giữ và cung cấp thông tin về sự đa dạng các nguồn gen các loài động thực vật, các hệ sinh thái tự nhiên, các cảnh quan thiên nhiên,
Ngày nay vấn đề ô nhiễm môi trường, phá vỡ cân bằng sinh thái đã là vấn đề quan tâm chung của nhân loại. Vì vậy, người ta coi vấn đề môi trường là một trong các "vấn đề toàn cầu". Ở nước ta, đó cũng là vấn đề được quan tâm sâu sắc của tất cả các ngành, các cấp. Ngày 27 tháng 12 năm 1993 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật Bảo vệ môi trường; Ngày 17 tháng 10 năm 2001 Thủ tướng Chính phủ đã quyết định về việc phê duyệt đề án “đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân”; Ngày 31 tháng 01 năm 2005, ngành giáo dục và đào tạo đã có chỉ thị về việc tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường, trong đó nhiệm vụ trọng tâm là trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng về môi trường và bảo vệ môi trường bằng nhiều hình thức phù hợp như thông qua các môn học và hoạt động ngoại khoá,...
Giáo dục bảo vệ môi trường là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất và có tính bền vững trong các biện pháp để thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đất nước. Thông qua giáo dục, từng người và cộng đồng được trang bị kiến thức về môi trường, ý thức bảo vệ môi trường, năng lực phát triển và xử lí các vấn đề về môi trường.
Trong số các môn học ở trường THPT thì môn Vật lí là một trong những môn học thực nghiệm, nó cung cấp cho học sinh rất nhiều các kiến thức cơ bản về thế giới tự nhiên nói chung và về môi trường xung quanh. Vì vậy, để đáp ứng những yêu cầu đặt ra, cùng với các môn học khác, trong quá trình giảng dạy Vật lí việc lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường là vấn đề không thể thiếu. Với lòng quyết tâm cải thiện, nâng cao chất lượng giáo dục bảo vệ môi trường đã hướng tôi nghiên cứu và viết sáng kiến kinh nghiệm: “Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn vật lí 11NC và 12 NC ở trường THPT Quảng Xương 4 nhằm giáo dục học sinh kiến thức về bảo vệ môi trường sống”.
B. NỘI DUNG
I. TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG.
Theo định nghĩa về môi trường của Chương trình môi trường Liên Hiệp quốc (United Nation Enviroment Program - UNEP): "Môi trường là tập hợp các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học, kinh tế xã hội, tác động lên từng cá thể hay cả cộng đồng". Còn theo luật bảo vệ môi trường năm 2005 thì “Môi trường gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật”. Việc phân tích cấu trúc môi trường theo khoa học môi trường cho thấy các yếu tố vật lý có vai trò rất quan trọng. Như vậy, môn vật lý ở trường phổ thông có thể khai thác nhiều cơ hội để tích hợp các nội dung GDMT, có thể nêu ra một số trường hợp như:
- Khai thác từ nội dung môn học vật lý. 
- Tích hợp các nội dung của các môn học khác như: hóa học, sinh học,... (vì nhiều quá trình hóa học, sinh học,... chịu tác động của yếu tố vật lý).
- Để định hướng cho việc lựa chọn nội dung GDMT phù hợp, có thể nêu lên một số vấn đề môi trường đang được quan tâm hiện nay có liên quan trực tiếp tới các quá trình vật lý.
Ngày nay việc dạy học các môn văn hoá kèm theo việc lồng ghép, tích hợp các vấn đề có liên quan đang là xu hướng đổi mới của nghành giáo dục trong đó có vấn đề tích hợp bảo vệ môi trường ở môn vật lí. 
Thứ nhất, tài nguyên rừng bị suy giảm:
- Trước hết phải làm rõ được vai trò của rừng đối với cuộc sống con người:
+ Rừng - nguồn gien quý giá (động, thực vật).
+ Cung cấp lâm sản thô.
+ Điều hòa lượng nước trên mặt đất.
+ Rừng là "lá phổi xanh" của trái đất.
+ Rừng chống xói mòn đất,...
Dưới góc độ khoa học vật lý, có thể nêu lên các quá trình vật lý như: hiện tượng mao dẫn của đất, quá trình quang hợp, thế năng, động năng, dòng chảy của nước gây ra sự bào mòn đất,...
- Các giải pháp bảo vệ rừng, phát triển rừng nhìn từ góc độ vật lý (chống xói mòn đất, hạn chế khí nhà kính,).
Thứ 2, ô nhiễm nước: vai trò của nước đối với sự sống trên Trái Đất, các quá trình lý hóa khi nước bị ô nhiễm,... các biện pháp bảo vệ nước, chu trình nước trong tự nhiên (liên quan tới các hiện tượng chuyển thể của nước,).
Thứ 3, suy thoái và ô nhiễm đất: môi trường đất chủ yếu bị ô nhiễm do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thiếu bền vững, các chất thải từ hoạt động sản xuất, sinh hoạt không qua xử lí, các chất độc hóa học tồn lưu sau chiến tranh, sạt lở, rửa trôi, xói mòn, hoang mạc hóa, mặn hóa và phèn hóa,...
Thứ 4, ô nhiễm không khí: khí quyển, quá trình suy giảm tầng ôzôn, chất phóng xạ, hóa chất.
Thứ 5, ô nhiễm tiếng ồn:
- Khái niệm: Ô nhiễm môi trường do tiếng ồn là tập hợp những âm thanh tạp loạn có tần số và chu kỳ khác nhau, nói cách khác là những âm thanh chói tai, gây những tác động không mong muốn, có hại cho sức khỏe con người, cơ thể sống.
- Các nguồn ô nhiễm: tiếng máy bay, xe cộ, karaoke quá giới hạn cho phép, âm thanh 80 dB, sóng điện từ,...
Ô nhiễm tiếng ồn liên quan trực tiếp tới các quá trình vật lý như sóng âm.
Thứ 6, ô nhiễm ánh sáng: sự chiếu sáng gây tác hại đến con người và sinh vật.
Thứ 7, sản xuất, truyền tải và sử dụng điện năng nhìn nhận dưới góc độ bảo vệ môi trường.
Thứ 8, ô nhiễm phóng xạ: Các tia phóng xạ, an toàn hạt nhân,
Hiện nay con người đã khai thác quá mức và sử dụng không hợp lí các nguồn tài nguyên, dẫn đến mất cân bằng sinh thái, môi trường sống bị ô nhiễm nghiêm trọng và đang đe dọa đến cuộc sống con người như: Ô nhiễm không khí, hiệu ứng nhà kính, nguồn nước bị ô nhiễm, rừng bị suy giảm, sạt lở, lũ lụt, hạn hán,... Vì thế, việc lựa chọn địa chỉ, nội dung, để tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong giảng dạy Vật lí là vấn đề quan trọng và cần thiết nhằm trang bị 
cho học sinh một hệ thống kiến thức đầy đủ về môi trường và kĩ năng bảo vệ môi trường phù hợp với tâm lí lứa tuổi. Bên cạnh đó tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường.
II. THỰC TRẠNG DẠY HỌC TÍCH HỢP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG MÔN VẬT LÍ 11NC VÀ 12NC Ở TRƯỜNG THPT QUẢNG XƯƠNG 4.
Bảo vệ môi trường hiện nay đang là nhiệm vụ của toàn xã hội, trong đó có học sinh. Tuy nhiên, rất nhiều học sinh không mấy quan tâm, thậm chí thờ ơ đối với việc bảo vệ môi trường. Vì vậy, trong quá trình dạy học giáo viên cần giáo dục học sinh nhận thức và biết cách bảo vệ môi trường, trước hết là môi trường sống xung quanh các em.
Trong quá trình dạy học Vật lí, tôi chắc rằng các giáo viên đã đề cập đến các biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường. Tuy nhiên việc làm này còn chưa thường xuyên, đôi khi còn mang tính sách vở, thiếu sự gần gũi với đời sống thực tế học sinh. Trong khi đó, Vật lí là môn khoa học mang tính thực tiễn cao, qua từng bài học giáo viên có thể đưa ra những vấn đề thục tế, gần gũi với học sinh. Chính điều này sẽ có tác dụng kích thích tính tò mò, sáng tạo, hứng thú học tập, mở rộng sự hiểu biết của học sinh, đặc biệt là hướng sự quan tâm của các em tới môi trường để từ đó biết cách bảo vệ môi trường.
Thực tế tại trường THPT Quảng Xương 4 và qua tìm hiểu các đồng nghiệp giảng dạy Vật lí trên địa bàn huyện Quảng Xương nói chung hiện tại có rất ít tài liệu hướng dẫn giáo viên về nội dung, chương trình cũng như phương pháp dạy học tích hợp giáo dục môi trường trong môn Vật lí một cách cụ thể, rõ ràng. Cũng vì vậy trong quá trình dạy học, hầu hết giáo viên chưa quan tâm nhiều đến việc dạy học tích hợp giáo dục môi trường, nếu có chỉ mang tính đối phó. Đa số giáo viên chỉ dạy học có tích hợp khi có sinh hoạt chuyên đề, thao giảng.
Để nắm rõ thực trạng hiểu biết về kiến thức môi trường trong môn Vật lí của học sinh khối 12 trường THPT Quảng Xương 4, khi bắt đầu nghiên cứu lí luận để viết sáng kiến này tôi đã tiến hành 1 bài kiểm tra 15 phút lấy điểm hệ số 1 (sau khi học sinh học xong Bài 21 – Dao động điện từ. Sóng điện từ) với câu hỏi về kiến thức môi trường như sau:
Câu hỏi: Trong quá trình thời đại phát triển của công nghệ thông tin như hiện nay việc phát triển của các mạng viễn thông kèm theo việc xây dựng các trạm thu phát sóng điện thoại di động, các trạm thu phát sóng truyền hình, truyền thanh tràn lan như hiện nay tạo ra môi trường có nhiều loại sóng điện từ khác nhau làm ảnh hưởngkhông nhỏ đến sức khoẻ của con người?Em hãy đề xuất một giải pháp để hạn chế những tác hại đó?
Kết quả học sinh trả lời câu hỏi trên như sau:
Lớp
Tổng số
học sinh
Kết quả
Trả lời đúng
Có trả lời nhưng chưa đầy đủ
Không có câu trả lời hoặc trả lời sai
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
12C
42
6
14,3
12
28,6
26
61,9
12D
40
10
25,0
14
35,0
16
40,0
Tổng
82
16
19,5
26
31,7
42
51,2
Qua kết quả kiểm tra có thể thấy tỉ lệ học sinh hiểu biết về môi trường (sự cần thiết phải bảo vệ môi trường và biết cách bảo vệ môi trường) còn rất hạn chế, có hơn 51 % số học sinh không quan tâm hoặc không hiểu biết về kiến thức môi trường liên quan trong môn Vật lí. Trước thực trạng trên, trong năm học 2013 – 2014 tôi đã mạnh dạn viết sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Vật lí lớp 11NC và 12 NC nhằm:
- Xây dựng nội dung, chương trình tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học môn Vật lí lớp 11NC và 12 NC.
- Đề xuất một số phương pháp dạy học tích hợp giáo dục môi trường trong môn Vật lí lớp 11 và 12 đạt hiệu quả cao.
III. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Thông qua dạy học môn vật lí
1.1. Lựa chọn nội dung tích hợp phù hợp
- Khi khai thác nội dung tích hợp, có thể khai thác theo hai dạng sau: 
	+ Nội dung chủ yếu của bài học, hoặc có nội dung môn học trùng hợp với nội dung môi trường (hình thức lồng ghép).
	+ Một số nội dung của bài học có liên quan tới GDMT song không nêu rõ trong SGK (hình thức liên hệ).
	- Song, dù khai thác theo hình thức nào cũng cần tuân theo các nguyên tắc: 
	+ Không làm mất tính đặc trưng của môn học. Không biến bài học bộ môn thành bài học môi trường.
	+ Khai thác nội dung chọn lọc, tập trung, không tràn lan, tuỳ tiện.
	+ Phát huy nhận thức của học sinh, khai thác kinh nghiệm thực tế của học sinh.
	Ví dụ:
Trong bài 27 “Tia hồng ngoại. Tia tử ngoại - Vật lí 12NC”. Giáo viên chọn chủ đề khai thác là tác động sinh lí của tia tử ngoại, tia hồng. Từ đó để Tránh sự chiếu xạ của tia hồng ngoại, tia tử ngoại trong thời gian dài, rồi về vấn đề của tầng ôzôn và hiệu ứng nhà kính. Ví dụ: Khi phụ nữ có thai không nên đi siêu âm quá nhiều mà chỉ nên đi siêu âm theo định kì theo sự hướng dẫn của bác sỹ để tránh sự ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. 
- Đối với mỗi nội dung cần tích hợp, giáo viên có thể yêu cầu học sinh:
+ Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường.
+ Học sinh tự đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường hoặc giáo viên đưa ra để học sinh tìm hiểu.
+ Giải thích một số hiện tượng thường gặp trong cuộc sống của các em.
1.2. Lựa chọn phương pháp tích hợp cho từng nội dung
	Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, việc tìm kiếm bất cứ tư liệu nào trên mạng internet cũng trở nên dễ dàng. Đây là một điều kiện thuận lợi cho việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung và việc tích hợp bảo vệ môi trường nói riêng. Sau khi xây dựng được nội dung tích hợp giáo viên tìm và lựa chọn những hình ảnh, clip sinh động, ấn tượng phù hợp với yêu cầu, nội dung kiến thức để đưa vào bài giảng. Khi chọn được hình ảnh thích hợp nên lưu lại trong một tập tin với định dạng cỡ ảnh to nhất (khi đưa vào giáo án điện tử hình ảnh sẽ đạt chất lượng cao hơn).
	Việc sử dụng máy vi tính kết hợp với máy chiếu để dạy học sẽ phát huy cao tính trực quan của bài dạy. Đặc biệt phần tích hợp bảo vệ môi trường đòi hỏi không chỉ cung cấp kiến thức, kĩ năng mà quan trọng là hình thành ở học sinh thái độ tích cực trước các vấn đề về môi trường bị suy thoái, điều này sẽ đạt được hiệu quả cao khi các em được chứng kiến những hình ảnh, clip về thực trạng cũng như những hậu quả của ô nhiễm môi trường đưa lại.
1.3. Lựa chọn thời điểm thích hợp trong tiến trình giảng dạy để tích hợp nội dung BVMT
Việc lựa chọn thời điểm và nội dung để tích hợp hết sức quan trọng. Một mặt nó làm cho bài dạy trở nên sinh động và có ý nghĩa, mặt khác nếu lựa chọn không phù hợp sẽ làm cho bài dạy bị đứt quãng và xa rời trọng tâm kiến thức. Ý thức được điều này giáo viên cần phải nghiên cứu kĩ lưỡng các phương án tích hợp để vừa đảm bảo dạy đúng, dạy đủ vừa đạt được mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường. Để đảm bảo được các yêu cầu đó thì nội dung tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường được đưa vào sau khi các em đã tiếp thu được kiến thức nội dung học tập của phần đó.
1.4. Các nội dung có thể tích hợp được trong môn vật lí 11 NC
Tiết
Tên bài
Địa chỉ tích hợp (vào nội dung nào của bài)
Nội dung GDMT
(Kiến thức, kĩ năng có thể tích hợp)
1
Bài 1: Điện tích. Định luật Cu-lông.
- Sự nhiễm điện của các vật. Tương tác điện.
- Sơn tĩnh điện : công nghệ phun sơn chất lượng cao và tránh ô nhiễm môi trường.
- Công nghệ lọc khí thải, bụi nhờ tĩnh điện
- Giải pháp:
+ Sử dụng công nghệ cao trong lĩnh lực công nghệ
Biện pháp:
+ Đóng cửa các cơ sở, nhà máy sản xuất kinh doanh không đảm bảo.
3
Bài 3:
Điện trường
- Điện trường.
- Điện trường gần mặt đất: Con người cũng như sinh vật luôn sống trong không gian có điện trường và từ trường và chịu ảnh hưởng của nó.
- Giải pháp:
+ Không nên sử dụng hoặc ở gần các nguồn có thể gây ra điện trường và từ trường.
32
Bài 15:
Dòng điện trong chất khí
- Tia lửa điện
- Hiện tượng phóng điện trong khí quyển, hiện tượng sét tạo các ion NO2 và NH tạo ra các chất hữu cơ làm cho cây cối xanh tốt, sét cũng gây nguy hiểm cho con người.
- Giải pháp:
+ Không nên ra ngoài trời khi có giông bão
- Biện pháp:
+ Làm các cột thu lôi thu sét đảm bảo.
49
Bài 22:
Lực Lo-ren-xơ
- Từ trường. Một vài ứng dụng của từ trường. Lực Lo-ren-xơ.
- Ảnh hưởng của từ trường lên sinh vật (động thực vật và con người).
- Từ trường của Trái Đất
- Giải pháp: Hạn chế việc sử dụng các nguồn có thể gây ra từ trường.
- Tránh tiếp xúc với những từ trường mạnh
- Biện pháp:
 Để các nguồn gây ra từ trường mạnh xa khu dân cư và bảo vệ tố.
77
Bài 31:
Mắt
Mắt
- Môi trường ánh sáng và sự nhìn
- Ô nhiễm ánh sáng
- Giải pháp: Đảm bảo ánh sáng đủ khi làm việc đặc biệt là khi làm việc lâu dưới ánh sáng đèn điện thì phải sử dụng nguồn sáng đảm bảo.
- Biện pháp:
+ Tuyên truyền phổ biến kiến thức về việc sử dụng ánh sáng đúng cách để bảo vệ đôi mắt nhất là đối với trẻ em đang ngồi trên ghế nhà trường.
1.5. Các nội dung có thể tích hợp được trong môn vật lí 12 NC
Tiết
Tên bài
Địa chỉ tích hợp (vào nội dung nào của bài)
Nội dung GDMT
(Kiến thức, kĩ năng có thể tích hợp)
27
Bài 17: Sóng âm
- Sóng âm
- Ô nhiễm tiếng ồn
Biện pháp:
+ Khi sử dụng các thiết bị âm thanh, các thiết bị gây ra tiến ồn cần phải đảm bảo không làm ảnh hưởng đến người khác.
Biện pháp:
+ Các khu phố, thôn, làng, xã phải có quy chế về khu dân cư quy định về thời gian, mức độ, cường độ âm phát ra cho phù hợp với từng vấn đề một. 
35
38
Bài 21:
Dao động điện từ. Bài 23:
Sóng điện từ
- Điện từ trường.
- Sóng điện từ.
- Ảnh hưởng của điện từ trường với sự sống: động,, thực vật và con người (Các nguồn bức xạ thường quá mức cho phép)
- Giải pháp:
+ Cơ quan có thẩm quyền: phải quy hoạch việc thiết lập các trạm thu phát sóng điện từ.
57
Bài 35:
Tán sắc ánh sáng
- Màu sắc ánh sáng.
- Ánh sáng và sự nhìn. Ô nhiễm ánh sáng.
- Khi chúng ta sử dụng ánh sáng phải phù hợp với từng công việc, không nên lạm dụng nó sẽ làm ảnh hưởng không tốt đến thị lực cũng như sức khoẻ con người
- Giải pháp:
+ Vận động mọi tiết kiệm điện, tắt đèn khi ra khỏi phòng và khi không làm việc.
66
Bài 40:
Tia hồng ngoại, tia tử ngoại
Tác động sinh lí của tia hồng ngoại và tia tử ngoại
- Tránh sự chiếu xạ thời gian dài của tia hồng ngoại và tia tử ngoại.
- Tầng ôzôn. Hiệu ứng nhà kính
- Giải pháp: Hạn chế việc chiếu các tia hồng ngoại, tia tử ngoại.
67
Bài 41:
Tia X. 
Tác động sinh lí của tia X
- Tránh sự chiếu xạ thời gian dài của tia X.
- Tầng ôzôn. Hiệu ứng nhà kính
- Biện pháp:
 Hạn chế chụp chiếu bằng tia X
76
Bài 46: Hiện tượng quang điện trong
Pin quang điện
- Nguồn năng lượng Mặt Trời. Sản xuất điện năng nhờ năng lượng Mặt Trời.
- Biện pháp:
+ Tăng cường việc sử dụng năng lượng Mặt Trời để giảm thiểu việc ô nhiễm môi trường.
Giải pháp: Khuyến khích cá nhân và tập thể khai thác nguồn năng lượng này. 
88
90
Bài 53: Phóng xạ
Bài 56: Phản ứng hạt nhân
- Các tia phóng xạ.
- Phản ứng hạt nhân. Năng lượng hạt nhân.
- Sử dụng năng lượng hạt nhân và vấn đề bảo vệ môi trường (sản xuất điện nguyên tử).
- Ô nhiễm phóng xạ..
- Giải pháp: Đảm bảo an toàn cho các nhà máy điện hạt nhân, tránh sự rò rỉ phóng xạ.
2. Tích hợp GDMT được triển khai như một hoạt động độc lập 
2.1. Các bước tiến hành
Các hoạt động độc lập này như: tham quan, ngoại khoá, hoạt động ngoài giờ lên lớp....Kế hoạch hoạt động có thể xây dựng theo gợi ý sau: 
* Chọn chủ đề BVMT: Việc chọn chủ đề môi trường cần dựa trên các căn cứ sau: đặc điểm HS, đặc điểm vùng miền, căn cứ vào kế hoạch của nhà trường,....
* Hình thức hoạt động: tham quan, câu lạc bộ, ngoại khoá, ...
* Thiết kế hoạt động:
- Mục tiêu hoạt động: Về nhận thức, về hành động.
- Các nội dung: Cần tránh những nội dung mang tính hàn lâm, giáo điều mà tạo điều kiện thuận lợi nhất để học sinh có thể trình bày những hiểu biết và những suy nghĩ, nguyện vọng của mình.
- Nhân sự: Gồm nhóm hoạt động, người phụ trách, ban cố vấn, ... 
- Cách thức thực hiện hoạt động:
+ Đặt vấn đề với học sinh về ý tưởng tổ chức hoạt động ngoại khóa. Lấy ý kiến học sinh, xây dựng kế hoạch hoạt động.
+ Trình bày kế hoạch hoạt động với lãnh đạo nhà trường.
+ Công bố kế hoạch hoạt động tới lớp học sinh và các bộ phận liên quan.
+ Họp lớp và những cá nhân liên quan để phân công nhiệm vụ và chuẩn bị.
- Chuẩn bị cơ sở vật chất, tài chính: Người lập kế hoạch cần dự toán kinh phí tổ chức, cũng như huy động cơ sở vật chất cần thiết. 
- Thời gian, địa điểm tổ chức: Cần căn cứ kế hoạch nhà trường.
- Thực hiện hoạt động: Tổ chức, giám sát, giúp đỡ, điều chỉnh, đánh giá, ...
- Kết thúc hoạt động: Đánh giá kết quả, nhận xét, báo cáo, kiến nghị thực tiễn, kết quả rút ra với bản thân, ...
2.2. Một số câu hỏi liên quan đến môi trường. 
Trong quá trình dạy học hoặc kiểm tra giáo viên có thể dùng những câu hỏi liên quan đến môi trường để kiểm tra học sinh ngay trên lớp hoặc thông qua bài kiểm tra. Sau đây là một số câu hỏi trắc nghiệm và tự luận như vậy:
a. Câu hỏi trắc nghiệm: 
Câu 1: Tai con người có thể nghe được những âm có mức cường độ âm ở trong khoảng
A. từ 0dB đến 1000dB.	B. từ 0dB đến 1000dB.
C. từ 0dB đến 1000dB.	D. từ 0dB đến 1000dB.
Câu 2: Trong các sự truyền nhiệt dưới đây, sự truyền nhiệt nào không phải là bức xạ nhiệt?
A. Sự truyền nhiệt từ mặt trời tới Trái Đất.
B. Sự truyền nhiệt từ bếp lò tới người đứng gần bếp lò.
C. Sự truyền nhiệt từ đầu bị nóng sang đầu lạnh của một thanh đồng.
D. Sự truyền nhiệt từ dây tóc bóng đèn điện đang sáng ra khoảng không gian bên trong bóng đèn.
Câu 3: Hậu quả của lổ thủng tầng ôzôn:	
A. Gây ra lũ lụt, xói mòn đất đai.
B.Tăng nhiệt độ trái đất, gây hiệu ứng nhà kính.
C. Giảm lượng nước ngầm trên trái đất.
D. Làm lượng tia tử ngoại chiếu xuống mặt đất tăng.
Câu 4: Hậu quả của việc rò rỉ phóng xạ từ các nhà máy điện nguyên tử là
A. làm cho con người động thực vật bị nhiễm phóng xạ gây ra bệnh ung thư, đột biến gen...
B. làm cho cuộc sôngs của các loài động thực vật thêm phong phú về loài.
C. không ảnh hưởng gì đến con người mà chỉ ảnh hưởng đến động vật.
D. làm ô nhiễm nguồn nước ngầm.
Câu 5: Sử dụng chất nổ để đánh cá sẽ gây ra một áp suất rất lớn. Dưới tác dụng của áp suất này, hầu hết các sinh vật bị chết. Việc đánh bắt cá bằng chất nổ gây ra tác dụng hủy diệt sinh vật, ô nhi

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_tich_hop_giao_duc_bao_ve_moi_truong_trong_mon_vat_li_11.doc