SKKN Giải thích một số hiện tượng quang học trong tự nhiên bằng dịnh luật khúc xạ ánh sáng và hiện tượng phản xạ toàn phần trong Vật lý 11

SKKN Giải thích một số hiện tượng quang học trong tự nhiên bằng dịnh luật khúc xạ ánh sáng và hiện tượng phản xạ toàn phần trong Vật lý 11

Trong thực tế dạy học môn Vật lý hiện nay, chủ yếu dành nhiều thời gian dạy học sinh nhận diện các dạng bài tập khác nhau và cách thức vận dụng các công thức Vật lý cho dạng bài tập đó, mà ít chú trọng giúp học sinh giải thích các hiện tượng Vật lý xảy ra trong thực tế cuộc sống.

Vật lý học không phải chỉ là các công thức và con số. Vật lý học là những điều đang xảy ra trong thế giới xung quanh ta. Nó nói về các màu sắc trong một cầu vồng, về vẻ đẹp lóng lánh của viên kim cương. Nó có liên quan đến việc đi bộ, đi xe đạp, lái ô tô và cả việc điều khiển một con tàu vũ trụ. Việc học môn Vật lý không chỉ dừng lại ở sự tìm cách vận dụng các công thức Vật lý để giải cho xong các bài tập và đi đến những đáp số, mà còn phải giải thích được các hiện tượng Vật lý đang xảy ra trong thiên nhiên quanh ta, trong các đối tượng công nghệ của nền văn minh mà ta đang sử dụng.

Xuất phát từ ý nghĩa và thực tế đó, tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài

“Giải thích một số hiện tượng quang học trong tự nhiên bằng dịnh luật khúc xạ ánh sáng và hiện tượng phản xạ toàn phần trong Vật lý 11 ”, nhằm giúp học sinh yêu thích và hiểu hơn bản chất Vật lý của các hiện tượng Quang học trong Vật lý 11.

 

docx 22 trang thuychi01 28621
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giải thích một số hiện tượng quang học trong tự nhiên bằng dịnh luật khúc xạ ánh sáng và hiện tượng phản xạ toàn phần trong Vật lý 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 
Trong thực tế dạy học môn Vật lý hiện nay, chủ yếu dành nhiều thời gian dạy học sinh nhận diện các dạng bài tập khác nhau và cách thức vận dụng các công thức Vật lý cho dạng bài tập đó, mà ít chú trọng giúp học sinh giải thích các hiện tượng Vật lý xảy ra trong thực tế cuộc sống.
Vật lý học không phải chỉ là các công thức và con số. Vật lý học là những điều đang xảy ra trong thế giới xung quanh ta. Nó nói về các màu sắc trong một cầu vồng, về vẻ đẹp lóng lánh của viên kim cương. Nó có liên quan đến việc đi bộ, đi xe đạp, lái ô tô và cả việc điều khiển một con tàu vũ trụ... Việc học môn Vật lý không chỉ dừng lại ở sự tìm cách vận dụng các công thức Vật lý để giải cho xong các bài tập và đi đến những đáp số, mà còn phải giải thích được các hiện tượng Vật lý đang xảy ra trong thiên nhiên quanh ta, trong các đối tượng công nghệ của nền văn minh mà ta đang sử dụng.
Xuất phát từ ý nghĩa và thực tế đó, tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài 
“Giải thích một số hiện tượng quang học trong tự nhiên bằng dịnh luật khúc xạ ánh sáng và hiện tượng phản xạ toàn phần trong Vật lý 11 ”, nhằm giúp học sinh yêu thích và hiểu hơn bản chất Vật lý của các hiện tượng Quang học trong Vật lý 11.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Vận dụng các hiện tượng thực tiễn vào bài giảng nhằm giáo dục ý thức và tăng hứng thú học tập bộ môn Vật lý cho học sinh. Để Vật lý không còn mang tính đặc thù khó hiểu như một “thuật ngữ khoa học”.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
 Quá trình dạy học bộ môn vật lí tại các lớp: 11A2; 11A5; 11A6; 11A7:11A8 của trường THPT Nông Cống 4. 
 Các phương pháp dạy học tích cực, phương pháp tích hợp các hiện tượng trong thực tiễn của bộ môn vật lí.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
 Các bài khúc xạánh sáng và phản xạ toàn phần trong chương trình vật lí 11- cơ bản và nâng cao. 
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý thuyết cơ bản của quang học
1.1. Định luật truyền thẳng ánh sáng
- Trong một môi trường trong suốt, đồng tính và đẳng hướng ánh sáng truyền theo đường thẳng.
1.2. Nguyên lí về tính thuận nghịch của chiều truyền ánh sáng
I
S
i
i’
R
N
- Đường đi của ánh sáng không đổi khi đảo ngược chiều truyền ánh sáng.
1.3. Định luật phản xạ ánh sáng
- Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng tới và ở phía bên kia pháp tuyến so với tia tới.
- Góc phản xạ bằng góc tới (i’ = i)
1.4. Định luật khúc xạ ánh sáng
- Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới và ở bên kia pháp tuyến so với tia tới
- Đối với một cặp môi trường trong suốt nhất định thì tỉ số giữa sin của góc tới 
r
K
N
S
I
i
(sin i) với sin của góc khúc xạ (sin r) luôn luôn là mọt số không đổi. 
Số không đổi này phụ thuộc vào bản chất của hai môi trường và được gọi là chiếc suất tỉ đối của môi trường chứa tia khúc xạ (môi trường 2) đối với môi trường chứa tia tới (môi trường 1). 
Kí hiệu n 21	
	 = n 21
1.5. Hiện tượng phản xạ toàn phần
- Khi ánh sáng truyền từ mặt phân cách của môi trường chiếc quang hơn (n1) sang môi trường chiếc quang kém (n2) thì góc khúc xạ r lớn hơn góc tới i.
- Góc khúc xạ lớn nhất bằng 900; tia khúc xạ nằm là là mặt phân cách hai môi trường thì góc tới tương ứng gọi là góc giới hạn i gh
- Với các góc tới có giá trị lớn hơn i gh, thì không còn xảy ra khúc xạ, toàn bộ áng sáng đều trở lại môi trường chiếc quang hơn. Khi đó có hiện tượng phản xạ toàn phần.
2. Tổ chức hoạt động hướng dẫn học sinh thông qua các tình huống
giả định bằng các hiện tượng thực tiễn.
Trong quá trình dạy học nếu giáo viên luôn sử dụng một kiểu dạy sẽ làm cho học sinh nhàm chán. Giáo viên có thể áp dụng nhiều phương pháp lồng ghép vào nhau, trong đó hình thức đưa ra các tình huống giả định để học sinh tranh luận vừa phát huy tính chủ động sáng tạo cho học sinh, vừa tạo môi trường thoải mái để các em trao đổi từ đó giúp học sinh thêm yêu thích môn học hơn.
II. THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI
Vậtlý là môn khoa học gắn liền trong đời sống thực tế nhiều nhưng trong thực tế dạy học môn Vật lý hiện nay, chủ yếu dành nhiều thời gian dạy học sinh nhận diện các dạng bài tập khác nhau và cách thức vận dụng các công thức Vật lý cho dạng bài tập đó nên không làm học sinh hứng thú với môn học.
Trước tình hình học vật lí phải đổi mới phương pháp dạy học đã và đang thực sự là yếu tố quyết định hiệu quả giờ dạy. Một trong những yếu tố để đạt giờ dạy có hiệu quả và tiến bộ là phải phát huy tính thực tế, giáo dục về môi trường, về tư tưởng vừa mang bản sắc dân tộc mà không mất đi tính cộng đồng trên toàn thế giới, những vấn đề cũ nhưng không cũ mà vẫn có tính chất cập nhật và mới mẽ, đảm bảo: tính khoa học – hiện đại, cơ bản; tính thực tiễn và giáo dục kỹ thuật tổng hợp; tính hệ thống sư phạm.
Tuy nhiên mỗi tiết học có thể không nhất thiết phải hội tụ tất cả những quan điểm nêu trên, cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng, đừng quá lạm dụng khi lượng kiến thức không đồng nhất .
Nhiều giáo viên chưa quan tâm đúng mức đối tượng giáo dục: Chưa đặt ra cho mình nhiệm vụ và trách nhiệm nghiên cứu, hiện tượng dùng đồng loạt cùng một cách dạy, một bài giảng cho nhiều lớp, nhiều thế hệ học trò là không ít. Do phương pháp ít có tiến bộ mà người giáo viên đã trở thành người cảm nhận, truyền thụ tri thức một chiều. Giáo viên nên là người hướng dẫn học sinh chủ động trong quá trình lĩnh hội tri thức vật lí.
III. CÁC GIẢI PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Từ cơ sở lý luận và thực tiễn dạy học, tôi đã thấy rằng: “Gỉai thích một số hiện tượng quang học trong tự nhiên bằng dịnh luật khúc xạ ánh sáng và hiện tượng phản xạ toàn phần trong Vật lý 11 ”sẽ tạo hứng thú, khơi dậy niềm đam mê; học sinh hiểu được vai trò và ý nghĩa thực tiễn trong học vật lí. Để thực hiện được, người giáo viên cần nghiên cứu kỹ bài giảng, xác định được kiến thức trọng tâm, tìm hiểu, tham khảo các vấn đề thực tế liên quan phù hợp với từng học sinh ở thành thị, nông thôn ; đôi lúc cần quan tâm đến tính cách sở thích của đối tượng tiếp thu, hình thành giáo án theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, phải mang tính hợp lý và hài hoà; đôi lúc có khôi hài nhưng sâu sắc, vẫn đảm nhiệm được mục đích học môn vật lí.
3.1. Các giải pháp thực hiện:
3.1.1. Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày, thường sau khi đã kết thúc bài học. Cách nêu vấn đề này có thể tạo cho học sinh căn cứ vào những kiến thức đã học tìm cách giải thích hiện tượng ở nhà hay những lúc bắt gặp hiện tượng đó, học sinh sẽ suy nghĩ, ấp ủ câu hỏi vì sao lại có hiện tượng đó? Tạo tiền đề thuận lợi khi học bài học mới tiếp theo. 
3.1.2. Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường qua các kiến thức cụ thể trong bài học. Cách nêu vấn đề này có thể sẽ mang tính cập nhật, làm cho học sinh hiểu và thấy được ý nghĩa thực tiễn bài học. Giáo viên có thể giải thích để giải tỏa tính tò mò của học sinh. Mặc dù vấn đề được giải thích có tính chất rất phổ thông.
3.1.3. Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường thay cho lời giới thiệu bài giảng mới. Cách nêu vấn đề này có thể tạo cho học sinh bất ngờ, có thể là một câu hỏi rất khôi hài hay một vấn đề rất bình thường mà hàng ngày học sinh vẫn gặp nhưng lại tạo sự chú ý quan tâm của học sinh trong quá trình học tập.
3.2. Các hình thức tổ chức thực hiện:
3.2.1. Đặt tình huống vào bài mới: Tiết dạy có gây được sự chú ý của học sinh hay không là nhờ vào người hướng dẫn. Trong đó phần mở đầu là rất quan trọng, nếu ta biết đặt ra một tình huống thực tiễn hoặc giả định rồi yêu cầu học sinh cùng tìm hiểu, giải thích.
3.2.2. Liên hệ thực tế trong bài dạy: Khi học xong vấn đề gì mà học sinh thấy được ứng dụng trong thực tiễn thì sẽ chú ý hơn, chủ động tư duy để tìm hiểu. Do đó trong mỗi bài học giáo viên nên đưa ra được một vài ứng dụng thực tiễn sẽ lôi cuốn được sự chú ý của học sinh hơn.
3.3. CÂU HỎI THỰC TẾ DÙNG CHO CÁC BÀI GIẢNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÍ 11 THPT
3.3.1.Hiện tượng khúc xạ ánh sáng (Tiết 51 VL11CB – tiết 66 VL11NC)
 Câu 1: Chậu thau đựng đầy nước, vì sao khi nhìn nghiêng thấy nước trở thanh nông hơn?
Giải thích:Khi chậu thau đựng đầy nước, nhìn nghiêng từ bên cạnh, độ sâu từ mặt nước tới đáy chậu có vẻ như trở thành nông hơn. Hiện tượng kì lạ này, rốt cuộc đã xảy ra như thế nào?
Muốn làm sáng tỏ chân tướng của một cách triệt để thì cần phải hiểu rõ một số tính khí của ánh sáng trước đã. Thì ra trong cùng một loại môi trường, ánh sáng bao giờ cũng truyền theo đường thẳng-đường ngắn nhất. Song nó từ một loại
 môi trường đi vào một môi trường khác, 
ví dụ như từ không khí vào nước, hoặc từ 
nước vào không khí, do tốc độ truyền của ánh sáng trong hai loại môi trường đó 
khác nhau, trên mặt phân cách của hai môi trường, ánh sáng sẽ bị cong lại, đi theo một đường gấp khúc. Loại hiện tượng này của ánh sáng gọi là khúc xạ ánh sáng. Chậu nước của bạn trông thấy biến thành nông đi chính là do khúc xạ của ánh sáng gây nên.
Áp dụng: Giáo viên sử dụng để đặt vấn đề vào bài.
Câu 2: Làm sao để bắn cá đang bơi dưới nước chính xác?
Trả lời:Bạn xem kìa, dưới khe suối có con cá nhỏ, tia sáng từ thân cá phản xạ ra, đến mặt phân cách giữa nước và không khí liền đổi hướng truyền theo đường thẳng, nó gấp nghiêng với mặt nước một góc. Cái đập vào mắt chúng ta chính là tia sáng đã gấp khúc đổi hướng. Song con mắt không cảm nhận được, vẫn cứ tưởng rằng tia sáng đó theo đường thẳng chiếu tới, và ngộ nhận ảnh ảo do tia sáng đã bị đổi hướng đó tạo ra con cá thật. Như vậy vị trí của cá trong nước nhìn có vẻ nông hơn. Lí lẽ khiến cho chậu nước trở thành nông hơn cũng như thế đấy.
	Trò đùa nghịch của tia sáng cũng giống như cách biến hoá của nhà ảo thuật thế thôi. Khi chúng ta nhận biết rõ đủ loại tính khí của tia sáng, thì sẽ không bị nó “lừa gạt” nữa. Người đánh cá có kinh nghiệm khi dùng cái xiên để xỉa cá, người ấy quyết không xỉa thẳng vào con cá, vì rằng đó chẳng qua chỉ là ảo ảnh của cá. Chắc chắn anh ta nhằm vào chỗ hơi xa và sâu hơn một chút dùng sức đâm tới. Như vậy, một con cá giãy giụa tứ tung đã bị xiên chặt. Đó đúng là kinh nghiệm phong phú mà người đánh bắt cá tích luỹ được qua thực tiễn lâu dài của mình.
Áp dụng: Giáo viên sử dụng câu hỏi cho phần học về sự khúc xạ ánh sáng
Câu 3: Vì sao ta nhìn thấy hiện tượng bầu trời đêm đầy sao lấp lánh?
Giải thích:
Vào những buổi đêm khi nhìn lên trời bạn thấy được các "vì sao" lấp lánh, nguyên nhân của nó là do ánh sáng từ các ngôi sao bị khúc xạ (gãy khúc) nhiều lần khi truyền từ không gian xuyên qua bầu khí quyển của trái đất.
Áp dụng: Giáo viên sử dụng câu hỏi cho phần học về sự khúc xạ ánh sáng
Câu 4: Hiện tượngvầng hào quang
Vầng hào quang hình thành do ánh sáng chiếu qua các đám mây tầng cao chứa tinh thể băng. Đôi khi trên vầng hào quang có một vài chỗ sáng hơn hẳn, tạo thành "các Mặt Trời giả". Hiện tượng này cũng xuất hiện ở mặt trăng hoặc những hành tinh sáng, ví dụ như sao Kim.
Giải thích:Ánh sáng chiếu qua các đám mây tầng cao chứa tinh thể băng nên bị khúc xạ.
Áp dụng: Giáo viên sử dụng câu hỏi cho phần học về sự khúc xạ ánh sáng
Câu 5: Hiện tượngmây dạ quang
Mây dạ quang xuất hiện vào lúc chiều ta khi Mặt Trời đã lặn. Những đám mây này sẽ làm cả bầu trời rực sáng mà không cần bất cứ nguồn năng lượng nào.
Giải thích:Mây dạ quang là những đám mây ở tầng cao khí quyển bị khúc xạ ánh sáng mặt trời.
Áp dụng: Giáo viên sử dụng câu hỏi cho phần học về sự khúc xạ ánh sáng
Câu 6:Hiện tượngtia chớp lục
Đây là hiện tượng quang học xảy ra rất ngắn ngay sau hoàng hôn (lúc mặt trời lặn hoàn toàn) hoặc trước bình minh. Nó chỉ xuất hiện 1 tới 2 giây ngay trên đỉnh Mặt Trời hoặc giống như tia chớp xanh lá cây phóng lên từ điểm Mặt Trời lặn. 
Giải thích:Nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng này là ánh sáng bị khúc xạ.
Áp dụng: Giáo viên sử dụng câu hỏi cho phần học về sự khúc xạ ánh sáng
Câu 7:Hiện tượngcầu vồng
Cầu vồng là hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp.Khi khoa học chưa phát triển, cầu vồng cũng đã khiến cho con người tin rằng khi cầu vồng xuất hiện ẩn chứa điều kỳ diệu và huyền bí. Trong sách Kinh Thánh Sáng Thế của Thiên Chúa Giáo có ghi chép lại rằng Thiên Chúa đặt cầu vồng trên bầu trời sau trận Đại Hồng Thủy và nói với ông Noah rằng "đây là dấu hiệu của một giao ước mới giữa Thiên Chúa và Trái Đất". Còn đối với người Hy Lạp cổ đại, họ cho rằng cầu vồng chính là nữ thần Iris. Và qua nhiều thế kỷ, các tư tưởng khoa học vĩ đại khác nhau từ Aristotle đến Rene Descartes đều tìm cách để lý giải cho hiện tượng cầu vồng tuyệt đẹp này.
Cầu vồng hình tròn.
Cầu vồng thực chất có hình tròn.Tuy nhiên, chỉ các phi công khi ở trong điều kiện đặc biệt trên bầu trời mới nhìn thấy hình tròn hoàn hảo của nó. Góc độ của ánh sáng Mặt Trời khi đi qua các hạt nước trong không khí khiến chúng ta chỉ thấy một hình vòng cung nếu nhìn từ mặt đất.
Giải thích:
Cầu vồng được tạo ra bởi những giọt nước lơ lửng trong không khí sau một trận mưa. Các giọt nước có mật độ lớn hơn mật độ của các phân tử không khí xung quanh, chúng ta biết rằng ánh sáng mặt trời đi thẳng nhưng sẽ bị lệch khi đi qua ranh giới các chất có mật độ khác nhau vì vậy khi ánh sáng mặt trời chiếu qua chúng, chúng giống như các lăng kính nhỏ, uốn cong ánh sáng. Đó là hiện tượng khúc xạ. Như vậy những giọt nước ở trong không khí có thể làm khúc xạ tia sáng Mặt trời, nhưng với điều kiện tia nắng phải bắt gặp giọt nước dưới một góc tương đối nhỏ, gọi là góc lệch của cầu vồng (khoảng 40 độ so với mặt đất).
Điều đó giải thích tại sao ta lại nhìn thấy cầu vồng vào buổi sáng hoặc buổi chiều, chứ không bao giờ vào buổi trưa. Thật thú vị khi bạn nhìn thấy cầu vồng khi đang trên máy bay, bạn sẽ thấy nó có hình chiếc đĩa hơn là hình vòng cung.
Áp dụng: Giáo viên sử dụng câu hỏi cho phần học về sự khúc xạ ánh sáng
Câu 8: Hiện tượngcầu vồng trắng (cầu vồng sương mù)
 Cầu vồng trắng có thể được quan sát trong lớp sương mù mỏng khi Mặt Trời chiếu sáng. Do những giọt nước trong sương mù rất nhỏ nên cầu vồng trắng chỉ có màu sắc mờ nhạt hoặc không màu.
Một số cầu vồng trắng có độ tương phản rất thấp. Nếu muốn quan sát cầu vồng trắng ta phải tìm kiếm những thay đổi ánh sáng nhỏ trong nền sương mù. Mặt Trời phải ở độ cao khoảng 30-40°, hoặc phải đứng trên một ngọn đồi cao, nơi sương mù và cầu vồng trắng có thể nhìn thấy từ trên xuống.Cầu vồng trắng có kích thước lớn như một cầu vồng thông thường nhưng rộng hơn rất nhiều.
Giải thích:
Cầu vồng sương mù, hay cầu vồng trắng, được tạo ra bởi cơ chế tương tự như cầu vồng bình thường.Cầu vồng thường xuất hiện khi không khí tràn ngập các giọt nước mưa.Cầu vồng trắng luôn đối diện với Mặt Trời, nhưng nó hình thành nhờ những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù hoặc đám mây chứ không phải các hạt mưa lớn hơn.
Áp dụng: Giáo viên sử dụng câu hỏi cho phần học về sự khúc xạ ánh sáng
Câu 9: Hiện tượngcầu vồng Mặt Trăng
Cầu vồng Mặt Trăng nhạt hơn cầu vồng bình thường bởi ánh trăng yếu hơn ánh sáng Mặt Trời. Màu sắc của nó khó nhìn thấy bằng mắt thường nhưng có thể hiện ra trong ảnh chụp phơi sáng.
Giải thích:
Giống như cầu vồng thường gặp, cầu vồng Mặt Trăng xuất hiện khi ánh sáng được khúc xạ từ những hạt nước lơ lửng trong không khí. Điểm khác biệt đó là Mặt Trăng không tự phát ra ánh sáng. Vì thế, đó là ánh sáng từ Mặt Trời phản chiếu trên bề mặt Mặt Trăng và khúc xạ các hạt nước trong không khí
Áp dụng: Giáo viên sử dụng câu hỏi cho phần học về sự khúc xạ ánh sáng
3.3.2. Hiện tượng phản xạ toàn phần (Tiết 53 VL11CB – tiết 68 VL11NC)
 Câu 1: Có thể dẫn ánh sáng đi theo những ống cong như dẫn nước được không ?
Trả lời:Ánh sáng truyền theo đường thẳng, nhưng khi gặp một tấm gương, thì tia sáng bị hắt theo hướng khác. Nếu ta đặt một dãy nhiều gương phẳng, sao cho cái nọ nối tiếp cái kia (hình a) thì khi rọi một tia sáng vào gương thứ nhất tia sáng sẽ lần lượt phản xạ trên các gương của dãy và đi theo một đường gấp khúc. Muốn cho đường gấp khúc trở thành một đường cong, thì các gương phải nhỏ, nhiều vô hạn, và đặt nối tiếp nhau thành đường cong mà ta muốn tia sáng đi theo. Có thể thực hiện được điều đó bằng cách dùng một mặt kim loại, nhẵn bóng, uốn thành một mặt trụ. Nhưng biện pháp tốt nhất là dựa vào sự phản xạ toàn phần.
	Ta xét thanh trong suốt bằng thuỷ tinh, hoặc chất dẻo, uống cong (hình b) và rọi một chùm tia sáng hẹp vào một đầu ống. 
	Chiết suất và độ cong của thanh đã được lựa chọn để cho các tia sáng tới thành bên của thanh dưới những góc lớn hơn góc giới hạn phản xạ toàn phần. Do đó, tới chỗ cong, tia sáng liên tiếp bị phản xạ toàn phần và cuối cùng, đi theo thanh mà ló ra ở đầu kia. Thanh như thế đã hướng chùm sáng đi theo nó, và được gọi là ống dẫn sáng. 
	Trong thực tế, ống dẫn sáng được làm bằng một bó sợi chất dẻo, để cho mềm và dễ uốn theo ý muốn. Nó được dùng trong y học để rọi sáng vào miệng khi chuẩn đón các bệnh về răng, miệng, họng, để soi sáng các phần trong cơ thể, chẳng hạn các bộ phận của cơ quan tiêu hoá.
Áp dụng: Giáo viên sử dụng câu hỏi cho phần học về hiện tượng phản xạ toàn phần.
Câu 2: Giải thích hiện tượng ảo ảnh
Giải thích:Chắc là mọi người đều biết nguyên nhân vật lý của hiện tượng ảo ảnh thông thường. Lớp không khí nông ở kề sát mặt cát bị hun nóng trên sa mạc có những tính chất của gương phẳng, đó là do lớp không khí này có mật độ nhỏ hơn lớp không khí nằm trên. Tia sáng từ một vật ở xa rọi nghiêng, khi tới lớp không khí này sẽ uống cong đường đi, rồi lại rời khỏi mặt đất và đạp vào mắt người quan sát, tựa hồ như được phản xạ từ gương dưới một góc tới rất lớn. Và đối với người quan sát, dường như trước mặt mình có một mặt nước phẳng lặng trải ra trong sa mạc (hình vẽ).
Chú thích: Trên hình vẽ đường đi của tia sáng nghiêng so với mặt đất được phóng đại, vì đường của tia sáng chếch xuống mặt đất không dốc đến thế.
Tuy vậy, đúng hơn phải nói rằng, lớp không khí bị hun nóng ở gần mặt đất nóng phản xạ các tia sáng không giống như các gương phẳng, mà giống như một mặt nước, được khảo sát từ độ sâu của nước. Ở đây đã xảy xa hiện tượng phản xạ toàn phần. 
	Các hiện tượng tương tự đặt biệt xảy ra vào mùa hè tên các đường nhựa. Các đường này có màu thẫm, nên bị hun nóng dưới ánh nắng Mặt Trời. Mặt đường mờ đục từ xa trông tựa như một mặt nước đánh bóng và phản chiếu các vật ở xa. Đường đi của tia sáng đó được trình bày trên hình vẽ bên. 
	Chỉ cần quan sát một chút, bạn có thể thấy các hiện tượng tương tự không đến nỗi hiếm xảy ra như bạn vẫn thường nghĩ đâu.
Áp dụng: Giáo viên sử dụng câu hỏi cho phần học về hiện tượng phản xạ toàn phần.
Câu 3: Giải thíchvẻ đẹp rực rỡ của kim cương
Giải thích:Khi vào thăm một số viện bảo tàng lớn, nhiều du khách bị thu hút khi đứng ngắm các vương miện và các đồ trang sức của các vua, chúa thời xưa, được trang trí bằng các viên kim cương lấp lánh. Tại sao loại đá quý này có vẻ đẹp rực rỡ đến như vậy ?
 Bản chất kim cương là cacbon kết tinh. Chiết suất của kim cương rất lớn
 (n ≈ 2,42). Khi kim cương ở trong không khí, góc giới hạn igh của tia sáng tới một mặt của viên kim cương có giá trị khá nhỏ ( igh≈ 240 ). Kim cương thường được khai thác từ các mỏ. Để có các viên kim cương đẹp như ta thấy, người ta cắt gọt viên kim cương thành các khối có nhiều mặt. Khi một tia sáng rọi tới một mặt, nó sẽ bị khúc xạ, đi vào trong viên kim cương và bị phản xạ toàn phần nhiều lần giữa các mặt của viên kim cương trước khi ló ra tới mắt ta, nên ta thấy ánh sáng từ viên kim cương lóe ra rất sáng. Ánh sáng tới kim cương là ánh sáng trắng của Mặt Trời gồm vô số ánh sáng màu từ đỏ đến tím. Khi đi qua kim cương, ánh sáng trắng bị tán sắc, do đó ta thấy kim cương lấp lánh nhiều màu rực rỡ.
Áp dụng: Giáo viên sử dụng để đặt vấn đề vào bài.
Câu 4: Vì sao người thợ lặn có thể quan sát hình ảnh phản xạ của chú rùa biển trên mặt phân cách giữa mặt biển và không khí ?
Giải thích:Nhờ hiện tượng phản xạ toàn phần, người thợ lặn có thể quan sát hình ảnh phản xạ của chú rùa biển này trên mặt phân cách giữa mặt biển và không khí.
Câu 5: Nêu các ứng dụng của cáp quang
a. Cáp quang dùng trong y học
- Trong y học người ta dùng những bó sợi quang để quan sát những bộ phận bên trong cơ thể. Đó là phương pháp nội soi.
b. Cáp quang dùng trong công nghệ thông tin
- Trong công nghệ thông tin cáp quang

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_giai_thich_mot_so_hien_tuong_quang_hoc_trong_tu_nhien_b.docx