SKKN Sử dụng câu hỏi liên hệ thực tiễn làm sinh động bài giảng trong dạy học Vật Lý 11 ở trường THPT Như Thanh

SKKN Sử dụng câu hỏi liên hệ thực tiễn làm sinh động bài giảng trong dạy học Vật Lý 11 ở trường THPT Như Thanh

Vật lý là môn khoa học thực nghiệm, kiến thức vật lý gắn kết một cách chặt chẽ với thực tế cuộc sống con người. Học vật lý là để hiểu, để giải thích được các vấn đề của tự nhiên và cuộc sống thông qua việc tìm hiểu các thuyết, các định luật chi phối các quy luật của tự nhiên. Đồng thời là khởi nguồn, là cơ sở phát huy tính sáng tạo ra những ứng dụng phục vụ đời sống con người. Vật lý góp phần giải tỏa, xóa bỏ những hiểu biết sai lệch, tạo niềm tin sâu sắc với thế giới quan duy vật.

Qua thực tế giảng dạy ở trường THPT Như Thanh, qua dự giờ đồng nghiệp, chấm bài kiểm tra, thu thập thông tin ngược từ học sinh và tham khảo ý kiến của một số bạn đồng nghiệp ở các trường THPT khác có điều kiện tương tự, tôi nhận thấy một trong những yếu điểm của việc giảng dạy vật lý hiện nay là chưa thực sự gắn kết lý thuyết với thực tế cuộc sống, học sinh chưa có thói quen vận dụng kiến thức vật lý để giải quyết những vấn đề gặp phải trong cuộc sống hàng ngày, chưa liên kết được các định luật vật lý với các quy luật tự nhiên. Môn vật lý vốn dĩ có sự cuốn hút kỳ lạ từ chính sự huyền ảo của các quy luật tự nhiên là thế, nhưng trong quá trình dạy và học, vì quá để tâm tới câu chữ, tới các công thức của các định luật hay rập khuôn theo sách giáo khoa mà chúng ta bỏ qua sắc màu tự nhiên của các hiện tượng. Đôi khi thầy cô chỉ thông báo cho học sinh những kết luận mang tính áp đặt. Chính vì vậy môn học trở nên khô cứng, tẻ nhạt, thiếu hấp dẫn, không tạo được sự hứng thú, nghiên cứu tìm tòi ở học sinh.

 

doc 19 trang thuychi01 34313
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng câu hỏi liên hệ thực tiễn làm sinh động bài giảng trong dạy học Vật Lý 11 ở trường THPT Như Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Vật lý là môn khoa học thực nghiệm, kiến thức vật lý gắn kết một cách chặt chẽ với thực tế cuộc sống con người. Học vật lý là để hiểu, để giải thích được các vấn đề của tự nhiên và cuộc sống thông qua việc tìm hiểu các thuyết, các định luật chi phối các quy luật của tự nhiên. Đồng thời là khởi nguồn, là cơ sở phát huy tính sáng tạo ra những ứng dụng phục vụ đời sống con người. Vật lý góp phần giải tỏa, xóa bỏ những hiểu biết sai lệch, tạo niềm tin sâu sắc với thế giới quan duy vật. 
Qua thực tế giảng dạy ở trường THPT Như Thanh, qua dự giờ đồng nghiệp, chấm bài kiểm tra, thu thập thông tin ngược từ học sinh và tham khảo ý kiến của một số bạn đồng nghiệp ở các trường THPT khác có điều kiện tương tự, tôi nhận thấy một trong những yếu điểm của việc giảng dạy vật lý hiện nay là chưa thực sự gắn kết lý thuyết với thực tế cuộc sống, học sinh chưa có thói quen vận dụng kiến thức vật lý để giải quyết những vấn đề gặp phải trong cuộc sống hàng ngày, chưa liên kết được các định luật vật lý với các quy luật tự nhiên. Môn vật lý vốn dĩ có sự cuốn hút kỳ lạ từ chính sự huyền ảo của các quy luật tự nhiên là thế, nhưng trong quá trình dạy và học, vì quá để tâm tới câu chữ, tới các công thức của các định luật hay rập khuôn theo sách giáo khoa mà chúng ta bỏ qua sắc màu tự nhiên của các hiện tượng. Đôi khi thầy cô chỉ thông báo cho học sinh những kết luận mang tính áp đặt. Chính vì vậy môn học trở nên khô cứng, tẻ nhạt, thiếu hấp dẫn, không tạo được sự hứng thú, nghiên cứu tìm tòi ở học sinh. 
Với trách nhiệm của người giáo viên vật lý trực tiếp đứng lớp giảng dạy ở trường THPT, tôi quan tâm nhiều đến suy nghĩ, tâm tư tình cảm của của học sinh đối với bộ môn của mình, quan tâm nhiều đến việc đổi mới phương pháp dạy học sao cho mỗi tiết học vật lý khơi dậy được ở người học ý thức tự giác, tích cực, hứng thú và say mê. Chính vì vậy, trong đề tài này tôi đề cập đến khía cạnh “Sử dụng câu hỏi liên hệ thực tiễn làm sinh động bài giảng trong dạy học Vật Lý 11 ở trường THPT Như Thanh” để tạo hứng thú học tập cho học sinh.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu về quá trình dạy học theo quan điểm hiện đại, xem xét các đặc điểm, vai trò của các câu chuyện kể vật lý, các câu hỏi liên hệ thực tiễn trong việc tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh.
 	 - Xây dựng hệ thống các câu hỏi thực tiễn cho các bài giảng trong chương trình vật lý 11- THPT.
- Vận dụng hệ thống các câu hỏi thực tiễn để giảng dạy học vật lý 11 nhằm tăng cường ý thức và giáo dục tính thực tiễn cho học sinh.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Quá trình dạy học tại các lớp 11A2, 11A4 của trường THPT Như Thanh.
- Các phương pháp dạy học tích cực, kỹ năng vận dụng kiến thức trong học tập và liên hệ thực tiễn trong bộ môn vật lý.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Nghiên cứu luật giáo dục về đổi mới chương trình, phương pháp dạy học, các tài liệu về lý luận dạy học, phương pháp dạy học tích cực.
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin: thực trạng các tiết dạy vật lý trong trường THPT Như Thanh, thực trạng của vấn đề vận dụng kiến thức vật lý vào thực tế đời sống của học sinh THPT hiện nay.
NỘI DUNG
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 
Định hướng chương trình giáo dục phổ thông với mục tiêu là giúp học sinh: phát triển toàn diện về đạo đức, trí lực, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động, sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân(Luật giáo dục 2005). Quyết định số 16/2006QĐ.BGD&ĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng bộ Giáo dục và Đào tạo cũng nêu: Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với từng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh.
Đối với học sinh THPT, các em đã có sự định hướng cho nghề nghiệp trong tương lai, các em đã xác định khối học và môn học chủ đạo để hướng tới kỳ thi chọn lựa vào các trường đại học, đối với THPT Như Thanh, không nhiều học sinh lựa chọn môn vật lý làm môn học chủ đạo để thi nên ý thức học tập bộ môn vật lý của các em chưa cao, các em chỉ thích học các bộ môn theo khối của mình. Vì vậy người giáo viên vật lý cần phải quan tâm nhiều đến vấn đề tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học vật lý. Các nhà tâm lí học nghiên cứu và chỉ ra rằng hứng thú có một vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động của con người. Nó là động cơ thúc đẩy con người tham gia tích cực vào hoạt động đó. Khi được làm việc phù hợp với hứng thú dù phải khó khăn con người cũng vẫn cảm thấy thoải mái và đạt được hiệu quả cao. Vì vậy quá trình dạy và học tích cực đòi hỏi sự biến đổi không ngừng cả tư duy lẫn hành động của người dạy và người học. Người giáo viên vật lý cần phải nắm bắt tâm lý, đặc điểm của học sinh nơi mình giảng dạy để điều chỉnh phương pháp dạy học phù hợp, trong đó phương pháp dạy học bằng cách lồng ghép các câu chuyện vui, các câu hỏi và bài tập liên quan đến vấn đề thực tiễn trong tự nhiên và trong đời sống hàng ngày để các em thấy môn vật lý rất gần gũi với các em, rất cần thiết cho cuộc sống hàng ngày.
Trong quá trình học tập, dựa vào sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh thực hiện các hoạt động chủ yếu theo quy trình:
- Thu thập thông tin: Thông tin qua việc tự làm thí nghiệm hoặc quan sát thí nghiệm do giáo viên làm, quan sát hiện tượng tự nhiên, đọc tài liệu, xem tranh ảnhhọc sinh sẽ thu thập được những thông tin cần thiết về các hiện tượng vật lý.
- Xử lí thông tin qua một số hệ thống câu hỏi giáo viên hướng dẫn học sinh căn cứ vào vấn đề đã thu thập để rút ra kết luận cần thiết
- Vận dụng: dựa vào kết luận đã rút ra từ bài học, học sinh vận dụng vào thực tiễn để hiểu bài sâu hơn.
Tuy nhiên tuỳ thuộc vào từng bài giảng cụ thể giáo viên có thể lồng ghép các câu chuyện vui, giải thích các hiện tượng trong thực tế vào bài dạy của mình cho phù hợp. Để thực hiện được giáo viên phải tổ chức được các hoạt động học tập cho học sinh theo những cơ sở lý luận sau:
- Tổ chức hoạt động hướng dẫn học sinh học tập theo hướng tích hợp bảo vệ môi trường: Nếu người giáo viên kết hợp tốt phương pháp dạy học tích hợp sử dụng các hiện tượng thực tiễn thì ngoài việc giúp học sinh chủ động, tích cực say mê học tập còn lồng ghép được các nội dung khác nhau như: bảo vệ môi trường, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe con người thông qua các kiến thức thực tiễn đó. 
- Tổ chức hoạt động hướng dẫn học sinh cách thiết lập sự liên hệ các nội dung học với thực tiễn: Học sinh thấy hứng thú và dễ ghi nhớ bài hơn nếu trong quá trình dạy và học giáo viên luôn có định hướng liên hệ thực tế giữa các kiến thức sách giáo khoa với thực tiễn đời sống hàng ngày. Rất nhiều kiến thức vật lý có thể liên hệ được với các hiện tượng tự nhiên xung quanh chúng ta.
- Tổ chức hoạt động hướng dẫn học sinh thông qua các tình huống bằng các hiện tượng thực tiễn: Trong quá trình dạy học nếu ta chỉ áp dụng một phương pháp dạy thì học sinh sẽ nhàm chán. Giáo viên có thể áp dụng nhiều phương pháp dạy học lồng ghép vào nhau, trong đó hình thức giảng dạy bằng cách đưa ra các tình huống giả định kèm vào các phương pháp dạy để học sinh tranh luận vừa phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh vừa tạo được môi trường thoải mái để các em trao đổi từ đó giúp học sinh thêm yêu thích môn học hơn.
2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1.Khảo sát thực trạng của vấn đề 
- Khi chuẩn bị đề tài này học sinh của nhiều lớp trong khối còn rất mơ hồ trong việc nắm bắt các kiến thức, việc nắm bắt kiến thức bộ môn vật lý của các em chỉ dừng lại ở việc học thuộc lòng các khái niệm, các phát biểu của định luật và các công thức định luật, rồi áp dụng các công thức định luật vào các bài tập tính toán như làm một phép toán học. Thực sự học sinh chưa biết vận dụng, chưa đi sâu vào quá trình giải thích, giải quyết các vấn đề nên dẫn đến sự nhàm chán. Những học sinh có tư duy không cao thì có xu hướng sợ môn học này. Đã có hiện tượng một bộ phận không ít học sinh không muốn học môn vật lý, nghĩ đến môn vật lý là các em nghĩ đến một môn học khó, quá sức nên các em ngày càng thờ ơ với giá trị thực tiễn của vật lý.
- Thông qua đồng nghiệp dạy bộ môn khác ở cùng trường và đồng nghiệp dạy cùng bộ môn ở các trường khác tôi thấy một thực trạng chung mà tôi nghĩ rằng không chỉ riêng học sinh trường THPT Như Thanh mà kể cả nhiều trường phổ thông trong toàn tỉnh, đó là sự yếu kém của nhiều học sinh trong việc vận dụng kiến thức vật lý đã học vào thực tế cuộc sống của chính mình: Sau khi học xong chương trình vật lí lớp 10, nhiều học sinh vẫn không thể giải thích được những hiện tượng rất gần gũi với đời sống như: Tại sao khi đi xe máy dưới trời mưa, ta lại có cảm giác những giọt nước mưa không rơi theo phương phẳng đứng mà theo phương xiên (trong điều kiện không có gió), hắt cả vào mặt, vào mắt của ta? hay tại sao những vận động viên đua xe máy phải nghiêng xe nhiều đến vậy khi phải qua những chỗ đường vòng?... Đối với học sinh lớp 11 và lớp 12, kiến thức vật lí mà các em lĩnh hội được trên lớp học ngày càng nhiều, nội dung ngày càng phong phú cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Nhưng kiến thức vật lý đối với nhiều em vẫn chỉ nằm trong sách vở, không liên hệ được với hiện tượng trong đời sống hàng ngày. Trước tình hình đó vấn đề dạy học đối với môn vật lí là phải phát huy được tính thực tế, giáo dục về môi trường, đảm bảo tính khoa học và giáo dục kỹ thuật tổng hợp. Tuy nhiên mỗi tiết học không nhất thiết phải hội tụ tất cả những quan điểm nêu trên mà phải sử dụng linh hoạt phù hợp với từng nội dung bài dạy.
 2.2. Nguyên nhân, khó khăn chung của thực trạng:
- Nguyên nhân cơ bản và là nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là sự quá tải của chương trình. Nội dung kiến thức trong các phần là quá nhiều, mỗi phần được thể hiện bằng nhiều đơn vị kiến thức khác nhau, tương ứng với cách tiếp cận kiến thức khác nhau. Ngoài ra sau trong mỗi phần, các em phải giải quyết các bài tập tính toán với những phép biến đổi toán học phức tạp để đáp ứng cho cách kiểm tra đánh giá hiện nay, nhất là đối với những học sinh học sau này sử dụng đến kết quả thi môn vật lý để xét tuyển và các trường đại học, các em cần phải luyện giải các bài tập tính toán khó về cả mặt toán học. Với những kì thi cao nhất đối học sinh là thi THPTQG, nội dung các đề thi trong nhiều năm trước đây chủ yếu cũng là nội dung kiến thức giáo khoa và vận dụng kiến thức để giải các bài tập định lượng. Một số năm gần đây, nội dung đề thi đã có những thay đổi tích cực, “tính thực tiễn” đã thể hiện rõ nét hơn trong nội dung mỗi đề thi.
- Nguyên nhân thứ hai là việc giảng dạy kiến thức nói chung và kiến thức môn vật lý nói riêng ở nhiều trường vẫn còn theo lối “thông báo- tái hiện”. Nhà trường còn có những khó khăn nhất định về kinh phí, cơ sở vật chất, thiết bị nên chưa khuyến khích được giáo viên đổi mới phương pháp dạy học, chưa tạo được cho họ những điều kiện tốt để có thể sử dụng các hình thức dạy học liên tiếp (sử dụng trình chiếu, làm thí nghiệm) và do đó cách dạy “chay” vẫn còn phổ biến ở nhiều trường có điều kiện tương tự như trường THPT Như Thanh.
- Nguyên nhân thứ ba thuộc về chủ quan của mỗi giáo viên đứng lớp, nhiều giáo viên chưa có sự chuẩn bị tốt nhất cho bài giảng, giáo án còn thiên về cung cấp kiến thức giáo khoa một cách thuần túy, chưa coi trọng việc soạn và sử dụng bài giảng theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh, điều này làm cho học sinh khá thụ động trong việc lĩnh hội và vận dụng kiến thức. 
3. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ THỰC HIỆN ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Từ thực trạng của vấn đề và nguyên nhân của thực trạng như trên, để đạt hiệu quả tối ưu trong việc thực hiện đề tài “ Sử dụng câu hỏi liên hệ kiến thức thực tiễn làm sinh động bài giảng vật lý” bản thân tôi tự trau dồi kiến thức, kinh nghiệm giảng dạy, nghiên cứu kỹ bài giảng, xác định kiến thức trọng tâm, tìm hiểu các vấn đề thực tế liên quan phù hợp với bài giảng và đối tượng học sinhđể xây dựng giáo án, lập kế hoạch bài dạy cho mình theo hướng phát huy tính tích cực chủ định và mang tính hài hoà hợp lí, đôi lúc mang tính khôi hài sâu sắc để làm sinh động và thay đổi không khí tiết dạy. Tuy nhiên thời gian giành cho vấn đề này không nhiều, không dẫn đến sự lan man làm mờ nhạt đi vấn đề trọng tâm và vẫn phải đảm bảo lượng kiến thức cần truyền tải. Bởi vậy tôi đã đưa ra các giải pháp để thực hiện đề tài này như sau:
3.1. Giáo viên phải nắm chắt kiến thức xuyên suốt cả chương trình để xây dựng kế hoạch bài giảng cho phù hợp với đề tài.
3.2. Thu thập những kiến thức thực tiễn liên quan đến bài học dựa trên cơ sở sách giáo khoa, sách bài tập, các tư liệu tham khảo, trên các phương tiện thông tin đại chúng, công nghệ thông tin, các hiện tượng tự nhiên diễn ra xung quanh ta và trong đời sống sản xuất, sưu tầm những câu chuyện ngắn, những mẫu chuyện vui làm thành cuốn tư liệu riêng cho chuyên môn.
3.3. Phân loại những kiến thức thực tiễn thu thập được, áp dụng vào bài học cụ thể có liên quan sao cho phù hợp với đơn vị nội dung kiến thức và đạt được hiệu quả tối ưu bằng cách:
- Nêu các hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống hàng ngày thay cho lời giới thiệu vào bài giảng mới. Cách nêu vấn đề này có thể tạo cho học sinh bất ngờ và tạo được sự chú ý quan tâm của học sinh trong quá trình dạy học.
- Giáo viên đưa ra các hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống hàng ngày qua một số tính chất vật lý cụ thể trong bài, làm cho học sinh hiểu và thấy được ý nghĩa thực tiễn của bài học, biết vận dụng kiến thức vừa học để thảo luận tìm ra đáp án, giáo viên có thể giải thích để giải toả tính tò mò của học sinh.
- Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống hàng ngày qua những câu chuyện ngắn và những câu chuyện mang tính chất khôi hài. Cách nêu này có thể tạo không khí học tập thoải mái, đó cũng là cách kích thích niềm đam mê môn học.
- Nêu hiện tượng thực tiễn liên quan đến kiến thức trong bài sau khi học xong bài. Cách nêu vấn đề này có thể tạo cho học sinh căn cứ vào những kiến thức đã học tìm cách giải thích những hiện tượng ở nhà hay bất kỳ lúc nào bắt gặp hiện tượng đó.
- Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống hàng ngày thông qua bài tập tính toán. Cách làm này có thể giúp cho học sinh trong khi làm bài tập hiểu rõ hơn bản chất của hiện tượng, hiểu rõ hơn về các quy luật của tự nhiên đã được đúc kết trong các định luật vật lý, nhất là tránh được tình trạng toán học hoá bài tập vật lý.
- Nêu các hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống hàng ngày, có thể giáo viên đưa ra những tình huống, hiện tượng liên quan đến bài học tiếp theo sau khi kết thúc bài học trước. Cách nêu vấn đề này có thể tạo cho học sinh căn cứ vào kiến thức đã học tìm cách giải thích hiện tượng ở nhà, đưa các em vào vòng xoáy trên con đường tìm tòi khám phá kiến thức, buộc các em phải suy nghĩ, ấp ủ vì sao lại xảy ra hiện tượng như vậy, tạo tiền đề thuận lợi cho học bài mới ở tiết sau.
Giáo viên đa dạng hoá các hình thức thực hiện như: bằng lời giải thích, hình ảnh, những câu chuyện ngắn, chuyện khôi hài, những ví dụ minh họa thông qua một số hiện tượng thực tiễn, một số thí nghiệm biểu diễn nhanh, sử dụng công nghệ thông tin trình chiếucó thể áp dụng trong từng bài, từng chương cụ thể để nâng cao hiệu quả dạy học vật lý. 
Giáo viên sử dụng các hình thức tổ chức lồng ghép vào trong bài dạy như sau:
 + Lồng ghép vào phần mở bài:
Ví dụ: Để mở đầu cho bài dạy “Điện tích. Định luật Cu-lông” giáo viên sử dụng câu hỏi: mùa đông vì sao quần áo mặc dính vào da mặc dù da khô, còn tóc khi chải thì thấy rất bám vào lược?
Với câu hỏi này thì học sinh ở các lớp tôi dạy, một số còn nhớ kiến thức về điện học ở lớp 9 và giải thích được nhưng vẫn còn nhiều học sinh chưa giải thích được, do đó câu hỏi này vẫn đặt ra một vấn đề cần tìm hiểu để giải thích.
 + Lồng ghép trong quá trình giảng dạy:
Ví dụ: Khi dạy mục ví dụ về hiện tượng tự cảm giáo viên yêu cầu học sinh giải thích một số hiện tượng tự cảm xảy ra trong cuộc sống hàng ngày bằng các câu hỏi thực tiễn như: Tại sao khi rút phích cắm bàn là, ấm điện  thì ở chỗ cắm lại phát ra tia lửa điện?
 + Lồng ghép khi kết thúc bài học:
Ví dụ: Sau khi học xong về bài “Ghép các nguồn điện thành bộ” giáo viên yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ mạch điện của một chiếc đèn pin mà trong đó có dùng hai pin. Với câu hỏi này học sinh được luyện tập về xác định cách mắc trong một mạch điện và vẽ sơ đồ mạch.
 Lồng ghép khi kết thúc bài học cũng có thể để làm nảy sinh vấn đề cần nghiên cứu cho bài học mới tiếp theo.
 Ví dụ: Học xong bài khúc xạ ánh sáng giáo viên yêu cầu học sinh về nhà thực hành quan sát và suy nghĩ về hiện tượng: Tại sao ta đóng đinh vào tâm một tấm bìa hình tròn rồi thả tấm bìa nổi trên mặt nước sao cho đinh chìm vào trong nước, nhìn từ trên xuống tùy theo chiều dài của đinh mà có trường hợp ta nhìn thấy đầu dưới của đinh, có trường hợp lại không nhìn thấy?
Với câu hỏi này làm nảy sinh vấn đề cần nghiên cứu ở bài sau, bài “Phản xạ toàn phần”.
Trong quá trình thực hiện tôi đã lựa chọn những nội dung, hiện tượng trong thực tiễn có liên quan đến các bài học trong chương trình vật lý 11 và phân bố chúng vào cụ thể từng chương, từng bài như sau:
CHƯƠNG I: ĐIỆN TÍCH. ĐIỆN TRƯỜNG.
Bài 1: ĐIỆN TÍCH. ĐỊNH LUẬT CU-LÔNG
Câu 1: Người ta phát hiện ra điện từ bao giờ?
Trả lời: Chuyện kể lại rằng cách đây khoảng hơn 2600 năm có một người con gái Hi lạp có tài dệt vải. Một hôm cô gái lỡ tay đánh rơi con thoi bằng hổ phách xuống đất đầy bụi, cô liền lấy vạt áo len để lau con thoi. Nhưng lạ thay, sau khi lau thì thấy con thoi bám đầy tơ len, càng lau, tơ len bám vào thoi càng nhiều. Thử lại hiện tượng đó, bố của cô gái cho rằng trong hổ phách có “thần lực”. Người Hy lạp gọi hổ phách là êlêctrôn. Ngày nay người ta dùng thuật ngữ êlêctrôn để chỉ một loại hạt cơ bản mà ta còn gọi là điện tử. Sau này, người ta đã tìm hiểu ra nguyên nhân của hiện tượng trên là do sự xuất hiện điện tích do cọ xát.
Áp dụng: Giáo viên có thể sử dụng câu chuyện trên đặt vấn đề vào bài mới, qua đó học sinh còn được biết thêm về lịch sử phát triển của ngành điện học.
Câu 2: Làm thế nào để bóc một cái túi bằng nilông mỏng bị dính sát vào nhau?
Trả lời: Những túi nilông mỏng mới thường rất khó bóc vì hai mặt túi dính sát vào nhau. Ta có thể bóc dễ dàng bằng một phương pháp đơn giản: lấy mảnh vải cọ xát vào mép túi một lúc, hai mặt túi sẽ tích điện cùng dấu, chúng sẽ đẩy nhau, ta sẽ bóc ra dễ dàng. 
Áp dụng: Giáo viên có thể sử dụng câu này khi học xong mục I – “Sự nhiễm điện của các vật. Điện tích. Tương tác điện” để củng cố kiến thức, qua đó học sinh được biết thêm một mẹo vặt trong cuộc sống.
Câu 3: Làm thế nào để bảo đảm an toàn khi khi đổ xăng từ thùng này sang thùng khác?
Trả lời: Khi đổ từ thùng này sang thùng khác, xăng rất dễ nhiễm điện do cọ xát, vì vậy có thể gây hỏa hoạn. Để tránh nguy hiểm người ta nối thùng xăng với đất để điện tích sinh ra ở thùng sẽ được truyền xuống đất. Nhưng thực ra không phải chỉ ở thùng mới xuất hiện điện tích mà bản thân xăng cũng tích điện. Nhưng điện tích ở bên trong các lớp xăng lại không truyền đi được vì xăng cách điện. Người ta tìm ra cách giải quyết là bỏ vào xăng một ít oleat mage, chất này có tác dụng ngăn cản sự tích điện trong xăng.
Áp dụng: Giáo viên có thể giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh tìm hiểu sau khi học xong bài. Qua đó học sinh còn được biết thêm về vấn đề an toàn trong lao động.
Bài 2: THUYẾT ÊLECTRON. ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐIỆN TÍCH
Câu 1: Vì sao không khí ở nông thôn hay ở các cao nguyên như Sapa, Đà Lạt lại rất tốt đối với con người?
Trả lời: Ngoài nguyên nhân không khí ở nông thôn hoặc ở cao nguyên không bị ô nhiễm do các khí độc hoặc khói bụi từ các nhà máy thải ra, không khí ở các vùng nông thôn và cao nguyên có rất nhiều iôn âm trong khí quyển có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe con người.
Áp dụng: Giáo viên có thể sử dụng câu hỏi này khi dạy về thuyết êlectron lồng vào vấn để tích hợp bảo vệ môi trường. 
Bài 3: ĐI

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_su_dung_cau_hoi_lien_he_thuc_tien_lam_sinh_dong_bai_gia.doc