SKKN Phương pháp dạy học tích hợp văn bản “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường

SKKN Phương pháp dạy học tích hợp văn bản “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường

Đổi mới phương pháp giáo dục, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện tư duy sáng tạo và tích cực để học sinh chủ động nắm bắt kiến thức được coi là nhiệm vụ trọng tâm của công tác giáo dục. Muốn thực hiện được nhiệm vụ này, trước hết, mỗi giáo viên phải tạo được hứng thú cho học sinh, để các em say mê, sau đó là tự giác học tập. Những năm gần đây, dạy học theo hướng tích hợp kiến thức liên môn được đề cập và vận dụng nhiều, đem lại hiệu quả cho việc giảng dạy, trong đó có việc giảng dạy môn Ngữ văn. Qua tìm hiểu, nghiên cứu, tôi thấy cách dạy này có nhiều ưu điểm, phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Nhưng không phải ở tác phẩm nào, bài học nào cũng đạt được thành công. Đặc biệt đối với thể loại bút kí trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập 1, Nhà xuất bản (NXB) Giáo Dục là những tác phẩm đòi hỏi người đọc phải có sự suy ngẫm, phải nhập tâm vào dòng tâm tư của nhà văn, lưu tâm đến loại thể nhưng nhiều giáo viên hiện nay dạy tùy bút giống như dạy truyện ngắn nghĩa là vẫn có tính chất truyện nên hiệu quả giảng dạy không cao. Việc giảng dạy như vậy đã làm mất đi sức hấp dẫn riêng của thể văn này.

Việc giảng dạy tích hợp trong bài “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường trong chương trình Ngữ văn lớp 12 không phủ định việc dạy các tri thức, kỹ năng riêng của từng phân môn (Đọc văn, Tiếng Việt, Làm văn) đồng thời đó còn là sự tích hợp liên môn giữa Ngữ văn và các môn học khác như Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân, Tin học, Âm nhạc để đạt tới mục tiêu chung của bài học.

 

docx 25 trang cucnguyen11 20335
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phương pháp dạy học tích hợp văn bản “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT TRIỆU THÁI
=====***=====
BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
Tên sáng kiến: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH HỢP VĂN BẢN
“AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG?” 
CỦA HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG.
Tác giả sáng kiến: TRẦN THỊ THÚY NGUYỆT
Mã sáng kiến: 15.51.03
Lập Thạch, Năm 2019
BÁO CÁO
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
I. LỜI GIỚI THIỆU
1. Lí do chọn đề tài	
 Đổi mới phương pháp giáo dục, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện tư duy sáng tạo và tích cực để học sinh chủ động nắm bắt kiến thức được coi là nhiệm vụ trọng tâm của công tác giáo dục. Muốn thực hiện được nhiệm vụ này, trước hết, mỗi giáo viên phải tạo được hứng thú cho học sinh, để các em say mê, sau đó là tự giác học tập. Những năm gần đây, dạy học theo hướng tích hợp kiến thức liên môn được đề cập và vận dụng nhiều, đem lại hiệu quả cho việc giảng dạy, trong đó có việc giảng dạy môn Ngữ văn. Qua tìm hiểu, nghiên cứu, tôi thấy cách dạy này có nhiều ưu điểm, phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Nhưng không phải ở tác phẩm nào, bài học nào cũng đạt được thành công. Đặc biệt đối với thể loại bút kí trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập 1, Nhà xuất bản (NXB) Giáo Dục là những tác phẩm đòi hỏi người đọc phải có sự suy ngẫm, phải nhập tâm vào dòng tâm tư của nhà văn, lưu tâm đến loại thể nhưng nhiều giáo viên hiện nay dạy tùy bút giống như dạy truyện ngắn nghĩa là vẫn có tính chất truyện nên hiệu quả giảng dạy không cao. Việc giảng dạy như vậy đã làm mất đi sức hấp dẫn riêng của thể văn này.
Việc giảng dạy tích hợp trong bài “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường trong chương trình Ngữ văn lớp 12 không phủ định việc dạy các tri thức, kỹ năng riêng của từng phân môn (Đọc văn, Tiếng Việt, Làm văn) đồng thời đó còn là sự tích hợp liên môn giữa Ngữ văn và các môn học khác như Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân, Tin học, Âm nhạc  để đạt tới mục tiêu chung của bài học.
a. Cơ sở lý luận
	Việc vận dụng kiến thức liên môn với môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân, và ứng dụng công nghệ thông tin làm cho hiệu quả của bài học Ai đã đặt tên cho dòng sông? được nâng cao, giúp cho học sinh học bài với niềm say mê, hứng thú. 
b. Cơ sở thực tiễn
 Mặc dù phương pháp dạy học tích hợp đã được triển khai vào trường học từ nhiều năm nay. Sở giáo dục và đào tạo Vĩnh Phúc cũng đã có nhiều cuộc thi soạn giảng tích hợp liên môn dành cho giáo viên. Nhưng có một thực tế là trong các nhà trường phương pháp tích hợp chưa thực sự phổ biến dẫn đến hiệu quả thấp. Thực trạng giảng dạy văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông? cũng gặp một số khó khăn nhất định:
b1. Về thể loại và phong cách tác giả
- Thể loại bút kí
Bút kí không có sự hấp dẫn của cốt truyện như ở tác phẩm truyện hoặc kịch, không ngắn và dễ đọc như thơ; sự hấp dẫn của bút kí thuộc về nội dung tri thức phong phú và nghệ thuật trần thuật giàu cảm xúc của nhà văn. Ở thể bút kí đòi hỏi người đọc phải kiên trì, tập trung và nhập tâm cùng dòng tâm tư của nhà văn.
Nội dung hiện thực trong bút kí thường tản mạn, hòa lẫn với mạch xúc cảm của người viết nên đòi hỏi khả năng tổng hợp của học sinh. Mặt khác, bút kí có lối diễn đạt tinh tế, thiên nhiều về những cảm nhận trực giác nên nó đòi hỏi ở người đọc sự nhạy cảm tinh tế, khả năng liên tưởng, tưởng tượng phong phú.
- Phong cách tác giả
Hoàng Phủ Ngọc Tường có một giọng văn say nồng chất men Huế, một tình yêu thắm thiết dành cho lịch sử, văn hóa, thiên nhiên và con người xứ Huế thì việc giảng dạy tác phẩm bút kí của ông cũng gặp không ít gian nan, thử thách. Để truyền tải được vẻ đẹp cổ kính, trầm mặc, lãng mạn bay bổng mà nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đã dày công xây cất ấy đến một cách giản dị và thấm thía với đối tượng tiếp nhận là học sinh trung học phổ thông là điều không đơn giản; sự sâu lắng trong những rung cảm và bề dày của sự trải nghiệm không dễ để học sinh có thể cảm nhận và hiểu được một cách đầy đủ.
b2. Về phương pháp giảng dạy
Thiết kế và giảng dạy tác phẩm văn học, đặc biệt là tác phẩm thuộc thể loại tùy bút, thể loại được coi là tương đối khó xác định ranh giới giữa tự sự và trữ tình thì việc lựa chọn phương pháp dạy học tích hợp sao cho hiệu quả vẫn được xem như một vấn đề khó khăn. Việc tìm kiếm và áp dụng phương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng thể loại tùy bút, phong cách tác giả và phát huy tối đa năng lực tư duy sáng tạo, chủ động của học sinh là một điều trăn trở lớn đối với các thầy cô giáo.
Là một giáo viên dạy môn Ngữ văn ở trường THPT, tôi luôn trăn trở với câu hỏi:
 Phải làm thế nào để học sinh phải hiểu rõ ràng, cụ thể những giá trị nội dung, nghệ thuật, tư tưởng của một tác phẩm văn học nói chung và bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” nói riêng? 
Phải tích hợp như thế nào cho phù hợp, đặc biệt đối với những tác phẩm tùy bút mà ở đó học sinh vừa phải hiểu được nội dung, nghệ thuật vừa phải nắm được quan điểm của người viết. 
Tôi đã thử nhiều giải pháp, mỗi giải pháp đem lại thành công nhất định. Vì thế qua mỗi lần thử nghiệm, tôi đã tự điều chỉnh và tự hoàn thiện dần phương pháp dạy học. Tôi nhận thấy sử dụng phương pháp tích hợp kiến thức của các môn mà học sinh đã và đang được học như môn Lịch sử, Địa lí, môn GDCD, phân môn Làm văn, Tiếng Việt vào trong bài giảng đã đạt hiệu quả nhất định. 
Chính vì những lý do trên nên tôi đã chọn đề tài Phương pháp dạy học tích hợp văn bản “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường để nghiên cứu và thực hiện, hy vọng sẽ giúp học sinh đến được với giá trị đích thực của tác phẩm. Thiết kế của tôi nhằm khắc phục khó khăn và phát huy thuận lợi, hướng đến mục đích phát triển tri thức, bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm và rèn luyện kỹ năng tích hợp liên môn trong bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” cho học sinh.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
	a. Đối tượng nghiên cứu:
- Bài Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường (Ngữ văn 12, tập 1)
- Học sinh lớp 12A2, 12A3, 12A6 trường THPT Triệu Thái.
b. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu: 
- Phạm vi: Trường THPT Triệu Thái.
- Kế hoạch nghiên cứu: 4 năm (Từ tháng 9 năm 2014 đến hết tháng 12 năm 2018).
3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
Phương pháp phân tích - tổng hợp.
	Phương pháp so sánh.
 Phương pháp đọc - hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại. 
 Phương pháp quan sát thực nghiệm.
 Phương pháp hệ thống, thảo luận nhóm.
 Tổ chức cho HS nghe băng, xem băng hình về dòng sông Hương của xứ Huế qua bài hát Dòng sông ai đã đặt tên? 
II. Tên sáng kiến: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH HỢP VĂN BẢN “AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG?” CỦA HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG.
III. Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: Trần Thị Thúy Nguyệt.
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Triệu Thái.
- Số điện thoại: 0984 937 135.
Email:trantthuynguyet.gvtrieuthai@vinhphuc.edu.vn
IV. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: 
	- Sáng kiến được áp dụng trong lĩnh vực giảng dạy bộ môn Ngữ văn trong 
nhà trường THPT nói chung và trong văn bản “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường nói riêng.
V. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 
	- Sáng kiến được áp dụng lần đầu tiên vào học kì I năm học 2014 - 2015
VI. Mô tả bản chất của sáng kiến:
1. Về nội dung lí luận của sáng kiến:
 1.1. Khái niệm
Theo từ điển Tiếng Việt: “Tích hợp là sự kết hợp những hoạt động, chương trình hoặc các thành phần khác nhau thành một khối chức năng. Tích hợp có nghĩa là sự thống nhất, sự hòa hợp, sự kết hợp”.
         Theo từ điển Giáo dục học: “Tích hợp là hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học”.
         Trong tiếng Anh, tích hợp được viết là “integration” một từ gốc Latin (integer) có nghĩa là “whole” hay “toàn bộ, toàn thể”. Có nghĩa là sự phối hợp các hoạt động khác nhau, các thành phần khác nhau của một hệ thống để bảo đảm sự hài hòa chức năng và mục tiêu hoạt động của hệ thống ấy.
Đưa tư tưởng sư phạm tích hợp vào trong quá trình dạy học là cần thiết. Dạy học tích hợp là một xu hướng của lí luận dạy học và được nhiều nước trên thế giới thực hiện.
1.2. Quan điểm vận dụng tích hợp vào dạy học Ngữ văn ở trường THPT 
Việc vận dụng quan điểm tích hợp vào dạy học Ngữ văn ở trường THPT chẳng những dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập trong các phân môn Văn học, Tiếng Việt, Làm văn cũng như các bộ phận tri thức khác như hiểu biết lịch sử xã hội, văn hoá nghệ thuật... mà còn xuất phát từ đòi hỏi thực tế là cần phải khắc phục, xoá bỏ lối dạy học theo kiểu khép kín, tách biệt thế giới nhà trường và thế giới cuộc sống, cô lập giữa những kiến thức và kĩ năng vốn có liên hệ, bổ sung cho nhau, tách rời kiến thức với các tình huống có ý nghĩa, những tình huống cụ thể mà HS sẽ gặp sau này. Nói khác đi, đó là lối dạy học khép kín “trong nội bộ phân môn”, biệt lập các bộ phận Văn học, Tiếng Việt và Làm văn vốn có quan hệ gần gũi về bản chất, nội dung và kĩ năng cũng như mục tiêu, đủ cho phép phối hợp, liên kết nhằm tạo ra những đóng góp bổ sung cho nhau cả về lí luận và thực tiễn, đem lại kết quả tổng hợp và vững chắc trong việc giải quyết những tình huống tích hợp hoặc những vấn đề thuộc từng phân môn.
1.3. Dạy học tích hợp liên môn trong dạy học tác phẩm bút kí
 Việc dạy học tích hợp liên môn trong dạy học tác phẩm bút kí không chỉ chú trọng nội dung kiến thức tích hợp mà cần thiết phải xây dựng một hệ thống việc làm, thao tác tương ứng nhằm tổ chức, dẫn dắt HS từng bước thực hiện để chiếm lĩnh đối tượng học tập, nội dung môn học, đồng thời hình thành và phát triển năng lực, kĩ năng tích hợp, tránh áp đặt một cách làm duy nhất. Giờ học Ngữ văn theo quan điểm tích hợp phải là một giờ học hoạt động phức hợp đòi hỏi sự tích hợp các kĩ năng, năng lực liên môn để giải quyết nội dung tích hợp, chứ không phải sự tác động các hoạt động, kĩ năng riêng rẽ lên một nội dung riêng rẽ thuộc nội bộ phân môn.
Tích hợp kiến thức Địa lý, Lịch sử, Giáo dục công dân, Tiếng Việt, Làm văn, kĩ năng sống trong dạy học tác phẩm bút kí thực sự đã khơi dậy cho học sinh niềm đam mê, ham hiểu biết đối với tác phẩm bút kí. 
1.4. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
1.4.1. Điều kiện để thực hiện 
- Chuẩn bị của GV 
+ Để xây dựng bài giảng theo hướng tích hợp kiến thức liên môn, giáo viên cần: Xác định đúng nội dung kiến thức nào trong bài cần tích hợp, tích hợp với kiến thức thuộc môn học hay lĩnh vực nào, tích hợp ở mức độ nào; chọn hình thức tích hợp: giáo viên diễn giảng bằng lời, cung cấp trên giáo cụ trực quan hay đưa ra nhiệm vụ học sinh thu thập, tìm hiểu ở nhà trước hoặc sau bài học.
+ Xây dựng thiết kế bài giảng: phải bám sát kiến thức bài học, mục tiêu, thời lượng dành cho mỗi đơn vị kiến thức trong bài học để đưa ra phương pháp và cách tổ chức dạy học phù hợp; cần đa dạng hóa các hình thức luyện tập sáng tạo để phát huy khả năng liên tưởng, tưởng tượng của HS; dự kiến được các tình huống phát sinh trước hoạt động tích hợp liên môn.
+ Chuẩn bị phương tiện dạy học SGK, SGV, Chuẩn kiến thức kĩ năng, bài soạn, phiếu học tập, hệ thống câu hỏi kiểm tra, đánh giá và các tiêu chí kiểm tra, đánh giá xếp loại HS.
+ Chuẩn bị điều kiện học tập của học sinh. 
 - Chuẩn bị của học sinh: 
+ Ôn tập bài cũ, chuẩn bị bài mới.
+ Chuẩn bị thái độ, tâm thế học tập. 
1.4.2. Vận dụng các kiến thức liên môn
1.4.2.1. GV sử dụng tài liệu lịch sử 
GV cần tìm hiểu những kiến thức lịch sử trong SGK lịch sử hay tài liệu tham khảo môn Lịch sử để có những kiến thức chính xác, chặt chẽ. Sử dụng phương pháp này, học sinh sẽ tiếp cận kiến thức Văn học qua tư liệu lịch sử, đặt tác giả, tác phẩm vào môi trường ra đời của nó để học sinh đánh giá được những đóng góp cũng như hạn chế của tác giả về nội dung tư tưởng hay nghệ thuật thể hiện.
Trong các bài học ở sách giáo khoa, các nhà biên soạn đã có phần tiểu dẫn trình bày về tác giả, hoàn cảnh ra đời tác phẩm để giáo viên khai thác tuy nhiên vẫn cần có sự tham khảo thêm sử liệu để làm rõ yếu tố thời đại.
Chẳng hạn tìm hiểu phần Vẻ đẹp sông Hương ở góc độ lịch sử, GV tích hợp kiến thức lịch sử. Thế kỉ XV, trong “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi, sông Hương được ghi là “linh giang”.
 Thế kỉ XVIII, nó vẻ vang soi bóng kinh thành Phú Xuân, gắn liền với tên tuổi của người anh hùng Nguyễn Huệ.
Nó đọng lại đến bầm da, tím máu “nó sống hết lịch sử bi tráng của thế kỉ XIX”.
Nó đi vào thời đại của Cách mạng tháng Tám bằng những chiến công rung chuyển.
Thời chống Mỹ: nó chứng kiến cuộc nổi dậy tổng tiến công tết Mậu Thân 1968. 
 (Lịch sử lớp 12- Bài 16: Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám (1939-1945); Bài 22: Hai miền đất nước trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ)
1.4.2.2. GV sử dụng tài liệu địa lý 
Về địa lý, Huế trong tổng thể là một đô thị cổ nằm suốt dọc hai bờ sông có nhiều biền bãi, nhiều cồn đảo và những nhánh sông đào mang nước sông Hương tỏa đi khắp đô thị. Về đến thành phố, dòng sông Hương càng trở nên mềm mại, gợi cảm và đa cảm hơn. Dòng chảy hiền hòa, chậm rãi và yên tĩnh như mặt nước hồ. Diện mạo vô cùng xinh đẹp, lộng lẫy.
Với những hiểu biết về vị trí địa lí, HS xác định vị trí của xứ Huế và dòng sông Hương trên bản đồ của Việt Nam; giúp các em hiểu thêm được địa hình và đặc điểm sông ngòi của nước Việt Nam.
GV tích hợp kiến thức địa lí sử dụng bản đồ sông Hương để nhận biết địa hình của dòng sông một cách cụ thể. 
- Việc học các bài học Địa lí giúp các em hiểu địa hình Việt Nam, các dòng sông chảy từ tây sang đông, hầu hết ở thượng nguồn đều là vùng núi cao, nhiều vực thẳm, rừng già khiến cho nước chảy xiết dữ dội. 
- Học sinh hiểu thêm về đặc điểm sông ngòi miền nhiệt đới ẩm gió mùa. Ở nước ta mạng lưới sông ngòi dày đặc, nước lên theo mùa, các con sông thường nhiều nước, nhiều phù sa bồi đắp cho bờ bãi ven sông. 
(Địa lí lớp 12- Bài 6 tiết 1 “Đất nước nhiều đồi núi”; Bài 9,10: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa) 
1.4.2.3. Sử dụng tư liệu về các tác phẩm nghệ thuật
Hội họa, kiến trúc, sân khấu, điêu khắc, ca nhạc, phim ảnhlà kết quả sáng tạo của xã hội loài người. Một hình ảnh nghệ thuật giúp người học sử dụng trí tưởng tượng của mình tập trung vào những điểm quan trọng.
Giáo viên bổ sung hình ảnh tư liệu thuộc các lĩnh vực nói trên vào bài giảng để học sinh có vốn văn hóa rộng khi tiếp nhận.
Bản thân văn học có mối quan hệ mật thiết với các loại hình nghệ thuật khác.
Học sinh tiếp nhận kiến thức văn học qua tranh ảnh đồ dùng trực quan kết hợp với bài viết sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo sẽ nhớ lâu và hứng thú hơn.
Để việc khai thác nguồn tư liệu này có hiệu quả, phát huy tính tích cực của học sinh, giáo viên cần nghiên cứu kỹ mục tiêu và nội dung của từng tư liệu trong bài học tư liệu thuyết minh hình ảnh.
Ngày nay, với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, giáo viên trình chiếu kênh hình sẽ có ưu thế hơn vì học sinh được trực quan với hình ảnh rõ, kích thước lớn, màu sắc sinh động và ấn tượng hơn.
Ví dụ như khi vào bài, GV cho HS nghe một đoạn trong bài hát Dòng sông ai đã đặt tên của Trần Hữu Pháp để bước đầu hình dung và cảm nhận về xứ Huế trong một văn bản văn học.
Khi dạy phần Vẻ đẹp sông Hương ở góc nhìn văn hóa, GV cho HS nghe và xem đoạn video về nhã nhạc cung đình Huế - di sản phi vật thể của nhân loại và là một trong những tài sản vô giá của dân tộc ta. 
1.4.2.4. Sử dụng tài liệu các lĩnh vực văn hóa khác: Việc vận dụng kiến thức liên môn của Giáo dục công dân, giáo dục kĩ năng sống, kiến thức dân tộc học góp phần làm sáng rõ khi lí giải các khái niệm hay tư tưởng tác phẩm. 
GV tích hợp bồi dưỡng lòng yêu quê hương đất nước: Sông Hương của Hoàng Phủ Ngọc Tường không chỉ mang vẻ đẹp trời phú mà còn ánh lên vẻ đẹp của con người, những tài nữ đánh đàn, những người dân Châu Hóa lái thuyền xuôi ngược, những người con anh dũng đã hi sinh, những Nguyễn Du, những Bà huyện Thanh Quan, những Tố Hữu... đã viết thơ trên dòng chảy long lanh in bóng mây trời.
1.4.3. Cách tích hợp liên môn trong nội dung dạy học văn bản bút kí 
* Để thực hiện tốt bài dạy của mình, tôi đã thực hiện các bước sau: 
Bước 1: Đọc kỹ tác phẩm.
Bước 2: Nắm vững kiến thức cần đạt.
Bước 3: Tìm hiểu kiến thức có liên quan ở trong SGK, sách tham khảo, mạng internet của các môn HS đã và đang học để liên hệ tích hợp.
Bước 4: Lựa chọn, sắp xếp ý để soạn giáo án.
* Để giúp học sinh nắm được văn bản bút kí, GV cần hướng dẫn học sinh tìm hiểu những nội dung sau:
- Nội dung 1: Tìm hiểu vị trí của văn bản được trích học.
- Nội dung 2: Tìm hiểu giá trị nội dung của văn bản.
- Nội dung 3: Tìm hiểu giá trị tư tưởng của văn bản.
- Nội dung 4: Tìm hiểu giá trị nghệ thuật đặc sắc của văn bản.
- Nội dung 5: Tìm hiểu ý nghĩa nhan đề của văn bản.
1.4.3.1. Hướng dẫn HS tìm hiểu vị trí của văn bản
- Tìm hiểu vài nét về tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường.
- Tìm hiểu về tác phẩm và vị trí của đoạn trích.
Để hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung này, GV cần tìm hiểu những kiến thức về nhà văn xứ Huế Hoàng Phủ Ngọc Tường, phong cách viết văn tài hoa, uyên bác, giàu chất trí tuệ và trữ tình. Đặc trưng của thể loại bút kí.
1.4.3.2. Hướng dẫn HS khám phá nội dung tác phẩm qua hệ thống các luận điểm tư tưởng của văn bản.
Để làm được phần này, GV cần chú trọng vào các câu hỏi sau để khai thác và chuẩn bị kiến thức:
- Văn bản có mấy luận điểm.
- Luận điểm đó được triển khai bằng các lí lẽ, dẫn chứng nào? Nhận xét cách sử dụng lí lẽ, dẫn chứng của tác giả?
- Qua hệ thống tư tưởng luận điểm đó, văn bản hướng tới vấn đề (chủ đề) gì?
Khi dạy văn bản này, GV xây dựng những luận điểm sau:
Luận điểm 1. Vẻ đẹp của sông Hương qua cảnh sắc thiên nhiên.
- Vẻ đẹp của sông Hương ở thượng nguồn.
- Vẻ đẹp của sông Hương ở đồng bằng và ngoại vi thành phố.
- Vẻ đẹp của sông Hương khi chảy trong lòng thành phố Huế.
Luận điểm 2: Vẻ đẹp sông Hương được khám phá dưới góc độ lịch sử và văn hóa.
	- Vẻ đẹp sông Hương trong mối quan hệ với lịch sử dân tộc.
	- Vẻ đẹp sông Hương được khám phá dưới góc độ văn hóa.
Từ hai luận điểm trên rút ra ý nghĩa nhan đề “Ai đã đăt tên cho dòng sông?”
1.4.3.3. Hướng dẫn HS khám phá giá trị nghệ thuật của tác phẩm
 GV phải gợi ý căn cứ vào những lý thuyết môn Làm văn, Tiếng Việt để HS phát hiện các thao tác lập luận và các biện pháp nghệ thuật để tăng tính truyền cảm, thuyết phục của bài kí, phần nào hiểu được phong cách của tác giả.
Khi dạy văn bản này cần chú ý đến người trần thuật là chủ thể trữ tình trong văn bản; chú ý đến điểm nhìn trần thuật ở nhiều góc độ khác nhau; phải chú ý đến giọng điệu của văn bản kí...
1.4.3.4. Cấu trúc giáo án tích hợp
Tiết 49: Đọc văn
AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG?
(Trích)
 - Hoàng Phủ Ngọc Tường
A. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: 
1.1. Môn Ngữ văn
- Hiểu được tình yêu, niềm tự hào tha thiết, sâu lắng của tác giả dành cho dòng sông quê hương, cho xứ Huế thân yêu và cũng là cho đất nước.
- Nhận biết được đặc trưng của thể loại bút kí và nghệ thuật viết bút kí trong bài.
1.2. Môn Lịch sử
 	Học sinh hiểu thêm những kiến thức về lịch sử, đó là những sự kiện gắn liền với dòng sông Hương như ở Huế. 
1.3. Môn Địa lí 
- Sử dụng bản đồ sông Hương để nhận biết địa hình của dòng sông một cách cụ thể. Việc học các bài học Địa lí giúp các em hiểu địa hình Việt Nam, về đặc điểm sông ngòi miền nhiệt đới ẩm gió mùa. 
1.4. Môn Giáo dục công dân
- Bồi dưỡng lòng yêu quê hương, đất nước, trách nhiệm xây dựng và bảo vệ tổ quốc; tự hào về truyền thống tốt đẹp của dân tộc; có ý thức học tập, rèn luyện để góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước.
- Trân trọng, gìn giữ những danh lam thắng cảnh, những giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc. Giáo dục các em ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường. 
1.5. Môn Âm nhạc 
- Ngợi ca cảnh đẹp của non sông đất nước.
- Bồi dưỡng lòng yêu quê hương, đất nước, trách nhiệm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 
2. Kĩ năng
2.1. Môn Ngữ văn
 	- Đọc diễn cảm thể loại bút kí.
- Phân tích văn bản bút kí theo đặc trưng thể loại.
 2.2. Môn Lịch sử
 - Rèn kĩ năng xem xét các sự kiện lịch sử trong mối quan hệ với thiên nhiên.
2.3. Môn Địa lí
 - Kĩ năng thu thập thông tin, xem bản đồ, xây dựng kiến th

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_phuong_phap_day_hoc_tich_hop_van_ban_ai_da_dat_ten_cho.docx