SKKN Sử dụng hiệu quả phương pháp sơ đồ, bảng biểu trong dạy – học Ngữ văn 12

SKKN Sử dụng hiệu quả phương pháp sơ đồ, bảng biểu trong dạy – học Ngữ văn 12

Bàn về vai trò và ý nghĩa của văn học, Rasul Gamzatop cho rằng: “Người ta thường nói văn học là nhân học. Tôi công nhận. Nhưng với riêng tôi, văn học không chỉ là môn khoa học về con người. Cái cốt lõi của nó là lòng nhân ái”. Trải qua bao tháng năm, văn học đã chứng minh được sức mạnh to lớn của mình. Rằng không có một môn khoa học nào gần gũi với con người, ảnh hưởng trực tiếp đến tư tưởng, tình cảm của con người như môn Ngữ văn. Học văn, chúng ta có thể có nhiều cảm xúc lẫn lộn: vui, buồn, yêu thương, căm ghét, xót xa, Văn học giúp chúng ta thanh lọc tâm hồn, giúp chúng ta sống tốt hơn. Đó là những điều không ai có thể phủ nhận.

Thế nhưng để hiểu được các tác phẩm văn học lại là một vấn đề không hề đơn giản. Đó là cả một quá trình tìm hiểu, khám phá, cảm nhận. Nhà văn Nga

L.Tôn xtôi từng viết: "Cái quý nhất không phải là biết quả đất tròn mà là biết người ta đã tìm ra nó bằng cách nào". Việc đánh giá một tác phẩm văn học cũng vậy, điều quan trọng không phải là biết nó hay mà phải biết nó hay như thế nào? Vì vậy, một trong những mục đích quan trọng hàng đầu của phương pháp dạy học văn trong nhà trường phổ thông là qua việc học tập bộ môn này, nhà trường dần dần hình thành cho học sinh khả năng tự tiếp nhận tác phẩm văn chương một cách độc lập, không gò ép, suy diễn và quan trọng hơn là phải biết phân tích, đánh giá tác phẩm một cách đúng hướng, nhất là khi bắt gặp những tác phẩm mới.

 

doc 30 trang thuychi01 8371
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng hiệu quả phương pháp sơ đồ, bảng biểu trong dạy – học Ngữ văn 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Mở đầu:
1.1. Lý do chọn đề tài: 
Bàn về vai trò và ý nghĩa của văn học, Rasul Gamzatop cho rằng: “Người ta thường nói văn học là nhân học. Tôi công nhận. Nhưng với riêng tôi, văn học không chỉ là môn khoa học về con người. Cái cốt lõi của nó là lòng nhân ái”. Trải qua bao tháng năm, văn học đã chứng minh được sức mạnh to lớn của mình. Rằng không có một môn khoa học nào gần gũi với con người, ảnh hưởng trực tiếp đến tư tưởng, tình cảm của con người như môn Ngữ văn. Học văn, chúng ta có thể có nhiều cảm xúc lẫn lộn: vui, buồn, yêu thương, căm ghét, xót xa,Văn học giúp chúng ta thanh lọc tâm hồn, giúp chúng ta sống tốt hơn. Đó là những điều không ai có thể phủ nhận.
Thế nhưng để hiểu được các tác phẩm văn học lại là một vấn đề không hề đơn giản. Đó là cả một quá trình tìm hiểu, khám phá, cảm nhận. Nhà văn Nga 
L.Tôn xtôi từng viết: "Cái quý nhất không phải là biết quả đất tròn mà là biết người ta đã tìm ra nó bằng cách nào". Việc đánh giá một tác phẩm văn học cũng vậy, điều quan trọng không phải là biết nó hay mà phải biết nó hay như thế nào? Vì vậy, một trong những mục đích quan trọng hàng đầu của phương pháp dạy học văn trong nhà trường phổ thông là qua việc học tập bộ môn này, nhà trường dần dần hình thành cho học sinh khả năng tự tiếp nhận tác phẩm văn chương một cách độc lập, không gò ép, suy diễn và quan trọng hơn là phải biết phân tích, đánh giá tác phẩm một cách đúng hướng, nhất là khi bắt gặp những tác phẩm mới.
Tuy nhiên việc giảng dạy môn Ngữ văn hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn. Đây là hiện tượng chung do nhiều nguyên nhân khác nhau mang lại. Một phần do bản thân giáo viên chưa thực sự thu hút được học sinh “theo đuổi” môn học của mình. Một phần do kỹ năng khai thác thông tin, cảm thụ tác phẩm của học sinh trong trường THPT còn nhiều lúng túng. Xuất phát từ thực tế đó, bản thân tôi luôn trăn trở, tìm tòi phương pháp, hướng khai thác tác phẩm để vận dụng trong từng bài dạy cụ thể nhằm tháo gỡ cho riêng mình những khó khăn chung. Một trong những vấn đề quan trọng của giáo dục là đổi mới phương pháp dạy học. Tinh thần của vấn đề này là biến quá trình dạy học thành quá trình tự học, tự tìm hiểu khám phá và xây dựng kiến thức của người học với vai trò dẫn dắt khéo léo của người thầy[2]. Trong những năm học qua, để góp phần thực hiện nhiệm vụ trọng tâm là đổi mới phương pháp dạy học, bản thân tôi đã không ngừng tìm tòi, sáng tạo để làm mới tiết dạy của mình. Để những giờ học văn trôi đi thật nhẹ nhàng mà hiệu quả lại cao.
 Chính vì lẽ đó, tôi mạnh dạn đề xuất một phương pháp. Phương pháp này tuy không mới nhưng phù hợp với đối tượng học sinh ở trường THPT Thạch Thành 4 mà lại khơi gợi được xúc cảm và tạo được hứng thú cho các em trong mỗi giờ giảng văn, đó là: “Sử dụng hiệu quả phương pháp sơ đồ, bảng biểu trong dạy – học Ngữ văn 12” để nghiên cứu.
 1.2. Mục đích nghiên cứu: 
 Sử dụng phương pháp sơ đồ,bảng biểu trong dạy học sẽ phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động học tập và rèn luyện khả năng tự học cho học sinh. 
 Sử dụng phương pháp sơ đồ, bảng biểu trong dạy học sẽ làm thay đổi nhận thức của giáo viên về đổi mới phương pháp trong giảng dạy, kích thích sự húng thú học tập của học sinh, từ đó góp phần nâng cáo chất lương học tập cũng như nâng cao tỉ lệ học sinh khá, giỏi trong nhà trường.
1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
 1.3.1. Đối tượng
- Chương trình Ngữ văn 12 cơ bản
- Học sinh lớp 12 trường THPT Thạch Thành 4 năm học 2017 - 2018
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Sử dụng phương pháp sơ đồ, bảng biểu trong dạy học Ngữ văn 12 ở trường THPT Thạch Thành 4.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm:
2.1. Cơ sở lý luận: 
2.1.1. Quan niệm về sơ đồ, bảng biểu.
Sơ đồ, bảng biểu là gì? “Sơ đồ là những hình vẽ quy ước, sơ lược nhằm mô tả một đặc trưng nào đó của một sự vật hay một quá trình. Sơ đồ, bảng biểu là một trong những phương pháp thuộc nhóm phương  pháp dạy học trực quan. Phương pháp này sử dụng những hình vẽ, quy ước, thiết kế mẫu bảng để mô hình hóa các bài học nhằm giúp học sinh có được những kiến thức cơ bản về bài học[1]. 
Để sử dụng phương pháp sơ đồ, bảng biểu trong dạy học có hiệu quả trước tiên các kiến thức cơ bản cần được sắp xếp dưới dạng mô hình sơ đồ, bảng biểu. Sơ đồ, bảng biểu tạo thành một tổ chức hình khối phản ánh cấu trúc và lôgíc bên trong của một khối lượng kiến thức một cách khái quát, súc tích và trực quan cụ thể nhằm giúp cho học sinh nắm vững kiến thức, khái quát được những nội dung cơ bản của bài học đồng thời qua đó mà phát triển được năng lực nhận thức của học sinh” [1].
Dạy học theo sơ đồ, bảng biểu là cách thức hoạt động phối hợp thống nhất giữa người dạy và người học, giúp người học hiểu được bản chất của các sự vật, hiện tượng liên quan đến nội dung, nhiệm vụ dạy học dựa vào sơ đồ, bảng biểu[1].
2.1.2. Những ưu thế của phương pháp dạy học theo sơ đồ, bảng biểu.
Phương pháp dạy học theo sơ đồ, bảng biểu có thể phát huy được tính tích cực của học sinh, huy động tối đa các giác quan của người học tham gia vào quá trình nhận thức, lĩnh hội kiến thức. Kiến thức bài học được cụ thể hóa dưới dạng các sơ đồ, bảng biểu ngắn gọn, dễ nhớ nên học sinh dễ dàng hơn trong việc phát triển ý tưởng, tìm tòi và xây dựng kiến thức mới. Khi giáo viên dùng sơ đồ, bảng biểu để minh họa sẽ tạo được hiệu quả cao vì chỉ trong một thời gian rất ngắn học sinh có thể khái quát được một lượng kiến thức lớn vừa làm sáng tỏ bài giảng vừa xâu chuỗi kiến thức lại với nhau[1].
Sử dụng phương pháp sơ đồ, bảng biểu trong dạy học sẽ tạo sự hứng thú cho học sinh trong giờ học, giúp tiết học trở nên sinh động, lôi cuốn hơn. Đặc biệt là giúp học sinh phát triển khả năng quan sát, kích thích tư duy, nhớ bài học lâu hơn. 
Sử dụng phương pháp sơ đồ, bảng biểu trong dạy học sẽ giúp học sinh khám phá tri thức mới theo trình tự lôgíc, hiểu được bản chất của vấn đề, nắm chắc nội dung bài học, điều này rất thuận lợi cho quá trình tái hiện tri thức khi cần thiết[1].
2.1.3. Những hạn chế của phương pháp dạy học theo sơ đồ, bảng biểu. 
 Như chúng ta đã biết, bản chất của phương pháp này là kiến thức được mô hình hóa bằng sơ đồ, bảng biểu nên thường ngắn gọn không thể chi tiết nếu người học không hiểu được bản chất sẽ gặp khó khăn trong quá trình học tập. Ví dụ: Khi tìm hiểu tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” – Tô Hoài. Nếu chưa đọc văn bản, chưa nắm được nội dung cơ bản thì trước một sơ đồ, bảng biểu học sinh đó vẫn lúng túng, ngỡ ngàng, bối rối. Thậm chí không lí giải được vì sao lại như thế?
Nếu sử dụng phương pháp sơ đồ, bảng biểu cho một lượng kiến thức quá lớn thì người học không biết bắt đầu từ đâu để ghi nhớ và liên tưởng các phần kiến thức với nhau. 
Nếu sử dụng phương pháp sơ đồ, bảng biểu không đúng lúc, đúng chỗ hoặc quá lạm dụng sẽ làm cho học sinh mất phương hướng, từ đó sẽ không hứng thú với việc tiếp thu bài giảng. 
Vì vậy giáo viên cần có trình độ chuyên môn vững vàng, học sinh phải có tư duy sáng tạo, nhạy bén thì mới vận dụng tốt phương pháp này[1].
2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
2.2.1. Kết quả khảo sát thực trạng: 
 Kết
 quả
Lớp
(Sĩ số)
 Điểm trước khi áp dụng SKKN
Hứng
thú (%)
Dưới 5
 (%)
5 - 6
 (%)
7 - 8
 (%)
9 - 10 
 (%)
12A1
(48)
10
21,0%
18 
37,5%
16
33,3%
4 
8,2%
64
12A3
(49)
12
24,5%
18 
36,73%
16
32,65%
3
6,12%
61
12A4
(39)
2
5,12%
10 
25,0%
19
49,0%
8
20,88%
76
 Từ kết quả khảo sát ở mục 2.2.1. chúng ta nhận thấy, trong nhiều năm trở lại đây, theo xu thế của thời đại, đa số học sinh không học khối C mà chỉ chạy theo những môn khoa học tự nhiên để sau này ra trường dễ kiếm công ăn việc làm. Và học sinh trường THPT Thạch Thành 4 chúng tôi cũng không ngoại lệ. Gần như học sinh không chú ý học môn Ngữ văn mà chỉ coi môn Ngữ văn như là một môn điều kiện để xét tốt nghiệp. 
Nếu như trước kia, môn Ngữ văn được coi là một môn nghệ thuật, hướng học sinh tới những giá trị “Chân - Thiện - Mĩ”, những giá trị tốt đẹp của con người thì giờ đây Ngữ văn đã trở thành một môn học bị coi nhẹ trong nhà trường. Vậy có phải chăng vì môn văn không còn được coi trọng nên chúng ta thấy rất nhiều học sinh bị suy thoái về mặt đạo đức, có thể nói tục chửi thề ở bất cứ nơi nào. Ở trường các em học một cách cầm chừng, hờ hững, kết quả không cao. Sống thì không mơ ước, không khát vọng,.
2.2.2. Những khó khăn trước mắt.
 Thạch Thành 4 là một trường THPT miền núi nằm ở phía Tây của huyện Thạch Thành với thời gian thành lập chưa lâu, cơ sở vật chất còn thiếu thốn về nhiều mặt, cụ thể như cả trường chỉ có một phòng máy chiếu. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động dạy và học của nhà trường.
 Kiến thức môn Ngữ văn thì nhiều đặc biệt là lớp 12, bên cạnh đó vẫn còn một vài giáo viên còn ngại khó, ngại khổ trong việc sử dụng sơ đồ, bảng biểu vào giảng dạy. Bởi để có đồ dùng dạy học tốt phù hợp buộc giáo viên phải có sự đầu tư tâm huyết, thời gian, công sức,...
Hơn thế học sinh trường THPT Thạch Thành 4 chiếm hơn 80% là học sinh dân tộc Mường. Nhiều em nói tiếng phổ thông còn chưa thạo. Chất lượng đầu vào lớp 10 rất thấp, đa số các em đều bị hổng kiến thức. Vì thế nên quá trình tiếp thu kiến thức của học sinh rất chậm, khả năng ghi nhớ bài kém. Cơ bản học sinh chưa xác định được mục đích học tập nên chưa thể hiện được ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập cũng như trong cuộc sống[3].
 Từ những khó khăn trên thì có một vấn đề đặt ra với người giáo viên dạy văn là phải thay đổi cách dạy như thế nào cho phù hợp với đối tượng học sinh mền núi để từng bước nâng dần chất lượng cũng như sự rèn luyện của các em. Trong năm học vừa qua, bản thân tôi đã trăn trở nhiều về cách dạy, cách học. Vì thế, một mặt tôi động viên các em cố gắng học tập, mặt khác tôi mày mò tìm cách đổi mới phương pháp dạy học như áp dụng công nghệ thông tin vào giờ dạy nhiều hơn, vận dụng các kĩ thuật dạy học tích cực vào giờ dạy nhiều hơn. Đặc biệt là sử dụng những sơ đồ, bảng biểu. Và kết quả bước đầu thu được rất khả quan, các em hiểu bài hơn, học tập sôi nổi, hăng say hơn.
 2.3. Giải pháp của đề tài: 
 Xuất phát từ cơ sở lí luận và thực trạng của vấn đề về dạy - học Văn trong các nhà trường nói chung và ở trường THPT Thạch Thành 4 nói riêng như đã trình bày ở trên, bản thân tôi đã mạnh dạn đưa ra vấn đề: Sử dụng hiệu quả phương pháp sơ đồ, bảng biểu trong dạy – học Ngữ văn 12. Để một tiết học thành công, tôi phải đầu tư thời gian, tâm huyết vào việc nghiên cứu chuẩn bị những sơ đồ, bảng biểu cần thiết. Trường THPT Thạch Thành 4 là một ngôi trường mới thành lập nên cơ sở vật chất còn hạn chế. Cả trường mới chỉ có một phòng máy chiếu nên việc dạy – học còn gặp nhiều khó khăn. Với những tiết được học ở phòng máy thì việc soạn bài, chuẩn bị hệ thống sơ đồ, bảng biểu nhẹ nhàng hơn vì đã có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin còn ngược lại với những tiết dạy bình thường trên lớp, tôi phải tự chuẩn bị những sơ đồ, bảng biểu trên giấy A0. Để góp phần vào công cuộc đổi mới phương pháp nói chung, bản thân tôi đã không ngừng tìm tòi, nghiên cứu cho mình những phương pháp hữu ích phù hợp với học sinh miền núi. Đặc biệt là sử dụng những sơ đồ, bảng biểu phù hợp với từng tiết học, từng bài, từng đối tượng học sinh. Cụ thể như sau:
 2.3.1. Người giáo viên dạy Văn phải thấy được sự hữu ích, ý nghĩa to lớn của việc sử dụng phương pháp sơ đồ, bảng biểu trong dạy học.
Sơ đồ, bảng biểu là những hình vẽ quy ước, sơ lược nhằm mô tả một đặc trưng nào đó của một sự vật hay một quá trình. Sơ đồ, bảng biểu là một trong những phương pháp thuộc nhóm phương  pháp dạy học trực quan. Phương pháp này sử dụng những hình vẽ, quy ước, thiết kế mẫu bảng để mô hình hóa các bài học nhằm giúp học sinh có được những kiến thức cơ bản về bài học[1].
 	Đây là những công cụ hỗ trợ rất hiệu quả trong tiết dạy, góp phần làm cho tiết học trở nên sinh động, hấp dẫn. Trong xu thế phát triển mới của thời đại, kiến thức môn Ngữ văn thì nhiều, đa dạng. Đặc biệt đề thi ngày càng bao quát, rộng gồm cả trương trình 12,11 ( Đề thi THPT Quốc gia năm 2017-2018), dự kiến là cả ba khối 10,11,12 (Năm 2018-2019). Kiến thức phần đọc –hiểu cũng tương đối nhiều,......Để cải thiện thiện tình hình đó thì sử dụng sơ đồ, bảng biểu trong dạy học là một phương pháp khả quan mang lại nhiều công dụng. Nói cách khác sử dụng sơ đồ, bảng biểu trong dạy học Ngữ văn là điều kiện, là phương tiện để đổi mới phương pháp dạy học. Tuy nhiên, thực tế hiện nay sơ đồ, bảng biểu dùng dạy học của môn Ngữ văn rất hạn chế. Vì vậy, để có phương tiện dạy học giáo viên cần thiết phải đầu tư thời gian, tâm huyết để sưu tầm, nghiên cứu. 
 Như chúng ta đã biết sơ đồ, bảng biểu luôn là công cụ hỗ trợ hiệu quả, đắc lực trong các tiết dạy. Nó làm cho tiết học trở nên sinh động, hấp dẫn, dễ hiểu hơn. Lý thuyết được kết hợp với thực hành giúp cho học sinh nhớ kiến thức lâu và sâu sắc hơn. Bởi sơ đồ, bảng biểu chính là những hình ảnh trực quan, nó sẽ in đậm vào tâm trí học sinh, giúp các em khắc sâu kiến thức của từng bài, từng phần[1].
 Trong quá trình dạy học, người giáo viên được ví như một thuyền trưởng chèo lái con thuyền lớn. Con thuyền ấy có cập bến an toàn, tốt đẹp hay không là nhờ vào công sức của người thầy. Để làm được điều này, đòi hỏi người giáo viên phải có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, biết khai thác và sử dụng hiệu quả các sơ đồ, bảng biểu trong dạy học. Từ đó mà phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập và sâu xa hơn là kích thích niềm đam mê văn học đối với các em.
 Vì vậy việc sưu tầm, nghiên cứu để tự làm những sơ đồ, bảng biểu phục vụ cho giờ dạy không chỉ là trách nhiệm của giáo viên mà hơn hơn thế nó còn là đam mê, là niềm hạnh phúc của mỗi giáo viên yêu nghề, tâm huyết.
2.3.2. Sơ đồ, bảng biểu chỉ thực sự có hiệu quả khi giáo viên sử dụng nó phù hợp với từng bài học.
Như chúng ta đã biết mỗi bài học là một đơn vị kiến thức độc lập, khác nhau. Tuy nhiên để phát huy hết công dụng của thiết bị dạy học, để học sinh nắm bài tốt hơn thì người giáo viên phải biết lựa chọn bài phù hợp chứ không phải bài nào cũng sử dụng sơ đồ, bảng biểu. Nếu không khéo léo, linh hoạt khi sử dụng sơ đồ, bảng biểu thì sẽ phản tác dụng. Sau đây là những trường hợp có thể vận dụng phương pháp sơ đồ, bảng biểu để giúp học sinh hứng thú khi tìm hiểu bài và ghi nhớ kiến thức một cách sâu sắc. 
2.3.3.1. Dạng 1: Những bài Khái quát văn học (Văn học sử)
Ví dụ trong chương trình Ngữ văn 12, khi dạy bài “Khái quát văn học Việt nam từ cách mạng tháng tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX”. Tôi đã vận dụng phương pháp sơ đồ, bảng biểu ở mục I.2 - Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu của văn học việt nam từ cách tháng tám năm 1945 đến 1975, với mẫu bảng như sau:[1], [4,5]
Giai đoạn
 Thể loại
Chủ đề
Văn xuôi
Thơ ca
Kịch, lý luận, phê bình, nghiên cứu
1945 – 1954
 - Tập trung phản ánh cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Truyện và Ký là những thể loại mở đầu.
- Đạt được nhiều thành tựu.
- Chưa phát triển nhưng đã có một số tác phẩm và sự kiện quan trọng.
1955 – 1964.
- Ca ngợi công cuộc đi lên xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, phản ánh nỗi đau chia cắt nước nhà.
- Mở rộng đề tài, mở rộng phạm vi thâm nhập đến từng ngóc ngách của đời sống xã hội.
+ đề tài kháng chiến chống Pháp
+ đề tài hiện thực cuộc sống
+công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Có sự kết hợp giữa yếu tố lãng mạn và yếu tố hiện thực: gió lộng, ánh sáng và phù sa, riêng chung.
- Chưa thực sự phất triển mạnh.
1965 – 1975.
- Ca ngợi tình thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
+ Miền Nam: phản ánh cuộc chiến đấu gian nan của miền Nam:rừng xà nu, người mẹ cầm súng.
+ Miền Bắc: kí chống mỹ, truyện ngắn của Vũ Thành Long.
- Phát triển với khuynh hướng đào sâu vào hiện thực với những cái tên như Phạm tiến Duật, Nguyễn Khoa Điềm, Chính Hữu.
- Có nhiều phát triển ví dụ như kịch quê hương Việt Nam, thời tiết ngày nay.
Với mẫu bảng biểu trên sẽ giúp học sinh nắm được: Văn học Việt nam thời kì này đã theo sát từng chặng đường phát triển của lịch sử dân tộc, theo sát từng nhiệm vụ chính trị của đất nước (Ví dụ giai đoạn từ 1945-1954: Cuộc kháng chiến chống Pháp; Giai đoạn từ 1955 -1964: Những đổi thay của đất nước trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, miền Nam với nỗi đau chia cắt; Giai đoạn từ 1965-1975: Đất nước tập trung vào cuộc kháng chiến chống Mĩ). 
Như vậy văn học Việt nam từ cách mạng tháng tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX đã thực hiện xuất sắc nhiệm vụ chính trị của đất nước – phục vụ kháng chiến, cổ vũ nhân dân chiến đấu. Đồng thời chúng ta cũng thấy được những thành tựu về mặt nghệ thuật – đó là sự phát triển phong phú, đa dạng các thể loại văn học, nhất là thể loại văn xuôi và thơ ca.
2.3.3.2. Dạng 2: Những bài có sự đối sánh, liên tưởng.
	Trong chương trình Ngữ văn lớp 12 có nhiều bài có sự đối sánh, liên tưởng mà chúng ta có thể áp dụng phương pháp sơ đồ, bảng biểu.
Ví dụ 1: Khi dạy bài thơ “Sóng” (Xuân Quỳnh): Trước đây tôi thường dạy theo từng khổ mà bài thơ dài tới 9 khổ vì thế cách đặt câu hỏi không tránh khỏi sự lặp lại, nhàm chán. Nhưng khi sử dụng phương pháp “Sơ đồ, bảng biểu” vào giảng dạy, tôi đã khắc phục được những hạn chế đó.
 “Sóng” là bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh. Trong bài thơ tác giả đã sử dụng hình ảnh ẩn dụ “sóng” để diễn tả tâm hồn, tính cách, tâm trạng, những trạng thái tình cảm của người con gái trong tình yêu. Vì vậy hình tượng “sóng” và “em” luôn song hành cùng nhau “sóng” là “em” mà “em” cũng là “sóng”. Qua mỗi khổ thơ “sóng” lại được khám phá, phát hiện để diễn tả những tình cảm, trạng thái tâm hồn của người con gái khi yêu.
Sau khi giới thiệu về bài thơ, giáo viên nên cho học sinh xem một số hình ảnh minh họa để kích thích sự hứng thú học tập của các em[1].
Hình ảnh minh họa Hình ảnh minh họa 
Trong suốt bài thơ hai hình tượng sóng và em luôn hài hòa, quấn quýt, bổ sung cho nhau, cùng tôn lên vẻ đẹp cho nhau. Qua đó chúng ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ: Thiết tha, dịu dàng, nhân hậu, thủy chung, yêu bằng cả trái tim sôi nổi của mình. Xuất phát từ ý nghĩa đó, tôi đã sử dụng mẫu bảng và sơ đồ tư duy sau: [4,5]
Khổ thơ
 Sóng
 Em
Khổ 1
- Con sóng với những trạng thái đối lập: dữ dội - dịu êm
 ồn ào -lặng lẽ
- Mỗi con sóng nhỏ lại mang trong mình một khát vọng lớn 
->Sóng từ bỏ chật chội, nhỏ hẹp để tìm đến sự lớn lao, bao dung, khoáng đạt.
-Người con gái khi yêu cũng như sóng: có lúc giận dữ, hờn ghen, có khi lại dịu dàng sâu lắng
- Tâm hồn người phụ nữ không chịu chấp nhận sự chật hẹp, tù túng, khát khao vươn tới một tình yêu đích thực, vững bền.
Khổ 2
- Biển là hình ảnh của sự bất diệt, biển ngàn đời vẫn cồn cào, xáo động.
- Tình yêu muôn đời vẫn bồi hồi vỗ sóng “trong ngực trẻ.
-> sự bất diệt của khát vọng tình yêu.
Khổ 3,4
- Sóng đi tìm lời giải đáp về quá trình hình thành của mình nhưng không có câu trả lời. 
- Nỗi băn khoăn muốn kiếm tìm cội nguồn của tình yêu nhưng cũng bất lực.
Khổ 5
- Sóng thì thao thức nhớ bờ ngày đêm không ngủ được.
-> Nhân hóa hình tượng sóng.
- Em nhớ đến anh cả trong mơ còn thức.
->Tình yêu luôn gắn liền với nỗi nhớ.
Khổ 6
- Sóng luôn hướng đến bờ.
- Em thì hướng về phương anh.
-> Sự thủy chung, son sắt trong tình yêu.
Khổ 7
- Sóng vượt qua giới hạn, cách trở của tình yêu.
- Em luôn có niềm tin tình yêu sẽ chiến thắng cái hữu hạn của đời người.
Khổ 8,9
- Sóng luôn hòa tan trong biển lớn ngàn năm.
-Khát vọng bất tử hóa tình yêu thành vĩnh cửu.
Sơ đồ tư duy bài Sóng
 	Ví dụ 2: Khi dạy đến tác phẩm “Người lái đò sông Đà” (Nguyễn Tuân), chúng ta sẽ bắt gặp hình ảnh về một con sông Đà không phải là thiên nhiên vô tri, vô giác, mà là một sinh thể có hoạt động, có tính cách, cá tính, có tâm trạng hẳn hoi và khá phức tạp. Nó có hai nét tính cách cơ bản đối lập với nhau - như tác giả nói - "hung bạo và trữ tình". Lúc trở mặt hung bạo, nó cứ như là "kẻ thù số một" của con người. Nhưng lúc trữ tình thì lại đầy chất thơ, rất đỗi dịu dàng, thân thiết, giống như một người tình, một "cố nhân" gặp thì mừng vui

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_su_dung_hieu_qua_phuong_phap_so_do_bang_bieu_trong_day.doc