SKKN Một số định hướng đọc – hiểu hai tác phẩm “chữ người tử tù” và “người lái đò sông đà” của Nguyễn Tuân

SKKN Một số định hướng đọc – hiểu hai tác phẩm “chữ người tử tù” và “người lái đò sông đà” của Nguyễn Tuân

Nguyễn Tuân là một tác gia lớn của văn học hiên đại Việt Nam và là một nhà văn có phong cách tài hoa, uyên bác, độc đáo. Ở cả hai chương trình ngữ văn lớp 11 và lớp 12 đều có mặt tác phẩm của Nguyễn Tuân. Đó là truyện ngắn Chữ người tử tù sáng tác trước CM và tùy bút Người lái đò sông Đà - sáng tác sau CM. Vì vậy việc hướng dẫn các em cảm nhận, khám phá được cái hay, cái đẹp, nét đặc trưng trong phong cách nhà văn thể hiên ở cả hai giai đoạn trong hai tác phẩm là điều cần thiết.

Hiện nay tình trạng học sinh còn mơ hồ, hời hợt với các tác phẩm trong chương trình ngữ văn THPT còn tồn tại khá nhiều. Nhiều em không biết tác phẩm mình đang học thuộc khuynh hướng sáng tác nào. Do đó, các em không hề nắm được bút pháp đặc trưng mà tác giả đó sử dụng trong tác phẩm là gì. Hệ quả là dẫn đến tình trạng các em không biết cách để phân tích, cảm nhận vẻ đẹp của một TPVH; không có phương pháp luận để đọc – hiểu một văn bản văn học.

Xuất phát từ những lí do trên cùng với chủ trương đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá đã thúc đẩy tôi lựa chọn: Một số định hướng đọc hiểu hai tác phẩm “ chữ người tử tù” và “người lái đò Sông Đà” để góp phần nâng cao năng lực tiếp nhận văn học và tạo hứng thú học tập cho học sinh.

 

docx 24 trang thuychi01 6374
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số định hướng đọc – hiểu hai tác phẩm “chữ người tử tù” và “người lái đò sông đà” của Nguyễn Tuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT HÀM RỒNG
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI
MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG ĐỌC – HIỂU HAI TÁC PHẨM
“ CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ” VÀ “ NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ”
CỦA NGUYỄN TUÂN
Người thực hiện: Chu Thị Nhung
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Ngữ văn
THANH HÓA, NĂM 2016
MỤC LỤC
Tài liệu tham khảo.
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CM	: Cách mạng
HS	: Học sinh
GV	: Giáo viên.
THPT	: Trung học phổ thông.
TPVH	: Tác phẩm văn học
SKKN	: Sáng kiến kinh nghiệm 
NT 	: Nguyễn Tuân
SGK	: Sách giáo khoa
1. MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài: 
Nguyễn Tuân là một tác gia lớn của văn học hiên đại Việt Nam và là một nhà văn có phong cách tài hoa, uyên bác, độc đáo. Ở cả hai chương trình ngữ văn lớp 11 và lớp 12 đều có mặt tác phẩm của Nguyễn Tuân. Đó là truyện ngắn Chữ người tử tù sáng tác trước CM và tùy bút Người lái đò sông Đà - sáng tác sau CM. Vì vậy việc hướng dẫn các em cảm nhận, khám phá được cái hay, cái đẹp, nét đặc trưng trong phong cách nhà văn thể hiên ở cả hai giai đoạn trong hai tác phẩm là điều cần thiết.
Hiện nay tình trạng học sinh còn mơ hồ, hời hợt với các tác phẩm trong chương trình ngữ văn THPT còn tồn tại khá nhiều. Nhiều em không biết tác phẩm mình đang học thuộc khuynh hướng sáng tác nào. Do đó, các em không hề nắm được bút pháp đặc trưng mà tác giả đó sử dụng trong tác phẩm là gì. Hệ quả là dẫn đến tình trạng các em không biết cách để phân tích, cảm nhận vẻ đẹp của một TPVH; không có phương pháp luận để đọc – hiểu một văn bản văn học.
Xuất phát từ những lí do trên cùng với chủ trương đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá đã thúc đẩy tôi lựa chọn: Một số định hướng đọc hiểu hai tác phẩm “ chữ người tử tù” và “người lái đò Sông Đà” để góp phần nâng cao năng lực tiếp nhận văn học và tạo hứng thú học tập cho học sinh.
Mục đích nghiên cứu:
 	Nghiên cứu đề tài này giúp bản thân và đồng nghiệp thực hiện PPDH theo hướng tích cực. Tạo điều kiện cho tất cả các đối tượng HS được suy nghĩ, tìm tòi, khám phá để có thể hiểu, cảm, vận dụng tốt các kiến thức dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên, nhằm đạt được mục tiêu giờ học.
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu và tổng kết một số cách tiếp cận hai tác phẩm quan trọng của Nguyễn Tuân trong SGK NV 11 và NV 12 rút ra từ thực tiễn dạy và học trên lớp.
 - Phương pháp nghiên cứu dược sử dụng:
 	Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết: Nghiên cứu các tài liệu lí luận về đọc - hiểu văn bản văn học. Từ đó, tổng hợp, khái quát lại quan điểm hiện đại, đúng đắn nhất
 	Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế: Thực hiện phương pháp bằng cách thu nhận số liệu, quan điểm, suy nghĩ của HS để thấy được tình trạng tiếp cận, tìm hiểu các TPVH của HS trong các giờ văn. Từ đó tìm ra nguyên nhân và đưa ra các biện pháp giải quyết dưới đây. 	 	Phương pháp xử lí thông tin: Thu thập, xử lí các thông tin về đọc hỉểu TPVH nói chung và hai TP Chữ người tử tù, Người lái đò sông Đà làm luận cứ chứng minh cho vấn đề cần giải quyết.
Phương pháp thống kê, xử lí số liệu: Lập bảng số liệu để so sánh chất lượng HS trước và sau khi thực hiện các giải pháp mà SKKN đưa ra nhằm khẳng định hiệu quả của các giải pháp đó.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận: Quan niệm đọc – hiểu văn bản trong dạy học ngữ văn
	Lâu nay trong dạy học văn người ta thường dùng thuật ngữ là “giảng văn”, “phân tích văn”thì SGK đã thay bằng thuật ngữ “đọc – hiểu văn bản”. Đây không chỉ là sự thay đổi về tên gọi mà thực chất là sự thay đổi quan niệm về bản chất của môn văn cả về PPDH văn và các hoạt động khi tiếp nhận TPVH cũng có những thay đổi.
	Theo giáo sư tiến sĩ Nguyễn Thanh Hùng “đọc- hiểu là một khái niệm khoa học chỉ mức độ cao nhất của hoạt động đọc, đọc –hiểu đồng thời cũng chỉ năng lực văn của người đọc”. “đọc –hiểu là hoạt động truy tìm và giải mã ý nghĩa văn bản”.Còn với giáo sư Trần Đình Sử “ đọc – hiểu văn bản như một khâu đột phá trong việc đổi mới dạy- học và thi môn ngữ văn, là yêu cầu bức thiết đối với với việc đào tạo nguồn nhân lực mới cho đất nước tiến theo các nước tiên tiến.”
	Như vậy, đọc – hiểu là hoạt động đọc và giải mã các tầng ý nghĩa của văn bản thông qua khả năng tiếp nhận của học sinh. Đọc – hiểu là tiếp xúc với văn bản, hiểu được nghĩa hiển ngôn, nghĩa hàm ẩn, các biện pháp nghệ thuật, thông hiểu các thông điệp tư tưởng, tình cảm của người viết và giá trị tự thân của hình thức nghệ thuật. Với quan điểm phát huy vai trò chủ thể của học sinh, xuất phát từ đặc thù của văn chương ( nghệ thuật ngôn từ) mà phương pháp dạy- học văn thay bằng khái niệm “đọc – hiểu văn bản”. Quan điểm trên cũng là quan điểm của chương trình đánh gía học sinh quốc tế ( PISA) thuộc Tổ chức hợp tác và phát kinh tế thế giới (OECD ) chủ trương coi trình độ đọc – hiểu 
( reading literacy) là một trong ba lĩnh vực chủ yếu để xác định năng lực HS giai đoạn cuối của giáo dục bắt buộc (basic education). 
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 
	Có một thực trạng dễ thấy nhất khi đi dự giờ của nhiều GV là hướng dẫn học sinh đọc- hiểu một tác phẩm văn học chưa có một phương pháp, cách thức rõ ràng cụ thể. Điều đó dẫn đến một điều học xong tác phẩm các em học sinh không nắm được bút pháp nghệ thuật đặc sắc của văn bản là gì, văn bản văn học đó sáng tác theo khuynh hướng lãng mạn, hiện thực hay cách mạng cũng không biết. Nét đặc trưng, cái riêng, độc đáo của tác phẩm văn học ấy so với các tác phẩm khác của tác giả cùng thời hay cùng đề tài cũng không thể chỉ ra được. Riêng điều này tôi đã có khảo sát trong thực tế ngay ở những lớp mình dạy bằng những câu hỏi kiểm tra, lồng ghép trong các giờ học. Nếu tình trạng trên kéo dài thì con đường dẫn dắt học sinh đi tìm cái đẹp của các tác phẩm văn học sẽ không còn hiệu quả. Cũng chính vì điều đó, trong quá trình dạy học, tôi đã tích lũy, rút kinh nghiệm và đưa ra một số định hướng để hướng dẫn HS tiếp cận các tác phẩm văn học nói chung và hai tác phẩm của Nguyễn Tuân nói riêng. Đó là truyện ngắn Chữ người tử tù và Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân- cả hai tác phẩm đều được HS xem là khó trong chương trình ngữ văn THPT, nhất là tùy bút Người lái đò Sông Đà.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giúp học sinh đọc – hiểu hai tác phẩm Chữ người tử tù và Người lái đò sông Đà .
2.3.1. Đọc – hiểu theo đặc trưng thể loại và bút pháp sáng tác.
a. Đọc – hiểu theo đặc trưng thể loại:
 	Đọc – hiểu theo đặc trưng thể loại giúp học sinh có kiến thức cụ thể từng bài vừa có những kiến thức để đọc – hiểu các tác phẩm khác cùng loại. Vì vậy khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác phẩm của một nhà văn, nhà thơ thì điều quan trọng và cần thiết là giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh nắm được thể loại của tác phẩm đó. Từ việc nắm được đặc trưng thể loại tác phẩm học sinh sẽ xem đó như một phương pháp luận soi vào tác phẩm để nắm được nội dung, tư tưởng văn bản.
* Tác phẩm Chữ người tử tù: Đây là tác phẩm thuộc thể loại truyện ngắn. Cho nên trong giờ đọc văn GV phải nhắc lại đặc trưng cơ bản của thể loại này. Truyện ngắn là thể loại tự sự có dung lượng ngắn gọn, phản ánh khoảnh khắc, một lát cắt cuộc đời nhân vật. Nhưng đó là khoảnh khắc chứa đựng cả một đời người. Vì vậy đối với một tác phẩm truyện ngắn có gía trị bao giờ cũng xây dựng được một tình huống truyện độc đáo. “ Truyện ngắn là một tác phẩm tự sự cỡ nhỏ mà nội dung thường chỉ xoay quanh một tình huống truyện chủ chốt nào đó” ( Chu Văn Sơn).
Trên cơ sở đó, GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu tình huống truyện trong Chữ người tử tù.Tình huống là “cái tình thế xảy ra truyện”, là “một khoảnh khăc mà trong đó sự sống hiện ra rất đậm đặc”. Tình huống truyện còn được hiểu là mối quan hệ đặc biệt giữa nhân vật này với nhân vật khác, giữa nhân vật với hoàn cảnh và môi trường sống, qua đó nhân vật bộc lộ rõ tâm trạng,tính cách hay thân phận của nó, góp phần thể hiện sâu sắc tư tưởng của tác phẩm. 
Tình huống truyện trong chữ người tử tù là một tình huống độc đáo, kì lạ. Hai nhân vật Huấn Cao và Viên Quản Ngục, trên bình diện xã hội hoàn toàn đối lập với nhau. Một người là tên “đại nghịch”,cầm đầu cuộc nổi loạn nay bị bắt giam, đang chờ ngày ra pháp trường để trị tội; còn một người là quản ngục, kẻ đại diện cho cái trật tự xã hội đương thời. Nhưng cả hai nhân vật này đều là những người có tâm hồn nghệ sĩ, trên bình diện nghệ thuật, họ là tri âm, tri kỉ với nhau. Nguyễn Tuân đã đặt những nhân vật của mình vào chốn ngục tù tối tăm nhơ bẩn, tạo nên cuộc gặp gỡ kì lạ của họ. Đó là mối quan hệ đặc biệt éo le, đầy trớ trêu giữa những tâm hồn tri âm, tri kỉ. chính trong một tình thế đối nghịch như vậy đã làm tỏa sáng nhân cách người tử tù nơi ngục thất tăm tối, sự vươn lên cái đẹp, cái thiên lương của ngục quan trong nhà tù xã hội phong kiến xấu xa, suy tàn.Đồng thời cũng thể hiện sâu sắc quan điểm thẩm mĩ của tác giả: cái đẹp gắn với cái thiện, văn hóa dân tộc, cái đẹp có sức cảm hóa cái xấu, cái ác và luôn bất tử.
* Người lái đò sông Đà: Ở tác phẩm này, GV cần cho HS nắm được nó thuộc thể loại tùy bút. Trong tùy bút tác giả có thể thể hiện cái tôi cá nhân, cảm xúc chủ quan một cách phóng túng, lời văn giàu chất thơ. Vì vậy, ở tùy bút này chúng ta thấy Nguyễn Tuân vận dụng một cách linh hoạt những hiểu biết về các lĩnh vực: điện ảnh, hội họa, điêu khắc, lịch sử, thậm chí võ thuật, quân sự để liên tưởng, cảm nhận về vẻ đẹp của dòng sông Đà. Với tùy bút Nguyễn Tuân có “không gian” để thể hiện cái tài hoa, uyên bác của mình
b. Đọc – hiểu theo bút pháp sáng tác:
	Đây cũng là điểm cần khắc sâu cho HS trong giờ đọc- hiểu văn bản văn học. Vì nắm được khuynh hướng sáng tác hoặc bút pháp sáng tác của văn bản, HS sẽ có phương pháp khoa học trong cảm nhận, đọc – hiểu tác phẩm.
 *Truyện ngắn Chữ người tử tù: là một sáng tác trước CM tháng tám năm 1945 thuộc khuynh hướng lãng mạn. Đặc điểm của sáng tác lãng mạn là biểu hiện cái nhìn chủ quan của nhà văn trước cuộc đời- hình tượng nhân vật ít nhiều mang phảng phất bóng dáng cái tôi tác giả. Nhà văn theo khuynh hướng lãng mạn thường hướng tới khám phá và thể hiện những gì độc đáo, khác thường, kì lạ. Biện pháp nghệ thuật đặc thù của sáng tác lãng mạn là nghệ thuật tương phản đối lập. Hiệu quả của biện pháp nghệ thuật này là làm nổi bật đặc điểm của từng đối tượng, gây ấn tượng mạnh mẽ. Từ việc củng cố, khắc sâu nét đặc trưng của khuynh hướng lãng mạn học sinh sẽ dễ dàng thấy được bút pháp tương phản đối lập được sử dựng hiệu quả trong tác phẩm.
 Trong truyện ngắn Chữ người tử tù nhà văn Nguyễn Tuân đã phát hiện và miêu tả sự đối lập giữa tính cách và hoàn cảnh.
+ Hoàn cảnh: Môi trường tù ngục, đen tối, xấu xa, cảnh ngộ éo le với những áp lực nặng nề phải đối mặt dễ khiến con người ta trở nên tha hóa.
+ Tính cách: Con người có nhân cách, lương tâm khác biệt với thế giới có dũng khí. Huấn Cao dù phải đối diện với án tử hình, với cả một hệ thống những hiện thân của thế lực đen tối vẫn hiên ngang bất khuất. Vẫn bộc lộ tài năng và tấm lòng đáng quí. Ở Huấn Cao là dũng khí của bậc anh hùng, ở quản ngục là dũng khí của bậc hiền nhân. Quản ngục dù sống trong hoàn cảnh đen tối vẫn hiên ngang bất khuất, vẫn giữ niềm đam mê cái đẹp và một thiên lương trong sáng. Chính nhân cách, lương tâm đã giúp họ chiến thắng tuyệt đối hoàn cảnh. Từ cách miêu tả, có thể thấy Nguyễn Tuân luôn nhìn con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ.
Miêu tả sự đối lập tương phản giữa ánh sáng và bóng tối đều hiện diện với nghĩa thực và nghĩa hình tượng.
+ Bóng tối: Theo nghĩa thực là đêm khuya của buồng giam tử tù- nơi ánh sáng không thể lọt qua được; theo nghĩa tinh thần thì bóng tối lại là hoàn cảnh éo le mà nhân vật phải đối mặt ( Huấn Cao phải chịu án tử hình còn quản ngục sống trong môi trường không phù hợp với tính cách con người ông). Bóng tối ở đây chính là sự biểu tượng cho cái xấu xa.
+ Ánh sáng: Theo nghĩa thực là bó đuốc tẩm dầu khói tỏa như đám cháy nhà - thứ ánh sáng khá mờ nhạt trong tác phẩm. Theo nghĩa tinh thần là ánh sáng tỏa ra từ cái đẹp nghệ thuật ( những nét chữ của Huấn Cao) và của tư thế, tâm hồn con người. Chính thứ ánh sáng này soi sáng con đường để những kẻ tri âm đến với nhau.
 Tóm lại sự đối lập giữa bóng tối với ánh sáng trong tác phẩm chính là sự đối lập giữa cái đẹp và cái xấu xa. Qua tác phẩm ta thấy sự chiến thắng tuyệt đối giữa ánh sáng với bóng tối của cái đẹp với cái xấu xa.
* Tùy bút Người lái đò sông Đà: Mặc dù sáng tác sau CM tháng tám năm 1945 trong thời kì văn học 1945- 1975 nhưng tác phẩm vẫn mang cảm hứng lãng mạn. Trong tác phẩm nhà văn tìm cái đẹp của cuộc sống mới, con người lao động mới và vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước . Ở hình ảnh dòng sông Đà tác giả miêu tả theo bút pháp tương phản đối lập. Đối lập giữa hình ảnh sông Đà dữ dội, hùng vĩ với thác nước hò reo, thạch trận đá như tâm địa của kẻ thù số 1 nhưng đó cũng là một con sông Đà rất thơ mộng, trữ tình, gợi cảm “ tuôn dài, tuôn dài như một áng tóc trữ tình”đối lập mà thống nhất giữa một người anh hùng dũng mãnh trên sông nước với vẻ đẹp của tâm hồn nghệ sĩ trong hình tượng ông lái đò. 
2.3.2. Đọc- hiểu gắn với phong cách nhà văn
Cùng với việc chú ý đến thể loại và bút pháp sáng tác, khuynh hướng sáng tác khi đọc hiểu truyện ngắn Chữ người tử tù và tùy bút Người lái đò Sông Đà GV cần cho học sinh lưu ý đến phong cách nghệ thuật chủ yếu của nhà văn Nguyễn Tuân.
Phong cách nghệ thuật của nhà văn, đó là một phạm trù thẩm mĩ chỉ sự thống nhất tương đối bền vững của hệ thống hình tượng, của các phương thức và phương tiện biểu hiện nghệ thuật, thể hiện cái nhìn độc đáo có tính chất phát hiện, tiêu biểu cho bản sắc sáng tạo của nhà văn. Khi đọc hiểu một tác phẩm văn học cụ thể, những hiểu biết về phong cách của tác giả có ý nghĩa soi sáng, bổ sung, làm rõ hơn tác phẩm được phân tích. Từ việc đọc - hiểu một tác phẩm cụ thể mà làm rõ phong cách nhà văn; và ngược lại phong cách nhà văn cũng gợi ý, soi sáng cho quá trình đọc hiểu tác phẩm. Đọc hiểu truyện ngắn Chữ người tử tù và Người lái đò sông Đà không thể không chú ý đến nét phong cách nghệ thuật chủ yếu của nhà văn: khẳng định cái tôi độc đáo, khác thường, nhìn thiên nhiên và sự vật thiên về phương diện thẩm mĩ, nhìn con người thiên về phương diện tài hoa nghệ sĩ. Quan niệm cái đẹp phải là những hiện tượng đập mạnh vào giác quan nghệ sĩ dù là thiên nhiên hay xã hội, con người. Sử dụng thể tùy bút tự do, phóng túng với nhân vật chính là cái tôi độc đáo của mình. Đó chính là cái nhìn mới mẻ độc đáo, có tính chất phát hiện về con người và cuộc sống cuả Nguyễn Tuân. Nắm được phong cách của tác giả HS sẽ thấy được sự cố định và sự thay đổi riêng biêt trong hai sáng tác thuộc hai thời kì.
2.3.3.Đọc – hiểu theo phương pháp so sánh, đối chiếu
Trong việc nhận thức sự vật, hiện tượng, so sánh là một thao tác quan trọng của tư duy nhằm phát hiện những nét tương đồng và sự khác biệt, phương pháp quan trọng để nhận ra chân lí nghệ thuật. So sánh ở đây có tác dụng giúp người đoc- hiểu tác phẩm văn học thấy được rõ hơn, nắm bắt được bản chất đối tượng nghiên cứu. So sánh ở đây, ngoài việc cho HS thấy được những nét tương đồng còn phải chỉ ra sự khác biệt, những nét riêng độc đáo của từng đối tượng. 
a. So sánh với tác phẩm cùng khuynh hướng sáng tác
*Truyện ngắn Chữ người tử tù so sánh với truyện ngắn Hai đứa trẻ về bút pháp sáng tác.
 	Trong quá trình đọc - hiểu truyện ngắn Chữ người tử tù GV cũng nên hướng dẫn HS so sánh với truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam bởi cả hai tác phẩm cùng là truyện ngắn theo khuynh hướng lãng mạn. Từ đó, HS không chỉ nắm được một tác phẩm mà còn nằm được tác phẩm khác và thấy được nét tương đồng về bút pháp cũng như nét riêng biệt của từng tác phẩm. Hai văn bản đều thành công ở bút pháp tương phản đối lập: Tương phản giữa bóng tối và ánh sáng; tính cách và hoàn cảnh. Cho nên HS dễ dàng khẳng định được cả hai truyện ngắn đều mang màu sắc lãng mạn , thể hiện cái nhìn và những ấn tượng chủ quan của nhà văn về cuộc sống và con người. Có điều GV nên luu ý thêm trong quá trình so sánh : Xét về mức độ và những biểu hiện cụ thể thì Chữ người tử tù là mẫu mực của kiểu sáng tác lãng mạn còn Hai đứa trẻ dường như đi chênh vênh trên ranh giới giữa hiện thực và lãng mạn nên tuy có gieo vào lòng người đọc những cảm xúc bâng khuâng, những tình cảm man mác và trí tưởng tượng bay bổng, song đồng thời nó cũng đem đến những cảm nhận thấm thía về đời sống hiện thực của con người.
* Tùy bút Người lái đò Sông Đà với bút ký Ai đã đặt tên cho dòng sông
 	Tương tự như trên qua so sánh tác phẩm cùng viết về dòng sông của đất nước và có những nét tương đồng về thể loại, cảm hứng sẽ giúp HS nắm vững được vẻ đẹp của hai văn bản và những nét đặc sắc riêng trong cách khai thác, nhìn nhận đối tượng và phong cách của từng nhà văn. 
- Chỉ ra được nét tương đồng: Cả sông Đà và sông Hương đều mang nét đẹp của sự hùng vĩ đều có vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình và cả hai dòng sông đều được miêu tả qua ngòi bút tài hoa, uyên bác; miêu tả trên phương diện văn hóa, thẩm mĩ và đều thể hiện cái nhìn uyên bác của tác giả. Đó là vận dụng cái nhìn đa ngành, kiến thức trên nhiều lĩnh vực nghệ thuật để khắc họa hình tượng hai dòng sông.
- Nét riêng: 
 Ở hình tượng sông Đà, Nguyễn Tuân tập trung tô đậm nét hung bạo, dữ dội của Sông Đà giống như một kẻ thù hiểm độc và hung ác. Đặc biệt, tác giả miêu tả sự hung bạo của Sông Đà để làm nổi bật sự tài hoa, tài trí của người lái đò.; còn sông Hương của Hoàng Phủ Ngọc Tường lại được tô đậm ở nét đẹp trữ tình, thơ mộng, luôn mang dáng vẻ của một người con gái xinh đẹp, mong manh, có tình yêu say đắm. Sông Hương được cảm nhận qua lăng kính của tình yêu
b. So sánh Chữ người tử tù và Người lái đò sông Đà. ( Hai sáng tác ở hai giai đoạn khác nhau)
 	Ở lớp 12, khi hướng dẫn HS đọc hiểu tùy bút Người lái đò Sông Đà GV nhất định không được quên thao tác là so sánh hai tác phẩm để thấy được sự thống nhất và khác biệt trong cách tiếp cận con người của Nguyễn Tuân trước và sau CM tháng tám năm 1945. Trong thao tác so sánh này, GV lại hướng HS tiếp cận hai văn bản kết hợp với phong cách của nhà văn.
Chẳng hạn so sánh một cách ngắn gọn, khái quát hình tượng nhân vật Huấn Cao và hình tượng ông lái đò cho HS thấy được:sự thống nhất và khác biệt trong cách tiếp cận con người của Nguyễn Tuân trước và sau CM tháng tám. HS sẽ thấy được nét ổn định trong phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân ở cả hai thời kì.: Nguyễn Tuân vẫn tiếp cận con người ở phương diện tài hoa, uyên bác, lịch lãm, vận dụng tri thức tổng hợp của nhiều ngành văn hóa nghệ thuật khác nhau trong miêu tả và biểu hiện; vẫn sử dụng ngôn từ hết sức tinh lọc, phong phú, độc đáo, đa dạng, khả năng tổ chức câu văn xuôi đầy giá trị tạo hình, có nhạc điệu trầm bổng, co duỗi nhịp nhàng. Các phép tu từ được nhà văn phối hợp vô cùng điêu luyện.
HS sẽ nắm được nét riêng trong sáng tác trước và sau cách mạng của Nguyễn Tuân đó là:
Sau CM tháng tám, nhân vật tài hoa nghệ sĩ của Nguyễn Tuân có thể tìm thấy ngay trong cuộc chiến đấu lao động hàng ngày của nhân dân chứ không chỉ là con người trong quá khứ .
Trước CM, Nguyễn Tuân là một người tài tử, thích chơi “ngông” mắc bệnh ham mê thanh sắc, thích chiêm nghưỡng, chắt chiu cái đẹp và thâm nhập những cảm giác mới lạ. Sau CM tháng tám, nhà văn nhạy cảm với con người mới, cuộc sống mới từ góc độ thẩm mĩ . Ông đã nhìn cái đẹp của con người là cái đẹp gắn liền với nhân dân lao động, với cuộc sống đang nảy nở, sinh sôi .
Như vậy, vận dụng phương pháp so sánh để đọc hiểu tác phẩm văn học của Nguyễn Tuân với tác phẩm của tác giả khác nhưng cùng bút pháp sáng tác, cùng đề tài , hai tác phẩm ở hai giai đoạn sáng tác có tác dụng làm giàu có và sâu sắc thêm kiến thức của HS
2.3.4. Đọc - hiểu theo hướng tích hợp liên môn.
Dạy học liên môn ở môn ngữ văn thực chất là sự vận dụng những nội dung và phương pháp các lĩnh vực, các môn học có liên quan để làm tăng hiệu quả dạy học. Qua hình thức này, người học nhận thức được tác phẩm văn học trong môi trường văn hóa, lịch sử sản sinh ra nó, thấy được mối quan hệ mật thiết giữa văn học và lịch sử phát sinh, văn học với các hình thái ý thức xã hội khác, đồng thời khắc phục được tính tản mạn trong kiến thức văn hóa của học sinh.
 	Khi hướng dẫn HS đọc hiểu truyện ngắn Chữ người tử tù

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_dinh_huong_doc_hieu_hai_tac_pham_chu_nguoi_tu_tu.docx