SKKN Vận dụng tích hợp liên môn để nâng cao hiệu quả giảng dạy văn bản “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu

SKKN Vận dụng tích hợp liên môn để nâng cao hiệu quả giảng dạy văn bản “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu

Thực trạng của việc dạy và học môn văn trong trường phổ thông hiện nay là một vấn đề đang được ngành giáo dục và cả xã hội quan tâm. Có thể khẳng định, từ khi tiến hành cải cách chương trình và sách giáo khoa bậc THPT đến nay, nhiều giáo viên đã rất nỗ lực trong việc dạy - học để mang lại cho học sinh những phương pháp học Văn tích cực cùng với sự hỗ trợ của các phương tiện công nghệ thông tin ngày càng hiện đại, giúp các tiết học Văn đạt hiệu quả cao hơn, song việc học sinh học yếu môn Văn hiện vẫn đang là một tồn tại mà bất cứ ai quan tâm đến nền giáo dục của nước nhà cũng có thể thấy. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng là do sự lên ngôi của công nghệ giải trí, kéo theo công nghệ nghe nhìn, làm văn hóa nghe nhìn chiếm ưu thế, văn hóa đọc bị suy giảm, dẫn tới học sinh không thích học văn. Một nguyên nhân nữa xuất phát từ việc con người ngày nay dường như thực dụng hơn trước. Con cái định thi khối nào, trường gì, bố mẹ đều định hướng. Thực tế nhiều thầy cô dạy văn cũng không định hướng cho con thi vào Khoa văn bởi môn này không hứa hẹn gì về đời sống cao, công việc tốt. Trước thực trạng đó, để nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học, cải thiện tình hình thực tế đòi hỏi ở người thầy phải có tầm hiểu biết rộng, người thầy phải thường xuyên theo dõi những xu hướng, những định hướng của môn mình phụ trách. Đồng thời phải tự học, tự bồi dưỡng để cung cấp cho học sinh những kiến thức chuẩn xác và liên hệ được nhiều kiến thức cũ và mới, giữa bộ môn khoa học này với bộ môn khoa học khác.

Dạy học liên môn trong môn Ngữ văn là giúp người học nhận thức được tác phẩm văn học trong môi trường văn hóa - lịch sử sản sinh ra nó hay trong môi trường diễn xướng của nó; thấy được mối quan hệ mật thiết giữa văn học và lịch sử phát sinh; văn học với các hình thái ý thức xã hội khác đồng thời khắc phục được tính tản mạn trong kiến thức văn hóa của học sinh.

Vì thế, trong quá trình dạy học, tôi nhận thấy việc tham khảo tài liệu từ các lĩnh vực khác có vai trò quan trọng trong việc khôi phục, tái hiện hình ảnh quá khứ tài liệu tham khảo giúp người học xây dựng được tầm“đón nhận phù hợp với văn bản”

Ngoài ra, việc sử dụng tài liệu liên môn còn giúp người học có thêm cơ sở để hiểu rõ quy luật phát triển của văn học, hình thành củng cố nhiều phương pháp nghiên cứu văn học. Tài liệu tham khảo về lịch sử văn hóa là phương tiện có hiệu quả để giúp giáo viên làm rõ nội dung sách giáo khoa kích thích sự hứng thú học tập của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học Ngữ văn.

Là một giáo viên dạy môn Ngữ văn ở trường THPT, tôi luôn trăn trở với câu hỏi:

 

doc 22 trang thuychi01 5283
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng tích hợp liên môn để nâng cao hiệu quả giảng dạy văn bản “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT YÊN ĐỊNH 3
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
VẬN DỤNG TÍCH HỢP LIÊN MÔN ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢNG DẠY VĂN BẢN “PHÚ SÔNG BẠCH ĐẰNG” CỦA TRƯƠNG HÁN SIÊU 
Người thực hiên: Lưu Thị Tâm
Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn
SKKN thuộc môn: Ngữ văn
THANH HOÁ NĂM : 2018
MỤC LỤC
 Trang
1. MỞ ĐẦU...1
- Lí do chọn đề tài....1
- Mục đích nghiên cứu.....2
- Đối tượng nghiên cứu....2
- Phương pháp nghiên cứu..2
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM..2
2.1. Cơ sở lí luận..2
2.1.1. Khái niệm tích hợp..................2
2.1.2. Quan điểm vận dụng tích hợp vào dạy học Ngữ văn ở trường THPT.........3
2.2. Cơ sở của việc dạy học bộ môn....4
2.3. Cơ sở của việc nắm kiến thức, kĩ năng.......................................................4
2.4. Thực trạng của vấn đề.................................................................................4
2.5. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề..........................................4
2.5.1. Cách thức tiến hành đề tài...........................................................................4
2.5.2. Thời gian tiến hành......................................................................................4
2.5.3. Khảo sát các bộ môn liên quan có nội dung tích hợp..................................4
2.5.4. Tiến trình bài dạy: Vận dụng kiến thức liên môn để nâng cao hiệu quả giảng dạy bài “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu................................5
2.6. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường........................................................................................17
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ............................................................................19
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................20
1. MỞ ĐẦU
- Lí do chọn đề tài
Thực trạng của việc dạy và học môn văn trong trường phổ thông hiện nay là một vấn đề đang được ngành giáo dục và cả xã hội quan tâm. Có thể khẳng định, từ khi tiến hành cải cách chương trình và sách giáo khoa bậc THPT đến nay, nhiều giáo viên đã rất nỗ lực trong việc dạy - học để mang lại cho học sinh những phương pháp học Văn tích cực cùng với sự hỗ trợ của các phương tiện công nghệ thông tin ngày càng hiện đại, giúp các tiết học Văn đạt hiệu quả cao hơn, song việc học sinh học yếu môn Văn hiện vẫn đang là một tồn tại mà bất cứ ai quan tâm đến nền giáo dục của nước nhà cũng có thể thấy. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng là do sự lên ngôi của công nghệ giải trí, kéo theo công nghệ nghe nhìn, làm văn hóa nghe nhìn chiếm ưu thế, văn hóa đọc bị suy giảm, dẫn tới học sinh không thích học văn. Một nguyên nhân nữa xuất phát từ việc con người ngày nay dường như thực dụng hơn trước. Con cái định thi khối nào, trường gì, bố mẹ đều định hướng. Thực tế nhiều thầy cô dạy văn cũng không định hướng cho con thi vào Khoa văn bởi môn này không hứa hẹn gì về đời sống cao, công việc tốt. Trước thực trạng đó, để nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học, cải thiện tình hình thực tế đòi hỏi ở người thầy phải có tầm hiểu biết rộng, người thầy phải thường xuyên theo dõi những xu hướng, những định hướng của môn mình phụ trách. Đồng thời phải tự học, tự bồi dưỡng để cung cấp cho học sinh những kiến thức chuẩn xác và liên hệ được nhiều kiến thức cũ và mới, giữa bộ môn khoa học này với bộ môn khoa học khác.
Dạy học liên môn trong môn Ngữ văn là giúp người học nhận thức được tác phẩm văn học trong môi trường văn hóa - lịch sử sản sinh ra nó hay trong môi trường diễn xướng của nó; thấy được mối quan hệ mật thiết giữa văn học và lịch sử phát sinh; văn học với các hình thái ý thức xã hội khác đồng thời khắc phục được tính tản mạn trong kiến thức văn hóa của học sinh. 
Vì thế, trong quá trình dạy học, tôi nhận thấy việc tham khảo tài liệu từ các lĩnh vực khác có vai trò quan trọng trong việc khôi phục, tái hiện hình ảnh quá khứ tài liệu tham khảo giúp người học xây dựng được tầm“đón nhận phù hợp với văn bản”
Ngoài ra, việc sử dụng tài liệu liên môn còn giúp người học có thêm cơ sở để hiểu rõ quy luật phát triển của văn học, hình thành củng cố nhiều phương pháp nghiên cứu văn học. Tài liệu tham khảo về lịch sử văn hóa là phương tiện có hiệu quả để giúp giáo viên làm rõ nội dung sách giáo khoa kích thích sự hứng thú học tập của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học Ngữ văn.
Là một giáo viên dạy môn Ngữ văn ở trường THPT, tôi luôn trăn trở với câu hỏi:
 Phải làm thế nào để học sinh hiểu rõ ràng, cụ thể những giá trị nội dung, nghệ thuật, tư tưởng của một tác phẩm văn học? Phải tích hợp như thế nào cho phù hợp mà ở đó học sinh vừa phải hiểu được nội dung nghệ thuật vừa phải nắm được kiến thức của các bộ môn có liên quan? Làm cách nào để học sinh hiểu và đánh giá chính xác quan điểm tư tưởng của tác giả là điều không dễ. 
Tôi đã thử nhiều giải pháp, mỗi giải pháp đem lại thành công nhất định.Vì thế qua mỗi lần thử nghiệm, tôi đã tự điều chỉnh và tự hoàn thiện dần phương pháp dạy học. Tôi nhận thấy sử dụng phương pháp tích hợp kiến thức của các môn mà học sinh đã và đang được học như môn Lịch sử, Địa lí, môn GDCD, phân môn Làm văn, Tiếng Việt vào trong bài giảng đã đạt hiệu quả nhất định. 
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Vận dụng tích hợp liên môn để nâng cao hiệu quả giảng dạy văn bản “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu" 
- Tôi nghiên cứu đề tài này nhằm:
+ Giúp học sinh lớp 10 có thêm được các kiến thức và kỹ năng cơ bản trong tiếp nhận văn bản Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu.
+ Tìm cho mình một phương pháp để tạo ra các phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh nơi mình công tác, tạo ra không khí hứng thú, giúp các em đạt kết quả cao trong các kỳ thi.
+ Nâng cao chất lượng học tập bộ môn.
+ Mong muốn được HĐKH các cấp nhận xét, đánh giá, ghi nhận kết qủa nỗ lực của bản thân giúp cho tôi có nhiều động lực mới hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài này đi vào nghiên cứu tác phẩm “Bạch Đằng giang phú” của Trương Hán Siêu trong chương trình Ngữ văn lớp 10 (Ban cơ bản). 
- Phương pháp nghiên cứu: Để triển khai đề tài““Vận dụng tích hợp liên môn để nâng cao hiệu quả giảng dạy văn bản “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu" tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp khảo sát, thống kê, phân loại: Đây là phương pháp quan trọng để khảo sát các nội dung tích hợp trong bài học.
- Phương pháp phân tích, giảng bình: Phương pháp này được sử dụng như một phương pháp chính trong quá trình thực hiện đề tài.
- Phương pháp đối chiếu so sánh: Đối chiếu so sánh mức độ tiến bộ của học sinh trước và sau khi áp dụng đề tài.
Những phương pháp trên sẽ được chúng tôi sử dụng đan xen trong quá trình nghiên cứu.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận
2.1.1. Khái niệm tích hợp
Tích hợp (integration) có nghĩa là sự hợp nhất, sự hoà nhập, sự kết hợp. Nội hàm khoa học khái niệm tích hợp có thể hiểu một cách khái quát là sự hợp nhất hay là sự nhất thể hoá đưa tới một đối tượng mới như là một thể thống nhất trên những nét bản chất nhất của các thành phần đối tượng, chứ không phải là một phép cộng giản đơn những thuộc tính của các thành phần ấy. Hiểu như vậy, tích hợp có hai tính chất cơ bản, liên hệ mật thiết với nhau, quy định lẫn nhau, là tính liên kết và tính toàn vẹn. Liên kết phải tạo thành một thực thể toàn vẹn, không còn sự phân chia giữa các thành phần kết hợp. Tính toàn vẹn dựa trên sự thống nhất nội tại các thành phần liên kết, chứ không phải sự sắp đặt các thành phần bên cạnh nhau. Không thể gọi là tích hợp nếu các tri thức, kĩ năng chỉ được thụ đắc, tác động một cách riêng rẽ, không có sự liên kết, phối hợp với nhau trong lĩnh hội nội dung hay giải quyết một vấn đề, tình huống.
Trong lí luận dạy học, tích hợp được hiểu là sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ thống, ở những mức độ khác nhau, các kiến thức, kĩ năng thuộc các môn học khác nhau hoặc các hợp phần của bộ môn thành một nội dung thống nhất, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến trong các môn học hoặc các hợp phần của bộ môn đó. Trong Chương trình THPT, môn Ngữ văn, năm 2002 của Bộ GD&ĐT, khái niệm tích hợp cũng được hiểu là “sự phối hợp các tri thức gần gũi, có quan hệ mật thiết với nhau trong thực tiễn, để chúng hỗ trợ và tác động vào nhau, phối hợp với nhau nhằm tạo nên kết quả tổng hợp nhanh chóng và vững chắc.” (tr. 27)
 Trên thế giới, tích hợp đã trở thành một trào lưu sư phạm hiện đại, nó góp phần hình thành ở học sinh những năng lực rõ ràng, có dự tính những hoạt động tích hợp, trong đó học sinh học cách sử dụng phối hợp kiến thức, kỹ năng; có khả năng huy động có hiệu quả những kiến thức và năng lực của mình vào giải quyết các tình huống cụ thể.
 Những năm gần đây, nhiều phương pháp dạy học mới đã và đang được nghiên cứu, áp dụng ở THPT như: dạy học tích cực, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp tạo ô chữ, phương pháp sử dụng công nghệ thông tin trong dạy họcTất cả đêu nhằm tích cực hóa hoạt động của học sinh và phát triển tư duy sáng tạo chủ động cho học sinh. Tích hợp liên môn trong dạy học các môn nói chung và môn Ngữ văn nói riêng thực sự là phương pháp hữu hiệu, tạo ra môi trường giáo dục mang tính phát huy tối đa năng lực tri thức của học sinh đem đến hứng thú mới cho việc dạy học ở trường phổ thông.
2.1.2. Quan điểm vận dụng tích hợp vào dạy học Ngữ văn ở trường THPT 
Việc vận dụng quan điểm tích hợp vào dạy học Ngữ văn ở trường THPT chẳng những dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập trong các phân môn Văn học, Tiếng Việt, Làm văn cũng như các bộ phận tri thức khác như hiểu biết lịch sử xã hội, văn hoá nghệ thuật, địa lí... mà còn xuất phát từ đòi hỏi thực tế là cần phải khắc phục, xoá bỏ lối dạy học theo kiểu khép kín, tách biệt thế giới nhà trường và thế giới cuộc sống, cô lập giữa những kiến thức và kĩ năng vốn có liên hệ, bổ sung cho nhau, tách rời kiến thức với các tình huống có ý nghĩa, những tình huống cụ thể mà học sinh sẽ gặp sau này. Nói khác đi, đó là lối dạy học khép kín “trong nội bộ phân môn”, biệt lập các bộ phận Văn học, Tiếng Việt và Làm văn vốn có quan hệ gần gũi về bản chất, nội dung và kĩ năng cũng như mục tiêu, đủ cho phép phối hợp, liên kết nhằm tạo ra những đóng góp bổ sung cho nhau cả về lí luận và thực tiễn, đem lại kết quả tổng hợp và vững chắc trong việc giải quyết những tình huống tích hợp hoặc những vấn đề thuộc từng phân môn.
2.2.Cơ sở của việc dạy học bộ môn:
Dạy học là một tác động hai chiều giữa giáo viên và học sinh, trong đó học sinh là chủ thể của quá trình nhận thức, còn giáo viên là người tổ chức các hoạt động nhận thức cho học sinh. Nếu giáo viên có phương pháp tốt thì học sinh sẽ nắm kiến thức dễ dàng và ngược lại.
2.3.Cơ sở của việc nắm kiến thức, kĩ năng
- Về mặt kiến thức: Học sinh phải nắm được các đơn vị kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa, trong giờ giảng văn. Đó là nền tảng cơ bản để các em phát triển tư duy, nâng cao năng lực cảm thụ văn học.
- Về kĩ năng: Học sinh biết vân dụng kiến thức các bộ môn liên quan để cảm thụ tác phẩm văn học từ đơn giản đến phức tạp, từ tái hiện kiến thức đến vận dụng kiến thức. 
2.4. Thực trạng của vấn đề
- Về phía giáo viên: giáo viên lúng túng trong việc tạo hứng thú học tập cho học sinh, một số GV ngại soạn giáo án tích hợp liên môn do mất nhiều thời gian tìm hiểu tài liệu liên quan.
- Về phía học sinh: Thực tế cho thấy, học sinh hiện nay ít mặn mà với các môn xã hội, trong đó có môn văn nguyên nhân một phần do xu thế xã hội. Các em học văn chỉ với tính chất đối phó, ít em có năng khiếu thực sự. 	
2.5. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.5.1. Cách thức tiến hành đề tài
+ Khảo sát đối tượng học sinh trước và sau tác động của đề tài: Tôi lựa chọn khảo sát ở hai lớp 10C1, 10C2: Đây là hai lớp có mặt bằng chung trong lớp không đồng đều, một số em học khá nhưng cũng có một số em lực học hạn chế, ý thức chưa cao.
+ Tổ chức phân loại đối tượng học sinh, đặc biệt chú ý đến đối tượng có lực học còn yếu.
+ Thường xuyên tổ chức kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm cho học sinh.
+ Xây dựng thiết kế lên lớp theo tinh thần ứng dụng những nghiên cứu lý luận. 
+ Trao đổi thống nhất với giáo viên trong tổ kế hoạch thực nghiệm. 
+ Tổ chức dạy học song song hai loại giáo án thực nghiệm và đối chứng. 
+ Tiến hành kiểm tra HS: sau khi học xong tác phẩm thực nghiệm, đưa ra các câu hỏi kiểm tra kiến thức giống nhau cho cả lớp thực nghiệm và đối chứng. 
+ Tiến hành phân tích và đánh giá kết quả thực nghiệm và đối chứng để rút ra những kết luận về thực nghiệm. 
2.5.2. Thời gian tiến hành: Giáo viên áp dụng giảng dạy trong giờ học trên lớp, trong buổi dạy thực nghiệm.
2.5.3. Khảo sát các bộ môn liên quan có nội dung tích hợp
- Bài 14 Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc 
( Giáo dục công dân 10 – Nhà xuất bản Giáo dục)
- Bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X đến XV (Lịch sử lớp 10, Ban cơ bản – Nhà xuất bản Giáo dục)
- Bài 28 Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến (Lịch sử lớp 10, Ban cơ bản – Nhà xuất bản Giáo dục) 
- Bài 2: Vị trí địa lý - Phạm vi lãnh thổ (Địa lý lớp 8) 
- Bài 1 Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam
( Giáo dục Quốc phòng – An ninh 10 – Nhà xuất bản Giáo dục).
2.5.4. Tiến trình bài dạy: Vận dụng tích hợp liên môn để nâng cao hiệu quả giảng dạy văn bản “Phú sông Bạch Đằng” (Trương Hán Siêu)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức 
Qua bài học, học sinh thấy được:
- Nội dung yêu nước và tư tưởng nhân văn của bài Phú sông Bạch Đằng. Nội dung yêu nước thể hiện qua hoài niệm về chiến công lịch sử trên sông Bạch Đằng. Tư tưởng nhân văn thể hiện qua việc đề cao vai trò, vị trí, đức độ của con người, coi đây là nhân tố quyết định đối với sự nghiệp cứu nước.
- Thấy được những đặc trưng cơ bản của thể phú về các mặt kết cấu, hình tượng nghệ thuật, lời văn.
2. Kĩ năng
- Có kĩ năng đọc hiểu bài phú cụ thể theo đặc trưng thể loại
3. Thái độ
- Qua bài học, học sinh có ý thức phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc, tinh thần yêu chuộng hòa bình và luôn có thái độ, trách nhiệm xây dựng và bảo về Đất nước trong mọi thời đại.
- Giáo dục bồi dưỡng ‎ thức dân tộc, trân trọng di sản văn hóa của cha ông
4. Định hướng góp phần hình thành năng lực
- Năng lực hợp tác, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực giao tiếp tiếng Việt, năng lực thưởng thức văn học/ cảm thụ thẩm mỹ 
B-CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, tài liệu tham khảo, thiết kế bài giảng, máy tính, máy chiếu.
 HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo, học bài cũ, xem trước bài mới.
C- PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
 - Phương pháp trực quan: Quan sát tranh, xem video
 - Sử dụng kỹ thuật dạy học: Hoạt động nhóm
 - Gv kết hợp phương pháp đọc sáng tạo, đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận, tích hợp
D- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Khởi động (GV tích hợp với bộ môn Lịch sử, Địa lí)
	GV chia lớp học thành 4 nhóm tham gia trò chơi: Tìm hiểu về những chiến công trên sông Bạch Đằng.
- Nội dung: Em hãy cho biết dòng sông Bạch Đằng đã ghi dấu những chiến công hiển hách nào trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ? Có những tác giả, tác phẩm văn học nào viết về sông Bạch Đằng ?
- Cách chơi: Trong vòng 5 phút nhóm nào kể đúng và được nhiều hơn thì chiến thắng.
- GV nhận xét, tổng hợp, khái quát và mở rộng
Tích hợp với bộ môn Địa lí:
+ Sông Bạch Đằng, còn gọi là Bạch Đằng Giang (chữ Nho: 白藤江; tên Nôm: sông Rừng), hiệu là sông Vân Cừ, là một con sông chảy giữa thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) và huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng), cách vịnh Hạ Long, cửa Lục khoảng 40 km. Nó nằm trong hệ thống sông Thái Bình. Điểm đầu là phà Rừng - Hải Phòng (ranh giới Hải Phòng và Quảng Ninh). Điểm cuối là cửa Nam Triệu - Hải Phòng. Sông có chiều dài 32 km. Các loại tàu thuyền có tải trọng 300-400 tấn tham gia vận tải được cả hai mùa. Sông Bạch Đằng là con đường thủy tốt nhất để đi vào Hà Nội (Thăng Long ngày xưa) từ miền nam Trung Quốc, từ cửa sông Nam Triệu các chiến thuyền đi vào sông Kinh Thầy, sông Đuống và cuối cùng là sông Hồng đoạn chảy qua Hà Nội.
Tích hợp với bộ môn Lịch sử, Giáo dục quốc phòng – an ninh:
Sông Bạch Đằng nổi tiếng với 3 chiến công của dân tộc Việt Nam:
1. Năm 938: Ngô Quyền chém đầu tướng giặc Hoằng Thao, phá tan quân xâm lược Nam Hán.
- Năm 931, Dương Đình Nghệ lãnh đạo nhân dân đánh bại cuộc xâm lược của quân Nam Hán. Đầu năm 937, ông bị Kiều Công Tiễn giết hại để đoạt chức Tiết độ sứ. Tháng 10/938, Ngô Quyền đem quân đánh Kiều Công Tiễn. Công Tiễn cho người sang cầu cứu nhà Hán. Lợi dụng cơ hội này quân Nam Hán kéo vào xâm lược nước ta lần thứ 2.
- Ngô Quyền nhanh chóng tiến quân vào thành Đại La, bắt giết Kiều Công Tiễn và dùng kế đóng cọc ở sông Bạch Đằng, cho quân mai phục ở hai bên bờ sông. Khi thủy triều lên, ông cho một toán quân ra khiêu chiến, giả vờ thua, nhử quân Hán vào bên trong bãi cọc. Vừa lúc nước triều rút, cọc nhô lên, quân ta đổ ra đánh. Thuyền giặc vướng cọc lại bị đánh bất ngờ từ nhiều phía, tan vỡ, tướng giặc Hoằng Thao bị tiêu diệt.
 Trận Bạch Đằng năm 938
- Trận thắng lớn ở sông Bạch Đằng năm 938 có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với lịch sử Việt Nam, nó đã giúp chấm dứt 1000 năm Bắc thuộc trong lịch sử Việt Nam, mở ra một thời kỳ độc lập tự chủ cho Việt Nam.
2. Chiến tranh chống Tống năm 981: Cuộc kháng chiến chống quân Tống lần 1 diễn ra từ tháng 1- 4/981 của quân dân nhà Tiền Lê (Đại Cồ Việt) chống lại cuộc xâm lược của nhà Tống (Trung Quốc), giữ vững nền độc lập, tự chủ, thể hiện chủ quyền quốc gia của dân tộc ta.
- Nhà Tống lấy cớ Lê Hoàn tự xưng Đế, đổi niên hiệu, đầu năm 981, quân Tống đem 4 vạn quân sang xâm lược nước ta.
 Sơ đồ cuộc kháng chiến chống Tống lần 1 (981).
- Phân tích các tin tình báo đưa về, Lê Hoàn quyết đánh địch trên cả hai tuyến thủy, bộ, phá tan âm mưu phối hợp hai đoàn quân thủy, bộ của chúng. Ông đã bố trí lực lượng dọc theo tuyến sông Bạch Đằng, sông Kinh Thầy kéo dài cho đến vùng Lục Đầu Giang (thuộc địa phận tỉnh Thái Bình ngày nay, nơi hợp lưu 6 con sông lớn ở miền Bắc gồm sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam, sông Đuống, sông Kinh Thầy và nhánh chính sông Thái Bình). Trong đó, lực lượng tập trung cao nhất là ở vùng cửa biển Bạch Đằng – nơi đoàn thuyền chiến của địch vừa mới tiến vào vùng Lục Đầu Giang – nơi hợp quân của hai đoàn quân thủy, bộ của quân Tống. Những cọc đóng trên sông Bạch Đằng gây cho địch rất nhiều trở ngại. Cuộc chiến kéo dài suốt 2 tháng từ tháng 2 đến tháng 4 năm 981. Đại quân Tống bị đánh tan, vua Tống Thái Tông buộc phải ra lệnh bãi binh, rút tàn quân về nước, chịu thất bại thảm hại trong cuộc xâm lược Đại Cồ Việt. Cuộc kháng chiến chống Tống xâm lược do Lê Hoàn chỉ huy đã thắng lợi vẻ vang, nền độc lập dân tộc được bảo toàn.
Một trong những đền thờ vua Lê Đại Hành tại Ninh Bình.
3. Năm 1288: Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đánh tan quân Nguyên Mông – bắt sống tướng giặc Ô Mã Nhi.
- Trận Bạch Đằng năm 1288 xảy ra trên sông Bạch Đằng thuộc đất Đại Việt, là một trận đánh quan trọng trong các cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông trong trong lịch sử Việt Nam. Đây là chiến thắng vẻ vang của quân Đại Việt do Quốc công Tiết chế Trần Hưng Đạo cùng với Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông chỉ huy trước quân xâm lược Nguyên Mông. Quân Nguyên bị thiệt hại vô cùng nặng (với khoảng hơn 4 vạn quân sĩ bị loại khỏi vòng chiến), và nhiều tướng Nguyên trong đó có cả Ô Mã Nhi, Phạm Nhàn và Phàn Tiếp cũng bị bắt sống và dâng lên Thượng hoàng Thánh Tông. Ngoài ra, có những 400 chiến thuyền của quân Nguyên rơi vào tay quân Trần. Đại thắng trên sông Bạch Đằng được xem là trận thủy chiến lớn nhất trong lịch sử Việt Nam, và là thắng lợi tiêu biểu nhất của Đại Việt trong ba cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên-Mông.
* Những tác giả, tác phẩm:
1. Bạch đằng giang (Trần Minh Tông)
2. Sông Bạch Đằng (Lê Thánh Tông)
3. Bạch Đằng hải khẩu (Nguyễn Trãi)
4. Bạch Đằng giang phú (Trương Hán Siêu)
5. Sông Bạch Đằng (Nguyễn Sưởng)
6. Qua sông Bạch Đằng (Dương Bá Trạc)
Hoạt đ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_van_dung_tich_hop_lien_mon_de_nang_cao_hieu_qua_giang_d.doc