SKKN Sử dụng phim tài liệu kết hợp với sơ đồ tư duy vào giảng dạy tác phẩm Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh (Ngữ văn 12 – Tập 1)

SKKN Sử dụng phim tài liệu kết hợp với sơ đồ tư duy vào giảng dạy tác phẩm Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh (Ngữ văn 12 – Tập 1)

Bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh là một văn bản có tính chính luận mẫu mực và có giá trị lịch sử to lớn, là bản khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, là kết tinh của chủ nghĩa yêu nước, của khát vọng tự do, hòa bình và tự chủ. Tuyên ngôn độc lập chính là bản anh hùng ca được viết bằng máu của hàng triệu con người Việt Nam yêu nước đã hi sinh trong cuộc đấu tranh bền bỉ, kiên cường. Tuy nhiên văn chính luận lại có những đặc trưng riêng của nó mà đối với nhiều Giáo viên và học sinh, thể văn chính luận là khô khan, khó hiểu. Cái nhìn mang tính định kiến đó dẫn đến việc dạy học mang tính qua loa, hình thức. Điều này dĩ nhiên sẽ dẫn đến việc dạy học văn chính luận nói chung và bản Tuyên ngôn độc lập nói riêng chưa đạt đến hiệu quả như mong muốn.

 Như chúng ta đã biết, văn chính luận là một thể loại văn học quan trọng, riêng đối với văn học, văn chính luận đã đồng hành cùng nền văn học trong suốt quá trình lịch sử, còn trong chương trình Ngữ văn phổ thông, văn chính luận chiếm một phần tương đối lớn và Tuyên ngôn độc lập là một áng văn chính luận mẫu mực. Nói như thế có nghĩa Tuyên ngôn độc lập là một bản anh hùng ca bất hủ của thời đại Hồ Chí Minh đã kế thừa và phát huy sâu sắc những “áng thiên cổ hùng văn” của dân tộc như Nam Quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt, Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi. Tuyên ngôn độc lập là sự đúc kết kinh nghiệm của nhiều thế kỉ đấu tranh vì nhân quyền, dân quyền, vì độc lập tự do của dân tộc và nhân loại, thể hiện hùng hồn của ý chí quyết tâm và sức mạnh vĩ đại.

Thế nhưng, lâu nay hầu hết các thầy cô đều sử dụng phương pháp truyền thống là đọc – hiểu thông thường: học sinh đọc văn bản và tìm hiểu chi tiết tác phẩm, học sinh thấy khô khan, khó hiểu bởi nhiều lí do trong đó có một lí do rất lớn là các em sống trong thời bình nên không hiểu hết được ý nghĩa của độc lập, tự do, không hiểu được bối cảnh ra đời của tác phẩm. Từ đó sẽ hạn chế trong quá trình phân tích, cảm nhận giá trị của tác phẩm này.

 

docx 19 trang thuychi01 6334
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng phim tài liệu kết hợp với sơ đồ tư duy vào giảng dạy tác phẩm Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh (Ngữ văn 12 – Tập 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
 Lí do chọn đề tài
Bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh là một văn bản có tính chính luận mẫu mực và có giá trị lịch sử to lớn, là bản khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, là kết tinh của chủ nghĩa yêu nước, của khát vọng tự do, hòa bình và tự chủ. Tuyên ngôn độc lập chính là bản anh hùng ca được viết bằng máu của hàng triệu con người Việt Nam yêu nước đã hi sinh trong cuộc đấu tranh bền bỉ, kiên cường. Tuy nhiên văn chính luận lại có những đặc trưng riêng của nó mà đối với nhiều Giáo viên và học sinh, thể văn chính luận là khô khan, khó hiểu. Cái nhìn mang tính định kiến đó dẫn đến việc dạy học mang tính qua loa, hình thức. Điều này dĩ nhiên sẽ dẫn đến việc dạy học văn chính luận nói chung và bản Tuyên ngôn độc lập nói riêng chưa đạt đến hiệu quả như mong muốn.
 	Như chúng ta đã biết, văn chính luận là một thể loại văn học quan trọng, riêng đối với văn học, văn chính luận đã đồng hành cùng nền văn học trong suốt quá trình lịch sử, còn trong chương trình Ngữ văn phổ thông, văn chính luận chiếm một phần tương đối lớn và Tuyên ngôn độc lập là một áng văn chính luận mẫu mực. Nói như thế có nghĩa Tuyên ngôn độc lập là một bản anh hùng ca bất hủ của thời đại Hồ Chí Minh đã kế thừa và phát huy sâu sắc những “áng thiên cổ hùng văn” của dân tộc như Nam Quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt, Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi. Tuyên ngôn độc lập là sự đúc kết kinh nghiệm của nhiều thế kỉ đấu tranh vì nhân quyền, dân quyền, vì độc lập tự do của dân tộc và nhân loại, thể hiện hùng hồn của ý chí quyết tâm và sức mạnh vĩ đại.
Thế nhưng, lâu nay hầu hết các thầy cô đều sử dụng phương pháp truyền thống là đọc – hiểu thông thường: học sinh đọc văn bản và tìm hiểu chi tiết tác phẩm, học sinh thấy khô khan, khó hiểu bởi nhiều lí do trong đó có một lí do rất lớn là các em sống trong thời bình nên không hiểu hết được ý nghĩa của độc lập, tự do, không hiểu được bối cảnh ra đời của tác phẩm. Từ đó sẽ hạn chế trong quá trình phân tích, cảm nhận giá trị của tác phẩm này.
Mặt khác, ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, học sinh có điều kiện tiếp cận tác phẩm trên nhiều phương tiện hiện đại. Giáo viên không đổi mới phương pháp dạy sẽ gây nhàm chán và buồn ngủ cho học sinh. Mà trong nhà trường, mỗi ngày cơ sở vật chất đều được nâng lên, như trường THPT Yên Định 2, mỗi phòng học đều được trang bị máy chiếu, loa máy tính chúng ta nên biết sử dụng các thiết bị này để hỗ trợ cho bài dạy để giờ học trở nên sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn được học sinh, tạo hứng thú tìm hiểu cho các em. Trước thực tế giảng dạy như thế này, tôi luôn trăn trở để tìm ra phương pháp dạy học hiệu quả nhất, truyền đạt một cách sinh động để học sinh có tâm thế hào hứng khi tiếp cận tác phẩm Tuyên ngôn độc lập. Cụ thể, tôi đã tìm đúng phim tài liệu ghi lại Toàn cảnh Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập vào ngày 2.9.1945 ở Quảng Trường Ba Đình – Hà Nội để chiếu cho học sinh xem thay vào thời gian Đọc văn bản, tất nhiên đoạn phim được chiếu là phần trọng tâm Bác đọc Tuyên ngôn độc lập, cắt phần đầu và đuôi để đảm bảo không ảnh hưởng tới thời gian dạy học. Sau khi tìm hiểu chi tiết văn bản sẽ dùng sơ đồ tư duy để củng cố bài học. Vì thế Sáng kiến kinh nghiệm của tôi là: Sử dụng phim tài liệu kết hợp với sơ đồ tư duy vào giảng dạy tác phẩm Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh (Ngữ văn 12 – Tập 1).
Mục đích nghiên cứu
Vận dụng tốt thành tựu của Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 để nói không với khô khan trong văn chính luận, phát huy tốt tính năng của bài giảng điện tử vào giảng dạy học văn. Để giờ học không đi theo lối mòn xưa cũ đọc – chép, gượng ép trong cảm nhận. Thay vào đó là giờ học có âm thanh, có hình ảnh thực tế với hệ thống hóa kiến thức bằng sơ đồ tư duy sẽ giúp học sinh tiếp cận tác phẩm một cách hứng thú nhất, lôi cuốn học sinh tham gia học tập một cách chủ động theo phương châm lấy học sinh làm trung tâm. Từ đây chất lượng và hiệu quả giờ dạy sẽ được nâng lên.
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: tác phẩm Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh (Chương trình Ngữ văn 12, tập 1, Ban cơ bản).
Khách thể nghiên cứu: Học sinh lớp 12 trường THPT Yên Định 2.
Phương pháp nghiên cứu:
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
Đọc kĩ tác phẩm “Tuyên ngôn độc lập” sau đó tìm tài liệu có liên quan đến văn bản. Đồng thời nghiên cứu đặc điểm tâm lí và trình độ nhận thức của học sinh lớp 12B1, 12B3, 12B6, 12B7 Trường THPT Yên Định 2 để lựa chọn hướng khai thác phù hợp. Cuối cùng tôi lựa chọn cách khai thác tác phẩm từ đặc trưng thể loại kết hợp với phương pháp “lạ hóa” bằng phim tài liệu và sơ đồ tư duy để tăng niềm cảm hứng cho học sinh.
1.4.2. Phương pháp dạy học tích cực: 
Phương pháp vấn đáp; phương pháp hoạt động nhóm; phương pháp thuyết trình kiểu diễn tả, phân tích, tổng hợp; phương pháp đặt và giải quyết vấn đề; phương pháp phân tích, bình giảng.
1.4.3. Phương pháp nghiên cứu cách thức: 
Sử dụng phim tài liệu Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập và tạo lập sơ đồ tư duy trên máy tính và máy chiếu.
1.4.4. Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế và thu thập thông tin:
	Trước khi thực hiện giờ dạy, tôi sẽ làm phiếu thăm dò thái độ của các em về tác phẩm “Tuyên ngôn độc lập ” (Hồ Chí Minh) đồng thời hướng dẫn các em soạn bài trả lời các câu hỏi phần hướng dẫn học bài trong sách giáo khoa. Sau khi tiến hành dạy thực nghiệm trên lớp tôi tiến hành kiểm tra 45 phút ở các lớp thực nghiệm và các lớp đối chứng.
1.4.5. Phương pháp thống kê, xử lí số liệu
	Khi đã có kết quả điều tra, tôi thống kê, phân loại để nhận biết được thực trạng vấn đề trước và sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm cũng như hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm, từ đó rút kinh nghiệm để triển khai đề tài này.
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN
2.1. Cơ sở lí luận của đề tài:
2.1.1. Xu hướng của đổi mới giáo dục hiện nay
Đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề quan trọng hàng đầu trong sự nghiệp đổi mới giáo dục phổ thông nói chung và dạy học Ngữ văn nói riêng. Đất nước ta đã bước vào giai đoạn phát triển của Công nghiệp hóa – hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Trong điều kiện hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thì các phương tiện truyền thông phát triển vượt bậc. Cùng với quá trình giao lưu, hội nhập, học sinh được mở rộng khả năng tìm kiếm, tiếp cận thông tin so với trước. Từ đó bản thân giáo viên cũng phải tự tìm tòi, học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ trong việc sử dụng các phương tiện thiết bị vào giảng dạy.
Ngữ văn là một môn khoa học mang tính chất liên ngành. Đặc trưng của bộ môn là gần gũi với đời sống thực tế nhưng nhiều khi học sinh lại không thể tiếp xúc, quan sát mà phải liên tưởng, tưởng tượng trong tư duy, cảm nhận. Vì vậy, vấn đề đặt ra là phải đổi mới phương pháp dạy học và đưa các video âm thanh, hình ảnh ở một số bài học là phương pháp được lựa chọn để giúp các em cảm nhận sâu sắc về giá trị của tác phẩm. 
Vai trò của việc sử dụng phim tài liệu Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập trong giảng dạy tác phẩm Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh (Phần 2: tác phẩm)
So với các phương tiện dạy học khác, sử dụng phim tài liệu có những hiệu quả nổi bật. Phim tài liệu giúp học sinh nắm vững kiến thức và ghi nhớ tốt hơn thông qua các tri giác như thính giác, thị giác khi xem phim tài liệu, học sinh được tiếp xúc trực tiếp với âm thanh, hình ảnh, lời nói, giọng điệu... do đó kiến thức được truyền tải bằng nhiều đường, nội dung bài học sẽ có hiệu quả, được ghi nhớ nhanh và khắc sâu hơn.
Trong phim tài liệu Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khi xem học sinh sẽ thấy được không khí trang nghiêm trên lễ đài, mọi người thì tưng bừng đến Quảng trường Ba Đình - Hà Nội để nghe Bác đọc. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà, báo Cứu quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ lâm thời, chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn độc lập, các thành viên Chính phủ tuyên thệ, ông Võ Nguyên Giáp, bộ trưởng Bộ Nội vụ giải bày tình hình trong nước và nhiệm vụ của Chính phủ, ông Trần Huy Liệu tường trình vào Huế nhận sự thoái vị của vua Bảo Đại, ông Nguyễn Lương Bằng đại biểu của Tổng bộ Việt Minh thuật qua lại cuộc tranh đấu của Việt Minh để mưu giải phóng cho dân tộc. Sau lễ chào cờ và hát quốc ca, Võ Nguyên Giáp, Bộ trưởng Nội vụ, bước tới micrô giới thiệu Hồ Chí Minh, người được chào mừng bằng những tiếng hô vang dội được sắp xếp trước, “Độc lập! Độc lập!” Bác Hồ vẫy tay trước khán thính giả trong vài phút, đoạn nâng hai bàn tay lên để kêu mọi người im lặng. Bằng giọng Nghệ Tĩnh đặc trưng, Bác Hồ lúc đó bắt đầu đọc Tuyên ngôn Độc lập. Một mối liên kết và sự thể hiện lòng tôn trọng đối với người dân mà chưa từng có vị quân vương Việt Nam nào trong lịch sử thể hiện đã được tạo ra khi Hồ Chí Minh có những tương tác với quần chúng khi Bác hỏi: "Tôi nói, Đồng bào có nghe rõ không?” và đám đông đồng thanh hô vang “Rõ!”.
Trong buổi lễ này, thông qua bản Tuyên ngôn độc lập, Hồ Chí Minh cũng đã kêu gọi các nước Đồng minh ủng hộ nền độc lập chân chính do nhân dân Việt Nam vừa tự tay giành được thông qua Cách mạng tháng Tám. Bác tuyên bố rằng Chính phủ lâm thời đã huỷ bỏ hết mọi hiệp ước do Pháp kí trong quan hệ với Việt Nam và bãi bỏ hết mọi đặc quyền của người Pháp. Bác cảnh báo rằng người Việt “kiên quyết chống lại âm mưu của bọn thực dân Pháp”. Kết thúc bài phát biểu của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh giới thiệu từng bộ trưởng trong Chính phủ lâm thời với quần chúng nhân dân và tất cả đều làm lễ tuyên thệ nhậm chức. Sân khấu được làm từ gỗ và được trang hoàng bằng lớp vải trang trí trắng và đỏ, do đó cho phép hầu hết khán thính giả có thể thấy được những vị lãnh đạo mới của mình, dù chỉ như những chấm li ti. Hồ Chí Minh và các đồng sự của mình đã cố gắng truyền trực tiếp bản Tuyên ngôn độc lập đến mọi miền Tổ quốc.
Trong phim tài liệu các em cũng thấy được những tội ác dã man của thực đan Pháp đối với nhân dân Việt Nam.
Tóm lại với việc sử dụng phim tài liệu này vào tiết đọc hiểu bài Tuyên ngôn độc lập có vai trò rất lớn: đưa học sinh trở về đúng bối cảnh của thời khắc lịch sử vàng son của dân tộc: buổi sáng mùa thu ngày 2/9/1945 với hình ảnh thân quen, gần gũi của vị lãnh tụ thiên tài đang cất lời khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa . Đây là phim tài liệu được xem nhiều, nhất là vào ngày tết Độc lập (2/9) hàng năm của đất nước. Từ đây không chỉ giúp các em hiểu về bài học mà còn khắc sâu trong tâm trí các em về lịch sử hào hùng của dân tộc. 
Sử dụng phương pháp sơ đồ tư duy
Sơ đồ tư duy là một phương pháp giảng dạy đơn giản mà hữu hiệu, giúp người học có thể liên hệ và nắm bắt hệ thống kiến thức nhanh chóng. Nhiều cấp lớp, nhất là khối đại học và THPT, đã áp dụng rộng rãi phương pháp này. Sơ đồ tư duy không chỉ cho thấy thông tin mà còn phản ánh cấu trúc tổng thể của một chủ đề và mức độ quan trọng của các thành phần riêng lẻ. Ví dụ, hoàn toàn có thể sử dụng sơ đồ tư duy để khái quát bài Tuyên ngôn độc lập theo cấu trúc ba phần: Tìm hiểu chung – đọc hiểu văn bản và tổng kết. Mỗi phần lại tương ứng với các nội dung, như phần Đọc – hiểu văn bản có phần Cơ sở pháp lý, Cơ sở thực tiễn và phần Tuyên ngôn. Từ đây, sẽ giúp cho học sinh học môn Ngữ văn hình thành cách nhìn nhận vấn đề văn học thật tổng quát và liên kết được các ý tưởng với nhau.
Khi sử dụng sơ đồ tư duy kết hợp với PowerPoint sẽ phát huy rất nhiều lợi thế. Người vẽ sơ đồ không cần phải viết nhiều, chỉ cần tạo ký hiệu sau đó chèn clip, gắn link thêm vào. Sơ đồ tư duy không hề có bất kỳ khuôn mẫu nào, mỗi cá nhân, mỗi nhóm có thể tự sáng tạo ra hình thức sơ đồ sao cho phù hợp với nội dung mà tư duy mong muốn biểu đạt. Sử dụng sơ đồ tư duy không chỉ hệ thống hóa được dung lượng kiến thức bao phủ theo bề rộng, mà còn đem đến cái nhìn toàn cảnh. Người học tiến hành đọc hiểu, nghiên cứu, khảo sát tài liệu, sách vở để bổ sung thêm kiến thức và nhận định có chiều sâu trong đánh giá.
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN
Môn Văn có vai trò vô cùng quan trọng, thực tế lại rất đáng lo ngại là học sinh không thích học Văn, môn Văn phải đọc nhiều, viết nhiều, ngay cả khi thi THPT Quốc gia cũng chỉ có môn Văn là tự luận phải viết nhiều, các môn còn lại đề thi trắc nghiệm. Ban đầu chỉ đơn thuần là những lời than thở với nhau của những người trực tiếp giảng dạy môn Văn và nay đã trở thành vấn đề của báo chí và dư luận. Ai đã từng trực tiếp dạy và chấm bài làm văn của học sinh trong những năm gần đây mới thấy cần thiết phải có sự thay đổi về phương pháp dạy văn và học văn hiện nay. Qua công tác giảng dạy cũng như chấm, trả các bài kiểm tra Ngữ văn, tôi nhận thấy có rất nhiều biểu hiện tâm lí chán học Văn của học sinh. Mục tiêu của bậc học phổ thông là đào tạo con người toàn diện, nhưng thực tế hiện nay cho thấy các bộ môn khoa học xã hội thường bị học sinh xem nhẹ, mặc dù kiến thức của các bộ môn này vô cùng quan trọng cho tất cả mọi người. Muốn khôi phục sự quan tâm của xã hội đối với các bộ môn khoa học xã hôi không chỉ thể hiện bằng biện pháp kêu gọi mà chúng ta cần tích cực đổi mới phương pháp học văn hiệu quả nhất.
Với sự phát triển của quy mô trường lớp, cơ sở vật chất, thiết bị trường học ngày càng được trang bị đầy đủ. Cụ thể ở trường THPT Yên Định 2, mỗi phòng học đều được lắp máy chiếu hiện đại, loa máy tính, loa trợ giảng được học sinh khóa cũ tặng lưu niệm nhiều, thực tế đã đưa vào sử dụng. Cá nhân giáo viên hầu hết đều có máy tính xách tay (laptop). Tuy nhiên, nhiều giáo viên vẫn ngại chưa sử dụng hoặc sử dụng ít. Giờ học trôi đi không mấy hấp dẫn. Hiệu trưởng nhà trường luôn phát động Cán bộ giáo viên tăng cường việc sử dụng các thiết bị đó vào đổi mới phương pháp giảng dạy.
Đối với môn Văn, thì số giáo viên sử dụng Bài giảng điện tử cũng còn hạn chế. Trong khi đó Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh) là tác phẩm mang đặc trưng của văn chính luận khiến nhiều giáo viên và học sinh bước đầu thấy khó khăn khi tiếp cận. 
Là một giáo viên trẻ, tâm huyết với nghề, ham học hỏi, không ngừng đổi mới phương pháp dạy học, tôi đã trăn trở và nỗ lực tìm kiếm các phương pháp dạy học tích cực, tiến bộ giúp các em lĩnh hội kiến thức bài này một cách tốt nhất. Sử dụng phim tài liệu Bác Hồ đọc Bản Tuyên ngôn độc lập và sơ đồ hóa kiến thức trong giảng dạy tác phẩm Tuyên ngôn độc lập (Phần 2: Tác phẩm) là một trong những kết quả của sự nỗ lực ấy và tôi cũng thấy khá hài lòng về kết quả này.
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện
TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
 Phần 2: Tác phẩm (Hồ Chí Minh)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức: Giúp HS:
- Nắm chắc và phân tích được giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Tuyên ngôn Độc lập trên cái nhìn nhiều chiều, so sánh với những tác phẩm khác trong chương trình.
- Thấy được giá trị nhiều mặt (lịch sử, tư tưởng, nghệ thuật) và ý nghĩa to lớn của bản Tuyên ngôn Độc lập, đồng thời cảm nhận được tấm lòng yêu nước nồng nàn và tự hào dân tộc của Bác.
- Hiểu vẻ đẹp của tư tưởng và tâm hồn tác giả qua bản Tuyên ngôn Độc lập.
2. Về kỹ năng: 
 Học sinh biết cách tìm hiểu, phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học theo đặc trưng thể loại văn chính luận. 
3. Thái độ: 
 - Yêu mến, kính phục vị “anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới”.
- Tự hào về truyền thống yêu nước chống ngoại xâm của dân tộc.
- Tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc.
- Quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng to đẹp hơn, đàng hoàng hơn, bắt kịp nhịp độ phát triển của thời đại.
 Lòng yêu mến, kính phục vị “anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới”.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- GV: máy chiếu, máy tính, loa , SGK, SGV, giáo án, bài giảng điện tử.
- HS: Vở soạn, vở ghi, sgk, tài liệu về bản Tuyên ngôn độc lập.
III. PHƯƠNG PHÁP
 - GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: sử dụng phim tài liệu Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập, sử dụng sơ đồ tư duy. 
Phương pháp gợi tìm, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. 
 - Riêng phần tác phẩm: Hướng dẫn học sinh ở nhà đọc kĩ sách giáo khoa và trả lời câu hỏi trong phần Hướng dẫn học bài. GV nêu câu hỏi, HS trả lời và thảo luận; sau đó GV nhấn mạnh khắc sâu những ý chính
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: 
 3. Giảng bài mới: 
 Vào bài: Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những người đặt nền móng và mở đường cho văn học cách mạng. Bác không chỉ là một vĩ lãnh tụ vĩ đại mà còn là một nhà văn học kiệt xuất, nhà văn chính luận mẫu mực. Điều này ta có thể thấy rõ qua Bản Tuyên ngôn độc lập của Người. Hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu giá trị của tác phẩm này: 
Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu chung phần Tiểu dẫn (SGK): Một em hãy tóm tắt những ý cơ bản trong phần Tiểu dẫn
HS: Đọc, tóm tắt.
GV: Chốt lại các ý cơ bản.
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Hoàn cảnh ra đời 
CH: Bản Tuyên ngôn độc lập ra đời trong hoàn cảnh nào?
HS: Suy nghĩ và lần lượt trả lời.
Nội dung:
- Thế giới: 
+ Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc.
+ Nhật đầu hàng Đồng minh.
 - Trong nước: Cả nước giành chính quyền thắng lợi.
+ 26 - 8 - 1945: Hồ chủ tịch về tới Hà Nội.
+ 28 - 8 1945: Bác soạn thảo bản Tuyên ngôn độc lập tại tầng 2, căn nhà số 48, phố Hàng Ngang, Hà Nội.
 + Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Người đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
- Tuyên ngôn độc lập ra đời trong một tình thế vô cùng cấp bách : nền độc lập vừa mời giành được bị đe dọa bởi các thế lực phản động (bọn đế quốc thực dân - dưới danh nghĩa giúp các nước Đông Dương giải giáp vũ khí quân đội Nhật - đang âm mưu xâm chiếm nước ta...) 
(Minh sơ đồ 1)
2. Giá trị của Tuyên ngôn độc lập 
GV cho HS nắm vững: giá trị lịch sử, văn học của bản Tuyên ngôn độc lập ; đối tượng hướng tới, mục đích viết bản Tuyên ngôn độc lập .
- Là văn kiện lịch sử vô giá 
- Là áng văn chính luận mẫu mực : Lập luận chặt chẽ; lí lẽ đanh thép; những bằng chứng không ai chối cãi được.
3. Đối tượng, mục đích của Tuyên ngôn độc lập 
CH: Tuyên ngôn độc lập Bác viết cho ai và viết để làm gì?
HS: Suy nghĩ và lần lượt trả lời 
Nội dung:
 - Nhân dân Việt Nam,
 - Các nước trên thế giới 
 - Bọn đế quốc, thực dân đang lăm le xâm lược nước ta : Mỹ, Pháp.
 - Tuyên bố nền độc lập của nước Việt Nam và sự ra đời của nước Việt Nam mới.
 - Ngăn chặn âm mưu xâm lược của bọn đế quốc, thực dân.
(Minh họa Sơ đồ 2)
4. Bố cục văn bản
CH: Dựa vào câu hỏi 1 phần chuẩn bị bài ở nhà cho biết bản Tuyên ngôn độc lập chia làm mấy phần?
HS: Suy nghĩ và lần lượt trả lời.
Nội dung: 
* Bố cục thông thường của một bản Tuyên ngôn: 3 phần: Nêu nguyên lí chung làm cơ sở, nền tảng pháp lí cho bản Tuyên ngôn; lập luận làm sáng tỏ nguyên lí chung ấy; lời tuyên ngôn
* Bố cục của Tuyên ngôn độc lập: kết cấu 3 phần : 
a. Phần 1 (từ đầu đến “Không ai có thể chối cãi được”): Cơ sở lí luận của Tuyên ngôn độc lập. 
 b. Phần 2 (Từ “Thế mà” đến “phải được độc lập”) : Cơ sở thực tiễn: Tố cáo tội ác của thực dân Pháp và khẳng định quyền độc lập của dân tộc.
c. Phần 3 (còn lại): Lời tuyên ngôn và những tuyên bố về ý chí bảo vệ nền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam.
(Minh họa sơ đồ 3)
Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết về văn bản Tuyên ngôn độc lập 
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
Đọc: GV cho HS xem phim tài liệu Toàn cảnh Bác đọc tuyên ngôn sáng 2-9-1945 của Tổ làm phim Phạm Kì Nam, Nguyễn Như Ái,  Bộ phim sản xuất năm 1975. Phim lấy nguồn tư liệu từ trong nước và cả nước ngoài.
(Phim dài khoảng 16 phút, GV cắt giữ lại phần trọng tâm còn lại gần 8 phút – không làm ảnh hưởng tới thời gian Tìm hiểu văn bản)
2. Tìm hiểu văn bản
2.1. Cơ sở pháp lý của Tuyên ngôn độc lập
GV chia nhóm và phát vấn:
CH: Bác mở đầu bản Tuyên ngôn độc lập như thế nào?Em hãy cho biết nội dung của hai lời trích dẫn trên? Mục đích việc trích dẫn
HS: Suy nghĩ, thảo luận nhóm và lần lượt trả lời. 
Nội dung: 
* Để khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc ta là đúng và phù hợp với công luận quốc tế, mở đầu bản tuyên ngôn ta thấy cách đặt vấn đề của Hồ Chí Minh bất ngờ, độc đáo, thú vị. Người không ôn lại những trang sử chói lọi của dân tộc, không dùng những mĩ từ, những quan điểm riêng tư của bản thân mà lại trích những lời bất hủ trong Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ (1976), Tuyên ngôn 

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_su_dung_phim_tai_lieu_ket_hop_voi_so_do_tu_duy_vao_gian.docx