SKKN Một phương diện độc đáo của Nam cao trong truyện ngắn "Chí phèo": thế giới nhân vật phụ

SKKN Một phương diện độc đáo của Nam cao trong truyện ngắn "Chí phèo": thế giới nhân vật phụ

Nam Cao (1917-1951) là tác gia văn học lớn, người có vị trí quan trọng trong văn học Việt Nam hiện đại. Ông được đánh giá là cây bút tiêu biểu nhất, xuất sắc nhất của trào lưu văn học hiện thực phê phán(1930-1945).Sáng tác của Nam Cao đã vượt qua được những thử thách khắc nghiệt của thời gian, càng thử thách lại càng ngời sáng.Thời gian càng lùi xa, tác phẩm của ông càng bộc lộ ý nghĩa hiện thực sâu sắc, tư tưởng nhân đạo cao cả và vẻ đẹp nghệ thuật điêu luyện, độc đáo. “Chí Phèo” là một trong những tác phẩm như thế, nó xứng đáng là kiệt tác số một của Văn học hiện thực phê phán( VHHTPP) Việt Nam.

 Xuất hiện trên văn đàn khi trào lưu HTPP đã đạt được nhiều thành tựu xất sắc với những tên tuổi như: Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan,Vũ Trọng Phụng, Nam Cao ý thức sâu sắc “văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có”. Và nhà văn đã thực sự tìm cho mình một hướng đi riêng trong việc tiếp cận và phản ánh hiện thực. Cũng viết về đề tài người nông dân và nông thôn Việt Nam trước Cách mạng, nhưng “Chí Phèo” đem đến cho người đọc những cảm nhận vừa quen vừa lạ, vừa chân thật lại vừa độc đáo. Có thể nói “Chí Phèo” là sự tổng hợp, sự kết tinh của ngòi bút Nam Cao về đề tài này.Tuy nhiên khi tìm hiểu tác phẩm này, giáo viên và học sinh ở cả bậc ĐH và THPT chỉ mới quan tâm đến các nhân vật chính: Chí Phèo- điển hình cho người nông dân bị tha hoá, Bá Kiến- điển hình cho giai cấp thống trị trong xã hội cũ,và các vấn đề xã hội nổi bật đặt ra trong tác phẩm mà chưa thấy được vai trò, ý nghĩa to lớn của hệ thống nhân vật phụ trong truyện.

 Trên thực tế vấn đề nhân vật phụ trong truyện ngắn Nam Cao nói chung, “Chí Phèo” nói riêng chưa được các nhà nghiên cứu quan tâm. Bằng chứng là chưa có một chuyên luận hay công trình nghiên cứu nào về vấn đề này. Điều đó cho thấy việc tiếp cận thế giới nhân vật phụ trong truyện ngắn này, chưa tương xứng với vai trò của nó trong sự thành công của một tác phẩm ở tầm kiệt tác.

 Từ những lí do nêu trên, cá nhân tôi- một giáo viên đã trực tiếp giảng dạy tác phẩm của Nam Cao nhiều năm thiết nghĩ cần phải có cái nhìn sâu sắc , toàn diện hơn về vai trò, ý nghĩa của các nhân vật phụ trong truyện ngắn “Chí Phèo”.Trong đề tài này tôi mạnh dạn đem những hiểu biết và kinh nghiệm tích luỹ được trong quá trình tìm hiểu sáng tác của Nam Cao, đi sâu vào nghiên cứu, tìm hiểu hệ thống nhân vật phụ trong truyện ngắn xuất sắc nhất của ông- “Chí Phèo”, với mong muốn giúp giáo viên và học sinh hiểu rõ hơn tài năng bậc thầy của Nam Cao trong nghệ thuật xây dựng nhân vật phụ và giá trị lớn lao của truyện ngắn “Chí Phèo”.

 

doc 15 trang thuychi01 8300
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một phương diện độc đáo của Nam cao trong truyện ngắn "Chí phèo": thế giới nhân vật phụ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài: 
Nam Cao (1917-1951) là tác gia văn học lớn, người có vị trí quan trọng trong văn học Việt Nam hiện đại. Ông được đánh giá là cây bút tiêu biểu nhất, xuất sắc nhất của trào lưu văn học hiện thực phê phán(1930-1945).Sáng tác của Nam Cao đã vượt qua được những thử thách khắc nghiệt của thời gian, càng thử thách lại càng ngời sáng.Thời gian càng lùi xa, tác phẩm của ông càng bộc lộ ý nghĩa hiện thực sâu sắc, tư tưởng nhân đạo cao cả và vẻ đẹp nghệ thuật điêu luyện, độc đáo. “Chí Phèo” là một trong những tác phẩm như thế, nó xứng đáng là kiệt tác số một của Văn học hiện thực phê phán( VHHTPP) Việt Nam.
 	Xuất hiện trên văn đàn khi trào lưu HTPP đã đạt được nhiều thành tựu xất sắc với những tên tuổi như: Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan,Vũ Trọng Phụng,Nam Cao ý thức sâu sắc “văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có”. Và nhà văn đã thực sự tìm cho mình một hướng đi riêng trong việc tiếp cận và phản ánh hiện thực. Cũng viết về đề tài người nông dân và nông thôn Việt Nam trước Cách mạng, nhưng “Chí Phèo” đem đến cho người đọc những cảm nhận vừa quen vừa lạ, vừa chân thật lại vừa độc đáo. Có thể nói “Chí Phèo” là sự tổng hợp, sự kết tinh của ngòi bút Nam Cao về đề tài này.Tuy nhiên khi tìm hiểu tác phẩm này, giáo viên và học sinh ở cả bậc ĐH và THPT chỉ mới quan tâm đến các nhân vật chính: Chí Phèo- điển hình cho người nông dân bị tha hoá, Bá Kiến- điển hình cho giai cấp thống trị trong xã hội cũ,và các vấn đề xã hội nổi bật đặt ra trong tác phẩm mà chưa thấy được vai trò, ý nghĩa to lớn của hệ thống nhân vật phụ trong truyện.
 	Trên thực tế vấn đề nhân vật phụ trong truyện ngắn Nam Cao nói chung, “Chí Phèo” nói riêng chưa được các nhà nghiên cứu quan tâm. Bằng chứng là chưa có một chuyên luận hay công trình nghiên cứu nào về vấn đề này. Điều đó cho thấy việc tiếp cận thế giới nhân vật phụ trong truyện ngắn này, chưa tương xứng với vai trò của nó trong sự thành công của một tác phẩm ở tầm kiệt tác.
	Từ những lí do nêu trên, cá nhân tôi- một giáo viên đã trực tiếp giảng dạy tác phẩm của Nam Cao nhiều năm thiết nghĩ cần phải có cái nhìn sâu sắc , toàn diện hơn về vai trò, ý nghĩa của các nhân vật phụ trong truyện ngắn “Chí Phèo”.Trong đề tài này tôi mạnh dạn đem những hiểu biết và kinh nghiệm tích luỹ được trong quá trình tìm hiểu sáng tác của Nam Cao, đi sâu vào nghiên cứu, tìm hiểu hệ thống nhân vật phụ trong truyện ngắn xuất sắc nhất của ông- “Chí Phèo”, với mong muốn giúp giáo viên và học sinh hiểu rõ hơn tài năng bậc thầy của Nam Cao trong nghệ thuật xây dựng nhân vật phụ và giá trị lớn lao của truyện ngắn “Chí Phèo”.
1.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
	Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài này là các nhân vật phụ trong truyện ngắn xuất sắc nhất của Nam Cao – “Chí Phèo”. Qua việc khảo sát, tìm hiểu, phân tích các nhân vật phụ, đề tài sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn vai trò và tầm quan trọng của loại nhân vật này trong “Chí Phèo” nói riêng, sáng tác của Nam Cao nói chung. Từ đó hiểu rõ hơn cái độc đáo, cái xuất sắc của Nam Cao trong nghệ thuật xây dựng nhân vật.
	Do thời gian và trình độ có hạn, đề tài này chỉ giới hạn trong một phạm vi nhất định: Khảo sát, tìm hiểu, nghiên cứu các nhân vật phụ trong truyện ngắn tiêu biểu nhất của Nam Cao trước cách mạng, truyện ngắn “Chí Phèo”. Đây được xem là tác phẩm có khả năng bao quát được những vấn đề có ý nghĩa chung cho toàn bộ sáng tác của Nam Cao. Vì thế, việc tìm hiểu nhân vật phụ ở “ Chí Phèo” sẽ đại diện cho cả những sáng tác khác của nhà văn hiện thực xuất sắc này.
1.3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
	Điều đầu tiên tôi hướng đến khi thực hiện đề tài này là mong muốn được bổ sung kiến thức cho bản thân, góp phần vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập tác phẩm của Nam Cao ở trường phổ thông. Đồng thời tôi cũng mong muốn, mọi người sẽ quan tâm hơn nữa đến các nhân vật phụ trong truyện ngắn “Chí Phèo”, dành cho nó sự quan tâm và đánh giá thoả đáng, xứng với vai trò, vị trí của nó trong kiệt tác bất hủ này. Ngoài ra, với đề tài này cá nhân tôi còn mong góp một tiếng nói nhằm khẳng định một lần nữa thành công của Nam Cao trong nghệ thuật xây dựng nhân vật.
	Trên cơ sở những vấn đề lí luận về nhân vật trong tác phẩm văn học, đề tài này với một mức độ nhất định, sẽ nghiên cứu các vấn đề sau:
 	- Chú trọng vào tìm hiểu, phân tích các nhân vật phụ trong truyện ngắn “Chí Phèo”.
- Khẳng định vai trò, vị trí của nhân vật phụ trong truyện ngắn xuất sắc này.
- Chỉ ra nét độc đáo của Nam Cao trong nghệ thuật xây dựng nhân vật phụ
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Những phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng khi thực hiện đề tài:
+ Phương pháp thống kê, phân loại: Được sử dụng khi phân loại các nhân vật phụ, để dễ đi vào phân tích và thấy được dụng ý nghệ thuật của nhà văn.
+ Phương pháp nghiên cứu lí luận: Phân tích, tổng hợp những tài liệu có liên quan. Phương pháp này được sử dụng khi xem xét, khảo sát các tài liệu có liên quan đến đề tài, để phân tích, tổng hợp, lựa chọn những nội dung có thể phục vụ tích cực cho đề tài.
+ Phương pháp so sánh, đối chiếu: Sử dụng phương pháp này khi phân tích các kiểu loại nhân vật phụ, khi so sánh cách xây dựng nhân vật độc đáo của Nam Cao với một số nhà văn hiện thực khác. 
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH KINH NGHIỆM
2.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ NHÂN VẬT VĂN HỌC:
2.1.1 Nhân vật văn học (NVVH) và vị trí của nó trong tác phẩm:
	Theo “ Từ điển thuật ngữ văn học” NVVH là con người cụ thể được nhà văn miêu tả trong tác phẩm văn học. Còn theo “lí luận văn học” NVVH là phương tiện khái quát hiện thực. Từ những khái niệm trên có thể hiểu NVVH là con người được nhà văn nhận thức,miêu tả trong tác phẩm bằng khả năng hư cấu, tưởng tượng, sáng tạo của chính nhà văn, nhằm phản ánh cuộc sống, khái quát những vấn đề của cuộc sống, qua đó thể hiện rõ tư tưởng, quan niệm nhân sinh của nhà văn.
	Văn học không thể thiếu nhân vật, bởi đó là hình thức cơ bản để qua đó nhà văn miêu tả thế giới một cách hình tượng.
	Theo những tiêu chí khác nhau NVVH được chia thành nhiều kiểu loại.Ở đây tôi chỉ trình bày những vấn đề lí luận liên quan trực tiếp đến nhân vật phụ- đối tượng tìm hiểu chính của SKKN này.
2.1.2 Nhân vật phụ và vị trí, vai trò của nó trong tác phẩm:
* Nếu nhân vật chính là nhân vật then chốt của cốt truyện, giữ vị trí trung tâm trong việc thể hiện đề tài, chủ đề tư tưởng của tác phẩm thì nhân vật phụ chỉ giữ vai trò thứ yếu, gắn liền với những tình tiết, sự kiện có tính chất phụ trợ, bổ sung. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp nó lại hàm chứa những tư tưởng quan trọng của tác phẩm.
	 Không chỉ vậy, nhân vật phụ còn là bộ phận không thể thiếu của tác phẩm. Nó được nhà văn miêu tả nhằm tạo nên một bức tranh đời sống hoàn chỉnh, độc đáo và sinh động.
	* Có nhiều cách phân loại nhân vật phụ. Theo cuốn “Lí luận văn học” có thể chia nó thành hai loại sau:
- Loại nhân vật phụ ở bình diện thứ hai sau nhân vật chính: như Thuý Vân, Vương Quan trong “Truyện Kiều”, Thị Nở trong “Chí Phèo”
Những nhân vật phụ này tuy không được khắc hoạ đầy đặn như nhân vật chính, nhưng vẫn được tác giả miêu tả đậm nét, có cuộc đời, tính cách riêng.
- Loại nhân vật phụ ở hàng thứ ba: Loại nhân vật này chỉ thấp thoáng trong các tình tiết của tác phẩm như: mụ quản gia, thằng bán tơ trong “Truyện Kiều”; Tự Lãng, Năm Thọ, Binh Chứctrong “Chí Phèo”
 	So với nhân vật phụ ở bình diện thứ hai, thì loại nhân vật này có tần số xuất hiện trong tác phẩm ít hơn, nhân vật chỉ thoáng qua trong một số tình tiết, sự kiện, thậm chí có những nhân vật không có tên, hoặc chỉ mang một cái tên và chỉ xuất hiện một lần trong tác phẩm.
* Nhìn chung vai trò của nhân vật phụ được thể hiện ở hai nội dung sau:
 	 Thứ nhất, nó góp phần làm rõ tính cách nhân vật chính, hỗ trợ cho nhân vật chính, khiến nhân vật chính trở nên rõ nét và sâu sắc hơn. Từ đó nó góp phần quan 
trọng vào việc thể hiện chủ đề, tư tưởng của tác phẩm.
	Thật vậy, sự xuất hiện của những Năm Thọ, Binh Chức trong truyện ngắn “Chí Phèo” khiến cho hiện tượng bị tha hoá của một bộ phận nông dân ở nông thôn Việt Nam đương thời, trở thành một quy luật không thể cưỡng lại, và điều đó được thể hiện tập trung qua hình tượng Chí Phèo- nhân vật trung tâm của tác phẩm. Rõ ràng các nhân vật phụ Năm Thọ, Binh Chức khiến cho hiện tượng Chí Phèo càng trở nên sâu sắc và nhức nhối hơn. Các nhân vật dù chỉ xuất hiện thoáng qua như Tự Lãng hay bà cô thị Nở cũng có vai trò không nhỏ trong việc thể hiện các giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc của tác phẩm. 
 2.2.	 VAI TRÒ, Ý NGHĨA CỦA NHÂN VẬT PHỤ TRONG 
TRUYỆN NGẮN “CHÍ PHÈO” CỦA NAM CAO.
Lâu nay khi tìm hiểu truyện ngắn “Chí Phèo” cả người dạy và người học chỉ chú trọng phân tích các nhân vật chính: Chí Phèo- điển hình cho người cố nông bị tha hoá và Bá Kiến- điển hình cho bọn địa chủ, cường hào ở nông thôn trước cách mạng, mà chưa có sự quan tâm, đánh giá thoả đáng đối với các nhân vật phụ như: Thị Nở, vợ ba Bá Kiến, Năm Thọ, Binh ChứcTheo cách nghĩ của nhiều người, các nhân vật phụ đó luôn bị xem nhẹ, thậm chí bị bỏ qua, bởi vì nó “chỉ là phụ”. Nhưng với Nam Cao các nhân vật đó luôn được nhà văn dành tình cảm sâu sắc, và điều đáng nói là chúng có vai trò rất quan trọng trong tác phẩm. Không thể phủ nhận rằng Thị Nở, vợ ba Bá Kiến, bà cô Thị Nở,Tự Lãngđã để lại những ấn tượng đậm nét,cả những ám ảnh, gợi lên trong ta những suy nghĩ về con người và cuộc sống “nửa đêm” đương thời. 
	Để chiếm lĩnh “Chí Phèo” đầy đủ và sâu sắc nhất, cần phải tìm hiểu vai trò vô cùng quan trọng của các nhân vật phụ trong việc biểu đạt những tư tưởng lớn lao của tác phẩm.
	Dưới đây tôi sẽ đi vào tìm hiểu hai vai trò cơ bản nhất của các nhân vật phụ trong truyện ngắn “Chí Phèo”.
2.2.1 Nhân vật phụ là chất xúc tác, là nhân tố góp phần làm nổi bật hoàn cảnh, tính cách và phẩm chất của nhân vật chính.
2.2.1.1 Nhân vật Thị Nở:
	Thị Nở là nhân vật thứ ba trong tác phẩm được nhà văn dành nhiều bút lực (sau Chí Phèo và Bá Kiến). Đó là người phụ nữ nghèo, xấu “ma chê quỷ hờn”, lại có dòng giống mả hủi, ế chồng.Thị sống với bà cô già, cách nhà Chí Phèo một con đê. Nói đến Thị Nở người ta chỉ thấy thị có ba cái, mà cả ba cái ấy không ai muốn cả. Đó là cái nghèo, cái xấu,cái dở hơi. Khó mà tìm thấy trong văn chương một nhân vật nào của phái đẹp mà lại xấu đến thế. Nhiều người đã cho rằng khi miêu tả Thị Nở, Nam Cao đã “phạm tội” mạt sát con người, có những biểu hiện tự nhiên chủ nghĩa. Không ít thầy cô giáo khi giảng dạy tác phẩm này đã coi đó là một trong những hạn chế của Nam Cao. Điều đó chỉ có lí khi ta tách nhân vật này ra khỏi hệ thống hình tượng của tác phẩm, thoát li hẳn mối quan hệ với nhân vật trung tâm – Chí Phèo và đặc biệt là khi không xét đến chủ đích nghệ thuật của Nam Cao.
	Viết “Chí Phèo” Nam Cao muốn ném ra cuộc đời một “nhân vật khốn khổ, tủi nhục nhất của người dân cùng ở một nước thuộc địa” ( Nguyễn Đăng Mạnh); một con người bị tước đoạt triệt để trên mọi phương diện. Để làm nổi bật hình tượng này, toàn bộ các nhân vật khác đều xoay quanh Chí, đều góp phần làm cho Chí trở thành “khốn khổ, tủi nhục nhất” trong đám cùng đinh trước cách mạng tháng Tám. Thị Nở được hình thành và khai sinh không ngoài cảm hứng và chủ đích nghệ thuật đó. Rõ ràng Nam Cao đã “cố tình” tạo ra một Thị Nở như là “sự mỉa mai của hoá công”. Có điều sự cố tình này của nhà văn nhằm tạo ra một hiệu quả nghệ thuật khác. Thị Nở xất hiện nhằm khẳng định nhân phẩm, bản chất tốt đẹp của người nông dân còn sót lại trong Chí Phèo. Sự xuất hiện của thị khiến cho tính chất bi kịch của cuộc đời Chí tăng vọt tới tột cùng.
	Thật vậy, Thị Nở không đơn giản là người dở hơi và xấu xí. Thị còn là người rất tinh tường mà, khắp nhân gian Vũ Đại không ai bì kịp. Sau cái vỏ quỷ bề ngoài của thị là một trái tim Người phúc hậu, tinh khôi. Trong khi cả làng Vũ Đại quay lưng với Chí, thì chỉ duy nhất một mình thị đã đến với Chí một cách hồn nhiên hết mực. Khắp cõi Vũ Đại chỉ có mình Thị Nở Là không ghê sợ hay ghê tởm Chí Phèo. Chỉ có mình thị mới nhận ra Chí cũng đáng thương, thậm chí còn đáng yêu nữa.Và thị đã thương, đã cưu mang và nhất là đã yêu Chí rất mực chân thành, hồn hậu. Sau lần “ăn nằm” với Chí, cả Thị Nở lẫn Chí đều được thay đổi.Thị dã sống trong tình yêu, quên hết thảy mọi ràng buộc của đời sống thường nhật, quên bà cô, quên bặt cả những định kiến tầng tầng lớp lớp của cái xã hội làng Vũ Đại. Điều quan trọng và có ý nghĩa hơn cả là sự chăm sóc giản dị đầy ân tình, cùng tình yêu thương mộc mạc chân thành của người đàn bà khốn khổ ấy đã khiến bản chất người lao động lương thiện trong Chí thức dậy. Lần đầu tiên sau bao nhiêu năm, Chí Phèo mới lại nghe thấy những âm thanh bình dị và quen thuộc của cuộc sống. Những âm thanh ấy vang động sâu xa trong lòng Chí như là tiếng gọi tha thiết của cuộc sống, vẳng đến đôi tai lần đàu tiên tỉnh táo của anh. Hương vị bát cháo hành – hương vị của tình yêu thương chân thành cảm động, của hạnh phúc giản dị mà thấm thía do Thị Nở đem lại , đã đưa Chí trở lại là chính mình, trở về với cuộc sống con người. Giờ đây, anh tha thiết được trở lại với cuộc sống xã hội loài người, anh “thèm lương thiện và muốn làm hoà với mọi người biết bao”. Và lúc này đây, trong suy nghĩ của Chí, Thị Nở sẽ là chiếc cầu nối đưa anh trở về với xã hội lương thiện của con người.
	Như vậy, Thị Nở là người xấu nhất trong thế giới nhân vật của Nam Cao, nhưng lại cũng là người có sức mạnh phẩm chất nhất- Sức mạnh cảm hoá một con “quỷ dữ”. Thật kỳ diệu!
	Không còn nghi ngờ gì nữa, thị đã can dự sâu sắc vào cuộc đời Chí, đánh thức toàn bộ tâm hồn Chí, làm sống dậy trong anh những lương tri, tình cảm trong sáng của người lao động. Bằng tình người và tình yêu thương chân thành nhất, Thị Nở đã kéo Chí ra khỏi cõi quỷ rồ dại ấy. Đi theo tiếng gọi cảm động của tình yêu, Chí đã bước những bước non nớt, chập chững về với cõi người. Từ một kẻ lưu manh, con quỷ dữ của làng Vũ Đại suốt ngày say rượu rồi phá phách, Chí phèo đã cảm thấy sợ rượu và mong ước được sống cuộc sống gia đình, mong được hoà nhập vào cái xã hội thân thiện của mọi người. Đó là “công” lớn của Thị Nở.
	Đọc “Chí Phèo” ta tưởng Chí sẽ mãi mãi bị giam cầm trong cõi quỷ- nơi mà vợ chồng Bá Kiến, nhà tù thực dân và cả cái xã hội vạn ác đã hùa nhau giam anh vào. Ấy thế mà, chỉ một Thị Nở, một lần, với vẻn vẹn một bát cháo hành (và một trái tim Người nữa) đã hoá giải hầu như mọi bùa phép ghê gớm kia. Chí tỉnh lại mà cũng là sống lại. Tội ác kia kì công bao nhiêu, thì sự cứu rỗi này bội phần kì diệu bấy nhiêu. Vợ chồng Bá Kiến toan lấp cửa cõi Người, mở cửa cõi quỷ, biến Chí thành Chí Phèo thì Thị Nở phá cửa cõi quỷ, mở cử cõi Người đưa Chí Phèo thành anh Chí lương thiện khi xưa. Tiếc thay cái định kiến xã hội mù loà đã cấm cản họ thành “đôi lứa xứng đôi”. Chính cái định kiến nghiệt ngã của xã hội ấy đã ngăn cản Thị Nở đến với Chí. Thị đã cự tuyệt Chí, khiến Chí rơi vào trạng thái hụt hẫng, chuyển từ hi vọng sang tuyệt vọng. Đến đây Chí mới thực sự nhận ra bi kịch của đời mình: Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người. Và rồi Chí lại uống rượu , nhưng càng uống lại cành tỉnh và thoang thoảng hơi cháo hành. Cuối cùng Chí xách dao đến nhà Bá Kiến như một điều tất yếu. Khi không thể thành người lương thiện, Chí đã giết chết con quỷ dữ trong anh, để làm sống dậy một anh Chí lương thiện.
	Như vậy, chính Thị Nở là chất xúc tác trực tiếp làm cho phản ứng tự sát ở Chí diễn ra nhanh hơn, quyết liệt hơn, bi thảm hơn và cũng tích cực hơn. Tuy chỉ vẻn vẹn 5 ngày cuối cùng trong đời Chí, nhưng sự có mặt của Thị Nở thực sự có nghĩa lý và rất quan trọng. Chính thị là người đã khơi dậy và phát hiện ra những bản tính tốt đẹp của người nông dân trong con quỷ dữ ấy.Và cũng chính thị đã giúp ta hiểu Chí phèo không phải chỉ là con quỷ dữ như dân làng Vũ Đại tưởng, Chí còn là người rất”hiền”, rất “đáng yêu” và luôn khao khát được làm người lương thiện. Giả sử vắng bóng Thị Nở thì nhân vật Chí Phèo chẳng có gì đáng nói, đáng bàn lắm.
2.2.1.2 Nhân vật vợ ba Bá Kiến:
 	Khi bàn đến những nhân tố, những thế lực đã xô đẩy Chí Phèo vào con đường lưu manh , tha hoá, nhiều người chỉ kết tội Bá Kiến- lão địa chủ cáo già và nhà tù thực dân, mà quên đi một nhân vật đã trực tiếp mở cánh cửa quỷ và đẩy Chí vào đó mãi. Không ai khác, đó chính là bà vợ ba Bá Kiến. Nhân vật này không được Nam Cao khắc hoạ nhiều. Chỉ vài nét phác hoạ qua dòng hồi tưởng của Chí Phèo, song bà vợ ba Bấ Kiến vẫn hiện lên thật sinh động và có vai trò không nhỏ đối với sự chuyển biến cuộc đời anh Chí lương thiện thành thằng Chí Phèo.
Bà vợ ba Bá Kiến là một phụ nữ trẻ, đẹp: “người bà ấy phốp pháp, má bà ấy hây hây”. Vì trẻ đẹp thế nên bà được Bá Kiến rất mực cưng chiều.Có lẽ cũng vì trẻ đẹp thế , lại lấy ông chồng già là cụ Lí, nên bà đâm ra lẳng lơ, hay ốm lửng và thích ve vãn anh canh điền khoẻ mạnh trong nhà. Ả thường bắt anh Chí hiền lành, nhút nhát lên bóp chân, xoa bụng, đấm lưng, nhưng không phải chỉ xoa bóp bình thường, mà phải bóp lên trên, trên nữađể thoả mãn cái dục vọng và ham muốn xác thịt của ả. Có một số người lại bênh vực cho bà ba, cho rằng đó là biểu hiện của tình yêu. Không thể đồng tình với ý kiến đó, bởi lẽ nếu là tình yêu đích thực thì chàng trai 20 tuổi kia đã chẳng cảm thấy nhục nhã, thấy “sợ’ khi bị bà gọi lên “hầu hạ”. Và chính anh Chí khi ấy cũng biết rằng “con vợ chủ sai hắn làm một việc không chính đáng”, nên vừa làm vừa run. Trong lòng Chí chỉ “thấy nhục nhã chứ yêu đương gì”. Phải là người có lòng tự trọng rất cao, anh thanh niên 20 tuổi đó mới cảm thấy nhục nhã trước cái yêu cầu của con đàn bà dâm đãng kia. Hơn thế, anh còn thấy sợ. Và nỗi lo sợ của anh đã đến. Anh bị thằng chủ- khi ấy là Lí Kiến tống giam vào tù.
	Nếu so sánh với Thị Nở, ta thấy bà ba Bá Kiến là đối cực và đối trọng với thị, như là âm bản với dương bản vậy. Nếu Thị Nở xấu xí, dị dạng bao nhiêu thì bà ba lại đẹp đẽ, tơ tuốt bấy nhiêu. Và cũng như sự tương phản bề ngoài, bản chất của hai người phụ nữ này cũng trái ngược nhau.Thị Nở giàu lòng yêu thương và khát vọng hạnh phúc chính đáng còn bà ba Bá Kiến thì dâm đãng, bỉ ổi và đồi bại.
	Trong quan hệ với Chí Phèo, bà ba chính là ma dẫn lối quỷ đưa đường Chí đến số phận oan nghiệt. Chính “con quỷ cái đó” đã mở cánh cửa đầu, từ đó Chí bị xô mãi vào cõi quỷ. Qua nhân vật này ta hiểu thêm một nét tính cách cao đẹp của anh Chí: lòng tự trọng ( biết khinh những dục vọng bản năng tầm thường, không thích những cái gì bị người ta khinh). 
	Không chỉ góp phần làm rõ phẩm chất của anh Chí, bà ba còn giúp ta thấy rõ hơn bản chất của Bá Kiến- một lão địa chủ cáo già, sợ vợ và hay ghen.
	Có thể nói, bà ba Bá Kiến là con quỷ đội lốt người. Đó là con quỷ cái, con quỷ dâm dục. Chính thị là căn nguyên trực tiếp đẩy Chí vào cõi quỷ, từ đó biến Chí từ một anh canh điền khoẻ mạnh, hiền lành thành thằng Chí Phèo lưu manh, tên tội đồ khiến cả làng Vũ Đại phải khiếp sợ.
2.2.2 Nhân vật phụ tham gia tích cực vào việc bộc lộ chủ đề, tư tưởng 
 của tác phẩm: 	
	Qua truyện ngắn “Chí Phèo” Nam Cao đã đặt ra nhiều vấn đề bức xúc của thời đại lúc bấy giờ: sự tha hoá của một bộ phận cố nông; bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của con người trong xã hội tàn bạo; quyền được sống lương thiện; quyền được hạnh phúc; bản tính tốt đẹp của người dân lao động; bản chất tàn bạo của giai cấp thống trị ở nông thôn... Tất cả những vấn đề đó được tập trung phản ánh qua hai nhân vật trung tâm: Chí Phèo và Bá Kiến. Ngoài ra nó còn được thể hiện chân thực và sâu sắc qua các nhân vật: Thị Nở, Tự Lãng, bà cô Thị Nở,Lí Cường, Đội Tảo, Năm Thọ, Binh Chức...
2.2.2.1 Nhân vật Thị Nở: 
	Sự xuất hiện của Thị Nở đâu chỉ làm sống dậy phẩm chất người lương thiện trong con quỷ dữ Chí Phèo. Sự hiện diện của thị còn khẳng định chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của Nam Cao và niềm tin mãnh liệt của ông vào nhân phẩm tốt đẹp của người nông dân.
	Giữa lúc Chí Phèo đang trượt dài trên cái dốc của sự tha hoá, thì Thị Nở xuất hiện. Và từ đây cuộc đời Chí bước sang một trang mới, không còn là Chí Phèo chuyên rạch mặt ăn vạ, đâm thuê chém mướn và tối ngày say rượu nữa, mà là một anh Chí hiền lành, sợ rượu và thèm khát được hoà nhập t

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_phuong_dien_doc_dao_cua_nam_cao_trong_truyen_ngan_c.doc
  • docBIA SANG KIEN.doc
  • docDanh mục tài liệu tham khảo.doc
  • docMục lục.doc
  • docPHỤ LỤC.doc