SKKN Một số kinh nghiệm xây dựng môi trường hoạt động cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi ở trường mầm non Đông Văn, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Như chúng ta đã biết môi trường giáo dục trong trường mầm non là tổ
hợp những điều kiện tự nhiên và xã hội cần thiết, trực tiếp ảnh hưởng đến việc
hoạt động của trẻ. Việc xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non
thực sự cần thiết và rất quan trọng. Nó được ví như người giáo viên thứ hai
trong công tác tổ chức, hướng dẫn cho trẻ nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi và
hoạt động của trẻ. Thông qua đó, nhân cách của trẻ được hình thành và phát
triển toàn diện về thể chất, ngôn ngữ, trí tuệ, tình cảm - kỹ năng xã hội, khả năng
thẩm mỹ, sáng tạo của trẻ.
Một môi trường sạch sẽ, an toàn, có sự bố trí khu vực chơi và học trong
lớp và ngoài trời phù hợp, thuận tiện có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với sự phát
triển thể chất của trẻ, mà còn thỏa mãn nhu cầu nhận thức, mở rộng hiểu biết của
trẻ, kích thích trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo. Bởi khi trẻ được hoạt động trong
môi trường thân thiện, có độ mở sẽ phát huy được các thế mạnh mà trẻ có. [2]
Đặc biệt là trẻ độ tuổi nhà trẻ 24 - 36 tháng, là lứa tuổi rất hứng thú với
cái mới lạ, hấp dẫn. Trẻ thích tìm tòi, khám phá, tìm hiểu về mọi điều xung
quanh mình. Thích được giao tiếp cùng mọi người. [1] Chính vì vậy nếu có một
môi trường mà trẻ là trung tâm của mọi hoạt động trong môi trường đó sẽ giúp
trẻ được tự nhiên, thoải mái hoạt động. Khi trẻ không bị gò bó, mà được tự mình
tìm hiểu, khám phá thì trẻ sẽ bộc lộ ra bên ngoài cho giáo viên biết được những
mặt mạnh, mặt yếu. Từ đó cô giáo sẽ phát huy mặt mạnh cho trẻ và khắc phục
những mặt yếu cho trẻ. Từ đó hình thành tiền đề nhân cách cho trẻ.
MỤC LỤC TT TIÊU ĐỀ Trang MỤC LỤC I MỞ ĐẦU 1-2 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 2 3. Đối tượng nghiên cứu 2 4. Phương pháp nghiên cứu 2 II. NỘI DUNG 3-15 1. Cơ sở lý luận 3-4 2. Thực trạng 4-5 2.1. Thuận lợi 4 2.2. Khó khăn 4-5 2.3. Kết quả khảo sát 5 3. Các giải pháp 5-13 3.1. Giải pháp 1. Xây dựng môi trường an toàn, thân thiện, lành mạnh, đảm bảo an toàn cho trẻ học tập, vui chơi. 5-7 3.2. Giải pháp 2. Xây dựng môi trường vật chất giúp trẻ tham gia hoạt động một cách tích cực, hứng thú. 7-9 3.3. Giải pháp 3: Tích cực sưu tầm nguyên vật liệu thiên nhiên, sẵn có tại địa phương tạo thành những đồ dùng, đồ chơi cho trẻ hoạt động. 9-11 3.4. Giải pháp 4: Tuyên truyền phối kết hợp với phụ huynhnhằm xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động một cách tích cực, hiệu quả. 11-13 4. Hiệu quả đạt được 13-15 III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 15-16 1. Kết luận 15 2. Kiến nghị 15-16 TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC SKKN ĐÃ ĐƯỢC XẾP LOẠI 1 I. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Như chúng ta đã biết môi trường giáo dục trong trường mầm non là tổ hợp những điều kiện tự nhiên và xã hội cần thiết, trực tiếp ảnh hưởng đến việc hoạt động của trẻ. Việc xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non thực sự cần thiết và rất quan trọng. Nó được ví như người giáo viên thứ hai trong công tác tổ chức, hướng dẫn cho trẻ nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động của trẻ. Thông qua đó, nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển toàn diện về thể chất, ngôn ngữ, trí tuệ, tình cảm - kỹ năng xã hội, khả năng thẩm mỹ, sáng tạo của trẻ. Một môi trường sạch sẽ, an toàn, có sự bố trí khu vực chơi và học trong lớp và ngoài trời phù hợp, thuận tiện có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với sự phát triển thể chất của trẻ, mà còn thỏa mãn nhu cầu nhận thức, mở rộng hiểu biết của trẻ, kích thích trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo. Bởi khi trẻ được hoạt động trong môi trường thân thiện, có độ mở sẽ phát huy được các thế mạnh mà trẻ có. [2] Đặc biệt là trẻ độ tuổi nhà trẻ 24 - 36 tháng, là lứa tuổi rất hứng thú với cái mới lạ, hấp dẫn. Trẻ thích tìm tòi, khám phá, tìm hiểu về mọi điều xung quanh mình. Thích được giao tiếp cùng mọi người. [1] Chính vì vậy nếu có một môi trường mà trẻ là trung tâm của mọi hoạt động trong môi trường đó sẽ giúp trẻ được tự nhiên, thoải mái hoạt động. Khi trẻ không bị gò bó, mà được tự mình tìm hiểu, khám phá thì trẻ sẽ bộc lộ ra bên ngoài cho giáo viên biết được những mặt mạnh, mặt yếu. Từ đó cô giáo sẽ phát huy mặt mạnh cho trẻ và khắc phục những mặt yếu cho trẻ. Từ đó hình thành tiền đề nhân cách cho trẻ. Mặt khác môi trường giao tiếp cởi mở, thân thiện giữa cô với trẻ, giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với môi trường xung quanh sẽ tạo cơ hội cho trẻ được chia sẻ, giãi bày tâm sự, nguyện vọng, mong ước của trẻ với cô, với bạn bè, nhờ vậy mà cô hiểu trẻ hơn, trẻ hiểu nhau hơn, hoạt động phối hợp nhịp nhàng hơn nên hiệu quả hoạt động cũng cao hơn, trẻ yêu trường, yêu lớp yêu cô giáo và bạn bè hơn. Thực tiễn giáo dục mầm non hiện nay cho thấy, việc tổ chức môi trường hoạt động lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non đã được quan tâm thực hiện và bước đầu đã thu được kết quả nhất định. Tuy nhiên việc tổ chức môi trường hoạt động chưa đi vào thực chất mà chỉ chuyển biến về hình thức nên hiệu quả chưa cao, còn tồn tại một số hạn chế sau: Đa số giáo viên đã biết cách xây dựng môi trường hoạt động nhưng môi trường hoạt động của trẻ chưa phong phú còn mang tính áp đặt; Cách bố trí các hoạt động chưa linh hoạt, chưa khai thác hiệu quả sử dụng các góc đồ dùng đồ chơi; Trẻ chưa thực sự tích cực hoạt động và hoạt động hiệu quả chưa cao. Từ những hạn chế trên, là một giáo viên, bản thân tôi đã không ngừng học hỏi và tìm những giải pháp nhằm khắc phục hạn chế đang còn mắc phải. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm xây dựng môi trường hoạt động cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi ở trường mầm non Đông Văn, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình. 2 2. Mục đích nghiên cứu Xây dựng môi trường hoạt động lấy trẻ làm trung tâm là việc làm tạo cơ hội cho trẻ chủ động học tập, rèn luyện kỹ năng theo trình độ của mình. Đây là một trong những tiêu chí đổi mới chương trình giáo dục hiện nay. Tạo môi trường hoạt động tốt là cơ hội cho trẻ khám phá trải nghiệm cũng cố kiến thức đã lĩnh hội, phát triển khả năng sáng tạo. Ngoài ra tạo môi trường hoạt động còn hình thành ở trẻ những tình cảm yêu thương gần gũi của trẻ đối với trường lớp, cô giáo, bạn bè, với mọi người xung quanh. Chính vì lý do này tôi đã nghiên cứu đề tài để tạo ra môi trường tốt cho trẻ hoạt động. Mong muốn tạo ra môi trường thân thiện an toàn phù hợp với lứa tuổi trẻ, kích thích trẻ tìm tòi khám phá. Trẻ tích cực vào hoạt động để mang lại hiệu quả cao trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục. 3. Đối tượng nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Một số kinh nghiệm xây dựng môi trường hoạt động cho trẻ 24-36 tháng tuổi ở trường mầm non Đông Văn, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong bài viết sáng kiến kinh nghiệm của mình tôi đã sử dụng các phương pháp sau: 4.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận. Tôi đã sử dụng phương pháp nghiên cứu lý luận bằng cách tham khảo các tài liệu khác nhau có liên quan đến giáo dục mầm non. Sau đó hệ thống hóa và tổng hợp để từ đó có những thông tin đầy đủ về đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi này làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài xây dựng môi trường hoạt động cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi. Tích cực sưu tầm tư liệu, hình ảnh qua thông tin thực tế ở các lớp để phục vụ cho bài viết. 4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn. Phương pháp điều tra thực tế thu thập thông tin, tôi đã tiến hành khảo sát hoạt động của 25 trẻ nhóm tôi phụ trách tại trường mầm non Đông Văn. Để nắm bắt được kiến thức, kỹ năng cũng như thái độ của trẻ đối với môi trường trẻ đang hoạt động. 4.3. Phương pháp thống kê toán học. Xử lý số liệu, thông tin thu được thông qua việc sử dụng các phép tính toán học. 4.4. Phương pháp thực nghiệm khoa học. Sau khi điều tra phân tích kết quả trên trẻ tôi đã tiến hành áp dụng các biện pháp tôi cho là khả quan để giúp trẻ tích cực hoạt động thông qua việc tạo môi trường . 4.5. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. Tiến hành tham khảo các bài viết, ý kiến của cán bộ quản lý, của các đồng nghiệp về vấn đề mình đang thực sự quan tâm xây dựng môi trường hoạt động cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi để xây dựng bài viết của mình hoàn chỉnh. 3 II. NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục Quốc dân chịu trách nhiệm chăm sóc trẻ từ 0 đến 6 tuổi. Mục tiêu của giáo dục mầm non là hình thành cho trẻ những tạo nền tảng, cơ sở ban đầu hết sức quan trọng cho việc giáo dục trẻ em thành người công dân tốt cho đất nước, tạo ra những tiền đề cần thiết để cho trẻ bước vào trường tiểu học. Muốn vậy người làm công tác ở trường mầm non phải biết tổ chức môi trường cho trẻ hoạt động phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi, giúp trẻ phát triển toàn diện về các mặt: thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mỹ, tình cảm[1] Môi trường nói chung được hiểu là tổng thể các yếu tố tự nhiên và xã hội tác động tương hỗ với nhau tạo nên một khung cảnh sống với những điều kiện để con người tồn tại và phát triển Môi trường giáo dục mầm non bao gồm: môi trường tự nhiên (như các điều kiện không khí, ánh sáng, nguồn nước, cây xanh, địa điểm trường) và môi trường xã hội (bao gồm: bầu không khí giao tiếp trong trường mầm non, phong cách làm việc, mối quan hệ giữa con người với con người, giữa trường mầm non với các tổ chức kinh tế, xã hội, văn hóa khác) Một quan điểm khác lại phân chia môi trường giáo dục thành môi trường vật chất và môi trường xã hội. Môi trường vật chất trong trường mầm non bao gồm các trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, không gian phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Môi trường vật chất tạo cho trẻ những cơ hội tốt để trẻ thỏa mãn nhu cầu hoạt động và phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, thẩm mĩ, đạo đức, xã hội. Môi trường xã hội được hiểu là toàn bộ những điều kiện xã hội như chính trị, văn hóa, các mối quan hệ, giúp trẻ hình thành nhân cách của mình. Môi trường xã hội đặc biệt được nhấn mạnh ở đây là môi trường giao tiếp trong trường mầm non bao gồm sự giao tiếp giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với những người xung quanh. Môi trường này vừa mang tính chất sư phạm vừa mang tính chất gia đình.[2] Việc phân loại môi trường có thể khác nhau, tuy nhiên đều quan trọng đối với giáo dục mầm non là cần phải cung ứng điều kiện cần thiết để kích thích và phục vụ trẻ hoạt động một cách tích cực, chăm sóc trẻ tốt, thông qua đó, nhân cách trẻ sẽ được phát triển tốt và thuận lợi. Hiệu quả của những hoạt động này nhằm góp phần thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ. Trong đó có hai bộ phận không thể tách rời nhau, bổ sung cho nhau đó là: môi trường vật chất (phòng, nhóm, lớp, hành lang, trang thiết bị dậy học) và môi trường tinh thần (bầu không khí, quan hệ xã hội giao tiếp với trẻ và người lớn, trẻ với trẻ, và những người lớn với nhau). Không chỉ vậy, đối với các nhà giáo dục khi tạo được môi trường phù hợp cho trẻ hoạt động sẽ là phương tiện, là điều kiện để phát triển phù hợp với từng trẻ và từng lứa tuổi. Có một môi trường giáo dục tốt sẽ thu hút được sự quan tâm, chú ý, sự tham gia của các bậc phụ huynh. 4 Tóm lại: Môi trường hoạt động giáo dục ảnh hưởng sâu sắc đối với sự phát triển của trẻ. Vì thế nếu như một đứa trẻ được hoạt động trong môi trường phù hợp sẽ hình thành ở trẻ những chức năng tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, khơi dậy và phát huy những khả năng tiềm ẩn đặt nền tảng cho việc phát triển toàn diện nhân cách trẻ. 2. Thực trạng về việc xây dựng môi trường hoạt động cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi ở trường mầm non Đông Văn, huyện Đông Sơn. Năm học 2016 - 2017 tôi được phân công dạy nhóm D2 trẻ 24 - 36 tháng tuổi. Trong năm học này được sự chỉ đạo của Phòng GD&ĐT đưa chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” làm chuyên đề trọng tâm trong năm học. Trên tinh thần đó nhà trường đã tạo điều kiện cho giáo viên trong trường thực hiện việc tổ chức môi trường hoạt động lấy trẻ làm trung tâm. Tuy nhiên việc sử dụng triệt để môi trường trong và ngoài lớp học còn hạn chế, làm thế nào để môi trường hoạt động lấy trẻ làm trung tâm một cách thiết thực phù hợp với điều kiện thực tế để góp phần thực hiện tốt mục tiêu của quá trình chăm sóc giáo dục trẻ. Trong quá trình tổ chức thực hiện tôi gặp những thuận lợi, khó khăn sau: 2.1. Thuận lợi Bản thân tôi được dạy ở trường mầm non Đông Văn, một trường có bề dày về chăm sóc giáo dục trẻ, có môi trường khang trang đạt chuẩn Quốc gia mức độ I, có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, môi trường cho các cháu học tập, sinh hoạt, ăn uống đảm bảo vệ sinh, trang bị thiết bị hiện đại. Nhà trường và phụ huynh đã quan tâm mua sắm các phương tiện, đồ dùng dạy học để phục vụ cho hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. Đặc biệt ở mỗi lớp học đều có máy tính kết nối Internet tạo điều kiện cho giáo viên được cập nhật các thông tin mới về giáo dục nói chung và xây dựng môi trường hoạt động nói riêng. Mặt khác nhà trường cũng đã tạo điều kiện cho giáo viên được tham quan thực tế, học hỏi kinh nghiệm ở những đơn vị bạn. Bản thân tôi là một giáo viên có trình độ Đại học, yêu nghề, mến trẻ, luôn tận tình giảng dạy và chăm sóc trẻ, luôn được sự tín nhiệm của phụ huynh, được học sinh yêu mến, có đầy đủ kiến thức về việc xây dựng hoạt động lấy trẻ làm trung tâm. Bên cạnh đó tôi và các giáo viên trong trường đã được tham gia trực tiếp lớp học chuyên đề hè do phòng giáo dục tổ chức, được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường về tinh thần, điều này là nguồn động viên tinh thần rất lớn cho bản thân tôi, tạo niềm tin yêu và niềm say mê trong nghề nghiệp. Năm học 2016 - 2017 này tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm nhóm trẻ 24 - 36 tháng tuổi với tổng số trẻ là 25, đa số các bậc phụ huynh đều quan tâm tạo điều kiện phối hợp cùng với cô chăm sóc giáo dục trẻ. Về chất lượng, nhà trường đã phân trẻ theo đúng độ tuổi nên tạo điều kiện thuận lợi cho các giáo viên đứng lớp trong quá trình giảng dạy chăm sóc . Bên cạnh những thuận lợi bản thân tôi cũng gặp những khó khăn trong quá trình thực hiện đó là: 2.2. Khó khăn Diện tích phòng nhóm lớp chật hẹp gây khó khăn cho việc sắp xếp bố trí môi trường hoạt động lấy trẻ làm trung tâm. 5 Đặc thù trẻ lớp tôi lứa tuổi còn nhỏ. Trong nhóm có 6 cháu chiếm 30% trẻ dưới 18 tháng phạm vi tiếp xúc còn hẹp, hiểu biết của trẻ còn hạn chế. Trẻ lần đầu tiên đi học nên chưa có nề nếp trong mọi hoạt động. Mặt khác đa số phụ huynh tuổi còn trẻ, làm nghề nông nên vốn kinh nghiệm chăm sóc trẻ còn hạn chế . Cơ sở vật chất và đồ dùng trong nhóm lớp chủ yếu là đồ dùng mua sắm, có sẵn đồ chơi tự tạo còn ít. 2.3. Kết quả khảo sát thực trạng Căn cứ vào tình hình thực tế của lớp, để thực hiện tốt việc xây dựng môi trường hoạt động cho trẻ, ngay từ đầu năm học tôi đã đề ra một số tiêu chí khảo sát trên 25 trẻ lớp tôi phụ trách kết quả như sau: Thời điểm khảo sát trẻ: Tháng 9 năm 2016 (tổng số trẻ: 25) Chưa có Thỉnh thoảng Thường xuyên Tiêu chí đánh giá Tổng số trẻ khảo sát SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) Trẻ tích cực hứng thú tham gia vào hoạt động 25 5 20.0 6 24.0 14 56.0 Trẻ sử dụng thành thạo đồ dùng đồ chơi 25 5 20.0 7 28.0 13 52.0 Trẻ tiếp thu bài tốt, tích cực giao tiếp thân thiện với môi trường, với cô và bạn 25 6 30.0 7 28.0 12 42.0 * Nhận xét: Nhìn vào bảng khảo sát tôi thấy hiệu quả của việc tổ chức môi trường hoạt động lấy trẻ làm trung tâm còn nhiều hạn chế. - Tỷ lệ trẻ thường xuyên, tích cực tham gia hoạt động cô tổ chức còn ở mức thấp mới đạt 56 %. - Trẻ sử dụng thành thạo đồ dùng, đồ chơi cô đưa ra trong hoạt động chỉ mới đạt có 52 %. - Đáng buồn tỷ lệ trẻ tiếp thu bài tốt, tích cực giao tiếp thân thiện với môi trường, với cô và bạn mới chỉ đạt 42%. 3. Một số giải pháp thực hiện có hiệu quả xây dựng môi trường hoạt động cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi ở trường mầm non Đông Văn, huyện Đông Sơn. Từ những thuận lợi và khó khăn đã nêu trên, bản thân tôi luôn đắn đo, suy nghĩ: làm thế nào để xây dựng môi trường tốt nhất thu hút trẻ tham gia vào các hoạt động một cách hiệu quả. Sau đây tôi mạnh dạn trao đổi 4 giải pháp tôi nhận thấy đạt hiệu quả cao nhất trong quá trình thực hiện để chia sẻ cùng đồng nghiệp. 6 3.1. Giải pháp 1. Xây dựng môi trường an toàn, thân thiện, lành mạnh, đảm bảo an toàn cho trẻ học tập, vui chơi. Môi trường an toàn cho trẻ không chỉ đơn thuần là an toàn về thể lực sức khỏe và tính mạng mà còn an toàn cả về tâm lý của trẻ. Vì thế là nhà giáo dục chúng ta luôn luôn phải tạo cảm giác an toàn cho trẻ khi đến trường, lớp. Cụ thể: Tạo cảm giác an toàn về sức khỏe: Là trẻ phải được chăm sóc, nuôi dưỡng đầy đủ; ăn uống đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; công tác phòng tránh bệnh tật tốt An toàn về tâm lý: Cô giáo phải luôn thương yêu và đáp ứng mọi yêu cầu của trẻ; dành thời gian tiếp xúc vui vẻ với trẻ, tạo không khí thân mật như ở gia đình, tạo cảm giác yên tâm, tin tưởng cho trẻ. Đối với trẻ mới đến lớp cô quan tâm đến nhu cầu cảu trẻ và chăm sóc trẻ nhiều hơn An toàn về tính mạng: Không để xảy ra tai nạn và thất lạc trẻ; lớp học bảo đảm đủ ánh sáng; tạo không gian cho trẻ hoạt động trong lớp, tránh kê, bày quá nhiều, sắp xếp đồ dùng, đồ chơi trong nhóm hợp lý. Đảm bảo đồ dùng, đồ chơi sạch sẽ. Xây dựng lịch vệ sinh, các đồ dùng, đồ chơi nguy hiểm cho trẻ phải được cất ngoài tầm với của trẻ. Khi cho trẻ sử dụng các đồ chơi đó, phải có sự giám sát chặt chẽ của cô. Nhà vệ sinh phù hợp với lứa tuổi, tránh để nền nhà bị trơn gây trượt. Các thùng chứa nước, miệng cống phải có nắp đậy kín [4] Thực tiễn cho thấy trạng thái tâm lý của trẻ trong quá trình hoạt động sẽ quyết định hiệu quả hoạt động của trẻ, nó giúp trẻ chủ động lựa chọn hoạt động, duy trì sự hứng thú, kích thích trẻ tích cực độc lập, sáng tạo. [3] Để tạo ra trạng thái tâm lý tốt cho trẻ trong quá trình hoạt động tôi đã làm như sau: Tạo niềm tin cho trẻ vào bản thân: Trước tiên trẻ cần có niềm tin vào bản thân, tin rằng chúng được phép sử dụng đồ dùng, đồ chơi... tin rằng chúng có thể làm được và làm rất tốt. Để tạo niềm tin cho trẻ vào cô tôi luôn ủng hộ ý tưởng và việc làm của trẻ, giúp đỡ trẻ trong các hoạt động, dành thời gian cho trẻ tự chọn hoạt động hay đồ dùng, vật liệu theo khả năng của trẻ, thể hiện sự quan tâm đến trẻ đến phụ huynh. Khi trẻ có niềm tin, chúng sẽ dồn hết tâm lý vào quá trình hoạt động. Tạo niềm tin cho trẻ vào bạn. Ở lứa tuổi nhà trẻ nên còn rất non nớt, non nớt về thể chất lẫn tâm hồn, trẻ có ít kinh nghiệm trong quan hện với bạn nên thường lo lắng khi tiếp xúc với trẻ khác hoặc không cho phép bạn tham gia vào hoạt động của mình. Tôi đã giúp trẻ có niềm tin với bạn bằng cách làm cho trẻ quan tâm đến bạn ngay khi chọn hoạt động. Tạo cơ hội cho trẻ được tham gia vào hoạt động chung, như giao nhiệm vụ chung, tìm một hoạt động tương tự cho nhóm trẻ Ví dụ: Lớp tôi có cháu Lan Anh, sinh cuối năm 2014, cháu nhỏ hơn các bạn, không thích chơi cùng bạn, thậm chí không muốn ngồi cùng với bạn trong nhóm. Để tạo sự mạnh dạn, lôi cuốn trẻ trẻ vào hoạt động. Tôi chuẩn bị nhiều đồ chơi đẹp, hấp dẫn mà trẻ thích. Sau đó khuyến khích, động viên trẻ làm những việc làm đơn giản nhất như: Con hãy chọn đồ chơi mình thích ra nhóm chơi cùng bạn hoặc nhặt đồ chơi con thích xếp vào rổ giống như các bạn.Khi trẻ tham gia làm cùng bạn, tôi luôn khen ngợi các trẻ bằng cách nêu tên cụ thể của 7 bé. Trẻ dần dần nhớ tên bạn, gần gũi với bạn, thích tham gia hoạt động cùng bạn. Tạo niềm tin cho trẻ vào môi trường vật chất tôi thường kích thích hứng thú của trẻ đối với đối tượng hoạt động như sắp xếp các đồ chơi quen thuộc với trẻ: ô tô, máy bay, chú ý đến tính thẩm mỹ và sự tiện lợi của chúng, chăm sóc môi trường trong và ngoài lớp bằng cách vệ sinh sạch sẽ, sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, lôi cuốn trẻ tham gia công việc cùng cô. Ví dụ: Chiều thứ 6 hàng tuần tôi thường tổ chức lau dọn, sắp xếp lại giá đồ chơi, đồ cá nhân, một số trẻ lớp tôi đã biết giúp cô xếp đồ chơi đúng nợi quy định, xếp dép đẹp một cách tích cực. Điều khiển trẻ trong môi trường hoạt động: Sau khi xây dựng môi trường hoạt động xong, không dừng lại ở đây, tôi tiếp tục hỗ trợ trẻ bằng cách duy trì hứng thú hoạt động tích cực ở trẻ, phát triển các ý tưởng mới của trẻ, điều khiển hoạt động của trẻ. Quan sát sự tương tác của trẻ với các đối tượng hoạt động (đồ dùng, đồ chơi như thao tác chưa định hướng, thao tác có định hướng, thao tác có ý nghĩa), sự tương tác với bạn không chú ý đến bạn và không tham gia vào hoạt động, chú ý đến bạn, chơi một mình, chơi cạnh tranh nhau và chơi hợp tác. Bên cạnh đó tôi đặc biệt chú ý đến việc đáp ứng nhu cầu hoạt động của trẻ, khuyến khích động viên trẻ hoạt động, sửa sai, lặp lại hành động nhiều lần cho đến khi tự tìm ra biện pháp mới, động viên trẻ. Do đặc điểm của trẻ lứa tuổi trẻ nhỏ, rất kích thích, bắt chước hành vi người lớn. Trong môi trường hoạt động của trẻ, tôi thể hiện hành vi với tư cách là người bạn cùng chơi, nhập vai chơi cùng trẻ. Tôi luôn quan tâm đến trẻ, công bằng với trẻ, chú ý đến cách ăn mặc, giao tiếp để làm gương cho trẻ. Với cách làm như vậy, một mặt tôi đã tạo được tâm lý vững vàng ở trẻ khi đến trường lớp mầm non. Mặt khác còn giúp trẻ tự tin, tích cực, chủ động tham gia vào các hoạt động cô tổ chức. Kết quả đạt được là rất khả quan, nhưng không dừng lại ở đó. Tôi tiến hành
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_kinh_nghiem_xay_dung_moi_truong_hoat_dong_cho_tr.pdf