SKKN Một số giải pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 - 36 tháng trường Mầm non Nga Văn – Nga Sơn

SKKN Một số giải pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 - 36 tháng trường Mầm non Nga Văn – Nga Sơn

Trẻ em là hạnh phúc của gia đình, là tương lai của đất nước, là lớp người kế tục cho sự nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ quốc. Chính vì thế mà nhiệm vụ và mục tiêu của giáo dục mầm non là làm tốt công tác nuôi dưỡng, giáo dục trẻ nhằm bồi dưỡng các cháu trở thành người công dân tốt cho xã hội sau này. Như đồngchí Lê Duẩn đã nói: “Xây dựng con người mới là một trong các mục tiêu quan trọng hàng đầu của cách mạng XHCN, song con người phải được xây dựng từ bây giờ, từ những dòng sữa tươi mát của người mẹ, từ những sự chăm sóc đầu tiên của gia đình và xã hội”

 Tại đại hội cô nuôi dạy trẻ tiên tiến toàn Miền Bắc lần thứ II Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “ .Hãy giành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em” Như vậy chúng ta phải nuôi dạy trẻ một cách tốt nhất bằng tất cả các khả năng có thể có được của gia đình và xã hội, phải làm thật tốt việc nuôi dạy trẻ trong nhà trường. Trẻ em như Mầm non của giống tốt, giống được ươm đúng kỹ thuật thì sau này sẽ bội thu, nuôi dạy tốt thì sau này sẽ có một đội quân hùng hậu về mọi mặt để xây dựng và bảo vệ tổ quốc ta giàu đẹp.

 Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội có vai trò vô cùng quan trọng. Đối với con người ngôn ngữ vừa là phương tiện để giao tiếp, vừa là phương tiện để tư duy, đó chính là bản chất của ngôn ngữ. Hoạt động giao tiếp không chỉ được hiểu đơn giản là quá trình trao đổi, truyền đạt và thu nhận thông tin, mà đó chính là sự tác động qua lại giữa con người với con người. Nhờ có hoạt động giao tiếp con người mới có thể lao động tạo ra sản phẩm xã hội. Như vậy có thể nói nếu không có ngôn ngữ con người không thể lao động chung, không thể có sản phẩm xã hội và không có xã hội. Như vậy ngôn ngữ là phương tiện hình thành bảo tồn và phát triển của xã hội loài người.

 

doc 24 trang thuychi01 23075
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 - 36 tháng trường Mầm non Nga Văn – Nga Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGA SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ
 24 -36 THÁNG TRƯỜNG MẦM NON NGA VĂN – NGA SƠN
Người thực hiện: Mai Thị Hường
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Mầm non Nga văn
SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn
THANH HOÁ NĂM 2017
MỤC LỤC
TT
Đề mục
Trang
1
 I. MỞ ĐẦU
1
2
1. Lí do chọn đề tài
2
3
2. Mục đích nghiên cứu
2
4
3. Đối tượng nghiên cứu
2
5
4. Phương pháp nghiên cứu
3
6
5. Những điểm mới của SKKN
3
II. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
7
1. Cơ sở lí luận
3
8
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
5
9
3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp 
đã sử dụng để giải quyết vấn đề
7
10
Giải pháp 1: Giáo viên tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ 
7
11
 Giải pháp 2: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động chơi tập có chủ định
8
12
Giải pháp 3: Tích hợp phát triển ngôn ngữ thông qua các hoạt động có chủ định khác có nội dung mà phù hợp
10
13
Giải pháp 4 : Phát triển ngôn ngữ ở mọi lúc mọi nơi
11
14
Giải pháp 5 : Xây dựng môi trường giáo dục kích thích trẻ phát triển ngôn ngữ
15
15
 Giải pháp 6 : Phối hợp với các bậc phụ huynh giúp ngôn ngữ của trẻ phát triển
17
16
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp, nhà trường
18
17
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
19
18
1. Kết luận
19
19
2. Kiến nghị
20
20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
21
I. MỞ ĐẦU 
1. Lý do chọn đề tài
Trẻ em là hạnh phúc của gia đình, là tương lai của đất nước, là lớp người kế tục cho sự nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ quốc. Chính vì thế mà nhiệm vụ và mục tiêu của giáo dục mầm non là làm tốt công tác nuôi dưỡng, giáo dục trẻ nhằm bồi dưỡng các cháu trở thành người công dân tốt cho xã hội sau này. Như đồngchí Lê Duẩn đã nói: “Xây dựng con người mới là một trong các mục tiêu quan trọng hàng đầu của cách mạng XHCN, song con người phải được xây dựng từ bây giờ, từ những dòng sữa tươi mát của người mẹ, từ những sự chăm sóc đầu tiên của gia đình và xã hội”
 Tại đại hội cô nuôi dạy trẻ tiên tiến toàn Miền Bắc lần thứ II Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “ ...Hãy giành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em” Như vậy chúng ta phải nuôi dạy trẻ một cách tốt nhất bằng tất cả các khả năng có thể có được của gia đình và xã hội, phải làm thật tốt việc nuôi dạy trẻ trong nhà trường. Trẻ em như Mầm non của giống tốt, giống được ươm đúng kỹ thuật thì sau này sẽ bội thu, nuôi dạy tốt thì sau này sẽ có một đội quân hùng hậu về mọi mặt để xây dựng và bảo vệ tổ quốc ta giàu đẹp.
 Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội có vai trò vô cùng quan trọng. Đối với con người ngôn ngữ vừa là phương tiện để giao tiếp, vừa là phương tiện để tư duy, đó chính là bản chất của ngôn ngữ. Hoạt động giao tiếp không chỉ được hiểu đơn giản là quá trình trao đổi, truyền đạt và thu nhận thông tin, mà đó chính là sự tác động qua lại giữa con người với con người. Nhờ có hoạt động giao tiếp con người mới có thể lao động tạo ra sản phẩm xã hội. Như vậy có thể nói nếu không có ngôn ngữ con người không thể lao động chung, không thể có sản phẩm xã hội và không có xã hội. Như vậy ngôn ngữ là phương tiện hình thành bảo tồn và phát triển của xã hội loài người. 
 Ở lứa tuổi Mầm non, nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển rất nhanh. Ngôn ngữ chính là một trong những phương tiện thúc đẩy trẻ trở thành một thành viên của xã hội. Ngôn ngữ là công cụ hữu hiệu để trẻ có thể bày tỏ nguyện vọng của mình từ khi còn rất nhỏ để người lớn có thể hiểu trẻ, chăm sóc trẻ, giáo dục trẻ và ngược lại ngôn ngữ cũng giúp trẻ hiểu được lời nói của mọi người để thực hiện các yêu cầu trong quá trình giao tiếp hàng ngày. Ngôn ngữ còn là một trong những điều kiện rất quan trọng giúp trẻ phát triển toàn diện đồng thời ngôn ngữ cũng góp phần to lớn trong quá trình hình thành nhân cách.
 Trẻ 24 – 36 tháng, ngôn ngữ của trẻ phát triển rất mạnh trên các bình diện: Vốn từ tăng lên rất nhanh, từ vài chục từ lên hàng trăm từ, đây là “Thời kỳ phát cảm ngôn ngữ”. Do tốc độ phát triển nhanh về ngôn từ, ngữ pháp, giọng điệu...trẻ dễ vấp phải những tật ngôn ngữ nói như: Nói ngọng, nói lắp...nên rất ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý, thái độ của trẻ. Trong xã hội hiện nay, nhiều gia đình bố mẹ còn bận mải lo làm ăn ít quan tâm đến nhu cầu gắn bó của trẻ. Nó thể hiện mối quan hệ, nếu trẻ không được đối xử tốt trẻ sẽ ngại giao tiếp mà giao tiếp với người lớn là điều kiện quyết định để trẻ lớn lên và trưởng thành
 Xác định được ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển toàn diện của trẻ như vậy nên tôi rất băn khoăn trăn trở, làm thế nào để lựa chọn được nội dung, lựa chọn được phương pháp phát triển ngôn ngữ trẻ đúng lúc và phù hợp với lứa tuổi, làm thế nào để giúp trẻ tăng thêm vốn từ, hiểu được nghĩa của từ, làm thế nào để giúp trẻ biết cách sử dụng từ và phát âm chính xác hơn, chuẩn hơn. Thực tế trẻ ở lớp tôi vốn từ của trẻ còn nhiều hạn chế, trẻ còn nói ngọng, phát âm chưa chuẩn. Do đó việc phát triển làm giàu vốn từ cho trẻ, dạy trẻ nói năng lưu loát, phát âm đúng có kĩ năng trả lời một số câu hỏi, hiểu được yêu cầu đơn giản bằng lời nói là một điều rất quan trọng. Là giáo viên chủ nhiệm nhóm trẻ 24 - 36 tháng tuổi, nhận thức được tầm quan trọng của lĩnh vực phát triển ngôn ngữ trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ và với tất cả lý do trên nên tôi quyết định chọn đề tài “Một số giải pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 - 36 tháng trường Mầm non Nga Văn – Nga Sơn ” với mong muốn góp sức nhỏ bé của mình trong việc nâng cao chất lượng toàn diện cho trẻ.
2. Mục đích nghiên cứu
- Nhằm nâng cao chất lượng trong lĩnh vực giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi.
- Trẻ nghe và hiểu lời nói trong giao tiếp. Có khả năng diễn đạt bằng lời nói rõ ràng mạch lạc, mạnh dạn, tự tin.
- Phát triển vốn từ, mở rộng vốn từ cho trẻ.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Trẻ 24 -36 tháng tuổi lớp A2 Trường mầm non Nga văn
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp trực quan minh họa 
- Phương pháp trò chuyện với trẻ
- Phương pháp nêu gương khích lệ 
- Phương pháp thực hành trải nghiệm
5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
Để nâng cao việc phát triển toàn diện cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi, nhất là về lĩnh vực phát triển ngôn ngữ. Năm học 2016 - 2017 tôi nghiên cứu và phát triển sáng kiến cùng chủ đề năm 2014 
Mới về phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận 
Các giải pháp 
 II. NỘI DUNG
1 Cơ sở lý luận 
Trẻ từ 24- 36 tháng tuổi hoạt động chủ đạo là hoạt động với đồ vật nhờ đồ vật này mà trẻ khám phá ra các thuộc tính, nắm được chức năng và phương thức sử dụng đồ vật “Theo kiểu người lớn”có ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý của trẻ. Trong quá trình giao tiếp với người lớn, những tiền đề đầu tiên của ngôn ngữ xuất hiện và trẻ bắt đầu hiểu được lời nói của người lớn và phát âm được những từ đầu tiên. Trẻ tiếp xúc với thế giới bên ngoài một cách độc lập tự do hơn, thay đổi cả hình thức giao tiếp với người lớn. Thế giới đồ vật đã trở thành đối tượng nhận thức của trẻ, nhu cầu nhận thức tò mò, ham hiểu biết được phát triển hết sức mạnh mẽ. 
Nghe hiểu được các yêu cầu đơn giản bằng lời nói. [1]
 Biết hỏi và trả lời một số câu hỏi đơn giản bằng lời nói, cử chỉ [1]
Sử dụng lời nói để giao tiếp diển đạt nhu cầu. [1]
Có khả năng cảm nhận vần điệu, nhịp điệu của câu thơ và ngữ điệu của lời nói. [1]
 Hồn nhiên trong giao tiếp [1]
- Nghe các âm thanh của các đồ vật, con vật hoặc hiện tượng thiên nhiên [2]
- Bắt chước các âm thanh đó [2]
- Thực hiện yêu cầu theo lời nói và biết hành động theo lời nói [2]
- Trò chuyện với trẻ bằng ngôn ngữ đối thoại giữa cô với trẻ [2]
Theo tôi để phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non nói chung, trẻ 24 - 36 tháng tuổi nói riêng chúng ta cần dựa vào đặc điểm phát triển tâm sinh lí trẻ:
- Dựa vào đặc điểm phát triển sinh lí: [3]
Trong sự phát triển về ngôn ngữ của trẻ thì đây là giai đoạn bắt đầu của ngôn ngữ chủ động. Do vậy trong quá trình phát triển ngôn ngữ trẻ còn mắc một số hạn chế: Phát âm chưa chính xác, hay nói ngọng chữ n - l, chữ x - s, dấu ngã - dấu sắc, dấu hỏi - dấu nặng. Đồng thời do kinh nghiệm còn ít ỏi nên trẻ còn nhầm lẫn, khi tri giác chủ yếu dựa vào những đặc điểm bên ngoài để nói.
- Dựa vào đặc điểm phát triển tâm lí: [3]
Trẻ thích giao tiếp với người xung quanh và có nhu cầu bằng trực quan, cần giải đáp thắc mắc mà trẻ gặp phải. Trẻ thích được người lớn khen, động viên kịp thời, thích đồ chơi sặc sỡ về màu sắc và có âm thanh, trẻ rất thích bắt chước người lớn và hay đặt ra câu hỏi. Để giúp trẻ giải đáp được những câu hỏi hàng ngày thì người lớn cần trả lời những câu hỏi của trẻ một cách ngắn gọn dễ nghe, dễ hiểu mặt khác người lớn cần cung cấp thêm kiến thức và thông tin cho trẻ về thế giới xung quanh bằng ngôn ngữ giao tiếp mạch lạc.
Từ chỗ nắm được đặc điểm tâm sinh lý độ tuổi, đặc điểm phát triển vốn từ của trẻ và xác định được nội dung giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở độ tuổi nhà trẻ là: Nghe, nói, làm quen với sách nên tôi nghĩ phải xây dựng được các hoạt phát triển ngôn ngữ cho trẻ bởi xây dựng được các hoạt động phát triển ngôn ngữ là một yếu tố vô cùng quan trọng, vì thông qua các hoạt động trong ngày trẻ được học tập vui chơi, cũng chính thông qua hoạt động học tập, vui chơi này trẻ sẽ có nhiều cơ hội được giao tiếp, được trò chuyện, được nói lên suy nghĩ bằng chính ngôn ngữ của mình từ đó sẽ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cách tự nhiên nhất, thuận lợi nhất và dễ dàng nhất.
 - Phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở đội tuổi 24 - 36 tháng tuổi là phát triển khả năng: Nghe - Nói - Làm quen với sách vì vậy cần giúp trẻ khả năng nghe hiểu, khả năng nói và trình bày lời nói của mình có lôgic, đúng nội dung, mạnh dạn tự tin giao tiếp trước mọi người tôi nghĩ chúng ta cần thực hiện được các yêu cầu sau:
+ “Làm giàu vốn từ cho trẻ” thông qua học tập vui chơi và các hoạt động khác.
+ “Xác định nội dung nói”. Điều này sẽ giúp cho lời nói của trẻ có nội dung rõ ràng.
+ “Lựa chọn từ”: Sau khi đã lựa chọn nội dung thì cần phải lựa chọn từ chính xác để diễn đạt nội dung cần nói.
+ Diễn đạt nội dung nói: Giúp trẻ biết cách nói ngưng nghỉ đúng lúc, luyện cho trẻ tác phong khi nói, mạnh dạn tự tin khi diễn đạt nội dung cần nói.
+ Sắp xếp cấu trúc lời nói: Sự liên kết các câu nói lại thành với nhau tạo thành chuỗi lời nói có mục đích nhằm diến tả một ý trọn vẹn, có nội dung giúp người nghe dễ hiểu.
Là một giáo viên trực tiếp chăm sóc và giáo dục trẻ tôi đã chú trọng đến nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ cho trẻ lên hàng đầu, bởi ngôn ngữ chính là phương tiện để trẻ tiếp thu kiến thức về thế giới xung quanh một cách dễ dàng và hiệu quả nhất.
2.Thực trạng 
 a. Thuận lợi
	- Trường Mầm non Nga Văn huyện Nga Sơn là trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ I, theo Quyết định số 36 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Về cơ sở vật chất có đầy đủ phòng học và một số phòng chức năng rộng rãi, khang trang, có các khu vườn cổ tích, vườn raucó khuôn viên sư phạm xanh - sạch - đẹp, có đồ chơi ngoài trời đạt từ 5 loại trở lên. Nhà trường luôn đầu tư mua sắm đầy đủ trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi để phục vụ chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ; có bề dầy thành tích, nhiều năm liền được UBND huyện, UBND tỉnh và Sở Giáo dục Thanh Hóa khen thưởng.
Ban giám hiệu luôn luôn chăm lo đến chất lượng giáo dục, chỉ đạo sát sao công tác thi đua “Dạy tốt, học tốt” tới từng giáo viên. 
- Nhà trường có đội ngũ giáo viên trẻ, khoẻ, nhiệt tình, đạt trình độ chuyên môn từ chuẩn và trên chuẩn, năng động có nhiều sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động cho trẻ. Bản thân tôi là một giáo viên đạt trình độ chuyên môn trên chuẩn (Đại học Sư phạm Mầm non), có niềm đam mê với công tác chăm sóc giáo dục trẻ, điều đặc biệt tôi có nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc giáo dục trẻ 24- 36 tháng tuổi, rõ nét nhất vẫn là phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 -36 tháng tuổi. Tôi luôn được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Phòng giáo dục và đào tạo, sự ủng hộ giúp đỡ của tập thể cán bộ, giáo viên nhà trường; sự quan tâm tạo điều kiện về mọi mặt của các cấp ủy Đảng chính quyền địa phương và nhất là các bậc cha mẹ học sinh, tạo điều kiện về kinh phí cũng như đồ dùng, đồ chơi, nhất là đồ dùng phục vụ cho việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. 
Trên thực tế giáo dục lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho trẻ trường mầm non có nhiều đầu tư về nâng cao phương pháp và thay đổi hình thức vì thế khi thực hiện đề tài này. Tôi được nhà trường phân công trực tiếp chăm sóc, giáo dục trẻ ở độ tuổi 24- 36 tháng, có nhiều kinh nghiệm nuôi dạy trẻ, với kinh nghiệm làm mẹ đã giúp tôi thuận lợi trong công việc hơn. Bản thân tôi cũng nhận được sự động viên giúp đỡ của Ban giáp hiệu nhà trường, bạn bè đồng nghiệp, sự ủng hộ của gia đình, phụ huynh, đặc biệt là tình cảm yêu quý của các bé dành cho tôi. Vì thế các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ thực hiện rất đều đặn và thường xuyên thông qua các hoạt động làm quen với tác phẩm văn học như đọc thơ, kể chuyện, nhận biết. Công tác phát triển ngôn ngữ đạt được đáng kể 
- Tỷ lệ huy động trẻ đến trường rất cao nhà trẻ đạt 56 % được học ở các nhóm lớp đúng độ tuổi theo quy định. Trẻ lớp tôi rất thích tham gia vào các hoạt động đặc biệt là phát triển ngôn ngữ
- Đối với các bậc phụ huynh, cũng đã nhận thức đúng đắn về mục đích, ý nghĩa, vai trò và tầm quan trọng của việc đưa con, em đến trường Mầm non. Vì vậy mà tỷ lệ trẻ chuyên cần ngày càng cao hơn
b. Khó khăn
- Nhà trường mặc dù đã đạt chuẩn quốc gia nhưng về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi để đáp ứng theo yêu cầu của chương trình giáo dục Mầm non và theo thông tư 02 của Bộ Giáo dục và đào tạo thì vẫn chưa đảm bảo
Qua một thời gian dự giờ, quan sát thực tiễn, tôi thấy một số giáo viên chưa có nhiều sáng tạo trong thay đổi hình thức, cánh thức lên lớp đang còn rập khuôn đồng điệu, thực tế chưa có nhiều đầu tư suy nghĩ vào dạy học. Còn một số hoạt động dạy tổ chức, đơn giản, kém hấp dẫn. Sử dụng đồ dùng đồ chơi chưa sáng tạo, một số giáo viên chưa biết sử dụng giáo án điện tử vào hoạt động dạy vì thế khi tổ chức một hoạt động dạy chưa thu hút được trẻ vào hoạt động tích cực.
Trí nhớ và khả năng nghe, hiểu của trẻ còn hạn chế, trẻ chưa biết hết khối lượng các âm tiếp thu cũng như trật tự các từ trong câu vì thế trẻ bỏ bớt từ, bớt âm khi nói.
 - Nga Văn là xã đồng màu công việc bận rộn quanh năm cho nên bố mẹ không có nhiều điều kiện thời gian chăm sóc con. Cũng do điều kiện đặc thù của địa phương có rất nhiều phụ huynh phát âm chưa chuẩn tiếng phổ thông làm cho trẻ học theo. Vì thế nó ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình phát triển ở trẻ trong các hoạt động học. Đặc điểm của trẻ là tư duy trực quan hành động nên dạy trẻ nói và làm đi liền với nhau, cha mẹ trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm, có ít kiến thức trong việc nuôi dạy con theo khoa học (như dạy con chơi với đồ vật, dạy con phát âm chuẩn, tình cảm vói con ....)
* Kết quả của thực trạng
Để nắm bắt được mức độ phát triển ngôn ngữ của trẻ cũng như có cơ sở lựa chọn được những giải pháp phù hợp trong quá trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ, tôi đã tiến hành đánh giá trẻ và kết quả ban đầu như sau:
Tổng số trẻ
Nội dung
đánh giá
Kết quả trên trẻ
Đạt
Chưa đạt
 27
Khả năng nghe, hiểu lời nói của người khác
19 = 70 %
8=30%
Khả năng phát âm đúng từ.
18 = 67 %
9 = 33%
Khả năng diễn đạt ngôn ngữ giao tiếp
14 = 52 %
13=48%
Từ kết quả thực tế đạt được trên đây. Là một giáo viên Mầm non, trong những năm qua tôi luôn băn khoăn, trăn trở với chất lượng của cháu mình. Vì vậy tôi đã đi sâu vào nghiên cứu, tham khảo và tìm ra các giải pháp làm thế nào để giáo dục phát triển ngôn ngữ ở trẻ đạt kết quả tốt nhất tôi mạnh dạn đưa ra những biện pháp để tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ cụ thể như sau.
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Biết được đặc điểm phát triển tâm sinh lý của trẻ để có biện pháp tác động phù hợp cũng là một trong các yếu tố quyết định cho sự thành công của mình:
3.1. Giải pháp 1: Giáo viên tự học tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ
Thông qua việc nắm chắc các phương pháp dạy các hoạt động “ Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ” nói riêng. Bản thân tôi luôn tham khảo học hỏi thêm nhiều tài liệu như “Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non của các năm học”. “Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non nhà trẻ 3 – 36 tháng tuổi”, của nhà xuất bản giáo dục Việt nam. “Các tạp chí Giáo dục Mầm non” của Bộ Giáo dục và đào tạo. Qua sách báo trên mạng intenet và kinh nghiệm của các đồng nghiệp, qua các giờ dạy mẫu tại trường mình và trường bạn qua các lớp chuyên đề do nhà trường và phòng giáo dục tổ chức hàng năm. 
- Tôi thường xuyên đổi mới phương pháp dạy học, đầu tư bài soạn để hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ trở nên sinh động, hấp dẫn, thu hút sự chú ý của trẻ.
- Mỗi khi rảnh rỗi tôi luôn dành thời gian lên mạng internet vào trang “giaoanmamnon.com” để xem các tiết dạy hay về lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho trẻ của giáo viên mầm non trên cả nước từ đó tích lũy kinh nghiệm cho bản thân. Sau khi học tập được tôi ghi luôn vào cuốn nhật ký để tham khảo và học hỏi thêm
 Vì vậy tôi đi sâu nghiên cứu tài liệu cuốn chương trình giáo dục mầm non để lên kế hoạch cụ thể các đề tài phù hợp với từng chủ đề, phù hợp với nhận thức của trẻ ở lớp tôi
* Kết quả: Thông qua nghiên cứu tài liệu, học hỏi đồng nghiệp trong và ngoài trường tôi đã rút ra bài học cho bản thân. Khi tổ chức hoạt động cho trẻ phát triển ngôn ngữ tôi thường đưa ra các hình thức làm phong phú cách thể hiện nội dung bài dạy để thu hút trẻ hoạt động tích cực qua các hoạt động tích cực qua các hoạt động đọc thơ, kể chuyện trẻ biết đọc thơ theo cô
3.2.Giải pháp 2. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động chơi tập có chủ định
	 Qua những tác phẩm văn học, cô phải kể và đọc cho trẻ nghe để trẻ hiểu được tình tiết của tác phẩm. Cô phải cho trẻ xem tranh, đồ dùng trực quan, thông qua giọng đọc, giọng kể của cô để trẻ có thể nhận biết được cách sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật.
Ví dụ: Chủ đề “Bé và những người thân yêu của bé” hoạt động văn học. Vào bài tôi cho trẻ hát bài “Ông cháu”. Tôi hỏi trẻ: Con vừa hát bài hát gì ? Bài hát nói về ai? Sau đó tôi đọc, kể chuyện thơ “Cháu chào ông ạ! ”cho trẻ nghe 
Lần 1: Cô đọc bằng cử chỉ điệu bộ 
Lần 2: Cô sử dụng tranh thơ để đọc
Lần 3: Cô sử dụng mô hình 
 Sau đó cô đàm thoại, gợi nhớ để trẻ kể tên các nhân vật trong chuyện và được ghi nhớ và đọc lại. Cô phải sửa sai từ ngọng như: “Nhỏ xíu, lông vàng”.Qua tác phẩm còn giáo dục trẻ lễ phép với người lớn.
Hình 1: Tranh thơ “Cháu chào ông ạ”
Ngoài ra cô hướng dẫn trẻ sắc thái, biểu cảm của nhân vật trong tác phẩm 
Qua các bước tiến hành trên tôi nhận thấy trẻ rất là hứng thú 18/27 trẻ đọc rõ lời và trả lời câu hỏi của cô
 *Kể truyện theo tranh.
- Trò chuyện về bức tranh
- Trước tiên tôi để vài phút cho trẻ tự xem tranh, tự trò chuyện với nhau về bức tranh.
 - Tôi hướng dẫn trẻ xem tranh và hướng dẫn trẻ giở sách. Sau đó đặt các câu hỏi về nhân vật, hành động đặc điểm, trạng thái của nhân vật.
Ví dụ:
+ Ai đây? Con gì đây? Cái gì đây? Màu gì?
+ Đang làm gì? Như thế nào? Để làm gì?
+ Có những ai? Có những cái gì?
+ Hãy làm giống ai đó?
 - Xen kẽ các câu hỏi cho từng trẻ với các câu hỏi đồng thanh cho cả nhóm trả lời.
 - Để trẻ hiểu rõ hơn các hình ảnh và gọi tên các nhân vật, hành động của các nhân vật trong tranh, khi cho trẻ xem tranh tôi đã phối hợp các thủ thuật khác nhau như: Nói mẫu, nhắc lại, giảng giảí, khen ngợi trẻ, cho trẻ nói và bắt chước lại các hành động của các nhân vật trong tranh để phát triển ngôn ngữ cho trẻ
Kết quả: Trong tất cả các hoạt động tôi luôn luôn gợi mở, hướng lái, linh hoạt giúp trẻ trải nghiệm, tìm tòi, khám phá bằng nhiều hình thức, nhiều cách khác nhau để trẻ được lĩnh hội kiến thức một cách chủ động nhất, tích cực nhất, giúp cho quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ ngày một tốt hơn.
3.3 Giải pháp 3.Tích hợp phát triển ngôn ngữ thông qua các hoạt động có chủ định khác mà có nội 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_phat_trien_ngon_ngu_cho_tre_24_36_than.doc