Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 25 - 36 tháng tuổi thông qua hoạt động kể chuyện

Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 25 - 36 tháng tuổi thông qua hoạt động kể chuyện

“ Non sông việt Nam có được trở nên vẻ vang hay không, Dân tộc Việt nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu hay không chính là nhờ phần lớn ở công lao học tập của các cháu”.

 Câu nói của Hồ Chủ Tịch đã đi vào lòng người tạo ra động lực to lớn cho hàng triệu người dạy và người học, đó chính là lễ và văn mà chúng ta phải truyền lại cho lớp kế cận, cho nối tiếp những thế hệ mầm non – những chủ nhân tương lai của đất nước, buộc chúng ta phải đạt được các mục tiêu và có quyết tâm cao để thực hiện được tất cả các kế hoạch đề ra. Ưu thế mà ta có được hiện nay là thế hệ trẻ khoẻ mạnh có sự đồng nhất cả về năng lực và trí tuệ, có tiềm năng sáng tạo, vì thế ta phải tin vào thế hệ trẻ tương lại sẽ đứng vững trên nền truyền thống lịch sử vẻ vang đó. Đảng và nhà nước ta đánh giá rất cao về vai trò của giáo dục, đầu tư vào giáo dục là đầu tư đúng hướng và được coi là quốc sách hàng đầu. Mục tiêu của công tác chăm sóc giáo dục mầm non là phát triển và hình thành nhân cách tốt cho trẻ, việc phát triển ngôn ngữ tốt cho trẻ trong giao tiếp sẽ giúp cho trẻ dễ dàng tiếp cận với các môn học khác như : Môn toán, môn tạo hình, chữ cái, môn âm nhạc .đặc biệt cho trẻ làm quen với văn học thông qua hoạt động kể chuyện ở lứa tuổi nhà trẻ, là tạo môi trường để trẻ tham gia nhiều hoạt động phong phú để trẻ mạnh dạn tự tin hơn, từ đó, phát triển vốn từ luyện phát âm và là tiền đề dạy trẻ nói đúng ngữ pháp,nói mạch lạc khi sang tuổi mẫu giáo. Ngôn ngữ của trẻ phát triển tốt sẽ giúp cho trẻ nhận thức và giao tiếp tốt góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ sau này.

 

doc 20 trang thuychi01 46084
Bạn đang xem tài liệu "Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 25 - 36 tháng tuổi thông qua hoạt động kể chuyện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Mục lục
TT
 Nội dung
Trang
Mục lục
1
Phần mở đầu
1
1.1
Lý do chọn đề tài
2
1.2
Mục đích nghiên cứu
3
1.3
Đối tượng nghiên cứu
3
1.4
Phương pháp nghiên cứu
4
2
Phần nội dung
4
2.1
Cơ sở lý luận
4
2.2
Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến
*
Thuận lợi
3
*
Khó khăn
3
*
Kết quả khảo sát
4
2.3
Các biện pháp tổ chức thực hiện
5
2.4
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
15
3
Phần kết luận - kiến nghị
16
3.1
Kết luận
16
3.2
Kiến nghị
16
 1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài.
“ Non sông việt Nam có được trở nên vẻ vang hay không, Dân tộc Việt nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu hay không chính là nhờ phần lớn ở công lao học tập của các cháu”.
 Câu nói của Hồ Chủ Tịch đã đi vào lòng người tạo ra động lực to lớn cho hàng triệu người dạy và người học, đó chính là lễ và văn mà chúng ta phải truyền lại cho lớp kế cận, cho nối tiếp những thế hệ mầm non – những chủ nhân tương lai của đất nước, buộc chúng ta phải đạt được các mục tiêu và có quyết tâm cao để thực hiện được tất cả các kế hoạch đề ra. Ưu thế mà ta có được hiện nay là thế hệ trẻ khoẻ mạnh có sự đồng nhất cả về năng lực và trí tuệ, có tiềm năng sáng tạo, vì thế ta phải tin vào thế hệ trẻ tương lại sẽ đứng vững trên nền truyền thống lịch sử vẻ vang đó. Đảng và nhà nước ta đánh giá rất cao về vai trò của giáo dục, đầu tư vào giáo dục là đầu tư đúng hướng và được coi là quốc sách hàng đầu. Mục tiêu của công tác chăm sóc giáo dục mầm non là phát triển và hình thành nhân cách tốt cho trẻ, việc phát triển ngôn ngữ tốt cho trẻ trong giao tiếp sẽ giúp cho trẻ dễ dàng tiếp cận với các môn học khác như : Môn toán, môn tạo hình, chữ cái, môn âm nhạc ...đặc biệt cho trẻ làm quen với văn học thông qua hoạt động kể chuyện ở lứa tuổi nhà trẻ, là tạo môi trường để trẻ tham gia nhiều hoạt động phong phú để trẻ mạnh dạn tự tin hơn, từ đó, phát triển vốn từ luyện phát âm và là tiền đề dạy trẻ nói đúng ngữ pháp,nói mạch lạc khi sang tuổi mẫu giáo. Ngôn ngữ của trẻ phát triển tốt sẽ giúp cho trẻ nhận thức và giao tiếp tốt góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ sau này.
 Trong quá trình phát triển toàn diện nhân cách, ngôn ngữ có vai trò đăc biệt là một phương tiện hình thành và phát triển nhận thức của trẻ về thế giới xung quanh. Ngôn ngữ giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và nhận thức về môi trường xung quanh, thông qua cử chỉ và lời nói của người lớn, trẻ làm quen với các sự vật, hiện tượng có trong môi trường xung quanh, trẻ hiểu những đặc điểm, tính chất, công dụng của các sự vật cùng với từ tương ứng với nó. Nhờ có ngôn ngữ trẻ nhận biết ngày càng nhiều các sự vật, hiện tượng mà trẻ được tiếp xúc trong cuộc sống hàng ngày.
 Ngoài ra, ngôn ngữ còn là phương tiện phát triển tình cảm, đạo đức, thẩm mĩ. Ngôn ngữ là phương tiện để giao tiếp quan trọng nhất đặc biệt là đối với trẻ nhỏ, đó là phương tiện giúp trẻ giao lưu cảm xúc với những người xung quanh hình thành những cảm xúc tích cực. Ngôn ngữ là công cụ giúp trẻ hoà nhập với cộng đồng và trở thành một thành viên của cộng đồng. Nhờ có những lời chỉ dẫn của người lớn mà trẻ dần dần hiểu được những quy định chung của cộng đồng mà mọi thành viên trong cộng đồng phải thực hiện, mặt khác trẻ cũng có thể dùng ngôn ngữ để bày tỏ những nhu cầu mong muốn của mình với các thành viên trong cộng đồng, điều đó giúp trẻ hoà nhập với mọi người.
 Đặc biệt nhờ có ngôn ngữ, thông qua các câu chuyện, trẻ dễ dàng tiếp nhận những chuẩn mực đạo đức của xã hội và hoà nhập vào xã hội tốt hơn. Trẻ từ 2 đến 3 tuổi có số lượng từ tăng nhanh, đặc biệt là ở trẻ từ 22 tháng tuổi và 30 tháng tuổi vốn từ của trẻ phần lớn là những danh từ và động từ, các loại khác như tính từ, đại từ, trạng từ xuất hiện rất ít và được tăng dần theo độ tuổi của trẻ. Trẻ ở lứa tuổi này không chỉ hiểu nghĩa các từ biểu thị các sự vật, hành động cụ thể mà có thể hiểu nghĩa các từ biểu thị tính chất màu sắc, thời gian và các mối quan hệ. Tuy nhiên, mức độ hiểu nghĩa của các từ này ở trẻ từ 2 đến 3 tuổi còn rất hạn chế và có nét đặc trưng riêng, trẻ sử dụng các từ biểu thị thời gian chưa chính xác trẻ nhận thức về công cụ ngữ pháp và sử dụng nó còn rất hạn chế.
 Đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ từ 25 - 36 tháng tuổi nói riêng, chúng ta cần phải giúp trẻ phát triển mở rộng các từ loại trong các từ, biết sử dụng nhiều loại câu, bằng cách thường xuyên trò chuyện với trẻ về những sự vật, sự việc trẻ nhìn thấy trong sinh hoạt hàng ngày, nói cho trẻ biết các từ biểu thị về các đặc điểm, tính chất, công dụng của chúng. Cho trẻ xem tranh, kể cho trẻ nghe các câu chuyện đơn giản qua tranh. Đặt các câu hỏi cho trẻ giúp trẻ biết kể chuyện theo tranh bằng ngôn ngữ của trẻ. Ở lứa tuổi này, trẻ được ví như tờ giấy trắng, trẻ đến lớp như nhà của mình, sẽ giúp trẻ dễ dàng tiếp cận với những hình ảnh, những vốn từ, những nhân vật, cử chỉ khác nhau, thông qua những bài thơ, câu chuyện giúp trẻ mở mang kiến thức về xã hội thiên nhiên. Có phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ tốt sẽ tạo cho trẻ được hoạt động nhiều, giúp trẻ phát triển trí nhớ, tư duy và ngôn ngữ, khả năng cảm thụ cái hay, cái đẹp, cái tốt, cái xấu của mọi vật xung quanh trẻ. Thông qua kể chuyện, giúp cho trẻ phát triển ngôn ngữ là một nhiệm vụ quan trọng trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ, giúp phát triển toàn diện cho trẻ . 
 Trong các năm gần đây, bậc học mầm non đang tiến hành đổi mới chương trình giáo dục trẻ mầm non. Trong đó, đặc biệt coi trọng việc tổ chức các hoạt động phù hợp với sự phát triển của từng cá nhân trẻ, khuyến khích trẻ hoạt động một cách chủ động, tích cực, hồn nhiên vui tươi. Đồng thời, tạo điều kiện cho giáo viên phát huy khả năng sáng tạo trong việc lựa chọn và tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ một cách linh hoạt, thực hiện phương châm “Học bằng chơi – Chơi mà học” đáp ứng mục tiêu phát triển của trẻ một cách toàn diện về mọi mặt. Chính vì vậy, nên tôi chọn đề tài : “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 25 - 36 tháng tuổi thông qua hoạt động kể chuyện”.
1.2 Mục đích nghiên cứu:
 Đề tài nghiên cứu thực trạng và một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi thông qua hoạt động kể chuyện, giúp phát triển cho trẻ khả năng hiểu ngôn ngữ, tự tin, bước đầu có khả năng sử dụng từ trong giao tiếp đơn giản .
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
 “ Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 25-36 tháng tuổi thông qua hoạt động kể chuyện.”
1.4 Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp nghiên cứu lý luận: đọc các giáo trình, tài liệu có liên quan đến phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhà trẻ. Tham khảo sách báo, tạp chí, Internet và các phương tiện thông tin đại chúng, về các hình thức phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhà trẻ.
 * Phương pháp thực nghiệm: thực nghiệm các biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi thông qua hoạt động kể chuyện.
 * Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu nhập thông tin: Khảo sát thực tế các biện pháp dạy trẻ 25-36 tháng tuổi thông qua hoạt động kể chuyện và mọi lúc mọi nơi.
 * Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
 * Phương pháp trực quan, dùng lời: Lời nói cụ thể và có thực hành của cô là một trong những phương tiện nhận thức đặc biệt gần gũi, dể hiểu.
 * Phương pháp thực hành : Trẻ hứng thú tham gia hoạt động kể chuyện cùng cô theo hướng dẫn gợi ý.
 * Phương pháp quan sát: Quan sát việc sử dụng ngôn ngữ của trẻ ở trường, gia đình, ngoài xã hội để có cơ sở đánh giá thực trạng một cách toàn diện và có những biện pháp thực nghiệm một cách tích cực và hiệu quả.
 * Phương pháp trao đổi, trò chuyện: Được thực hiện, trao đổi thông qua phụ huynh, các đồng nghiệp và thông qua trẻ để thu thập thêm thông tin cũng như có những biện pháp đề xuất khả thi hơn.
 2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.1. Cơ sở lý luận
"Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan"...
 Con người dù lớn hay nhỏ, muốn sinh tồn cần phải ăn, ngủ và làm việc. Và vì giáo dục mầm non là giai đoạn đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, cho nên, nếu làm tốt việc chăm sóc giáo dục thế hệ trẻ ngay từ thời thơ ấu thì sẽ tạo ra được cơ sở quan trọng của con người Việt Nam mới, người lao động làm chủ tập thể và phát triển toàn diện nhân cách.
 Từ khi lọt lòng đến khi chập chững biết đi, tập nói, rồi đến khi biết viết, biết đọc, ngôn ngữ của trẻ phát triển trong từng giai đoạn là không giống nhau. Khi trẻ cất tiếng khóc chào đời đã được nghe tiếng ru hời của bà, của mẹ đến khi trẻ nói tiếng đầu tiên, đi những bước đi đầu tiên, ngôn ngữ của trẻ dần dần được trau chuốt, thông qua ca dao, qua các bài thơ, câu chuyện của người lớn, của cô giáo kể là tấm gương mẫu mực về lời ăn tiếng nói cho trẻ học tập và làm theo. Việc giáo dục trẻ lòng yêu thiên nhiên, yêu quê hương yêu đất nước, tình yêu mến bạn bè, thương yêu những người thân và những người xung quanh trẻ. Biết làm những việc tốt, biết yêu cái đẹp, yêu cái thiện ghét cái ác, lòng biết ơn và kính yêu Bác Hồ...Ngoài ra ngôn ngữ còn là phương tiện hình thành phẩm chất đạo đức trong sáng, mà đặc biệt, trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ thì vốn từ và ngôn ngữ của trẻ phát triển rất mạnh mẽ nên cần phải được quan tâm và chú trọng một cách nghiêm túc.
- Cơ sở thực tiễn :
 Qua thực tiễn giảng dạy chương trình chăm sóc giáo dục trẻ ở nhóm lóp nhà trẻ 25-36 tháng tuổi từ năm 2015 - 2016 đến nay. Cùng với sự đổi mới của giáo dục mầm non, tôi nhận thấy rằng việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở từng độ tuổi là hết sức cần thiết. Việc nâng cao tạo ra chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở từng độ tuổi đòi hỏi người giáo viên, hoặc người chăm sóc trẻ phải thật sự am hiểu chương trình, phương pháp giáo dục mầm non mang tính quốc gia. Cơ sở vật chất, trang thiết bị và sự linh động trong việc tổ chức các sinh hoạt cho trẻ, bố trí thời gian hợp lý cộng với sự nhạy bén yêu nghề, mến trẻ, hiểu được tâm sinh lý của trẻ ở từng độ tuổi của mỗi giáo viên, là yếu tố quan trọng dẫn đến sự thành công của việc nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục ở từng độ tuổi, từng bộ môn và cụ thể ở đây là môn phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động kể chuyện –lứa tuổi nhà trẻ 25-36 tháng tuổi.
- Dựa vào đặc điểm phát triển tâm sinh lý của trẻ, ta thấy :
* Sinh lý:
Trong sự phát triển về ngôn ngữ của trẻ thì đây là giai đoạn bắt đầu của ngôn ngữ chủ động. Do vậy, trong quá trình phát triển ngôn ngữ trẻ còn mắc một số hạn chế sau:
+ Phát âm chưa chính xác hay ngọng : chữ c – ch; n – ng; dấu ngã - dấu sắc; dấu hỏi – dấu nặng.
+ Đồng thời, do vốn kinh nghiệm còn ít ỏi nên trẻ còn nhầm lẫn, khi tri giác,trẻ chủ yếu dựa vào những đặc điểm bên ngoài để nói.
+ Một số đặc điểm nữa là, trẻ giai đoạn tuổi này, tư duy trực quan hành động cụ thể là chủ yếu, nghĩa là lời nói luôn luôn gắn liền với mọi hành động, đồ vật cụ thể thì trẻ mới hiểu được.
* Tâm lý:
+ Trẻ thích giao tiếp với mọi người xung quanh. Trẻ có nhu cầu bằng trực quan cần giải đáp thắc mắc mà trẻ gặp phải, trẻ thích được người lớn khen, động viên kịp thời, thích đồ chơi sặc sỡ về màu sắc và có âm thanh, và một đặc điểm nữa là trẻ rất hay bắt chước người lớn.
Trên đây là những cơ sở lý luận của đề tài, đã giúp tôi căn cứ vào đó để tìm ra những biện pháp dạy trẻ sao cho thật phù hợp đối với bộ môn này.
2.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu.
+ Thuận lợi :
- Là một trường mầm non đạt chuẩn quốc gia giai đoạn hai, nằm ở trung tâm thành phố và có 14 nhóm lớp, luôn được các cấp lãnh đạo quan tâm chỉ đạo sát sao, phụ huynh học sinh tin tưởng và số lượng học sinh ra lớp ngày một đông.
- Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm giúp đỡ về mọi mặt, đặc biệt là thực hiện các chuyên đề, đề tài.
- Nhà trường luôn thường xuyên bổ sung tài liệu, cơ sở vật chất, đồ dùng, đồ chơi, tạo mọi điều kiện để giáo viên thực hiện việc chăm sóc, giáo dục trẻ tốt nhất.
- Giáo viên nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm với nghề nghiệp, yêu nghề mến trẻ. Nắm vững phương pháp học tập các bộ môn, đặc biệt, xác định được mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhà trẻ qua hoạt động kể chuyện  Luôn ý thức được nhiệm vụ của mình và có nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ.
- Trong năm học 2016 -2017, tôi được nhà trường phân công dạy nhóm lớp 25-36 tháng tuổi. Là lớp nhà trẻ, 100% trẻ ngoan ngoãn, mạnh dạn, hồn nhiên, đạt yêu cầu về phát triển thể chất và các lĩnh vực khác. Đó là một thuận lợi lớn để tôi rèn luyện phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhà trẻ thông qua hoạt động kể chuyện. Ngoài ra, nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ cho trẻ lứa tuổi này còn được thể hiện ở mọi lúc, mọi nơi trong sinh hoạt hằng ngày của trẻ.
+ Khó khăn :
 - Do sự phát triển của trẻ không đồng đều, có một số cháu lúc đầu đến lớp vẫn chưa có được vốn ngôn ngữ cần thiết mà độ tuổi cần đạt được, một số cháu mới nói được một số từ ngữ đơn giản, trẻ phát âm chưa rõ, còn nói ngọng nhiều, chưa diễn tả được ý hiểu của mình đối với người khác
 - Sự quan tâm của gia đình dành cho các cháu là không đồng đều. Kiến thức dạy trẻ phát triển ngôn ngữ trong độ tuổi nhà trẻ của các bậc phụ huynh còn nhiều hạn chế.
 - Kinh nghiệm sống của trẻ chưa có nhiều, nhận thức hạn chế, dẫn đến tình trạng trẻ dùng từ không chính xác, câu lủng củng. Trẻ nói, phát âm do ảnh hưởng ngôn ngữ của người lớn xung quanh, trẻ nói tiếng địa phương ...
 - Đa số phụ huynh làm công chức có ảnh hưởng ít nhiều trong việc dành thời gian trò chuyện với trẻ và nghe trẻ nói. Phụ huynh thường chiều theo ý của trẻ... đây cũng là một trong những nguyên nhân của việc chậm phát triển ngôn ngữ.
 - Một số trẻ mới đi học còn khóc nhè, còn nhút nhát, chưa mạnh dạn, tự tin nhất là nơi đông người.
+ Kết quả của thực trạng
Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm học 2016 - 2017 tại lớp Mầm- trường mầm non Trường Thi B như sau :
Xếp loại
Tổng số
trẻ
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
Số lượng
%
Số
lượng
%
Số
lượng
%
Số
lượng
%
33
10
33
5
17
7
23
8
27
 BẢNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI LẦN 1
 Từ thực tế trên, nên tôi mạnh dạn đưa ra“Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ 25 - 36 tháng tuổi thông qua giờ kể chuyện”.
2.3. Các biện pháp tổ chức thực hiện
2.3.1. Chuẩn bị và sử dụng đồ dùng học cụ phong phú, sáng tạo thu hút sự chú ý của trẻ.
 Để có giờ dạy tốt, thu hút sự chú ý và gây hứng thú cho trẻ, làm tăng thêm hiệu quả của giờ dạy thì trước hết, việc chuẩn bị đồ dùng học cụ là hết sức cần thiết. Tôi để ý sưu tầm, nghiên cứu và cải tạo sử dụng các nguyên liệu mở hoặc vật liệu phế thải như : vải vụn, bông mút, thanh tre, bìa cứng, gỗ, hộp xốp, đất ...để làm thành những con vật xinh xắn, những con rối sinh động hoặc mô hình kể chuyện, tạo cho trẻ có cảm giác như đang bước vào thế giới thật của câu truyện được nghe, để từ đó, trẻ dễ nhớ, khắc sâu và thích kể lại truyện cùng cô.
 Ví dụ: Khi dạy kể chuyện “Đôi bạn nhỏ”. Tôi tạo mô hình bằng cách : Dùng các miếng xốp ghép dính lại với nhau tạo thành một cái ao lớn, đáy ao được gắn bạt có in hình một số loại cá tôm khi đổ nước vào sẽ không bị rỉ nước ra ngoài, xung quanh bờ ao thì sơn màu nâu đất, có trang trí cỏ cây hoa lá, có bóng đèn hắt xuống mặt ao, khi có nước nhìn lung linh gợn sóng, khiến trẻ rất thích thú. Còn các con rối nhân vật thì được gọt đẽo bằng sốp sau đó quét màu, trang trí giống như thật để khi thả xuống nước, vịt con sẽ nổi bồng bềnh như đang bơi đến cứu bạn gà con
 Ngoài ra, tôi dùng các bóng đèn ngủ, hoặc các bóng đèn ledđể làm trang trí sân khấu rối..hoặc từ bìa cứng, xốp, vải vụn, khuy áo làm những con vật, con rối ngộ ngĩnh, đa dạng màu sắc để thu hút trẻ.
 Ví dụ kể chuyện : “ Thỏ con không vâng lời”. Để làm trang phục cho trẻ, tôi dùng quần áo được thiết kế theo dáng hình thỏ mẹ, thỏ con, bác gấu..để cùng trẻ trẻ hoá thân vào các nhân vật trong truyện khi cho trẻ tập kể cùng cô, hoặc sử dụng mũ nhân vật
 Hoặc với truyện “ Đôi bạn nhỏ’’để gây hứng thú cho trẻ, tôi chuẩn bị một sân khấu rối với cánh màn nhung thu hút, có ánh đèn màu hắt xuống, các con rối tay được làm bằng vải vụn được cải biên màu sắc rực rỡ, kết hợp với hoạt cảnh nội dung truyện rất sinh động. 
 Ngoài ra, việc sưu tầm, làm thêm một số đồ dùng đồ chơi phục vụ cho giờ kể chuyện là không thể thiếu. Chính vì vậy tôi sưu tầm các nguyên liệu vật liệu có sẵn ở địa phương như; sách báo, lịch cũ, ống lon, chai nhựa, xốp, vải vụn, cành cây khô, sau đó cùng trẻ tạo ra những học cụ, đồ dùng phục vụ cho giờ kể chuyện. Từ những quần áo, vải vụn, ống giấy, thật xinh xắn. Từ câu truyện cổ tích trẻ được học, được nghe, tôi sáng tạo ra những nhân vật trẻ thích. 
 Ví dụ: Tôi đã làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo từ những quả bóng và những mảnh vải vụn để thành những con rối rất đẹp, phục vụ cho các câu chuyện mà tôi kể cho trẻ như: Truyện: “ Đôi bạn nhỏ” dùng (Rối gà, rối vịt); Truyện “ Thỏ con không vâng lời” dùng ( Rối gấu, rối thỏ mẹ, thỏ con); Truyện “ Cá và chim” dùng ( Rối cá, rối chim).... 
 + Khi kể chuyện tôi dùng những tranh ảnh sáng tác màu sắc đẹp để gây hứng thú cho trẻ nghe, xem, hướng dẫn trẻ bước đầu tập làm quen cách sử dụng và có ý thức giữ gìn đồ dùng, đồ chơi . 
 Một số đồ dùng học cụ môn kể chuyện
2.3.2. Sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại phù hợp như: micro cài, máy chiếu 
 - Khi sử dụng các thiết bị hỗ trợ cho việc kể chuyện, tôi thấy trẻ rất hứng thú, vì trẻ được nghe trọn vẹn giọng kể thể hiện tính chất của các nhân vật trong truyện, từ đó sẽ hấp dẫn cuốn hút trẻ hơn. Bởi khi kể qua micro, giọng của người kể sẽ rất rõ ràng khiến việc điều chỉnh âm lượng theo tính cách của các nhân vật và tính chất của câu truyện dễ hơn, phù hợp hơn.
 Ví dụ như, khi kể câu truyện “Con Cáo’’.Trẻ sẽ được nghe giọng của cô gà mẹ hối hả, gấp gáp: “Cục ta cục tác! Cáo ác! cáo ác! ” hay, giọng sủa giận dữ, ra dáng người bảo vệ của chó cún khi thấy cáo : “Gâu! Gâu! Cáo đâu? Cáo đâu? ”...
 Hoặc như khi kể truyện : “Đôi bạn nhỏ”, trẻ sẽ nghe được giọng hoảng sợ, thất thanh của nhân vật Gà con khi bị cáo đuổi bắt : “Chiếp! Chiếp! Cứu tôi với! Cứu tôi với”
 Như vậy, sử dụng trang tiết bị hỗ trợ khi kể chuyện góp một phần không nhỏ vào thành công của tiết dạy giúp trẻ khắc sâu, nhớ lâu và hứng thú hơn, trẻ thích nghe, thích kể lại truyện cùng cô giúp phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
 - Ngoài ra, sử sụng thêm các phông hoạt cảnh trang trí minh họa theo nội dung câu truyện cũng góp phần kích thích hứng thú của trẻ.
 Ví dụ : Trong câu truyện “Đôi bạn nhỏ” Tôi chọn cảnh mặt nước, bờ ao nơi gà con bị cáo đuổi bắt, (Có kích thước tương ứng, phù hợp với các slie của papoi khi trình chiếu câu chuyện) sau đó, đem in phun màu trên một nền phông( Pano) lớn có trang trí đèn, cây, hoa thật...khi bật các slie trình chiếu nội dung câu truyện lên, nhìn phù hợp và rất đẹp, giống y cảnh thật, hiện đại và hoành tráng khiến trẻ rất thích thú, say sưa cùng câu chuyện. 
 Một số hình ảnh giờ kể chuyện
2.3.3. Khai thác, nghiên cứu kỹ đề tài .
Để có giờ kể chuyện hay tôi luôn giành thời gian tìm hiểu nghiên cứu kỹ đề tài nội dung câu chuyện, để tìm ra giọng kể phù hợp và đặt ra được hệ thống câu hỏi mở, kích thích sự hứng thú hoạt động của trẻ.
Ví dụ: Trong câu chuyện “Thỏ con không vâng lời”, tính cách của thỏ con: Ham chơi không vâng lời mẹ.
- Khi đã tìm hiểu kỹ nội dung, tính cách của từng nhân vật trong câu chuyện thì cần phải tìm ngữ điệu cho từng nhân vật trong câu chuyện đó phù hợp để khi kể câu chuyện đó được diễn cảm hơn.
Ví dụ: Trong câu chuyện “ Chú vịt xám”
+ Giọng người dẫn chuyện: Đầm ấm, nhẹ nhàng
+ Giọng của vịt mẹ: Nhẹ nhàng, dịu dàng
+ Giọng của vịt con: Sợ hãi
+ Giọng con cáo: Gian ác
Khi đã tìm hiểu kỹ nội dung, tính cách, ngữ điệu của các nhân vật trong câu chuyện mà cô sẽ kể thì cô cần tập luyện và kể thử nhiều lần trước khi kể chuyện cho trẻ nghe. Thông qua việc kể thử, kể lại nhiều lần cô sẽ diễn đạt và thể hiện tính cách của các nhân vật một cách rõ nét hơn.
- Khi kể, kể lưu loát bằng giọng diễn cảm cuốn hút trẻ vào bài.
Ví dụ: Khi kể câu chuyện: “ Dê con thích húc” giọng người dẫn chuyện thấp hơn so với giọng các nhân vật trong truyện.
+ Giọng của dê con : Thách thức
+ Giọng của bác gà trống tây: Nghiêm túc, trịnh trọng
+ Giọng của lợn con: Khó chịu
+ Giọng c

Tài liệu đính kèm:

  • docmot_so_bien_phap_phat_trien_ngon_ngu_cho_tre_25_36_thang_tuo.doc