SKKN Một số biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tại trường mầm non Thị trấn Mường Lát

SKKN Một số biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tại trường mầm non Thị trấn Mường Lát

Hiện nay tai nạn thương tích ở trẻ em đang có xu hướng tăng lên và là vấn đề y tế công cộng đáng quan tâm không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước đang phát triển.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm trên toàn cầu có hơn 900.000 trẻ em và vị thành niên dưới 18 tuổi tử vong do thương tích, trong đó 90% là thương tích không chủ ý. Ngoài những ca tử vong, hàng chục triệu trẻ em đòi hỏi phải được chăm sóc tại các cơ sở y tế và nhiều trẻ bị tàn tật suốt đời.

Tại Việt Nam, thống kê của Cục Quản lý môi trường cho thấy, mỗi năm trung bình có hơn 370.000 trẻ bị tai nạn thương tích. Số trẻ em tử vong do tai nạn thương tích là 6.600 trường hợp một năm chiếm tỷ lệ 35,5% trong tổng số trẻ tử vong trong toàn quốc do tất cả các nguyên nhân. Cứ 100.000 trẻ có 24 trẻ tử vong do tai nạn thương tích hay tương đương 18 trẻ em tử vong do tai nạn thương tích mỗi ngày.

Công tác phòng, chống tai nạn, thương tích trong các cơ sở giáo dục không chỉ có tác động tới sức khoẻ và tính mạng của trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo, học sinh, sinh viên mà còn là yếu tố đảm bảo phát triển giáo dục toàn diện. Tai nạn thương tích trẻ em (do tai nạn giao thông, đuối nước, bỏng, ngã, bạo lực trong gia đình, xã hội và tự tử.) là thứ "họa bất kỳ" mà không ai mong muốn.

Tuy nhiên, nhìn vào thực tế số tai nạn thương tích trẻ em đang gia tăng, chúng tôi nhận thấy, một phần rất lớn những ca tai nạn thương tích đau lòng của trẻ thường bắt nguồn từ sự bất cẩn và kém hiểu biết của người lớn.

Nhằm góp phần hạn chế tai nạn thương tích, đảm bảo an toàn tính mạng cho trẻ ở cơ sở giáo dục mầm non, học sinh, sinh viên và cán bộ công chức ngành giáo dục và đào tạo. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu: các cơ sở giáo dục tăng cường công tác phòng, chống tai nạn thương tích.

Tai nạn thương tích luôn dình dập quanh ta nhất là đối với trẻ nhỏ. Vì vậy, để thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả “Chính sách quốc gia phòng, chống tai nạn thương tích” là giáo viên mầm non cần tìm hiểu và trang bị cho bản thân những kiến thức chính xác và cách phòng tránh tai nạn thương tích để có những biện pháp phòng tránh một cách có hiệu quả. Và một trong những biện pháp đó là giáo viên luôn ở bên cạnh để loại trừ mọi nguy hiểm quanh trẻ, và trang bị những kiến thức cần thiết đơn giản về phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ.

 

doc 14 trang thuychi01 246744
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tại trường mầm non Thị trấn Mường Lát", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Hiện nay tai nạn thương tích ở trẻ em đang có xu hướng tăng lên và là vấn đề y tế công cộng đáng quan tâm không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước đang phát triển.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm trên toàn cầu có hơn 900.000 trẻ em và vị thành niên dưới 18 tuổi tử vong do thương tích, trong đó 90% là thương tích không chủ ý. Ngoài những ca tử vong, hàng chục triệu trẻ em đòi hỏi phải được chăm sóc tại các cơ sở y tế và nhiều trẻ bị tàn tật suốt đời.
Tại Việt Nam, thống kê của Cục Quản lý môi trường cho thấy, mỗi năm trung bình có hơn 370.000 trẻ bị tai nạn thương tích. Số trẻ em tử vong do tai nạn thương tích là 6.600 trường hợp một năm chiếm tỷ lệ 35,5% trong tổng số trẻ tử vong trong toàn quốc do tất cả các nguyên nhân. Cứ 100.000 trẻ có 24 trẻ tử vong do tai nạn thương tích hay tương đương 18 trẻ em tử vong do tai nạn thương tích mỗi ngày.  
Công tác phòng, chống tai nạn, thương tích trong các cơ sở giáo dục không chỉ có tác động tới sức khoẻ và tính mạng của trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo, học sinh, sinh viên mà còn là yếu tố đảm bảo phát triển giáo dục toàn diện. Tai nạn thương tích  trẻ em (do tai nạn giao thông, đuối nước, bỏng, ngã, bạo lực trong gia đình, xã hội và tự tử...) là thứ "họa bất kỳ" mà không ai mong muốn. 
Tuy nhiên, nhìn vào thực tế số tai nạn thương tích trẻ em đang gia tăng, chúng tôi nhận thấy, một phần rất lớn những ca tai nạn thương tích đau lòng của trẻ thường bắt nguồn từ sự bất cẩn và kém hiểu biết của người lớn.
Nhằm góp phần hạn chế tai nạn thương tích, đảm bảo an toàn tính mạng cho trẻ ở cơ sở giáo dục mầm non, học sinh, sinh viên và cán bộ công chức ngành giáo dục và đào tạo. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu: các cơ sở giáo dục tăng cường công tác phòng, chống tai nạn thương tích. 
Tai nạn thương tích luôn dình dập quanh ta nhất là đối với trẻ nhỏ. Vì vậy, để thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả “Chính sách quốc gia phòng, chống tai nạn thương tích” là giáo viên mầm non cần tìm hiểu và trang bị cho bản thân những kiến thức chính xác và cách phòng tránh tai nạn thương tích để có những biện pháp phòng tránh một cách có hiệu quả. Và một trong những biện pháp đó là giáo viên luôn ở bên cạnh để loại trừ mọi nguy hiểm quanh trẻ, và trang bị những kiến thức cần thiết đơn giản về phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ.
Giáo dục trẻ biết cách phòng tránh tai nạn thương tích là một việc làm rất quan trọng nhưng không dễ dàng vì vậy giáo viên cần trang bị những kiến thức cơ bản cho bản thân, cần tích hợp một cách hợp lý vào tất cả các hoạt động (vui chơi, học tập, đi dạo...) cho trẻ đúng lúc đúng yêu cầu. Thực tế hàng ngày trẻ được tham gia nhiều hoạt động nhưng trẻ chỉ biết rằng mình học, ăn hoặc chơi theo ý thích của bản thân trẻ, điều này rất nguy hại bởi trẻ cũng là một thành viên tham gia vào cuộc chiến trống lại tai nạn thương tích, chính vì vậy một trong những nhiệm vụ của trường mầm non là trang bị cho trẻ những hiểu biết về cách phòng tránh và một sồ kỹ năng đơn giản để trẻ biết tự bảo vệ mình khi cần thiết. 
Trong những năm gần đây trường mầm non Thị trấn Mường Lát, đã nêu ra những biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích rất tốt và đạt hiệu quả. Bản thân tôi là một giáo viên trẻ nên rất muốn chung tay cùng nhà trường phòng tránh tai nạn thương tích, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ, điểu đó đã thôi thúc tôi nghiên cứu và tìm ra: “Một số biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tại trường mầm non Thị trấn Mường Lát”
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Tạo môi trường sống an toàn, lành mạnh cho mọi trẻ. Chủ động phòng ngừa,
giảm thiểu và loại bỏ các yếu tố nguy cơ gây tai nạn thương tích cho trẻ 24 – 36 tháng nói riêng và trẻ trường mầm non Thị trấn Mường Lát nói chung
- Tìm ra nhiều biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích và đảm bảo an toàn
cho trẻ mọi lúc mọi nơi. 
- Nâng cao ý thức, vai trò trách nhiệm, góp phần củng cố, nhằm đảm bảo an
toàn tuyệt đối cho trẻ.
- Củng cố và cập nhật kiến thức về đảm bảo an toàn cho trẻ và cách sơ cứu,cấp
cứu thông thường xử lý ngay, kịp thời khi có tai nạn xảy ra.
- Tự tin hơn trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Một số biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tại trường mầm non Thị trấn Mường Lát 
1.4 .Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài tôi đã dùng một số phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận 
- Phương pháp dùng tình cảm khích lệ.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN 
2.1. Cơ sở lý luận
Tai nạn là một sự kiện xảy ra bất ngờ ngoài ý muốn, do một tác nhân bên ngoài gây nên các tổn thương, thương tích cho cơ thể về thể chất hay tâm hồn của nạn nhân. Đảm bảo an toàn cho trẻ là phòng tránh tai những tai nạn thương tích, phòng tránh tối thiểu những nguy cơ, nguyên nhân dẫn tới tai nạn thương tích, làm tổ thương đến thể xác và tinh thần của con người. 
Tai nạn thương tích luôn rình rập quanh ta, có thể xảy ra ở mọi lúc, mọi nơi, mọi lứa tuổi nhưng tập trung nhiều ở lứa tuổi mầm non. Vì ở độ tuổi này trẻ chưa biết tự bảo vệ mình, cơ thể trẻ còn non yếu, sức đề kháng kém, sở thích của trẻ hay tò mò, hiếu động, nhiều khi không phân biệt được những điều nên hay không nên làm. Môi trường sống của trẻ em ở gia đình, nhà trường cũng như xã hội chưa thật sự an toàn, các nguy cơ gây tai nạn thương tích cho trẻ em vẫn đang hàng ngày đe dọa trẻ. Tuy nhiên, việc phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non nếu được giáo dục thường xuyên sẽ hạn chế được những tai nạn thương tích.
Thực hiện Thông tư số 13/2010/TT-BGDĐT, các trường mầm non cần xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, môi trường “học bằng chơi” cho trẻ. Theo Chỉ thị số 20-CT/TW, Bộ Chính trị ngày 5/11/2012 về tăng cường lãnh đạo của Đảng đối với chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới, việc giáo dục và chăm sóc trẻ em là vấn đề có tính chiến lược lâu dài, góp phần nâng cao nguồn lực sau này của đất nước. Đó là nhiệm vụ của ngành giáo dục nói chung và của giáo dục mầm non nói riêng, đáp ứng yêu cầu của xã hội, tạo nên lòng tin của phụ huynh với giáo viên, giữ vững uy tín của trường học.
Phòng tránh được tai nạn thương tích sẽ giúp trẻ phát triển về mặt tình cảm xã hội. Phòng tránh tai nạn thương tích có vai trò quan trọng đến sự phát triển toàn diện về mặt nhân cách cho trẻ. Về mặt thể chất: cơ thể trẻ được khỏe mạnh, không bị tổn thương về da thịt, trẻ được vận động nhanh nhẹn, bình thường.
Không những sẽ phát triển về mặt thể chất mà còn giúp cho trẻ phát triển về mặt nhận thức. Nếu trẻ không bị tổn thương về mặt thể xác hay về mặt tinh thần thì trẻ được tìm hiểu, khám phá về thế giới xung quanh tốt hơn. Trẻ tích lũy được vốn kiến thức, kỹ năng để có thêm kinh nghiệm, làm hành trang để trải nghiệm cuộc sống
Hơn nữa, phòng tránh được tai nạn thương tích cho trẻ sẽ giúp trẻ phát triển về mặt ngôn ngữ. Như chúng ta đã biết, ngôn ngữ là phương tiện của tư duy, nếu không có ngôn ngữ thì sẽ không phát triển được tư duy. Những tổn thương khi bị ngạt, hay bị vật nhọn đâm vào miệng cũng có thể tổn thương về ngôn ngữ của trẻ.
Ngoài ra, phòng tránh được tai nạn thương tích sẽ giúp trẻ phát triển về mặt tình cảm xã hội. Trẻ được sống trong một môi trường an toàn, không làm tổn thương đến trẻ, trẻ cảm nhận được những tình cảm, sự yêu thương, quan tâm, chăm sóc của người lớn. Qua đó trẻ biết yêu quý, trân trọng mọi người xung quanh, biết giúp đỡ người khác.
Không chỉ thế, còn giúp trẻ phát triển về mặt thẩm mỹ. Giáo viên tạo môi trường an toàn, đẹp sẽ giúp trẻ muốn cảm nhận được cái đẹp từ con người, môi trường. Từ đó trẻ muốn tạo cho bản thân mình có những hành động, việc làm đẹp cho xã hội, tạo ra một môi trường an toàn cho chính mình và cho cả mọi người
2.2. Thực trạng vấn đề
2. Thuận lợi:
- Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, chính quyền địa phương và phụ huynh HS;
- Ban giám hiệu nhà trường tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất, tình thần. Hàng năm ban giám hiệu nhà trường đã tổ chức lớp tập huấn và cử giáo viên đi học các lớp về phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ. 
- Ngoài tài liệu chuyên môn nhà trường còn trang bị đầy đủ tài liệu về cách phòng tránh tai nạn thương tích cho giáo viên.
- Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, quan tâm đến trẻ và có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ.
- Cơ sở vật chất: Có phòng y tế và nhân viên y tế, tủ thuốc được trang bị khá đầy đủ cho công tác sơ cấp cứu ban đầu : bông, băng, gạt, dầu gió, thuốc sát trùng, , 
- Trường học gần với trạm y tế xã.
- Phụ huynh học sinh có ý thức phối hợp tốt cùng nhà trƣờng trong việc chăm sóc sức 
khoẻ cho trẻ.
3. Khó khăn:
- Phòng nhóm có diện tích chật hẹp nên ảnh hưởng không nhỏ đến không gian hoạt động của trẻ và đó cũng là nguy cơ gây TNTT cao.
-Trẻ còn quá nhỏ nên nhận thức hạn chế, khả năng diễn đạt bằng lời của trẻ rất kém. Bên cạnh đó, tuy cùng độ tuổi nhưng nhận thức của trẻ lại không đồng đều (có nhiều trẻ sinh cuối năm).
- Nhận thức của GV trong việc phòng tránh tai nạn thương tích cho HS chưa cao.
- Nhân viên y tế chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế về chăm sóc sức khỏe và kỹ năng xử
trí các tai nạn thương tích do chuyên môn không được cọ sát thường xuyên như ở bệnh viện.
- 50% phụ huynh làm nghề nông và buôn bán tự do nên chưa có thời gian quan tâm, chú ý cũng như các kiến thức cơ bản về an toàn cho trẻ, các biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ. 
- 50% phụ huynh là cán bộ công nhân viên nhà nước, tuy có kiến thức về phòng tránh tai nạn thương tích nhưng mất nhiều thời gian cho công việc.
- Nắm bắt được tình hình thực tế trên tôi biết rằng kiến thức về phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ ở lớp nhà trẻ là rất khó để phụ huynh nắm bắt và cho trẻ ghi nhớ khi ở nhà. Xong có những bố mẹ do bận công việc nên ít có thời gian trò chuyện với con về việc tự bảo vệ mình và cách nhận biết những nguy hiểm xung quanh mình Đây cũng là một hạn chế trong việc giúp trẻ phóng tránh tai nạn thương tích tại gia đình.
III. BIỆN PHÁP THỰC HIÊN:
	Qua những buổi tập huấn do trường và phòng giáo dục tổ chức, từ những tài liệu do nhà trường cung cấp, những quy định của sở giáo dục nội quy của nhà trường và kinh nghiệm của bản thân cũng như hiện trạng cơ sở vật chất môi trường học tập tôi đã đúc kết được một số kinh nghiệm, biện pháp để đảm bảo an toàn cho trẻ như dưới đây:
1. Biện pháp 1: Tự bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng cơ bản bảo cho bản thân để
đảm an toàn cho trẻ
Giáo viên là người trực tiếp chăm sóc trẻ khi ở lớp, vì vậy, việc tự học bồi dưỡng kiến thức về phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ là rất quan trọng. Hơn ai hết giáo viên, phải là người nắm vững những kiến thức, kỹ năng cơ bản về phòng, tránh và xử lý các tình huống khi tai nạn xảy ra. Nếu không được bồi dưỡng thường xuyên thì không thể có kiến thức và khó xử trí được các tình huống khi tai nạn xảy ra với trẻ. Ngoài ra cần phối hợp với nhà trường phụ huynh tạo cho trẻ môi trường an toàn về sức khỏe, tâm lý và thân thể. Phải thường xuyên bao quát trẻ ở mọi lúc mọi nơi. Khi trẻ bị tai nạn phải bình tĩnh xử trí sơ cứu ban đầu tại chỗ, đồng thời báo cho cha mẹ trẻ và đưa trẻ đến y tế nơi gần nhất để cấp cứu kịp thời cho trẻ. Tham gia các buổi chuyên đề về kiến thức cách phòng tránh và thực hành kỹ năng xử trí một số tai nạn thường gặp với trẻ như giả định một số tình huống sau:
* Giả định trẻ bị hóc (sặc) dị vật đường thở
- Dấu hiệu: Trẻ đang ăn, uống hoặc chơi đột ngột ho sặc sụa , thở rít, mặt đỏ, chảy nước mắt; Ngoài ra, trẻ khó thở dội , mặt môi tím tái có thể ngừng thở
- Đề phòng dị vật đường thở: Không cho trẻ cầm các đồ chơi quá nhỏ có thể cho vào miệng , mũi. Giáo dục trẻ khi ăn không đùa nghịch hoặc nói chuyện. Không ép trẻ ăn khi trẻ đang khóc. Trong quá trình xử lý cô cần nhẹ nhàng, trấn an tinh thần để bé không ngọ nguậy có thể gây tổn thương vùng họng.
 * Tình huống trẻ bị vật sắc nhọn đâm: 
- Cách phòng tránh: Cất giữ, để trên cao vật dụng sắc nhọn xa tầm với của trẻ; loại bỏ các vật sắc nhọn bằng kim loại, mảnh thủy tinh, gốm, sắt, khỏi nơi vui chơi của trẻ. Cần chỉ dẫn cho trẻ thấy được sự nguy hiểm khi sử dụng hoặc chơi đùa bên cạnh các đồ vật sắc nhọn. Người lớn nên dạy trẻ không chơi các trò nguy hiểm như trèo cây, đấu kiếm, không nên bắt chước người lớn làm công việc có nguy cơ gây thương tích khi không có sự giám sát của người lớn như: gọt hoa quả, thái thịt, khâu vá..
- Cách xử trí: Khi trẻ bị thương tích, nếu vết thương có đất cát, dị vật bẩn có thể dùng nước sạch rửa nhẹ nhàng; sau đó, nên bôi cồn y tế 700 xung quanh vết thương, không được dội cồn trực tiếp vào vết thương vì sẽ gây xót hoặc có thể đẩy các dị vật như đất, cát vào sâu hơn. Nếu vết rách nhỏ, nên dùng băng dính y tế che vết thương để tránh nhiễm trùng.Nếu vết rách rộng và chảy nhiều máu, cần tiến hành băng cầm máu nhanh cho trẻ. Khi băng cầm máu cho trẻ, không được xối rửa, kỳ cọ hay dùng dụng cụ để lấy dị vật ra, nhất là khi vết thương xuyên vào bụng, vào ngực, nách, đùi và mắt. Nếu dị vật quá dài gây khó khăn cho việc di chuyển nạn nhân thì cần dùng phương tiện cắt bớt dị vật sau đó chuyển trẻ tới cơ sở y tế gần nhất. Trên đường di chuyển, người sơ cứu cũng có thể cho trẻ dùng thuốc giảm đau.
*Giả định trẻ bị chảy máu cam:
Khi trẻ bị chảy máu mũi, điều quan trọng cô giáo cần phải bình tĩnh vì lúc đó trẻ sợ hãi, khóc lóc càng khiến máu chảy ra nhiều. Cô giáo có thể hạn chế máu mũi chảy bằng cách để trẻ ngồi dậy, đầu hơi cúi về phía trước, không nên ngả người về phía sau giúp trẻ khỏi nuốt máu mũi vào cổ.
Nếu trẻ đã lớn nên bảo trẻ thở bằng miệng, sau đó dùng tay kẹp chặt 2 bên cánh mũi, ngay đoạn dưới xương sụn mũi trong vòng 5-10 phút. Máu mũi vẫn chảy tiếp có nghĩa là bạn bóp cánh mũi của trẻ chưa đúng chỗ, cần phải bóp lại một lần nữa. Nếu máu tiếp tục chảy quá 15 phút hoặc khi thấy trẻ đã nuốt quá nhiều máu chảy xuống họng, phải lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất. Qua đó, rút kinh nghiệm chăm sóc và đảm bảo an toàn cho trẻ
Tham mưu với ban giám hiệu đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phòng, tránh tai nạn, thương tích ( băng, nẹp cứu thương) củng cố và phát triển phòng Y tế để đáp ứng được nhiệm vụ phòng, tránh tai nạn, thương tích; phát hiện và xử lý kịp thời khi có tai nạn thương tích xảy ra trong nhà trường.
Kết quả: Từ những buổi tập huấn rất hữu ích và những tài liệu mà nhà trường cung cấp bản thân tôi đã tự nâng cao được kiến thức về phòng tránh tai nạn thương tích và biết cách xử lý kịp thời các tai nạn không may xảy đến với trẻ.
2. Biện pháp 2: Thường xuyên loại bỏ đồ dùng, đồ chơi gây nguy hiểm.
Đồ chơi là một trong những đồ dùng không thể thiếu đối với trẻ nhỏ, đồ chơi cần cho trẻ được ví như cơm ăn nước uống hàng ngày của trẻ. Nếu trong một ngày ở lớp trẻ hoạt động mà không có đồ chơi thì coi như hoạt động đó không thành công qua đó nói lên tầm quan trọng của đồ chơi là rất cần thiết cho trẻ. Và thời gian trẻ được tiếp xúc với đồ chơi trong một ngày là rất nhiều, chính vì vậy phải thường xuyên loại bỏ những đồ chơi gây nguy hiểm cho trẻ. 
Theo nội quy của nhà trường, giáo viên phải thường xuyên vệ sinh đồ dùng, đồ chơi hàng ngày, hàng tuần để đảm bảo vệ sinh và loại bỏ những đồ chơi gây nguy hiểm cho trẻ.
Những đồ chơi đã bị hư hỏng trở nên sắc nhọn rất nguy hiểm. Cơ thể trẻ còn rất non yếu, làn da mỏng manh của trẻ rất dễ bị trầy sước vì thế khi chơi dễ gây ra nguy hiểm cho trẻ như: đứt tay, xước da. Vật sắc nhọn làm nguy hiểm đến mắt cũng như chảy máu cơ thể trẻ.
Những đồ chơi nhỏ như sâu hột hạt, hoa ở góc hoạt động với đồ vật rất nhỏ khi trẻ chơi cô cần chú ý quan sát tránh để trẻ đưa vào miệng, mũi. Khi chơi xong cô cần cất dọn cẩn thận không để trẻ tự ý lấy chơi.  
Tìm tòi, sáng tạo, ra những loại đồ chơi mới phù hợp với lứa tuổi mà vẫn đảm bảo tính khoa học của hoạt động.
Với những đồ chơi hiện nay đa phần là đồ chơi xuất xứ từ Trung Quốc, với nhiều chất liệu nhựa độc hại như chì, các chất gây rối loạn nội tiết, gây ung thư... một số là loại nhựa giòn dễ vỡ gây nguy hiểm vì vậy khi chọn lựa đồ chơi cho trẻ giáo viên cần lưu ý chọn cho trẻ đồ chơi có xuất xứ rõ ràng, các thông số về kỹ thuật cũng như chất liệu tạo thành được nhà sản xuất ghi đầy đủ, rõ ràng trên bao bì sản phẩm đảm bảo an toàn cho trẻ khi chơi.
 Ngoài việc loại bỏ đồ dùng, đồ chơi nguy hiểm thì giáo viên phải luôn cẩn trọng với đồ dùng của cô như: dao, kéo, thước kẻ, súng bắn nếnkhi dùng song phải cất gọn đúng nơi quy định, cất cao khỏi tầm tay với của trẻ 
Thường xuyên kiểm tra lớp, sân chơi để phát hiện các đồ dùng, đồ chơi trong lớp, đồ chơi ngoài trời có nguy cơ gây tai nạn thương tích cho trẻ, có biện pháp loại bỏ, sửa chữa xử lý kịp thời.
Báo ngay với BGH nếu trong lớp có đồ dùng, đồ chơi bị hỏng để thay đồ dùng đồ chơi mới ngay đảm bảo an toàn và có đồ chơi cho trẻ kịp thời
Kết quả: Việc thường xuyên loại bỏ đồ dùng, đồ chơi nguy hiểm hàng ngày là việc dễ làm và đơn giản giúp phòng tránh tai nạn thương tích và dị vật đường thở cho trẻ rất hiệu quả ở lứa tuổi nhà trẻ, nhờ việc thường xuyên loại bỏ đồ dùng đồ chơi nguy hiểm giờ đây đồ dùng đồ chơi lớp tôi luôn đảm bảo được an toàn cho trẻ. Lớp tôi không có trường hợp nào bị tai nạn do bị hóc sặc, trầy sước do đồ chơi hư hỏng hay đồ chơi nhỏ.
3. Biện pháp 3: Xây dựng môi trường trong và ngoài lớp học an toàn.
- Trường mầm non A xã Ngọc Hồi được xây dựng hai tầng rất khang trang, tuy nhiên khi thiết kế thi công các kỹ sư chưa lường trước được những nguy hiểm có thể xấy ra đối với trẻ, bản thân là người giáo viên mầm non ngày ngày tiếp xúc với trẻ tôi đã nhận thấy một số bất cập về cơ sở vật chất vì thế tôi đã mạnh dạn đề xuất ý kiến với ban giám hiệu, được sự nhất trí của ban giám hiệu và sự ủng hộ của phụ huynh. Nhà trường đã có những biện pháp sửa chữa, nâng cấp một số khu vực có thể gây nguy hiểm cho trẻ.
- Tất cả các lan can được xây cao 120cm quá tầm đầu trẻ, các nan hoa trang trí được thiết kế bằng các thanh dọc không rộng quá 15cm,  bỏ hết các thanh ngang có thể làm bàn đạp cho trẻ leo trèo, một số đoạn lan can được xây kín. Hiên đằng sau lớp học được sự đóng góp tham gia xã hội hóa giáo dục của phụ huynh nhà trường đã có kinh phí để làm nhà kính đảm bảo an toàn cho trẻ. Mà vẫn đảm bảo không gian thông thoáng, ánh sáng đầy đủ cho trẻ.
- Sàn nhà vệ sinh khi xây dựng còn nhiều vũng nước đọng gây nguy hiểm cho trẻ, được nhà trường lưu tâm chú ý, nâng cấp lại sàn vệ sinh, xử lý các vũng nước đọng. Giờ đây sàn nhà vệ sinh luôn róc nước, khô thoáng, nhà trường đã trang bị cho mỗi phòng vệ sinh một thảm nhựa chống trơn để đảm bảo cho trẻ không bị trượt ngã do trơn khi vào vệ sinh.  
- Khu vực nhà bếp được xây dựng cách xa khu vực giảng dạy để tránh ảnh hưởng của khí ga cũng như tiếng ồn ảnh hưởng tới trẻ nếu trẻ hít phải khí độc từ các nguồn gây ô nhiễm không khí ( như hơi than tổ ong, khí ga ...) rất dễ bị ngộ độc không khí.
- Bể nước ở xa khu sân chơi và lớp học, luôn được đậy lắp, khóa cẩn thận. 
Kết quả: Từ những điều kiện cơ sở vật chất ban đầu còn nhiều khó khăn Ban giám hiệu nhà trường đề xuất ý kiến lên cấp trên để nâng cấp, cải tạo và dành nhiều công sức kết hợp cùng giáo viên và phụ huynh nâng cấp và sửa chữa kịp thời các hư hỏng nhỏ để nhà trường có khung cảnh sư phạm đẹp và đảm bảo an toàn cho trẻ. Thực tế chứng minh bằng cách thực hiện tốt biện pháp xây dựng trường học an toàn lớp tôi không có trẻ nào xảy ra tai nạn thương tích nói riêng và toàn trường nói chung.
4. Biện pháp 4: Giáo viên luôn giám sát trẻ mọi lúc, mọi nơi.
- Giáo viên không nên để bé chơi một mình dù chỉ trong tích tắc. Trẻ lứa tuổi nhà trẻ phải luôn luôn được sự chăm sóc, trông coi của người có trách nhiệm. Cô giáo phải thường xuyên theo dõi, bao quát cháu mọi lúc mọi nơi, trong mọi hoạt động.
- Luôn luôn để mắt đến trẻ mọi lúc, mọi nơi vì ở tuổi mầm non trẻ hiếu động và luôn muốn khám phá mọi đồ vật xung quanh bằng tất cả khả năng của mình: Mắt nhìn, tay sờ và... ngậm vào miệng để nếm thử. Vì thế mà trẻ thường mắc phải các tai nạn về đường hô

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_phong_tranh_tai_nan_thuong_tich_cho_tr.doc